Bước vào thế kỷ 21 ngành du lịch càng ngày càng có những thay đổi rõ rệt. Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Ngành du lịch là một ngành công nghiệp “không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bà hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng cục du lịch Việt Nam dự báo năm 2011 nước ta sẽ đón 5,5- 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt du khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 4 – 4.5 tỷ USD.
Du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi của môi trường du lịch của Việt Nam. Vì vậy môi trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa. Môi trường du lịch đã giúp cho du lịch phát triển vượt bậc, tuy nhiên du lịch đã có những tác động mạnh mẽ đến môi trường du lịch trong đó có cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế - xã hội. Do đó cần phải nghiên cứu tìm hiểu những tác động của du lịch đến môi trường du lịch để tìm ra những phương hướng, giải pháp để phát triển thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Ngoài ra chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững trong tương lai và đó cũng chính là lý do mà chúng em chọn đề tài “phân tích tác động của du lịch đến môi trường du lịch”, để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường du lịch.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tác động của du lịch đến môi trường du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở Đầu
Bước vào thế kỷ 21 ngành du lịch càng ngày càng có những thay đổi rõ rệt. Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. Ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Ngành du lịch là một ngành công nghiệp “không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bà hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng cục du lịch Việt Nam dự báo năm 2011 nước ta sẽ đón 5,5- 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt du khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 4 – 4.5 tỷ USD.
Du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi của môi trường du lịch của Việt Nam. Vì vậy môi trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa. Môi trường du lịch đã giúp cho du lịch phát triển vượt bậc, tuy nhiên du lịch đã có những tác động mạnh mẽ đến môi trường du lịch trong đó có cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế - xã hội. Do đó cần phải nghiên cứu tìm hiểu những tác động của du lịch đến môi trường du lịch để tìm ra những phương hướng, giải pháp để phát triển thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Ngoài ra chúng ta cần phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững trong tương lai và đó cũng chính là lý do mà chúng em chọn đề tài “phân tích tác động của du lịch đến môi trường du lịch”, để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường du lịch.
T
Phần I: Cơ Sở Lý Luận
I.Khái niệm môi trường du lịch:
1.1 Môi trường là gì?
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đấy và cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị con ngườitác động ở mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theo các quy luật đặc thù riêng, và môi trường nhân tạo được tạo ra bởi lao động và ý thức của con người từ nguồn vật liệu tự nhiên nhưng khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tương tự trong thiên nhiên.
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1, Luật BVMT Việt Nam, 1994). Như vậy khái niệm về môi trường, hiểu một cách rộng, còn bao gồm cả tài nguyên trong quá trình phát triển của xã hội.
Có 3 loại môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.
1.2 Khái niệm môi trường du lịch:
1.2.1 khái niệm du lich
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Pháp lệnh Du lịch, 2/1999). Các hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn).
1.2.2 khái niệm môi trường du lịch
Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển cả..., các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật... hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi trường của nó. Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
II. Cơ cấu của môi trường du lịch
Môi trường du lịch gồm 3 thành phần chính:
1.Môi trường du lịch tự nhiên:
Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ ) và không sống ( vô cơ ). Trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và cả những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như : đất, nước, không khí, hệ động vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến hành các hoạt dộng du lịch. Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu du lịch. Ví dụ như các khu du lịch nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt … là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Bởi vì các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà “chúng” được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. Các nhân tố, điều kiện cơ bản của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học.
2.Môi trường du lịch nhân văn:
Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống, quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa… Khi chúng ta đứng trên quan điểm môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn ( di tích lịch sử, di sản thế giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân tộc... )ở các điểm du lịch cũng chính là những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân văn, tăng điều kiện thuận lợi để thu hút du khách.
3.Môi trường du lịch kinh tế - xã hội:
Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã hội và quản lý môi trường.
Phần II. Đánh giá tiềm năng và thực trạng tác động của du lịch đến môi trường du lịch
Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá, nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích.Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân địa phương…là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường. trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch.
I. Những tác động tích cực.
1. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch tự nhiên
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường. Biểu hiện rõ rệt nhất của hoạt động du lịch là vấn đề bảo tồn môi trường. Du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, tu bổ,bảo vệ hệ thống đến đài lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 134 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 30 vườn quốc gia, 70 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường).
Nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch, làm tăng thêm mức độ đa dạng tại những điểm du lịch. Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.
Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trườngDu lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trườngHoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trườngDu lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả.
Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường
2. Tác động cuả hoạt động du lịch đến môi trường du lịch kinh tế - xã hội
2.1 Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và vùng
Ví dụ: ở Việt Nam năm tỷ trọng của du lịch trong GDP 1994 chiếm 3,5%, 1995 chiếm 4,9%, 2009 chiếm 5,2% và dự kiến năm 2010 sẽ tăng 6,5% trong tổng thu nhập. Năm 2002, du lịch chiếm khoảng 8,8% GDP của thế giới và WTO đã dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên đến 12,5%.
Công nghệ du lịch của thế giới chiếm khoảng 6% thu nhập của thế giới.
Du lịch quốc tế tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho ngành du lịch thế giới, năm 2000 đạt 476 tỷ USD.Một số quốc gia có thu nhập ngoại tệ cao như Mỹ đạt 85,2 USD, Tây Ban Nha đạt 31 tỷ, Pháp đạt 29,9 tỷ USD ( số liệu của WTO nắm 2000).
2.2 Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.
Xuất khẩu bằng con đường du lịch đa số được gọi là xuất khẩu tại chỗ như các mặt hàng ăn uống, rau quả, hàng lưu niệm. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi lớn về nhiều mặt: Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hóa đó đem xuất khẩu theo đường ngoại thương. Hàng hóa du lịch được xuất với giá bán lẻ có giá cao hơn giá xuất theo con đường ngoại thương là giá bán buôn. Tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế.
2.3 Du lịch tạo cơ hội giải quyết việc làm
Hoạt động du lịch phát triển nhanh chóng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Người ta tính rằng với 1 tỷ USD tiêu xài của du khách có thể tạo ra 33.000 việc làm ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó ở các quốc gia đang phát triển, số công việc được ra nhiều hơn 50.000 công việc.
Nhân dụng và thu nhập là hai đại lượng có sự liên quan mật thiết, giữa chúng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp.
Nhân dụng trực tiếp là những công việc được tạo ra từ chỉ tiêu của du khách. Ví dụ như: hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, nhân viên bàn – bar- buồng… , lao động nghiệp vụ năm 2010 khoảng hơn 308 nghìn người và đến năm 2015, ngành Du lịch cần khoảng 500.000 lao động du lịch trực tiếp. Đến 2020, sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp đạt chuẩn khu vực và thế giới.
Nhân dụng gián tiếp là những công việc được tạo ra từ những việc làm do ảnh hưởng của chỉ tiêu du khách. Ví dụ như : người lái xe taxi, quán ăn của dân cư địa phương, tiệm giặt ủi…
Năm 2009 nguồn nhân lực dịch vụ du lịch Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp, chiếm 33,75% tổng số lao động, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là 737.800 người, chiếm 66,25% là đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch. So với lao động cả nước, nguồn nhân lực dịch vụ du lịch chiếm 2,2%.
Loại hình hoạt động của du khách ảnh hưởng đến loại hình và số việc làm được tạo ra. Ví dụ : Cơ sở lưu trú thường cần nhiều nhân công hơn những công nghệ du lịch khác và thường chiếm 70% tổng số nhân công của ngành du lịch.
Hầu hết các công việc làm trong ngành du lịch cần ít kỹ năng. Số lượng chức vụ quản lý tương đối ít và thường được những người bên ngoài địa phương đảm nhận. Năm 1997 ngành du lịch trên thế giới có 252 triệu lao động ( chiếm 10, 7% lao động của thế giới)
2.4 Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp với các ngành có liên quan.
Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và do gia đình làm chủ, như dịch vụ taxi, cửa hàng bán đồ lưu niệm hay một nhà hàng nhỏ.
Ngành du lịch có thể liên kết với các doanh nghiệp địa phương phụ thuộc vào các yếu tố sau : loại hình hàng hóa và các nhà sản xuất mà nhu cầu du lịch được liên kết ; khả năng của các nhà sản xuất địa phương đáp ứng nhu cầu ; lịch sử phát triển du lịch của vùng.
Ngày càng có nhiều du khách muốn tìm hiểu văn hóa đích thực của vùng du lịch. Nếu chúng ta có thể kích thích họ mua hàng lưu niệm sản xuất tại địa phương và ở khách sạn được trang bị bằng nhiều vật liệu của địa phương thì du lịch là chiếc cầu nối và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Khi du lịch phát triển, sự tiêu dùng của du khách sẽ làm cho sự phân phối tiền tệ và cơ hội tìm việc làm đồng đều hơn. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế ước tính rằng du lịch tạo ra nguồn thu không chính thức có thể bằng 100% nguồn thu chính thức ở các địa phương, tạo nên hiệu quả kinh tế liên đới trong du lịch. Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thu nhập của các doanh nghiệp du lịch.
2.5 Du lịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng.
Ở các vùng có du lịch phát triển thì xuất hiện xu hướng nông dân rời bỏ ruộng đồng để kiếm một công việc tốt hơn trong ngành du lịch, còn ngược lại ở các vùng du lịch kém phát triển thì chỉ có hai hoạt động để phát triển kinh tế là canh nông – du lịch. Khi du lịch phát triển, sự tranh giành đất đai giữa hai ngành xảy ra. Gía đất tăng cao do thay đổi mục đích sử dụng. Ví dụ : du lịch phát triển thì đòi hỏi cần có nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch, các chủ đầu tư sẽ đua nhau mua đất xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, khu resort, thậm chí họ còn mua đất để trồng một vườn cây ăn trái sau đó mở một khu du lịch cho du khách tham quan,…
Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước.Kích thích đầu tư ngành du lịch được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại dịch vụ khác nhau. Vì thế, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp nhỏ.
Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp.Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông, thu gom rác thải để cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân cũng như du khách.
2..6 Du lịch là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho nước chủ nhà.
Sự phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như là kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.2.7 Phát triển du lịch góp phần cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bên ngoài.
Du lịch phát triển có thể cải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư, tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại. Trên thực tế, để tạo môi trường đầu tư tốt, thu hút du khách đến thăm, những nơi ngành du lịch phát triển, đều coi trọng cải tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ thuật du lịch. Ngoài ra, để có thể bảo đảm phát triển liên tục ngành du lịch, thu hút đầu tư bên ngoài, cần coi trọng công tác bảo vệ môi trường, coi trọng lễ phép văn minh, giáo dục đạo đức, nghề nghiệp của dân cư, coi trọng xây dựng pháp chế để tạo môi trường đầu tư tốt. Cải thiện về mặt xã hội, các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh thêm nhiều hoạt động xã hội bổ ích. Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn.
Cải thiện y tế : Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao. Xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp hơn.
Cải thiện về mặt xã hội : Cải thiện các dịch vụ và công trình công cộng.
Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức được nâng lên. Cơ hội đào tạo được mở rộng, khuyến khích việc quản lí và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên.
2.8 Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học – kỹ thuật
Du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền bá kĩ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học. Hoạt động thăm viếng nhau của đồng nghiệp trong du lịch thương mại hiện đại, du lịch hội nghị chuyên ngành, du lịch du học tạo điều kiện cho phát triển khoa học – kĩ thuật du lịch.
3. Hoạt động du lịch tác động đến môi trường nhân văn
3.1 Tác động đến chính trị : thông qua hoạt động du lịch, du khách có được sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm