Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan quan trọng hiện nay. Chính thức gia nhập WTO tức là hòa mình vào nền kinh tế toàn cầu, vào dòng chảy chung của nền kinh tế nhân loại, Việt Nam sẽ có những cơ hội tốt hơn để tiếp cận thị trường , đề xuất khẩu hàng hóa, thu hút vốn đầu tư và tăng dần hiệu quả kinh tế vĩ mô. Nhưng bên cạnh đó là những các thức về khả năng cạnh tranh cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp Việt khi thực hiện các cam kết mở cửa. Sẽ có nhiều hơn sự xuất hiện các doanh nghiệp nước ngoài, của các tập đoàn đa quốc gia và của chính các doanh nghiệp đầu tư vào nước ta. Đứng trước một môi trường canh tranh khốc liệt như thế, điều kiện nào sẽ quyết định nào sẽ quyết định tới sự sống còn của mỗi doanh nghiệp?
Để có thể góp phần trả lời được câu hỏi đó, nhóm 8 chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tác động của nhân tố môi trường MKT quốc gia và môi trường MKT quốc tế đến hoạt động MKT của công ty Unilever? Đề xuất giải pháp đối với việc quản lý quá trình sản phẩm Comfort của công ty Unilever nhằm điều chỉnh với sự tác động của các yếu tố mà đã phân tích ở trên để đạt được hiệu quả cao” Từ đó, giúp cho ta có thể học hỏi thêm cách thức phát triển sản phẩm của công ty kinh doanh quốc tế này.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của nhân tố môi trường MKT quốc gia và môi trường MKT quốc tế đến hoạt động MKT của công ty Unilever, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Phân tích tác động của nhân tố môi trường MKT quốc gia và môi trường MKT quốc tế đến hoạt động MKT của công ty Unilever
Mục lục
Cơ sở lý thuyết1.1 Môi trường marketing thương mại quốc tế1.2. Môi trường marketing quốc gia1.3. Môi trường marketing quốc tế1.4. Quản trị marketing sản phẩm trong thương mại quốc tế1.4.1. Các vấn đề sản phẩm trên thị trường quốc tế1.4.2. Triển khai sản phẩm và sản phẩm mới cho thị trường quốc tế1.4.3. Quản trị tuyến sản phẩm trong TMQT
Tác động của nhân tố môi trường tới hoạt động MKT của công ty Unilever.2.1 Giới thiệu về công ty Unilever2.2. Môi trường marketing tại Anh (nước chủ nhà)2.2.1. Môi trường kinh tế
2.2.2.Môi trương chính trị
2.2.3. Môi trường luật pháp 2.3. Môi trường marketing tại Việt Nam (nước sở tại)2.3.1 Môi trường kinh tế
2.3.2 Môi trường tài chính
2.3.3. Môi trường thương mại2.3.4 Môi trường chính trị - pháp luật2.3.5 Môi trường văn hóa
Thực trạng chương trình sản phẩm Comfort của Unilever tại thị trường Việt Nam
3.1 Thuộc tính sản phẩm3.2 Bao bì/bao gói sản phẩm3.3 Nhãn hiệu và nhãn thương mại
Dịch vụ bảo hành cho sản phẩm
Giải pháp hoàn thiện quản lý quá trình sản phẩm Comfort của công ty Unilever
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan quan trọng hiện nay. Chính thức gia nhập WTO tức là hòa mình vào nền kinh tế toàn cầu, vào dòng chảy chung của nền kinh tế nhân loại, Việt Nam sẽ có những cơ hội tốt hơn để tiếp cận thị trường , đề xuất khẩu hàng hóa, thu hút vốn đầu tư và tăng dần hiệu quả kinh tế vĩ mô. Nhưng bên cạnh đó là những các thức về khả năng cạnh tranh cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp Việt khi thực hiện các cam kết mở cửa. Sẽ có nhiều hơn sự xuất hiện các doanh nghiệp nước ngoài, của các tập đoàn đa quốc gia và của chính các doanh nghiệp đầu tư vào nước ta. Đứng trước một môi trường canh tranh khốc liệt như thế, điều kiện nào sẽ quyết định nào sẽ quyết định tới sự sống còn của mỗi doanh nghiệp?
