Đề tài Phân tích thị trường và tìm ra thị trường mục tiêu cho sản phẩm của công ty VinaMilk

Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt xu thế đó, trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Để đạt được những thành tựu như trên, không phải bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng dễ dàng đạt được. Chắc chắn các nhà lãnh đạo của thương hiệu nổi tiếng Vinamilk đã phải thực hiện khâu marketing hết sức thành công.Vậy những chiến lược mà Vinamilk đã sử dụng là gì để khiến thương hiệu của mình trở nên thành công đến vậy? Để trả lời cho câu hỏi trên và qua tìm hiểu về công ty sữa Vinamilk nhóm 6 chúng em có những đặc điểm phân tích sau: • Phân tích hành vi mua sắm của khách hang • Phân tích đặc điểm của sản phẩm • Phân tích môi trường tác động tới quá trình bán hàng.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 24740 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thị trường và tìm ra thị trường mục tiêu cho sản phẩm của công ty VinaMilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 A-Giới thiệu công ty sữa: 3 1. Đôi nét về công ty: 3 2. Lịch sử hình thành 4 3. Những danh hiệu vinamilk đã đạt được 7 4.Cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý 8 B. Phân tích thị trường và tìm ra thị trường mục tiêu cho sản phẩm của nhóm 9 I Phân tích đặc điểm của sản phẩm: 9 1.Phân tích tình hình công ty sữa Vinamilk: 9 a) Lợi thế cạnh tranh và Năng lực đặc thù của Công ty 9 b) Các khối xây dựng cơ bản của lợi thế cạnh tranh 10 2. Đặc điểm về thị trường: 15 3. Đặc điểm sản phẩm 16 a.Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất: 20 b. Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng khác: 21 c.Vinamilk- sản phẩm việt cho người việt: 21 II Phân tích hành vi mua sắn của người tiêu dùng. 22 1.Mô hình hành vi của người tiêu dùng. 23 a.Mô hình tác nhân phản ứng là điểm xuất phát để hiểu được người mua. 23 b.Quy trình quyết định mua của người tiêu dùng. 25 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quyết định của người tiêu dùng: 31 a)Những yếu tố cá nhân: 31 b)Những yếu tố xã hội: 32 III: Phân tích môi trường tác động đến quá trình bán hàng 35 1: Phân tích môi trường ngành. 36 a.Phân tích mô hình SWOT. 36 b.Phân tích mô hình 5 lược lượng cạnh tranh của Michael Porter. 37 c.Phân tích chu kỳ phát triển của ngành sữa Việt Nam. 39 d.Phân tích tác động của quảng cáo và các chương trình tài trợ. 40 2. Phân tích môi trường vĩ mô quốc gia và toàn cầu. 41 a.Môi trường nhân khẩu học. 42 b.Thói quen uống sữa. 44 c.Chính sách về xuất nhập khẩu sữa. 44 3. Đưa ra đề xuất và ý kiến của mình. 46 D. Chuẩn bị các công việc liên quan đến quá trình thực hiện chào bán sản phẩm ra công chúng 50 E- Kết Luận: 55 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của các chiến lược marketing giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt xu thế đó, trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Để đạt được những thành tựu như trên, không phải bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng dễ dàng đạt được. Chắc chắn các nhà lãnh đạo của thương hiệu nổi tiếng Vinamilk đã phải thực hiện khâu marketing hết sức thành công.Vậy những chiến lược mà Vinamilk đã sử dụng là gì để khiến thương hiệu của mình trở nên thành công đến vậy? Để trả lời cho câu hỏi trên và qua tìm hiểu về công ty sữa Vinamilk nhóm 6 chúng em có những đặc điểm phân tích sau: Phân tích hành vi mua sắm của khách hang Phân tích đặc điểm của sản phẩm Phân tích môi trường tác động tới quá trình bán hàng. Giới thiệu công ty sữa: Đôi nét về công ty: Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.( số vốn điều lệ hiện tại là 1.590.000.000.000 đồng)  Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint-Stock Company. Tên viết tắt là Vinamilk. Công ty được thành lập theo phương thức chuyển từ một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần, được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ Ngày Thành lập, và các Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. - Trụ sở đăng ký của Công ty là: Địa chỉ: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (848) 9300 358 Fax: (848) 9305 206 E-mail: vinamilk@vinamilk.com.vn Website: www.vinamilk.com.vn - Tổng Giám đốc sẽ là đại diện theo pháp luật của Công ty. - Công ty có thể thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Địa bàn Kinh doanh để hỗ trợ các mục tiêu của Công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi Pháp luật cho phép. - Trừ khi chấm dứt hoạt động trước thời hạn theo Điều 43.2 và 44 hoặc gia hạn hoạt động theo Điều 45, Thời hạn của Công ty là 50 năm kể từ Ngày Thành lập. 2. Lịch sử hình thành Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc Sữa bột Bột dinh dưỡng Sữa tươi Kem Sữa chua Phô – mai Và các sản phẩm khác như: Sữa đậu nành. Sữa Nước ép trái cây Bánh. Cà phê hòa tan Nước uống đóng chai. Trà, chocolate hòa tan ... Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia … Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Năm 1976, lúc mới thành lập, Công Ty Sữa Việt Nam ( VINAMILK) có tên là Công Ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm và bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm: - Nhà máy sữa Thống Nhất. - Nhà máy sữa Trường Thọ. - Nhà máy sữa Dielac. - Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: - Nhà máy bánh kẹo Lubico. - Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi ( Đồng Tháp). Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc: - Nhà máy sữa Thống Nhất. - Nhà máy sữa Trường Thọ. - Nhà máy sữa Dielac. Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy: - Nhà máy sữa Thống Nhất. - Nhà máy sữa Trường Thọ. - Nhà máy sữa Dielac. - Nhà máy sữa Hà Nội. Năm 1996, Xí Nghiệp liên doanh sữa Bình Định tại Qui Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung. Năm 2000, công ty đã tiến hành xây dựng thêm: - Nhà máy sữa Cần Thơ. - Xí nghiệp Kho Vận. Năm 1999, Công ty đã áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002” và hiện nay Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000” là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Điều này đảm bảo rằng VINAMILK luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Năm 2002, công ty xây dựng thêm: - Nhà máy cổ phần sữa Sài Gòn. - Nhà máy sữa Nghệ An. Tháng 11/2003, công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) 3. Những danh hiệu vinamilk đã đạt được Trải qua quá trình hoạt động và phát triển suốt 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, Những danh hiệu cao qúy mà Vinamilk đã được nhận là: - Huân chương độc lập hạng nhì. Danh hiệu Anh Hùng Lao Động. - Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. - Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam Chất lượng cao“ từ 1997 – 2005 (bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn). - Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam” từ 1995 – 2004 (bạn đọc báo Đại đoàn kết bình chọn). 4.Cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý                         B. Phân tích thị trường và tìm ra thị trường mục tiêu cho sản phẩm của nhóm I Phân tích đặc điểm của sản phẩm: 1.Phân tích tình hình công ty sữa Vinamilk: Lợi thế cạnh tranh và Năng lực đặc thù của Công ty Vị thế của công ty trong ngành: Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%. Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả nước với tổng công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%. Giá trị cốt lõi của công ty: Tôn trọng: tự trọng,bình đẳng và cống hiến cho sự phát triển của công ty là những điều chúng tôi trân trọng ý chí : dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vượt qua mọi thử thách để đạt được mục tiêu cam kết Cởi mở sự trao đổi thẳng thắn với tinh thần xây dựng là cơ sở để giúp đội ngũ chúng tôi trở nên gắn bó hơn, mạnh mẽ hơn Chính trực :bất cứ điều gì chúng tôi làm đều trung trực, minh bạch và đúng với đạo lý Hài hòa các lợi ích : lợi ích của Vinamilk cũng là lợi ích của nhân viên, đối tác, nhà nước và xã hội Hiệu quả :luôn quan tâm đến giá trị tăng them trong tất cả các hoạt động đầu tư, kinh doanh và công việc. Sáng tạo : chúng tôi tôn trọng niềm đam mê, sự khám phá mang tính độc đáco và các giải pháp tiên tiến. Cởi mở : sự trao đổi thắng thắn với tinh thần xây dựng là cơ sở để giúp chúng tôi trở nên gắn bó hơn, mạnh mẽ hơn. Các thế mạnh của công ty: Lợi thế về quy mô tạo ra từ thị phần lớn trong hầu hết các phân khúc sản phẩm sữa và từ sữa, với hơn 45% thị phần trong thị trường sữa nước, hơn 85% thị phần trong thị trường sữa chua ăn và sữa đặc, trong đó 2 ngành hàng chủ lực sữa nước và sữa chua