Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở thành một trong những công ty thực
phẩm lớn nhất Việt Nam với hệ thống 5 công ty, 4 nhà máy sản xuất các loại bánh như bánh
Cookies, Cracker, Bông lan, Bánh mì tươi, Kẹo, Sô-cô-la, Kem, Sữa và yoghurt. Thương hiệu
Kinh Đô được nhiều người biết đến và là một trong 10 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập, đến nay Kinh Đô đã có
tổng số nhân viên gần 8.000 người. Tổng vốn điều lệ là 1.599 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm
2012 là 4.285 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng. Mục tiêu doanh thu năm 2013 của Kinh Đô
là 5.200 tỷ, lợi nhuận 600 tỷ đồng.
Trong những năm qua, Kinh Đô đã liên tục sử dụng 2 chiến lược mũi nhọn trong phát
triển kinh doanh: một là luôn đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, mở
rộng thị trường nội địa; hai là thực hiện các chiến lược mua bán sáp nhập (M&A) để mở rộng
ngành hàng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cụ thể là việc mua lại nhà máy kem Wall từ Unilever
năm 2003, mua lại Vinabico vào năm 2007.
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh
Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và
phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty
mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với
các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
==============
Tiểu luận môn Quản trị Tài chính
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CP KINH ĐÔ
Sàn : Hose
M. CK : KDC
GVHD : TS Ngô Quang Huân
Học viên : Nguyễn Thị Hồng Điệp
Lớp : K22_ngày 2
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
Mục lục
PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KINH ĐÔ .............................................................. 2
I. Sự hình thành và phát triển................................................................................................... 2
II. Các ngành nghề kinh doanh .................................................................................................. 2
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ....................................... 3
I. PHÂN TÍCH TỈ LỆ ................................................................................................................ 3
1.1 Các tỷ lệ tài trợ:..................................................................................................... 3
1.2 Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động: ............................................................... 3
1.3 Các tỷ lệ thanh khoản:.......................................................................................... 4
1.4 Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời: .................................................................. 5
1.5 Các tỉ số giá trị thị trường: ................................................................................... 6
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU........................................................................................................... 6
2.1 Cơ cấu bảng cân đối kế toán:............................................................................... 6
2.2 Cơ cấu lời lỗ:......................................................................................................... 6
1
PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ CTCP KINH ĐÔ
I. Sự hình thành và phát triển
Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở thành một trong những công ty thực
phẩm lớn nhất Việt Nam với hệ thống 5 công ty, 4 nhà máy sản xuất các loại bánh như bánh
Cookies, Cracker, Bông lan, Bánh mì tươi, Kẹo, Sô-cô-la, Kem, Sữa và yoghurt. Thương hiệu
Kinh Đô được nhiều người biết đến và là một trong 10 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập, đến nay Kinh Đô đã có
tổng số nhân viên gần 8.000 người. Tổng vốn điều lệ là 1.599 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm
2012 là 4.285 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng. Mục tiêu doanh thu năm 2013 của Kinh Đô
là 5.200 tỷ, lợi nhuận 600 tỷ đồng.
Trong những năm qua, Kinh Đô đã liên tục sử dụng 2 chiến lược mũi nhọn trong phát
triển kinh doanh: một là luôn đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, mở
rộng thị trường nội địa; hai là thực hiện các chiến lược mua bán sáp nhập (M&A) để mở rộng
ngành hàng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cụ thể là việc mua lại nhà máy kem Wall từ Unilever
năm 2003, mua lại Vinabico vào năm 2007.
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh
Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và
phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty
mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với
các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn.
II. Các ngành nghề kinh doanh
1. Chế biến nông sản thực phẩm
2. Sản xuất kẹp, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây
3. Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép,
túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ
nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả
tươi sống
4. Dịch vụ thương mại
5. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa…
III. Tình hình kinh doanh:
Theo ước tính của Truung tâm phhân tích ACCBS, Kinh Đô đang nắm giữ khoảng 30% thị
phần bánh kẹo Việt Nam. Mặt hàng bánh trung thu Kinh Đô chiếm lĩnh thị phần vượt trội với
76% trong khi sản phẩm chính khác nắm giữ từ 20-60% thị phần. Kinh Đô là thương hiệu
quen thuộc với người tiêu dùng không chỉ đến từ bánh trung thu mà còn từ nhiều nhãn hàng
khác trong hệ thống như Cosy, Marie, AFC, Bon-Bon, Aloha, Scotti, Solite, v.v… Cơ cấu sản
phẩm đa dạng, bắt mắt với chất lượng ngày càng được nâng cao đã giúp Kinh Đô giảm dần
tâm lý ưa chuộng các sản phẩm ngoại của người tiêu dùng và đem đến cho họ sự lựa chọn
tương ứng khi muốn thay thế sản phẩm nước ngoài bằng sản phẩm trong nước.
