Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam . Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu , tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay , ngành dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây . Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và trong biến động của môi trường kinh tế thế giới, ngành dệt may đang đứng trước những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển.
Với mục đích tìm hiểu những vấn đề lớn liên quan đến ngành trong giai đoạn hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khắc phục những vấn đề đó , em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015”
Nội dung của đề tài này gồm 4 chương :
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Chương 2 : Thị trường EU về hàng dệt may
Chương 3 : Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Chương 4 : Một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2015
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG : ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA : THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
LỚP : 07DTM
TÊN : PHAN CHÍ VĂN
MSSV : 0721030056
ĐỀ TÀI : Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam . Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu , tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay , ngành dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây . Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và trong biến động của môi trường kinh tế thế giới, ngành dệt may đang đứng trước những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển.
Với mục đích tìm hiểu những vấn đề lớn liên quan đến ngành trong giai đoạn hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khắc phục những vấn đề đó , em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015”
Nội dung của đề tài này gồm 4 chương :
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Chương 2 : Thị trường EU về hàng dệt may
Chương 3 : Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Chương 4 : Một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2015
Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô và mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Văn Đức Long đã nhiệt tình, dày công hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn.
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
1.1 Xuất khẩu hàng hóa trong kinh tế hội nhập
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là sự trao đổi hàng hóa , dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của quốc gia khác nhau trên thế giới.
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển, từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hóa giữa các nước , cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu , trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và công nghiệp nói riêng . Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn và là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế .Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu.
1.1.2 Vai trò xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân
-Xuất khẩu nguồn vốn quan trọng cho nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất , phục vụ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một đất nước thường dựa vào 3 nguồn tiền chủ yếu :Viện trợ , đi vay và xuất khẩu .Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiêt yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước .Trong thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau , vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau , đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu , tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu .
-Xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất , nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo , kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả. Ví dụ với chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu ngành may kích thích sự đầu tư phát triển ở ngành dệt , ngành trồng bông , ngành nhuộm , ngành sản xuất phụ liệu phục vụ cho công nghiệp may , ngành thiết kế thời trang…
-Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất.
Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến . Ví dụ , trước kia khi chúng ta chưa thực hiện xuất khẩu gạo những máy móc xay xát gạo của chúng ta tất thô sơ , gạo không cần đánh bóng , sàng lọc tấm …thì nay chuyển sang xuất khẩu gạo , để gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì hệ thống máy xay xát phải thay đổi theo hướng hiện đại hóa.
-Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhât lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước.
Khi xuất khẩu ra thị trường thế giới , nền kinh tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường cạn tranh lớn .Để sản phẩm xuất khẩu có lội thế cạnh tranh thì ngành kinh tế phục vụ xuât khẩu phải được hoạch định dựa trên lợi thế quốc gia như : tài nguyên , lao động , vốn kỹ thuật và công nghệ …có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ , chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.
-Xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và thu nhập , ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
_Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế .Nhờ khả năng xuất khẩu dầu thô lớn mà nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam.
1.2 Tổng quan về ngành hàng dệt may Việt Nam
1.2.1 Khái niệm hàng dệt may
Quá trình phát triển ngành dệt may
Dệt may là một trong những hoạt động cổ xưa nhất của con người .Sau thời kì ăn lông ở lỗ ,lấy da thú che thân , từ khi biết canh tác loài người đã bắt chước thiên nhiên , đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người .Sau đó là sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ)