ăn có mức tăng trưởng lien tục hơn 30% mỗi năm Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng Có khả năng định giá bán trên thị trường Sở hữu thương hiệu mạnh,nổi tiếng Vinamilk, là thương hiệu dẫn đầu rõ rệt về mức độ tin dung và yêu thích của người tiêu dùng Việt nam đối với sản phẩm dinh dưỡng Mạng lưới phân phối và bán hàng chủ động và rộng khắp cả nước cho phép các sản phẩm chủ lực của Vinamilk có mặt tại trên 141000 điểm bán lẻ lớn nhỏ trên toàn quốc trên 220 nhà phân phối,tại toàn bộ 63 tỉnh thành của cả nước. Sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng có mặt tại  Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, campuchia… Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, đáng tin cậy với giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Là nhà thu mua sữa lớn nhất cả nước nên có khả năng mặc cả với người chăn nuôi Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm được chứng minh thông qua kết quả hoạt động kinh doanh bền vững của công ty Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp cả nước. Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế Các khối xây dựng cơ bản của lợi thế cạnh tranh Mỗi công ty muốn tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm hay trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm chi phí, cần phải thực hiện 4 nhân tố cơ bản trong việc xây dựng nên lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Sự hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến, sự đáp ứng khách hàng. Những khối chung này có sự tương tác lẫn nhau rất mạnh được thể hiện qua mô hình như sau: Hiệu quả. Hiệu qủa được đo lường bằng chi phí đầu vào( lao động, vốn đầu tư, trang thiết bị, bí quyết công nghệ,và nhiều thứ khác..) cần thiết để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra( hàng hoá hay dịch vụ được tạo ra bởi công ty). Tính hiệu quả của công ty càng cao, chi phí đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra nhất định càng thấp. Do đó, sự hiệu quả giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh chi phí thấp. Một trong những chìa khoá nhằm đạt được hiệu quả cao là sử dụng đầu vào một cách hợp lý nhất có thể. Công ty với những nhân viên làm việc năng suất cao và khả năng sản xuất cao sẽ có chi phí sản xuất thấp ( Năng suất lao động.Nói cách khác, đội ngũ quản lý có khả năng ngiên cứu và phán đoán tình hình thị trường một cách nahỵ bén:Công ty Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu cùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp Vinamilk đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007. Ngoài ra, Vinamilk còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng. Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Vinamilk tin tưởng rằng khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng là yếu tố then chốt mang lại thành công, đồng thời sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai. Với nỗ lực nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của Vinamilk sánh vai với với xu hướng tiêu thụ mới nhất, Vinamilk chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng Các phương pháp cải thiện tính hiệu quả: Tính kinh tế theo quy mô: là việc giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm liên quan đến một lượng lớn cá sản phẩm đầu ra. Cả công ty sản xuất và dịch vụ đều có thể có được lợi ích từ hiệu quả kinh tế quy mô lớn. Nguyên nhân: + Năng lực: là khả năngphân bố chi phí cố định cho khối lượng lớn sản phấm sản xuất. Khả năng phân công lao động và chuyê môn hoá cao hơn. Hiệu ứng học tập: Là sự giảm chi phí do học tập, nhận thức và trải nghiệm trong quá trình làm việc.Năng suất lao động cao hơn khi những cá nhân học được cách làm hiệu quả hơn trong việc thực hiện một nhiệm vụ đặc thù và những nhà quản trị học được phương pháp tốt nhất để vận hành công ty. Đường cong kinh nghiệm: chỉ sự giảm giá thành đơn vị một cách hệ thống phát sinh sau một chu kỳ sản phẩm( Giá thành chế tạo đơn vị sản phẩm nói chung sẽ giảm sau mỗi lần tích luỹ sản lượng sản xuất gấp đôi. TÍnh kinh tế về quy mô và hiệu ứng học tập Sản xuất linh hoạt, sản xuất teo yêu cầu của khách hàng Marketing Quản trịvật liệu, JIT R&D Nguồn nhân lực Hệ thống thông tin, internet Cơ sở hạ tầng. Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là những hàng hoá hay dịch vụ có những đặc tính mà khách hàng cho rằng thực sự thoả mãn nhu cầu của họ. Một thuộc tính quan trọng lá sự tin cậy, nghĩa là sản phẩm thực hiện tốt mục đích mà nó đựoc thiết kế nhằm và. Chất lượng được áp dụng giống nhau cho cả hàng hoá và dịch vụ. - Việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao tạo nên thương hiệu cho sản phẩm công ty . Trong truờng hợp này, sự cải thiện thương hiệu cho phép công ty bán sản phẩm với giá cao hơn. - Chất lượng sản phẩm cao hơn cũng có thể là kết quả của sự hiệu quả cao hơn, với thời gian lãng phí trong việc đfiều chỉnh những thiếu sót của sản phẩm hay dịch vụ hơn. Nó được chuyển đổi vào năng lực sản xuất cao hơn của nhân viên, nghĩa là chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn. -Phương pháp cải thiện chất lượng sản phẩm: Quản trị chất lượng toàn diện Cải tiến Cải tiến là bất kỳ những gì đựoc cho là mới hay mới lạ trong cách thức mà một công ty vận hành hay sản xuất sản phẩm của nó. Do đó sự cải tiến bao gốm những sự tiến bộ hơn trong chủng loạisản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống quản trịcấu trúc tổ chức và chiến lược phát triển bởi công ty - Sự đổi mới thành công đem đến cho công ty một vài đặc điểm là duy nhất mà đối thủ của nó khôgn có. Sự duy nhất này cho phép công ty tạo ra sản phẩm khác biệt và bán với giá cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh - Sự cải tiến thành công cũng có thể cho công ty giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Công ty Vinamilk đang thực hiện việc áp dụng Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế Công ty Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty Vinamilk nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Công ty Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất. Ngoài ra, Công ty Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác. Sự đáp ứng khách hàng Sự đáp ứng khách hàng là sự đem đến cho khách hàng chính xác những gì họ muốn vào đúng thời điểm họ muốn. Nó liên quan đến việc thực hiện tất cả những gì có thể nhằm nhận ra nhu cầu của khách hàng và thoả mãn những nhu cầu đó. Những phương pháp cải thiện gia tăng sự đáp ứng khách hàng: Hoàn thiện hiệu quả của quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Phát triển sản phẩm mới có những nét đặc trưng mà các sản phẩm có mặt trên thị trường không có. Sản xuất theo yêu cầu hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu riêng biệt của mỗi khách hàng đơn lẻ hay nhóm khách hàng. Thời gian đáp ứng của họ, hay lượng thời gian cần bỏ ra để hoàn thành việc chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ đến tay khách hàng cách nhanh nhất, có thể đáp ứng ngay khi họ mong muốn. Tóm lại, hiệu quả vượt trội cho phép công ty hạ thấp chi phí, chất lượng vượt trội cho phép công ty bán hàng với giá cao có thể đem đén giá cao hơn hay chi phí thấp hơn, và sự đáp ứng tốt hơn của khách hàng cho phép công ty định giá bán cao hơn. 2. Đặc điểm về thị trường: Thị trường sữa Việt Nam có khả năng duy trì mức tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam hiện đang ở mức rất thấp (11,2 kg/người/năm so với mức bình quân 62kg/người/năm của Châu Á và 96kg/người/năm của thế giới). Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên hang năm và thói quen tiêu thụ sữa được hình thành thị trường sữa Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khá tốt trong tương lai Vinamilk- Công ty sữa lớn nhất Việt Nam hiện chiếm khoảng 38% thị phần. Vinamil đã duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nước ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 21,2%/năm trong giai đoạn 2004-2008. Với những lợi thế về năng lực cạnh tranh hiện tại, Vinamilk có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường sữa trong nước trong thời gian tới. Lợi nhuận biên tăng dần và đang được duy trì ở mức cao. Lợi nhuận biên của Vinamilk đã tăng đáng kể từ mức 24,3% năm 2006 lên mức 31,7% Năm 2008. Mặc dù năm 2008 giá nguyên liệu tăng đột biến, tuy nhiên với khả nwang quản trị tốt vầ lợi thế thị trường, Vinamilk vẫn duy trì được biên lợi nhuận ở mức cao và có khả năng tiếp tục duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong thế giới tới. Rủi ro đầu tư tài chính: Vinamilk tham gia đầu tư khoảng 571 tỷ vào cổ phiếu. Các khoản đầu tư n
Luận văn liên quan