Đề tài Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá là xu thế chung của các nước, các khu vực và toàn thế giới. Các nước ngày càng phát triển thì càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi. Trên con đường hội nhập xu thế quốc tế hoá ấy của kinh tế thế giới, thì quan hệ xuất – nhập khẩu hàng hoá Việt Nam với các nước trên thế giới là vô cùng quan trọng. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 178 nước thuộc tất cả các châu lục (theo thống kê Bộ Ngoại Giao Việt Nam), trong đó quan hệ thương mại với Châu Phi là quan trọng. Hiện nay, quan hệ đối ngoại của nước ta với Châu Phi đang tăng cường và mở rộng. Từ năm 1991 đến nay (2009), Việt Nam và các nước Châu Phi đã ký kết nhiều hiệp định khung về hợp tác quốc tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và thương mại do nhà nước ta nhận ra Châu Phi có nhiều thuận lợi. Với trên 1 tỷ dân, Châu Phi vừa là thị trường tiêu thụ hàng hoá, vừa là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất (90% côban, 90% platin, 50% vàng, 98% crôm, 9,5% dầu mỏ của thế giới) và nhiều tiềm năng phát triển khác. Đặc biệt, từ cuộc hội thảo lần thứ nhất diễn ra năm 2003 đóng vai trò như người mở đường trong quan hệ của Việt Nam và Châu Phi trong thời kỳ mới. Thực tế, trong những năm qua việc cũng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác truyền thống với các nước Châu Phi đang từng bước trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi và đề ra giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam để thấy được những khó khăn và thuận lợi của hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam gặp khó khăn và đâu là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu. Đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi của hàng hoá Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài chỉ tập trung khai thác số liệu thứ cấp đáng tin cậy như từ số liệu của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tổng Cục Thống Kê, đồng thời cũng tham khảo số liệu từ các trang web liên quan. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp được xử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích và tổng hợp. Những số liệu sau khi được xử lý sẽ dùng làm cơ sở để đánh giá và phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, và các tài liệu trên cũng làm nền tảng để đưa ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn cho đề tài nghiên cứu. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4.1. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu vào tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi và chủ yếu vào một số thị trường trọng điểm như Nam Phi, Aicập, Nigiêria, Angiêria, Maroc. 4.2. Thời gian nghiên cứu: Số liệu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2004_2010. 4.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.

doc42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3133 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ Trước hết em xin chân thành cảm ơn khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã giúp cho em làm chuyên đề kinh tế, một mặt là bước chuyển tiếp giúp cho chúng em có phương pháp khi làm chuyên đề Ngoại Thương, mặt khác giúp em khỏi lúng túng khi làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, còn giúp cho chúng em tiếp cận với các vần đề kinh tế đang đặt ra, vận dụng những lý thuyết đã học áp dụng vào thực tế. Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã cung cấp nhiều kiến thức cho em trong suốt những năm học qua để em có thể làm tốt chuyên đề này. Cuối cùng, em xin đặc biệt cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung đã hướng dẫn em làm đề tài này hoàn thành. Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cương, bản nháp, đến hoàn thành bảng chính em đã có nhiều sai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của Cô mà em đã khắc phục để hoàn thành chuyên đề của mình. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, kết quả phân tích cùng với các số liệu thu thập trong đề tài là chính xác. Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Tuyết Dung NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Giáo viên hướng dẫn La Nguyễn Thùy Dung Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2 2.1. Mục tiêu chung: 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: 2 3.2. Phương pháp xử lý số liệu: 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2 4.1. Không gian nghiên cứu: 2 4.2. Thời gian nghiên cứu: 2 4.3. Đối tượng nghiên cứu: 3 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI. 4 1.1. Khái quát quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam – Châu Phi trong thời gian qua. 4 1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Châu Phi trong thời gian qua. 5 1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu, số lượng xuất khẩu. 5 1.2.2. Cơ cấu thị trường. 6 1.2.3. Cơ cấu mặt hàng. 8 1.2.4. Tình hình về giá. 9 1.2.5. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 10 1.2.6. Các phương thức thanh toán. 10 1.2.7. Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại Châu Phi. 11 1.2.7.1. Thị trường Nam Phi. 11 1.2.7.2. Thị trường Ai cập 15 1.2.7.3. Thị trường Nigiêria 18 1.2.7.4. Thị trường Maroc 20 1.2.7.5. Thị trường Angiêria. 22 1.3. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Châu Phi 26 1.3.1. Ưu điểm 26 1.3.1.1 Ưu điểm. 26 1.3.1.2 Nguyên nhân. 26 1.3.2. Hạn chế. 27 1.3.2.1. Hạn chế. 27 1.3.2.2. Nguyên nhân. 28 Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI. 30 2.1. Định hướng. 30 2.2. Giải pháp. 30 2.2.1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại. 30 2.2.2. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu. 32 2.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. 32 PHẦN KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số nước trọng điểm ở Châu Phi 2009-2010 Bảng 1.2: Một số mặt hàng của Việt Nam xuất vào Châu Phi trong những năm qua Bảng 1.3: Kim ngạch một số mặt hàng của Việt Nam xuất sang Nam Phi 2008-2010 Bảng 1.4: Kim ngạch một số mặt hàng của Việt Nam sang Ai Cập Bảng 1.5: Xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc Bảng 1.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Angiêria 2008-2010 Bảng 1.7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào Angiêria DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 2008-2010 Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nam Phi 2008-2010 Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập 2008-2010 Biểu đồ 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nigiêria 2008-2010 Biểu đồ 1.5: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Maroc 2007-2009 Biểu đồ 1.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angiêria 2008-2010 DANH MỤC VIẾT TẮT XTTM: Xúc tiến thương mại. DN: Doanh nghiệp. XK: Xuất khẩu. GTGT: Giá trị gia tăng. D/P: Document Against Payment ( Bộ chứng từ / thanh toán). L/C: Letter of Credit (thanh toán tín dụng thư). C/O: Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá). TTR: Telegraphic Transfer Reimbursement (Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn). D/A: Document against Acceptance (Bộ chứng từ / chấp nhận thanh toán). PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá là xu thế chung của các nước, các khu vực và toàn thế giới. Các nước ngày càng phát triển thì càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi. Trên con đường hội nhập xu thế quốc tế hoá ấy của kinh tế thế giới, thì quan hệ xuất – nhập khẩu hàng hoá Việt Nam với các nước trên thế giới là vô cùng quan trọng. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 178 nước thuộc tất cả các châu lục (theo thống kê Bộ Ngoại Giao Việt Nam), trong đó quan hệ thương mại với Châu Phi là quan trọng. Hiện nay, quan hệ đối ngoại của nước ta với Châu Phi đang tăng cường và mở rộng. Từ năm 1991 đến nay (2009), Việt Nam và các nước Châu Phi đã ký kết nhiều hiệp định khung về hợp tác quốc tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và thương mại do nhà nước ta nhận ra Châu Phi có nhiều thuận lợi. Với trên 1 tỷ dân, Châu Phi vừa là thị trường tiêu thụ hàng hoá, vừa là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất (90% côban, 90% platin, 50% vàng, 98% crôm, 9,5% dầu mỏ…của thế giới) và nhiều tiềm năng phát triển khác. Đặc biệt, từ cuộc hội thảo lần thứ nhất diễn ra năm 2003 đóng vai trò như người mở đường trong quan hệ của Việt Nam và Châu Phi trong thời kỳ mới. Thực tế, trong những năm qua việc cũng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác truyền thống với các nước Châu Phi đang từng bước trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi và đề ra giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam để thấy được những khó khăn và thuận lợi của hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam gặp khó khăn và đâu là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu. Đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi của hàng hoá Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài chỉ tập trung khai thác số liệu thứ cấp đáng tin cậy như từ số liệu của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tổng Cục Thống Kê, đồng thời cũng tham khảo số liệu từ các trang web liên quan. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp được xử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích và tổng hợp. Những số liệu sau khi được xử lý sẽ dùng làm cơ sở để đánh giá và phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, và các tài liệu trên cũng làm nền tảng để đưa ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn cho đề tài nghiên cứu. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4.1. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu vào tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi và chủ yếu vào một số thị trường trọng điểm như Nam Phi, Aicập, Nigiêria, Angiêria, Maroc. 4.2. Thời gian nghiên cứu: Số liệu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2004_2010. 4.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi. PHẦN NỘI DUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI. Khái quát quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam – Châu Phi trong thời gian qua. Về thương mại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 51/54 nước châu Phi và đang tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 3 nước còn lại, cùng với đó là mạng lưới các cơ quan đại diện được tăng cường, đến nay đã có 9 cơ quan đại diện ngoại giao, 5 cơ quan thương vụ của Việt Nam được đặt tại các nước châu Phi và 8 nước châu Phi đã mở cơ quan đại diện tại Việt Nam. Với việc thiết lập quan hệ thương mại với gần hết tất cả 54 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi như trên thì tính đến hiện nay Việt Nam có gần 5.000 doanh nghiệp tham gia trao đổi hàng hóa với châu Phi, triển khai 20 chương trình xúc tiến thương mại tại một số thị trường tiềm năng. Với các lĩnh vực hợp tác trọng điểm như: năng lượng, nông nghiệp, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, lao động… đang ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.Trong đó,nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác chủ đạo, với việc ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương và các dự án 3 bên, bên cạnh đó Việt Nam còn triển khai nhiều dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. Hiện có khoảng 8.500 chuyên gia lao động Việt Nam ở Libya, Angeria, Angola và 300 chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp làm việc tại Angola, Mozambique, Angeria. Về vấn đề xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và châu Phi, thì hiện nay với hơn 70 văn kiện hợp tác các loại đã được ký kết đã tạo cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ và vững chắc để Việt Nam và châu Phi mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm. Mặt khác, Châu Phi và Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới để nâng tầm quan hệ hợp tác phát triển kinh tế. Cả hai bên đều có những thế mạnh riêng, chủng loại hàng hóa khác nhau, do đó sẽ không bị cạnh tranh, dễ dàng cho việc trao đổi và thắt chặt mối quan hệ bạn hàng. Tuy nhiên, Châu Phi đã trở thành thị trường, điểm đầu tư chiến lược đầy cạnh tranh giữa các nước, khu vực lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa vươn tới thị trường này một cách tương xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên dù điểm thuận lợi dành cho Việt Nam rất lớn. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Châu Phi trong thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu, số lượng xuất khẩu. Trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – châu Phi, với các chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên do nhà nước ta đề ra và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các thị trường mới, kim ngạch thương mại Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăng trưởng nhanh, bình quân 45%/năm, từ 360 triệu USD năm 2003 lên hai tỷ USD năm 2008, gấp đôi mục tiêu đặt ra trong Chương trình hành động 2004-2010. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Châu Phi trị giá hơn 1,33 tỷ USD, tăng 95% so với năm 2007 và nhập khẩu 756 triệu USD. Trong khi năm trước, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Châu Phi đạt gần 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Ta có thể nhận thấy rằng việc buôn bán với Châu Phi đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do trao đổi thương mại giữa hai bên có xuất phát điểm rất thấp, và những thuận lợi mà thị trường Châu Phi giành cho Việt Nam là rất lớn. Một trong những thuận lợi, đó là những thành công, kinh nghiệm trong xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực của Việt Nam với điểm xuất phát về cơ sở hạ tầng ban đầu giống như nhiều nước châu Phi hiện nay. Chính điều này khiến nhiều nước châu Phi luôn muốn “đặt hàng” Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Thêm vào đó tăng trưởng cao trong bối cảnh "cất cánh" chung của ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây cũng là điều dễ hiểu. Ðặc biệt, trong năm 2009, dù gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nó được cho là không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi, lý do là các nước này chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu và lương thực, thực phẩm, vì thế kim ngạch thương mại Việt Nam - châu Phi vẫn đạt 2,07 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang châu Phi 1,56 tỷ USD giá trị hàng hóa và nhập khẩu 510 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu hơn 570 triệu USD sang thị trường Châu Phi, xấp xỉ mức xuất siêu của cùng kỳ năm trước, mặc dù nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta bị giảm sút mạnh trong Quý I và giá cả thị trường thế giới xuống thấp trong Quý II. Nhưng trong quý II, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, nhu cầu nhập khẩu gạo cũng như các mặt hàng gia vị, thực phẩm… phục vụ cho tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo ở Bắc Phi và Giải vô địch bóng đá thế giới tại Nam Phi gia tăng, xuất khẩu sang Châu Phi đạt 371 triệu đô la Mỹ và gấp đôi so với Quý I. Với đà tăng trưởng hiện tại, với những diễn biến thuận lợi trên thị trường, xuất khẩu sang Châu Phi trong cả năm 2010 theo dự kiến có thể đạt mức 3 tỷ USD.  Cơ cấu thị trường. Hiện nay, Việt Nam đã có trao đổi thương mại với hầu hết các nước Châu Phi. Nếu nói đến các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Châu Phi trong những năm gần đây phải kể đến đó là Nam Phi, Ai cập, Ghana, Cốt-đi-voa, Ăng-gô-la, An-giê-ri, Ni-giê-ri-a, Tan-da-ni-a, Ma-rốc, Sê-nê-gan…Trong năm 2008, một số thị trường đã đạt mức kim ngạch xuất khẩu cao như Ai Cập (167 triệu USD), Ăng-gô-la (đạt 152 triệu USD), Nam Phi (147 triệu USD), Xê-nê-gan (104 triệu USD)… Bước sang năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi. Ngoại trừ thị trường Nam Phi, các thị trường đều đạt mức kim ngạch thấp so với năm 2008, Nam Phi (377,89 triệu USD), Ai Cập (162,669 triệu USD), Angiêria (81,586 triệu USD), Nigiêria (66,881 triệu USD), Ăng-gô-la (89,198 triệu USD)…. Tính đến 6 tháng đầu năm 2010, Nam Phi vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi với kim ngạch gần 207 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang toàn Châu lục, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi trong 6 tháng đầu năm giảm 22%, do xuất khẩu các mặt hàng kim loại quí, đá quí giảm mạnh. Nếu không tính mặt hàng đá quý và kim loại quý, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nam Phi vẫn tăng 111% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là thị trường Ai Cập, kim ngạch xuất khẩu đạt 82 triệu USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu vào toàn khu vực, với thuỷ sản vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đạt kim ngạch trên 25,9 triệu USD. Nigiêria đã vươn lên vị trị thứ 3 trong số 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại Châu Phi với kim ngạch đạt 72 triệu USD, tăng 167%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà giảm mạnh và chỉ đạt 41 triệu USD, do lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này giảm. Nhìn chung, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại Châu Phi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý, một số thị trường có tốc độ tăng trưởng cao là: Ni-giê-ri-a đạt 167%, Gha-na đạt trên 88% và Ai Cập đạt 24%. Thực tế là, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước Châu Phi hiện cũng tập trung chủ yếu ở các nước này. Các nước khác nhập khẩu từ Việt Nam còn rất hạn chế, 44 nước còn lại chỉ nhập khẩu chiếm 26% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Châu Phi. Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số nước trọng điểm ở Châu Phi 2009-2010 Đvt: triệu USD Quốc gia  Năm 2009  6 tháng đầu năm 2010   Ai cập  162,668  82,298   Ang-gô-la  89,198  52,259   Angieria  81,586  38,560   Nam Phi  377,889  206,744   Nigiêria  66,881  72,210   Maroc  31,14    Các nước khác  750,638  117,929   Tổng  1560  570   (Nguồn: Tổng Cục Hải Quan) Cơ cấu mặt hàng. Tại châu Phi, do đa phần các nước đều đang phát triển hoặc chậm phát triển nên tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu không quá lớn. Nhu cầu thị trường ở đây hiện vẫn tăng khá mạnh, với các mặt hàng thiết yếu như dệt may, lương thực, thực phẩm... Hiện các doanh nghiệp Việt Nam từng bước xác định trọng điểm xuất khẩu ở mỗi quốc gia châu Phi như: Angieria tiêu thụ mạnh gạo, cà phê và hạt tiêu; Angola và Kenya nhập khẩu gạo và hàng dệt may; Ai Cập mua hạt tiêu, rau quả và sợi; Nam Phi là thị trường cho các mặt hàng gạo, giày dép, cà phê, sản phẩm gỗ....Trong năm 2009, gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Châu Phi, đạt kim ngạch 587 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như hàng dệt may 99 triệu USD, cà phê 86 triệu USD, giày dép 37 triệu USD, hạt tiêu 32 triệu USD... đã xuất hiện thêm một số mặt hàng có kim ngạch lớn khác như hàng hải sản 85 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 41 triệu USD, sắt thép 34 triệu USD, săm lốp 22 triệu USD…Trong 6 tháng đầu năm 2010, gạo vẫn là mặt hàng chủ lực mặc dù trong quý 1 có sự sụt giảm mạnh. Khối lượng gạo xuất khẩu chỉ phục hồi mạnh vào quý 2. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào Châu Phi gồm có giày dép, hạt tiêu, dệt may…có mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các sản phẩm điện-điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp… cũng có xu hướng gia tăng. Bảng 1.2: Một số mặt hàng của Việt Nam xuất vào Châu Phi trong những năm qua (Đvt: triệu USD) Mặt hàng  2008  2009  6 thang 2010   Gạo  Nam Phi (12,867), Angiêria (2,48),…  Angiêria (23,8), Nam Phi (16,367), …  Nam Phi(6,893),…   Cà phê  Angieria (29,63), Nam Phi (13,476),…  Maroc (13,649), Nam Phi (12,84), Aicap (9,744),…  Nam Phi (9,337), Aicap (6,502),…   Giày dép các loại  Nam Phi (33,113),...  Nam Phi (35,868),...  Nam Phi (17,724),…   Máy vi tính và linh kiện  Nam Phi (4,710),..  Nam Phi (4,870),Maroc (2,658),…  Nam Phi (3,707),…   Hạt tiêu  Angiêria (3,16),…  Aicap (16,303), Maroc (0,688), Angiêria (1,3),…  Aicap (7,328),…   Sản phẩm dệt may  Nam Phi (12,901),…  Nam Phi (10,241), Aicap(10,478),…  Nam Phi (9,462), Aicap (4,907),…   Hải sản  Nam Phi (1,874), Angieria (2,44)  Aicap (59,717), Maroc (0,927),…  Aicap (25,929),…   Đá quý, kim loại quý và sản phẩm  Nam Phi (20,298),…  Nam Phi (199,318),…  Nam Phi (45,869),...   Cơm dừa   Maroc (0,611), Angieria (1,6),…    (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê) Tình hình về giá. Theo các tham tán thương mại, tính đến 6 tháng đầu năm 2010, tại các nước châu Phi, hiện sản phẩm (thực phẩm, hàng tiêu dùng…) có nguồn gốc Việt Nam chiếm thị phần rất lớn. Tuy nhiên, các mặt hàng này không được nhập trực tiếp từ Việt Nam, mà từ nước thứ 3 tại châu Âu, với sự chênh lệch về giá cao. Đây là một trong những bất lợi về địa lý giữa Việt Nam và Châu Phi cần được chú tâm hơn. Chẳng hạn như, tỷ lệ xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu qua trung gian, làm cho giá cả một phần bị chênh lệch cao hơn so với giá thực tế, vì thế hiện nay gạo cấp thấp của Việt Nam không có lợi thế bằng hai đối thủ là Pakistan và Myanmar, vì họ có lợi hơn ta về chi phí vận chuyển.
Luận văn liên quan