2
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
I. PHÂN TÍCH TỈ LỆ
1.1 Các tỷ lệ tài trợ:
Các tỉ lệ tài trợ 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (D/A) 0.416 0.235 0.337 0.265
Tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) 0.731 0.317 0.514 0.364
Tỷ lệ nợ dài hạn 0.056 0.041 0.046 0.029
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) -14.079 -16.874 -3.979 -6.192
Nhận xét:
Tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (D/A) năm 2010 giảm gần 50% so với 2009, năm 2011 thì tỉ
lệ này lại tăng gần 44 % và năm 2012 thì lại giảm khoảng 21%. Qua thực tế cho thấy
giai đoạn 2010-2011-2012, kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên tỷ lệ
nợ giảm so với 2009. Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 thì tỷ số này vẫn thấp , chứng tỏ
doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình của doanh nghiệp vẫn khả
quan, tác động tích cự đến hoạt động kinh doanh.
Năm 2011,tỷ số nợ tăng so với 2010 và 2012 là do tăng các khoản nợ ngắn hạn như:
vay ngắn hạn, phải trả người lao động, các chi phí phải trả…Còn các khoản nợ dài hạn
chủ yếu tăng ở mục phải trả dài hạn khác, trợ cấp mất việc làm. Như vậy trong ngắn
hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi ro trong thanh toán.
Tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) nằm ở mức trung bình, cho thấy Kinh Đô đang giữ
sự hợp lý về nguồn vốn, tránh mất khả năng thanh toán. Tỷ lệ này năm 2010 giảm
mạnh so với năm 2009 và năm 2011 lại tăng gần 63,26% so với 2010. Tỷ lệ 2011 tăng
lên chứng tỏ doanh nghiệp tăng hình thức huy động vốn bằng vay nợ, chủ yếu là vay
ngắn hạn, điều này tạo áp lức thanh toán cho doanh nghiệp trong ngắn hạn,với mức
tăng 63,26% là khá cao, DN cần cân nhắc việc đi vay nợ và huy động vốn chủ sợ hữu
cho hợp lý, tránh mất cân đối và tăng rùi ro trong thanh toán.
1.2 Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động:
Các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 2009 2010 2011 2012
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) 0.362 0.385 0.736 0.782
Vòng quay tồn kho (IT) 6.300 2.870 6.470 7.630
Vòng quay các khoản phải thu 12.0334 11.7032 20.9824 23.7401
Kỳ thu tiền bình quân (ACP) (ngày) 30.332 31.188 17.396 15.375
3
Vòng quay phải trả nhà cung cấp 8.037 4.600 9.389 8.800
Kỳ phải trả bình quân (ngày) 45.414 79.354 38.877 41.475
Nhận xét:
Hệ số tài sản quay vòng của Kinh Đô liên tục tăng từ năm 2009 – 2012 phản ánh
tình hình sử dụng tài sản của công ty đang có hiệu quả. Năm 2011 và 2012 tăng gần
gấp 2 lần so với 2009 và 2010 chứng tỏ sức sản xuất của tài sản công ty trong năm
2011 và 2012 đã tăng mạnh, tài sản vận động nhanh góp phần tăng doanh thu, tạo
điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức tăng này không quá cao, phù
hợp với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm như Kinh Đô.
Nhờ thực hiện tiến trình tái cấu trúc, hiệu quả hoạt động của Kinh Đô được cải
thiện đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên
trong giai đoạn 2011-2012 đã giúp giảm số ngày tồn kho bình quân của công ty, thể
hiện khả năng quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Ngoài ra, việc cơ cấu lại các khoản phải
thu là một trong những trọng tâm mà công ty nhắm đến trong tiến trình tái cơ cấu.
Số vòng quay khoản phải thu khách hàng tăng khá ấn tượng từ khoảng 12 vòng
trong giai đoạn 2009-2010 lên khoảng 23 vòng trong năm 2012, đưa số ngày phải
thu khách hàng bình quân giảm khoảng 15 ngày so với giai đoạn 2009-2010. Vòng
quay khoản phải trả và số ngày phải trả bình quân nhìn chung cũng có những thay
đổi tích cực. Sự cải thiện này chứng tỏ năng lực thương lượng của công ty gia tăng
và những bước đi hiệu quả của tiến trình tái cấu trúc.