Để có thể góp phần trả lời được câu hỏi đó, nhóm 8 chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tác động của nhân tố môi trường MKT quốc gia và môi trường MKT quốc tế đến hoạt động MKT của công ty Unilever? Đề xuất giải pháp đối với việc quản lý quá trình sản phẩm Comfort của công ty Unilever nhằm điều chỉnh với sự tác động của các yếu tố mà đã phân tích ở trên để đạt được hiệu quả cao” Từ đó, giúp cho ta có thể học hỏi thêm cách thức phát triển sản phẩm của công ty kinh doanh quốc tế này.
Khi nghiên cứu và thảo luận không tránh khổi những sai sót không đáng có,chúng em rất mong nhận được sự góp ý trân thành từ cô và các bạn.
Cơ sở lý thuyết:
Môi trường marketing thương mại quốc tế:
Môi trường marketing thương mại quốc tế được cấu thành bởi các thể chế, hiệp định, và các hệ thống quốc tế tác động đến dòng vận động của thương mại, đầu tư và bí quyết sản xuất chéo qua các biên giới quốc gia và cũng ảnh hưởng đến các điều kiện thị trường trong từng quốc gia riêng biệt.
Việc thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến các nhân tố khác nhau của môi trường hoạt động có tầm quan trọng cơ bản trong phát triển các chiến lược cho các thị trường quốc tế của các công ty.
Môi trường marketing thương mại quốc tế bao gồm 2 nhóm môi trường: môi trường marketing quốc gia và môi trường marketing quốc tế.
Môi trường marketing quốc gia:
1.2.1. Môi trường kinh tế quốc gia:
Các nguyến tắc kinh tế cơ bản: được xem xét dưới 3 góc độ: hệ thống kinh tế, cấu trúc kinh tế và mức độ phát triển kinh tế.
Có 2 hệ thống kinh tế cơ bản là nền kinh tế thị trường và tập trung.Do mỗi quốc gia có một nền kinh tế khác nhau, nền kinh tế đó chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống kinh tế. Đối với mỗi thị trường quốc gia đầu tiên ta cần xem xét đó là nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế tập trung hay là nền kinh tế hỗn hợp chính là sự giao thoa giữa hai nền kinh tế. Từ đó có thể biết được vai trò, sự tác động và mức độ kiểm soát của chính phủ về các lĩnh vực trong nền kinh tế.Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức công ty kinh doanh trên khu vực thị trường đó.
Về cấu trúc kinh tế, một giản đồ phân loại thông thường phân định 3 khu vực của một nền kinh tế là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Xem xét cơ cấu, tỷ trọng của cấu trúc kinh tế để công ty kinh doanh biết mình có lợi thế hay không tại thị trường quốc gia đó với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
Mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trải dài từ tỷ lệ rất thấp đến rất cao. Phát triển kinh tế được đo lường bằng toàn bộ GNP, GDP, thu nhập theo đầu người, mức độ lạm phát, chỉ số hàng tiêu dùng,..
5 biến kinh tế then chốt bao gồm:
Địa lý- khí hậu
Tài nguyên thiên nhiên
Thông tin nhân khẩu học
Cơ sở hạ tầng
Kết quả kinh tế
Chính sách kinh tế: phản ảnh thông qua những tuyên bố và những luật pháp chính thức nhằm điều chỉnh xã hội và phân bổ nguồn lực.
1.2.2. Môi trường thương mại quốc gia:
Bất kì một chính phủ quốc gia nào cũng đều muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước đối với cạnh tranh quốc tế.Xem xét môi trường thương mại quốc gia thực chất là ta đi xem xét hệ thống rào cản mà chính phủ của một quốc gia dựng lên để ngăn cản dòng vận động thương mại ra vào từ quốc gia bên ngoài.Đây là vấn đề bắt buộc mà các công ty kinh doanh phải vượt qua khi muốn kinh doanh vào một quốc gia. Có 3 loại rào cản:
Thuế quan: là một mức thuế do chính phủ đặt ra đối với các hàng hóa, dịch vụ chuyên chở trên phạm vi thế giới ra vào một quốc gia. Bao gồm thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế quan quá cảnh.
Hạn nghạch: hạn chế trực tiếp khối lượng vật lý hoặc giá trị của hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nhưng không tạo ra lợi nhuận cho Chính phủ đặt ra hạn nghạch đó.
Hàng rào phi thuế quan: gồm tất cả các biện pháp hạn chế mậu dịch nhân tạo khác như: trợ giúp sản phẩm trong nước, luật chống bán phá giá, kiểm soát ngoại hối, các yêu cầu của hải quan,…
1.2.3. Môi trường chính trị quốc gia:
Môi trường chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài tại quốc gia đó. Do vậy trước khi triển khai các hoạt động trên thị trường của một quốc gia mới, công ty cần phải xem xét tới các yếu tố cơ bản của môi trường chính trị quốc gia đó bao gồm:
Hệ tư tưởng và khuynh hướng chính trị: quốc gia đó có hệ tư tưởng độc đoán hay dân chủ? Tồn tại chế độ đơn đảng hay đa đảng?
Chủ nghĩa dân tộc
Sự can thiệp của chính phủ
Sự ổn định chính trị
Quốc gia nào có sự ổn định về mặt chính trị điều đó có nghĩa quốc gia đó có sự hấp dẫn với các quốc gia bên ngoài đầu tư vào đó.
1.2.4. Môi trường luật pháp quốc gia: bao gồm 2 môi trường
Môi trường luật pháp nước chủ nhà: công ty cần quan tâm yếu tố luật pháp nào tác động trực tiếp đến các hoạt động của mình, yếu tố luật pháp nào tác động gián tiếp. Và một số các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh nước ngoài của công ty:
Luật chống độc quyền
Điều tiết thương mại và đầu tư ra nước ngoài
Điều tiết về quản lý công ty ở nước ngoài: liên quan đến nghĩa vụ về thuế đóng cho nhà nước.
Môi trường luật pháp nước sở tại: hệ thống luật pháp của các quốc gia rất đa dạng, phức tạp và gây khó khăn cho công ty kinh doanh quốc tế. cần hiểu biết và tuân thủ các luật lệ có liên quan tới thị trường sở tại như:
Luật hải quan: quy định các thủ tục giấy tờ hải quan cần thiết
Luật về an toàn vệ sinh- thực phẩm
Luật tiêu chuẩn chất lượng hành hóa
Luật nhãn mác
Luật doanh nghiệp
Hệ thống luật pháp nước sở tại: thường luật, dân luật hay giáo luật.
1.2.5. Môi trường văn hóa quốc gia
Văn hóa là một trông những nhân tố có ảnh hưởng, tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh quốc tế.Văn hóa tác động đến tư tưởng tiêu dùng của người dân mỗi quốc gia. Thị trường có chấp nhận sản phẩm hay sản phẩm có được ưa thích phu thuộc chủ yếu vào văn hóa. Các công ty kinh doanh quốc tế cần xem xét văn hóa ở 2 khía cạnh: văn hóa tác động lên markering và marketing tác động ngược trở lại văn hóa. Văn hóa sẽ tác động tới hoạt động xúc tiến của marketing thông qua sự khác biệt về ngôn ngữ, đến chính sách của sản phẩm, đến hoạt động định giá thông qua quan điểm về sự thay đổi, thể chế trong xã hội sẽ ảnh hưởng đến phân phối do sự ràng buộc giữa nhà cung ứng và khách hàng. Còn marketing có thể làm thay đổi văn hóa của một quốc gia.
1.3. Môi trường marketing quốc tế
1.3.1. Môi trường kinh tế quốc tế:
4 giai đoạn phát triển của hội nhập kinh tế bao gồm: khu vực mậu dich tự do (FTA), khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung và khu vực hợp nhất kinh tế.
Một số các khu vực kinh tế điển hình trên thế giới như: khu vực mậu dịch tự do khối các nước ASEAN ( AFTA), khu vực tự do Bắc Mỹ, khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ La-Tinh, cộng đồng kinh tế chung Châu Âu (EU), liên minh Châu Âu (EC),..
1.3.2.Môi trường tài chính quốc tế:
Một số tổ chức tài chính quốc tế:
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Ngân hàng thế giới (WB)
Hệ thống tỷ giá hối đoái
Các thị trường vốn quốc tế
Nhóm G7
Các công ty kinh doanh quốc tế thường quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, sự vận hành của các tổ chức này sẽ tạo cơ hội nếu công ty quan tâm thường xuyên.Mỗi chính sách đưa ra đều có khả năng điều tiết đến dòng vận động hàng hóa, dòng vận động tiền tệ giữa các quốc gia tới khả năng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế.
1.3.3. Môi trường thương mại quốc tế:
Một số các hiệp định được kí kết giữa các thị trường quốc gia
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): được kí kết vào năm 1947 bao gồm 47 quốc gia kí kết vào hiệp định này. Lộ trình cắt giảm thuế sẽ được đàm phán thông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương.
Hiệp định sản phẩm chủ yếu: gồm các hiệp định hàng hóa và các hiệp định của nhà sản xuất.
1.3.4. Môi trường chính trị- luật pháp quốc tế:
Môi trường chính trị quốc tế.Phản ánh qua mối quan hệ song phương giữa quốc gia chủ nhà và sở tại, và các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa nhóm các quốc gia.
Môi trường luật pháp quốc tế.Thể hiện thông qua các hiệp định và thỏa thuận được các quốc gia tuân thủ.Điều tiết dòng vận động hàng hóa giữa các thị trường quốc gia.Liên quan đến hiệp định song phương và đa phương được kí kết giữa các quốc gia, các quyết định liên quan đến giải quyết tranh chấp.
1.4. Quản trị marketing sản phẩm trong thương mại quốc tế
1.4.1. Các vấn đề sản phẩm trên thị trường quốc tế
Sản phẩm
Lớp sản phẩm
Tuyến sản phẩm
Sản phẩm hỗn hợp1
Đổi mới sản phẩm
1.4.2. Triển khai sản phẩm và sản phẩm mới trên thị trường quốc tế:
Các chiến lược phát triển sản phẩm cho thị trường quốc tếtheo 3 khuynh hướng: khuynh hướng mở rộng thị trường phản ánh quan niệm dân tộc trung tâm, khuynh hướng đa quốc nội phản ánh quan niệm đa dân tộc trung tâm và khuynh hướng toàn cầu phản ánh quan niệm địa trung tâm.
Các chiến lược phát triển sản phẩm mới trên thị trường quốc tế bao gồm 3 nhóm chiến lược: chiến lược tiếp cận nội bộ, chiến lược thu nhận (sang đoạt/hợp nhất, nhượng quyền, bắt chước) và chiến lược liên doanh.
1.4.3. Quản trị tuyến sản phẩm trên thị trường quốc tế: bao gồm các quyết định về:
1.4.3.1. Tiêu chuẩn hóa hay địa phương hóa chương trình sản phẩm:
Đây là quyết định tạo định hướng cho sản phẩm. Thích ứng hóa và địa phương hóa là 2 thái cực.Thích ứng hóa là một phần, là biến tấu của tiêu chuẩn hóa. Một sản phẩm có tiêu chuẩn hóa nhưng khi vào một khu vực thị trường vẫn phải cải biến đi một chút để làm thích ứng sản phẩm đó với điều kiện sử dụng ở địa phương. Rất ít các sản phẩm là tiêu chuấn hóa hoàn toàn.