Trong thời kì cổ đại , may dệt cũng tùy thuộc vào thỗ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế : các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng Hà , Trung Đông và Trng Á), vải lanh phổ biến tại Ai cập và miền Trung Mỹ , vải bông tại Ấn độ và lụa (tơ tằm) tại Trung Quốc . Các dân tộc Inca ,Maya ,Tolteca v..v.. tại châu Mỹ thì dùng các sợi chuối (abaca) và sợi thùa (sisal) ..Theo Kinh Thi của Khổng Tử , tơ tằn được tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công Nguyên . Sau khi vua Phục Hy , vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc , khuyến khích dân ch1ng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành một ngành phồn thịnh , một trong những hàng hóa đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây . Trong nhiều thế kỷ , Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm . Con đường tơ lụa (Silk Route), còn được truyền tụng đến ngày nay , không chỉ là địa bàn của nhà bán buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hóa , nghệ thuật , tôn giáo , và cả các cuộc viễn chinh binh biến
Tuy các kỹ thuật dệt may đã mau chóng đạ mức độ tinh vi , có khi thành cả nghệ thuật nhưng trong suốt 5 ngàn năm , con người vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên , lấy từ cây cỏ như các sợi bông , sợi đay (jute) ,sợi gai dầu (hemp), sợi lanh , hay từ thực vật như da, sợi len , tơ tằm v..v…Vì thế sản xuất bị giới hạn , vải vóc vẫn là sản phẩm quý , những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quí tộc , thượng lưu , đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô .Mãi đến giữa thế kỉ 18 , với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hóa , chạy bằng hơi nước , ngành dệt may mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để trở thành một ngành công nghiệp
Tuy nhiên , con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên , và nhiều nhà khoa học ở Châu Âu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt , với giá rẻ . Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp , bá tước Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo , sau 6 năm nghiên cứu , song song với nhà khoa học Louis Pasteur , để tìm cách khắc phục các bệnh dịch tàn phá các cơ sở nuôi tằm. Năm 1889, ông Chardonnet trưng bày tại Hội chợ triễn lãm thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụa nhân tạo đầu tiên. Năm sau , ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo , bắt đầu sản xuất năm 1892. Nhưng lúc ấy các phương pháp chưa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi đến đầu thế kỷ 20 , cơ sở này mới hoạt động với qui mô lớn và thành công
Ông Chardonnet được coi như là cha đẻ của kỹ nghệ sợi hóa học (chemical fibres) là chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo .Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để bình dân hóa vải vóc , để bất cứ ai cũng có thể có được những bọ quần áo lụa là cho tới lúc ấy chỉ dành cho một thiểu số . Ông đã thành công dơn dự kiến vì kỹ nghệ phát sinh từ các sáng chế của ông đã dẫn đến cả một cuộc cách mạnh trong may mặc, biến thời trang thành một hiện tượng quần chúng trong mọi nước. Ngành dệt may từ đó cũng phát triển ngày càng nhanh chóng , cùng với đà tiến triển của kinh tế và thương mại .Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hóa học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm , nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi và cứ thế tăng vọt
Năm 1990 , trên thế giới có 1.6 tỷ người , tiêu thụ 3.8 triệu tấn sợi, hầu như toàn bộ là các sợi tự nhiên – bông (81%) và len (19%) số sợi hóa học dưới 1000 tấn. Năm 1975, thế giới tiêu thụ 26 triệu tấn sợi , trong đó 50% bông , 6% len và 44% sợi hóa học. Như thế , chỉ trong 3 phần tư thế kỷ , só lượng tiêu thụ đã nhân lên 4.3 lần cho sợi bông , 2.2 lần cho sợi len và 11000 tấn cho sợi hóa học. Mức tăng trưởng phi thường này tuy thế khựng lại sau năm 1973 vì cuộc khủng hoảng dầu lửa và kinh tế suy thoái . Ngoài ra , vì dầu hỏa là nguyên liệu chính của sợi hóa học, khuynh hướng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hóa học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với khoàng 60%
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo , vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v..v… mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt : lều , buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây thừng, các thiết vị bên trong xe hơi (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải ), xe lửa, máy bay, các dụng cụ y khoa như chỉ khâu, bông băng. Ngày nay ngành dệt may không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản là ăn mặc mà còn phát triển thành một ngành công nghiệp thời trang tạo ra nhiều sản phẩm may mặc có tính thời trang cao phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người và đã trở thành một trong những ngành sản xuất thương mại đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia .
Qui trình sản xuất hàng dệt may
Để làm hàng dệt may, yêu cầu là phải có một nguồn chất xơ từ những cây bông, đay …Bông, đay được trồng thành vùng nguyên liệu để cung cấp nguyên liệu thô là sợi bông cho quá trình sản xuất, từ đó việc kéo sợi được thực hiện . Sợi được xử lý qua nhiều công đoạn rồi dệt thành vải, tiếp theo là nhuộm, in vải rồi qua công đoạn cắt may để cho ra sản phẩm cuối cùng là hàng may mặc .
Ngành công nghiệp dệt may có mối quan hệ chặt chẽ theo chiều dọc như sau : sản xuất nguyên liệu => kéo sợi => dệt vải => nhuộm, in vải => cắt may => phân phối hàng may. Trong chuỗi sản xuất trên , các giai đoạn sản xuất nguyên , kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là khu vực thượng nguồn , hay cũng chính là các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan chặt chẽ đến ngành may. Phân phối hàng may được gọi là khu vực hạ nguồn và là động lực thúc đẩy khu vực thượng nguồn phát triên .Trong thực tế, mặc dù không nhất thiết cần phải phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều , song nếu tạo ra được mối liên hệ giữa các khâu trong những điều kiện sẵn có thì sẽ tác động lớn vào việc đảm bảo tính chủ động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may .