1.3 Các tỷ lệ thanh khoản:
Các tỉ lệ đánh giá khả năng thanh
2009 2010 2011 2012
khoản
Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn (CR) 1.537 2.253 1.435 1.692
Tỉ lệ thanh toán nhanh (QR) 1.438 1.833 1.211 1.458
Nhận xét:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm cho thấy nếu Kinh Đô vẫn có khả
năng thanh toán nợ mà không cần phải thanh lý hàng tồn kho. Tuy nhiên là doanh
nghiệp sản xuất thì hệ số này thường phải ≥ 2 mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh
toán. Như vậy, xét về mặt này thì Kinh Đô đang không đảm bảo được khả năng thanh
toán nhanh.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ giá trị tài
sản ngắn hạn hiện hành của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay nói cách khác là
tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn,
4
đây là biểu hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong tình trạng tốt Khả
năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng cao vượt bậc vào 2010 và ổn định ở những
năm còn lại do ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm tổng nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn,
phải trả người bán, chi phí phải trả và phải trả ngắn hạn khác.
1.4 Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời:
Các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 2009 2010 2011 2012
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GMP) 0.330 0.354 0.275 0.436
Doanh lợi ròng (NPM) 0.340 0.298 0.065 0.083
Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 0.145 0.142 0.080 0.106
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.123 0.115 0.048 0.065
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
0.216 0.155 0.073 0.089
(ROE)
Nhận xét:
ROA, ROE của Kinh Đô liên tục giảm từ năm 2009 - 2012 do một số nguyên nhân
sau:
o Mặc dù doanh thu và biên lợi nhuận gộp tăng mạnh sau khi sáp nhập NKD và Kido,
lợi nhuận trước thuế của công ty giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi chi phí SG&A tăng
cao, từ 25,3% doanh thu trong năm 2010 lên khoảng 30% doanh thu trong năm
2011-2012. Hệ thống phân phối mở rộng và bộ máy tổng thể cồng kềnh hơn sau khi
sáp nhập cộng với chi phí marketing gia tăng nhằm xây dựng thương hiệu đã đẩy các
khoản mục chi phí này tăng cao. Trong tương lai gần, các chi phí này được dự báo
sẽ chưa thể giảm đáng kể do các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới và xúc tiến bán
hàng, củng cố thương hiệu.
o Kết quả trái chiều từ các hoạt động đầu tư và tài chính là một trong những nguyên
nhân dẫn đến kết quả lợi nhuận không ổn định của Kinh Đô trong những năm qua.
o Chi phí thuế nặng do có sự khác biệt giữa lợi nhuận trước thuế và thu nhập chịu thuế
cũng là một nguyên nhân làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty. Cụ thể, trong
năm 2012, có sự chênh lệch lớn giữa lợi nhuận trước thuế khoảng 490 tỷ đồng trong
báo cáo kết quả HĐKD và thu nhập chịu thuế 726 tỷ đồng trong thuyết minh báo cáo
tài chính của công ty. Sự chênh lệch này là do thu nhập chịu thuế của Kinh Đô phải
bao gồm phần chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình và lợi thế thương mại liên
quan đến các thương vụ M&A gần đây.
Sức sinh lợi cơ bản (BEP) cũng giảm liên tục từ 2009 – 2011 và tăng lại vào 2012
phản ánh hoạt động kinh doanh của Kinh Đô kém hiệu quả trong giai đoạn 2009 –
2011 và bắt đầu hồi phục vào 2012.
5
1.5 Các tỉ số giá trị thị trường:
Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường 2009 2010 2011 2012
Chỉ số EPS 6,574 4,841 2,331 2,269
Tỷ lệ P/E 9.364 10.572 11.081 17.479
Giá sổ sách (B) của mỗi CP 30,398 36,911 31,917 25,076
Tỷ lệ P/B 2.025 1.387 0.809 1.582
Dòng tiền trên mỗi cổ phần (CFPS) 7,594 6,572 4,017 3,580
Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF)=P/CFPS 8.106 7.787 6.431 11.077
Đòn bẩy tài chính FL=1+Tổng nợ/Vốn CSH 1.731 1.317 1.514 1.364
Nhận xét:
Tỷ số P/E của Kinh Đô tăng liên tục trong 3 năm. Giải thích cho lý do tăng mạnh này là
thị trường bánh kẹo tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, Kinh Đô từ lâu là một
thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, Kinh Đô đã
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU:
2.1 Cơ cấu bảng cân đối kế toán:
Tỷ trọng
Nội Dung
2009 2010 2011 2012
Tài sản 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Tài sản ngắn hạn 59.10% 46.20% 44.00% 41.50%
Tiền và các khoản tương đương tiền 23.20% 13.30% 16.70% 15.00%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.20% 3.20% 6.40% 4.30%
Các khoản phải thu 19.40% 20.20% 12.50% 16.00%
Hàng tồn kho 3.80% 8.60% 6.90% 5.90%
Tài sản ngắn hạn khác 0.50% 0.90% 1.60% 0.40%
Tài sản dài hạn 40.90% 53.80% 56.00% 58.50%
Tài sản cố định 15.40% 18.60% 24.60% 26.30%
Bất động sản đầu tư 0.00% 0.60% 0.50% 0.40%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 23.40% 24.00% 21.60% 23.00%
Lợi thế thương mại 0.80% 8.50% 6.80% 6.30%
Nguồn vốn 100.00% 100.00% 100.00% 10.00%
6
Nợ phải trả 41.60% 23.50% 33.70% 26.50%
Nợ ngắn hạn 38.40% 20.50% 30.70% 24.50%
Nợ dài hạn 0.00% 3.00% 3.00% 2.10%
Nguồn Vốn chủ sở hữu 56.90% 74.20% 65.70% 72.70%
Vốn chủ sở hữu 56.80% 74.20% 65.70% 72.70%
Lợi ích của cổ đông thiểu số 1.50% 2.30% 0.60% 0.60%
Nhận xét:
Năm 2009 công ty tập trung đầu tư tài ngắn hạn hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tài
sản ngắn hạn chiếm tới 59%. Tuy nhiên sang năm 2010, 2011, 2012 công ty đã thay đổi
cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn theo xu hướng giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và
tăng dần tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên
chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Kinh Đô giảm mạnh trong năm 2010 và sau đó
tăng năm 2011 và lại giảm trong 2012 nhưng nhìn chung so với 2009 vẫn rất thấp. Vây,
từ năm 2010 công ty đã dần thu hẹp các khoản đầu tư ngắn hạn.
Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản qua 3 năm 2010 -2012 của Kinh Đô có
xu hướng giảm cho thấy công ty đã có những chính sánh chiến lược khá hiệu quả trong
việc bán hàng và quản lý công nợ.
Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng tài sản, bên cạnh đó do đặc
điểm sản phẩm của Kinh Đô mang tính mùa vụ nên chứng tỏ công ty sử dụng
vốn rất có hiệu quả, tuy nhiên nhiều khi có thể dẫn đến tình trạng cháy hàng và mất
khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.
Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Kinh Đô có xu hướng tăng.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị
tài sản của Kinh Đô
Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trên Tổng nguồn vốn qua 4 năm của Kinh Đô đều cao hơn
tỷ trọng Nợ phải trả trên Tổng nguồn vốn, Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn
thấp cho thấy Kinh Đô đang thực hiện chính sách an toàn, trong đó vốn sử dụng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn chủ.
2.2 Cơ cấu lời lỗ:
Tỷ trọng
Nội Dung
2009 2010 2011 2012
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.65% 100.47% 100.73% 100.61%
Các khoản giảm trừ doanh thu -0.65% -0.47% -0.73% -0.61%
Doanh thu thuần 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
7
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp -66.95% -64.55% -60.60% -56.39%
Lợi nhuận gộp 33.05% 35.45% 27.49% 43.61%
Doanh thu hoạt động tài chính 4.18% 34.34% 3.00% 3.11%
Chi phí tài chính 0.58% -12.54% -4.25% -4.44%
Trong đó: Chi phí lãi vay -2.86% -2.20% -2.76% -2.20%
Chi phí bán hàng -10.73% -17.98% -22.22% -22.37%
Chi phí quản lý doanh nghiệp -7.33% -7.32% -7.81% -8.00%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 19.73% 31.94% 8.11% 11.91%
Thu nhập khác 24.64% 1.77% 0.43% 0.47%
Chi phí khác -7.78% -0.66% -0.49% -0.94%
Lợi nhuận khác 16.86% 1.10% -0.05% -0.47%
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty
liên kết liên doanh 0.83% 1.81% 0.16% 0.00%
Tổng lợi nhuận trước thuế 37.42% 34.86% 8.22% 11.43%
Chi phí thuế TNDN hiện hành -3.98% -5.73% -2.06% -3.07%
(Chi phí) Lợi ích thuế TNDN hoãn lại 0.76% 0.80% 0.39% -0.02%
Lợi nhuận thuần sau thuế 34.19% 29.92% 6.56% 8.34%
Lợi ích của cổ đông thiểu số 2.77% 2.90% 0.12% 0.08%
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của
công ty mẹ 31.42% 27.03% 6.44% 8.26%
Nhận xét:
Doanh thu thuần của công ty trong 4 năm đều tăng mạnh. Doanh thu thuần của công ty
chủ yếu từ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn là nguồn thu chính, mang lại
nguồn lợi nhuận ổn định và lượng tiền mặt lớn cho công ty, là cơ sở để phát triển các
lĩnh vực kinh doanh khác.
Gía vốn hàng bán của công ty cao, đều chiếm hơn 60% doanh thu thuần, tuy nhiên tỷ
trọng giá vốn hàng bán cũng giảm dần qua các năm cho thấy công ty đã có những chính
sách tiết kiệm hợp lý, đã áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản suất, không ngừng
cải thiện để nâng cao doanh thu.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua các đều tăng. Lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2010
tăng so với 2009 nhưng 2 năm 2011 và 2012 lại giảm.
III. PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH:
8