Chính sách sản phẩm địa phương hóa: phát triển chương trình sản phẩm theo những khách hàng ở các thị trường khác nhau và các sản phẩm này được thiết kế thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng địa phương và các nhân tố môi trường. Áp dụng khi nhu cầu của khách hàng và điều kiện sử dụng sản phẩm có sự khác biệt lớn giữa các thị trường ngoại quốc. Chính sách này có khuynh hướng tối đa hóa doanh số tại thị trường địa phương, phù hợp khi mục tiêu của công ty là tối đa hóa mức độ thâm nhập thị trường. Tuy vậy, chính sách này sẽ làm gia tăng biến thể sản phẩm, gia tăng chi phí về chi phí phát triển nguồn lực marketing, chi phí thời gian, nỗ lực nhiều vào đầu tư, triển khai.
Chính sách sản phẩm thích ứng: phát triển sự phù hợp hóa cao chương tình sản phẩm cơ bản đối với các thị trường khác nhau để chứng tương đồng với nhu cầu tiêu dùng và các môi trường thị trường đa dạng. Bản chất sản phẩm không thay đổi. Chỉ thay đổi tỷ lệ màu sắc, thiết kế, công suất, kích thước sản phẩm hay một phần chất lượng phù hợp với thị trường đia phương. Chính sách này đảm bảo tính linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ chính sách sản phẩm cơ bản với mức chi phí tương đối thấp. Nhưng sản phẩm sẽ không được chấp nhận khi giữa các khu vực thị trường có sự khác biệt quan trọng.
1.4.3.2. Quản trị chương trình sản phẩm quốc tế: làm rõ 4 vấn đề
Thuộc tính sản phẩm: quyết định các yếu tố của sản phẩm về chất lượng, công năng, đặc tính nổi trội, kiểu dáng, mặt bằng sản phẩm cho phù hợp với thị trường địa phương, cho phù hợp với nhu cầu, sức mua của người tiêu dùng, tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm, điều kiên sử dụng sản phẩm như hệ thống đường xá, giao thông, cơ sở hạ tầng,đường điện, khí hậu,.. để điều chỉnh hợp lí thuộc tính của sản phẩm. Hoặc là nhiều khi do yếu tố thuế quan đặt ra đòi hỏi các công ty phải thay đổi một chút thuộc tính của sản phẩm để đảm bảo được cho vào hàng thuế thấp.
Bao bì, bao gói: bao gói là bọc trực tiếp sản phẩm, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Bao bì là gói bao bên ngoài sản phẩm, bảo vệ sản phẩm như hộp đựng, túi gói. Bao bì, bao gói có chức năng đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển; đẹp mắt, hấp dẫn, tạo lòng tin, hướng dẫn sử dụng, trợ giúp bán hàng. Để thực hiện các chức năng có 4 đặc điểm phải quyết định về bao bì, bao gói. Thứ nhất, do bao gói là bao bọc trực tiếp bên goài sản phẩm cho nên bao gói sẽ có những đòi hỏi cụ thể về mặt chất lượng, yếu tố cấu thành, chất liệu làm nên bao gói có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bao gói được quy định rất chặt chẽ, đặc biệt là đối với các sản phẩm thực phẩm. Quyết định thứ 2 liên quan đến thông tin ghi trên bao bì, bao gói. Các thông tin này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến sản phẩm cho đối tượng khách hàng sử dụng về công dụng, hướng dẫn sử dụng, thành phần chức năng, điều kiện bảo quản. Quyết định ngôn ngữ in trên bao bì là ngôn ngữ quốc tế hay ngôn ngữ địa phương. Thứ 3 là quyết định về cách thức đóng gói sản phẩm: số lượng sản phẩm trong mỗi hộp, cách thức để sản phẩm trong hộp, bố trí các thông tin in trên bao bì, bao gói,.. Thứ 4 là chức năng xúc tiến của bao bì, bao gói. Bao bì, bao gói là yếu tố giúp nhận diện thương hiệu bên cạnh các yếu tố khác như logo, slogan, tên nhãn. Vì vậy, cần thiết kế bao bì, bao gói bắt mắt và thu hút, hấp dẫn đối tượng sử dụng.
Nhãn hiệu và nhãn thương mại. Nhãn hiệu có thể là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp tất cả các thứ đó nhằm xác định sản phẩm/dịch vụ của một người hay một nhóm người bán để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Nhãn thương mại là nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu được đăng kí bảo hộ, được pháo luật bảo vệ nhằm loại trừ hàng giả. Đối với nhãn hiệu, thường căn cứ theo quy định của pháp luật để tiến hành ghi nhãn. Bao gồm mô tả khối lượng, thể tích, thành phần, tên nhà sản xuất, hạn sử dụng, giá, dấu hiệu, nguồn gốc xuất sứ, logo để gắn lên sản phẩm. Còn đối với nhãn thương mại, sử dụng nhãn quốc tế riêng nhãn địa phương riêng hay một nhãn cho tất cả các khu vực thị trường. Nếu sử dụng chung một tên nhãn cần chú ý văn hóa trong quá trình dịch thuật sang ngôn ngữ nước ngoài.
Dịch vụ và bảo hành. Dịch vụ hỗ trợ đi kèm với sản phẩm vật lí bao gồm dịch vụ trước bán và sau bán. Dịch vụ trước bán: chào hàng và lời khuyên về kĩ thuật, tư vấn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm. Dịch vụ sau bán: lời khuyên về dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành,.. Phụ thuộc vào hệ thống phân phối của công ty nước ngoài tại thị trường địa phương mà quyết định ai là người làm dịch vụ hỗ trợ. Công ty sẽ ủy quyền cho đối tượng phân phối tại thị trường địa phương hay những sản phẩm cần bảo dưỡng, bảo hành sẽ được chuyển trở lại nước chủ nhà để xử lí. Đồng thời phụ thuộc vào nền tảng, hệ thống nguồn lực, nhân lực, mặt bằng, điều kiện cơ sở tại thị trường địa phương sẽ quyết định chất lượng của dịch vụ hỗ trợ đi kèm sản phẩm.
1.4.3.3. Quản trị tuyến sản phẩm quốc tế
Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường, công ty sẽ quyết định kéo dãn hay lấp đầy, quyết định mở rộng hay thu hẹp tuyến sản phẩm hiện tại đang kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Căn cứ vào quyết định nội bộ hoặc quyết định bên ngoài. Quyết định nội bộ liên quan đến mục tiêu, nguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp. Quyết định bên ngoài thì căn cứ vào nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, vào tình thế cạnh tranh của công ty kinh doanh quốc tế, và vào các giai đoạn chu kì sống của sản phẩm.
1.4.3.4. Kế hoạch hóa sản phẩm quốc tế hỗn hợp
Kế hoạch hóa và triển khai phối thức sản phẩm quốc tế hỗn hợp phải diễn ra trong phạm vi một kế hoạch marketing quốc tế. Các chính sách về hình thức xâm nhập và mức độ thâm nhập mục tiêu có quan hệ mật thiết với chất lượng phối thức sản phẩm hỗn hợp. Các nguồn lực của công ty và các đặc tính nổi bật của môi trường như nhu cầu của khách hàng, hành vi của đối thủ cạnh tranh, chi phí cấu thành, hoạt động R&D, sản xuất và phân phối có những tác động lớn đến chính sách sản phẩm
2. Tác động của nhân tố môi trường tới hoạt động MKT của công ty Unilever
2.1 Tìm hiểu về công ty Unilever:
lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng( Personel Care). Cùng với Proctol &Gambel ( P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này.
Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.
Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên
Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên. Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm. Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm.
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr.. cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam và cùng với nó