1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh hàng dệt may Việt Nam
a) Đặc điểm về sản xuất
Ngành dệt may Việt Nam được đánh giá la có lợi thế so sánh lớn dựa vào các yếu tố sau :
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ do đó mà những người trong độ tuổi lao động rất cao , không những vậy hàng năm nó còn được bổ sung thêm một lực lượng lao động khá hùng hậu . Điểu đó đã làm cho nguồn cung lao động của nước ta hết sức dồi dào . Chất lượng lao động không ngừng được nâng lên cả về mặt kỹ thuật lẫn trình độ văn hóa , cả thể chất lẫn tinh thần . Người lao động nước ta được đánh giá là cần cù chịu khó , ham học hỏi , có khả năng tiếp thu nhanh và sáng tạo trong quá trình lao động. Nhìn chung giá nhân công lao động trong ngành dệt may của nước ta rẻ hơn một số nước khác trên thế giới và khu vực. Đây là một lợi thế rất lớn đóng vai trò quyết định cho sự phát triển ngành dệt may của nước ta
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa , nóng ẩm , mưa nhiều là lợi thế để phát triển nghề trồng bông, đay . Nhờ vậy, ngành dệt may nước ta có lợi thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào việc giảm giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Ở nước ta phát triển hiện nay , ngành dệt may góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển , ngành dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn , sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao , hàng cao cấp , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao , đa dạng của người tiêu dùng.
Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêu cầu về công nghệ không quá hiện đại và có tỉ lệ hàng xuất khẩu lớn được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ ngành dệt may như : áp dụng thuế suất 0% đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu , miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào. Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số doanh nghiệp dệt may để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may nâng cao khả năng cạnh tranh . Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng do yếu kém và lạc hậu về kỹ thuật, tay nghề và thị trường nên năng lực sản xuất hàng dệt may của Việt Nam còn bị hạn chế.
b) Đặc điểm về kinh doanh
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là ngành được các nước nhập khẩu được bảo hộ nghiêm ngặt, các nước nhập khẩu dùng mọi biện pháp ngày càng phức tạp và tinh vi để cản trở hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị trường của họ như : tại thị trường Mỹ đó là : luật chống bán phá giá và thuế đối kháng, luật trách nhiệm sản phẩm , quy định về xuất xứ và nhãn mác hàng hóa …. Tại thị trường EU , đó là những quy định về thuế nhập khẩu , chính sách chống bán phá giá , các tiêu chuẩn về sinh thái , môi trường… Từ tháng 1/ 2008 sản phẩm may mặc muốn nhập khẩu vào EU bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn ECOTEX tức là các tiêu chuẩn về sinh thái . Có nghĩa là sản phẩm may mặc đó phải đảm bảo không gây nguy hại cho người tiêu dùng. Dư lượng các hóa chất được sử dụng trong quá trình dệt, nhuộm , may không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Do thiếu kinh nghiệm tìm kiếm bạn hàng và chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu nên hầu hết hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu đều thực hiện bằng phương pháp gia công, phải xuất khẩu thông qua nước thứ ba.Vì vậy hàng dệt may nước ta chưa có thương hiệu, lợi nhuận thu về rất ít so với lợi nhuận thu được từ việc bán theo FOB
Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn yếu . Giá hàng dệt may của nước ta thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực từ 10- 15% , đặc biệt là so với Trung Quốc thì cao đến hơn 20% .Một mặt là do thiếu nguồn cung cấp nguyên phụ liệu và mặt khác là do gia công . Bên cạnh đó phân khúc sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam là phân khúc trung bình thấp. Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm dễ làm như : áo Jacket , áo sơ mi , áo thun , quần tây ..Các sản phẩm cao cấp thì còn ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện được, do trình độ tay nghề và thiết kế mẫu mã của Việt Nam còn hạn chế
Ngành dệt may là ngành chiến lược của Viêt Nam định hướng xuất khẩu của chính phủ nên thị trường nội địa còn bị bỏ ngỏ , chưa quan tâm đúng mức. Ngành dệt may phụ thuộc rất lớn từ thị trường nước ngoài do mức sống cao , thay đổi liên tục về mẫu mã thời trang nên tạo cơ hội bán nhiều sàn phẩm hơn là thị trường nội
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đa dạng nhưng tập trung vào 3 thị trường chính là : Mỹ chiếm 53.4% , EU chiếm 20.7%, Nhật Bản chiếm 15.2% (năm 2007)
Biểu đồ 1 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu