Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

doc68 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh, em quyết định nghiên cứu đề tài sau: Đề tài: Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Sông Xanh. CHƯƠNG I: LÍ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Những vấn đề cơ bản phân tích tài chính doanh nghiệp. Khái niệm Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. - Phân tích tình hình tài chính là cụng cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của ban quản lý doanh nghiệp, các cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: - Đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,… - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ… - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với người cho vay: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với nhà đầu tư: Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lói, thời gian hoàn vốn. Vỡ vậy họ cần những thụng tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ quan tâm đến phân tích tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào. Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê… Nội dung phân tích tài chính. Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình luân chuyển vốn. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lời. 1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính. Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Các báo cáo tài chính gồm có: 1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đấy là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn). Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày: - Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần nguồn vốn. - Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới là phần nguồn vốn. Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn bằng nhau. Tài sản = Nguồn vốn Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn ( Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, các bên liên doanh...). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đó đăng ký kinh doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước...). Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán: + Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn. + Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản lưu động, tài sản cố định. + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoản phải trả. + Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp. 1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh. Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần: + Phần I: Lãi, lỗ. + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. + Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai. Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không. Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lói, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường. 1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. “ Thuyết minh báo cáo tài chính” trình bày 7 chỉ tiêu nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu mà bảng cân đối kế toán không thể nêu lên hết được bao gồm: + Chỉ tiêu 1: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. + Chỉ tiêu 2: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Khi lập hai chỉ tiêu này, phải quán triệt các nguyờn tắc chung sau: - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. - Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. - Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán đối với các báo cáo quý. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng những lý do thay đổi. - Trong các biểu số liệu, cột “số kế hoạch” thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, cột” số thực tế kỳ trước” thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. + Chỉ tiêu 3: “Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính” bao gồm: 3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. 3.2. Tình hình tăng giảm tài sản cố định: phản ánh tổng số tăng giảm của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo như nhà cửa, máy móc, thiết bị...cả về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu. 3.3.Tình hình thu nhập của công nhân viên: phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương và các khoản tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng trước khi trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo. 3.4.Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số tăng giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chớnh...theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh...và lý do tăng giảm chủ yếu. 3.5. Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo như đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài hạn...và lý do tăng giảm chủ yếu. 3.6. Các khoản phải thu và nợ phải trả: phản ánh tình hình tăng giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đó quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. + Chỉ tiêu 4: “Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”. + Chỉ tiêu 5: “Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ” bao gồm: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Khả năng thanh toán. Tỷ suất sinh lời. + Chỉ tiêu 6: “ Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu”. Đây là phần doanh nghiệp tự đánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo của mình cùng những khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong kỳ báo cáo. + Chỉ tiêu 7: “ Các kiến nghị” Doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách...trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác dụng của việc phân tích” Thuyết minh báo cáo tài chính” Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hìỡnh liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể: + Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” sẽ cho ta biết tình hình biến động của chi phí trong kỳ theo từng yếu tố chi phí: nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” sẽ cho ta biết được tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ theo từng loại. Qua đó, đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp và xây dựng được kế hoạch đầu tư. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình thu nhập của công nhân viên” sẽ giúp ta có những đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì không thể nói một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu thu nhập của người lao đông có xu hướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằng chung được. Thu nhập của công nhân viên phải gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu” để thấy được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như từng loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được tính hợp lý của việc hình thành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu. + Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác” để nắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác. + Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” sẽ nắm được tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp. Tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, lành mạnh doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả cũng như thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp, mất khả năng thanh toán. + Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất lợi nhuận càng lớn so với trước thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng tăng. Các phương pháp phân tích tài chính. Phương pháp phân tích chỉ số. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn.