Coca cola là câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Coca cola có mặt trên 200 quốc gia trên thế giới và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với giá trị thương hiệu trên 50 tỷ đôla.
Coca cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thương hiệu Coca-Cola và thất bại tại Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ COCA COLA: 2
1. Lịch sử thương hiệu coca cola: 2
2. Những nhận định về sự thành công của Coca-Cola trên thế giới. 3
3. Hoạt động quốc tế: 5
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TẠI ẤN ĐỘ 6
1. Môi trường đầu tư quốc tế tại Ấn Độ 6
2. Phân tích ngành sản xuất đồ uống tại Ấn Độ. 9
III. THẤT BẠI COCA COCA TẠI ẤN ĐỘ 10
1. Nguyên nhân thất bại 10
2. Phản ứng của cocacola 12
3. Phản ứng của người dân 13
IV. KẾT LUẬN 14
TỔNG QUAN VỀ COCA COLA:
Lịch sử thương hiệu coca cola:
a. Hình thành:
Coca cola là câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Coca cola có mặt trên 200 quốc gia trên thế giới và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với giá trị thương hiệu trên 50 tỷ đôla.
Coca cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry...
b. Sứ mệnh tầm nhìn:
Thế giới đang thay đổi xung quanh chúng ta. Để tiếp tục phái triển mạnh trọng 10 năm tới và xa hơn nữa, chúng tôi phải nhìn về phía trước và hiểu được các xu hướng, các lực lướng sẽ định hình kinh doanh chúng tôi trong tương lai và di chuyển nhanh chóng để chuẩn bị cho những gì sẽ đến. chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm nay và ngày mai. Đó là tầm nhìn 2010 của chúng tôi, nó tạo ra 1 điểm đến lâu dài cho doanh nghiệp của chúng tôi và cung cấp cho chúng tôi một “lộ trình” cho chiến thắng cùng với các đối tác đóng chai của chúng tôi.
Sứ mệnh:
Lộ trình của chúng tôi bắt đầu với nhiệm vụ của chúng tôi, đó là lâu dài. Nó tuyên bố mục đích của chúng tôi là một công ty và phục vụ như một tiêu chuẩn cho chúng tôi cân nhắc hành động và quyết định của chúng tôi.
Để làm mới thế giới…
Để truyền cảm hứng cho những giây phút lạc quan và hạnh phúc…
Để tạo ra giá trị cho sự khác biệt.
Tầm nhìn:
Tầm nhìn của chúng tôi hoạt động như một khuôn khổ lộ trình của chúng tôi và hướng dẫn mọi khía cạnh kinh doanh của chúng tôi bằng cách mô tả những gì chúng ta cần phải thực hiện để tiếp tục đạt được tăng trưởng bền vững và chất lượng.
Con người: hãy là một nơi tuyệt vời để làm việc,nơi mọi người có được cảm hứng để làm việc tốt nhất.
Danh mục đầu tư: mang đến cho thế giới một danh mục đầu tư một thương hiệu giải khát chất lượng dự đoán đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người dân.
Đối tác : hãy nuôi dưỡng một mạng lưới chiến thắng của khách hàng và nhà cung cấp, cùng nhau tạo ra các giá trị lâu dài.
Lợi nhuận: tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông .
Năng xuất: tổ chức có hiệu quả cao và chuyển động nhanh
Những nhận định về sự thành công của Coca-Cola trên thế giới.
Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy đã được bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất, phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng chính tình cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca-Cola đã trở thành nước giải khát nổi tiếng toàn cầu.
Sự lôi cuốn tuyệt vời của Coca-Cola từ năm này qua năm khác đã hiển hiện trong hàng ngàn mẫu quảng cáo trãi dài suốt hơn một thế kỷ qua, một thế kỷ của sự tư duy và sáng tạo. Những hình ảnh này đã được rất nhiều người yêu thích, góp phần đưa tên tuổi của Coca-Cola trở thành một sản phẩm quen thuộc trong cuộc sống. Tươi mát, giàu ý tưởng và đậm đà hương vị, Coca-Cola đã tham gia vào việc đặt ra một chuẩn mực chất lượng cao cấp cho mọi sản phẩm tiêu dùng khác nhau trên thế giới. Cho đến ngày nay, hình ảnh của Coca-Cola vẫn luôn chuyển tải những thông điệp thẳng thắn, trung thực và hết sức mộc mạc của mình đến với người tiêu dùng.
Cùng với thời gian, những nhà đóng chai, nhà phân phối và mọi thành viên khác của đại gia đình Coca-Cola toàn cầu luôn giữ vững vị thế đứng đầu không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp nước giải khát, cùng những dịch vụ mang phong cách sáng tạo nhất, thuận lợi và nhiệt thành nhất mà Coca-Cola luôn muốn đem lại cho khách hàng và người tiêu dùng.
Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mục trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa.
Quá trình phát triển:
8.5.1886: Tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng. Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola.
1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD.
1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola”.
1892: Asa G. Candler đặt tên cho công ty sản xuất ra syrô Coca-Cola là công ty Coca-Cola.
1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và Honolulu.
31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.
1906: Nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba.
1919: Những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta. Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy.
Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới.
Hoạt động quốc tế:
- Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi
- Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực:
1. Trung Quốc
2. Ấn Độ
3. Nhật Bản
4. Philipin
5. Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc & New Zealand)6. Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA)
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TẠI ẤN ĐỘ
Môi trường đầu tư quốc tế tại Ấn Độ
Những thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Ấn Độ là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới
100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình Automatic Route, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ trước khi đầu tư.
Theo cách cấp phép tự động này, các nhà đầu tư chỉ phải trình báo với Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày số vốn đầu tư được chuyển vào trong nước.
Ấn Độ tìm kiếm nguồn vốn FDI lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ, thông qua các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực sản xuất và các dự án có khả năng tạo thêm việc làm ở qui mô lớn. Chỉ trong 18 tháng vừa qua, nguồn vốn FDI đổ vào các đặc khu kinh tế đã đạt 3 tỉ Đô-la Mỹ. Chính phủ Ấn Độ đã chính thức phê duyệt 404 đặc khu kinh tế, trong số đó 187 đặc khu đã được thông báo. Các đặc khu này được hưởng một số mức miễn giảm thuế, trong đó miễn thuế doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định theo Luật về Đặc khu Kinh tế năm 2005 và các văn bản sửa đổi sau đó.
Chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
Chính phủ ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay, năng lượng và viễn thông, v.v để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ấn Độ cũng đã tự do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối.
Đồng rupee có thể được tự do chuyển đổi với bất cứ tài khoản tiền gửi thanh toán nào. Nó gần như có thể chuyển đổi đầy đủ được trong tài khoản vốn của người không thường trú.
Đối với lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, cổ tức và tiền thu được phát sinh ngoài bán hàng của các dự án đầu tư có thể được kết chuyển đầy đủ về nước. Phần lớn các rào cản liên quan đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường trú đối với các nguồn thu nhập từ Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng vọt lên.
Các công ty nước ngoài có thể được lựa chọn nhiều hình thức khi đầu tư vào Ấn Độ.
Một công ty nước ngoài muốn kinh doanh ở Ấn Độ có thể có những lựa chọn sau.
Hoạt động như một công ty tại Ấn độ
- Liên doanh với một đối tác Ấn Độ
Công ty nước ngoài có thể hoạt động tại Ấn Độ bằng cách xây dựng mối liên minh chiến lược với những đối tác Ấn Độ.
- Công ty con sở hữu 100% vốn nước ngoài
Công ty nước ngoài cũng có thể thiết lập công ty con do mình sở hữu hoàn toàn trong những lĩnh vực cho phép 100% vốn đầu tư nước ngoài theo Chính sách về FDI.
- Thành lập công ty
Để đăng ký và thành lập công ty, nhà đầu tư cần nộp đơn lên Cơ quan Đăng kiểm Công ty (ROC). Sau khi công ty đã được đăng kí và thành lập một cách thích đáng như một công ty Ấn Độ thì công ty đó phải tuân thủ theo pháp luật, quy định của Ấn Độ áp dụng cho bất kỳ công ty Ấn Độ trong nước nào khác.
Hoạt động như một công ty nước ngoài
Công ty nước ngoài có thể hoạt động tại Ấn Độ thông qua:
- Văn phòng liên lạc/ Văn phòng đại diện.
- Văn phòng dự án.
- Văn phòng chi nhánh.
Thuế của Ấn Độ
Ấn Độ đang tiến tới cải cách hệ thống và chính sách thuế của mình để tạo điều kiện cho việc toàn cầu hóa hoạt động kinh tế. 40% là thuế suất doanh nghiệp mà các công ty nước ngoài phải nộp. Thuế suất ròng thấp hơn rất nhiều so với con số vừa nêu, do các loại chiết khấu và miễn giảm thuế (khác nhau) được quy định trong luật thuế. Thời gian miễn thuế được áp dụng ở các Khu Kinh tế Đặc biệt để giúp ngành công nghiệp có sức cạnh tranh trên toàn cầu. Các dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng được hưởng ưu đãi thuế hoặc miễn thuế đặc biệt. Một hệ thống quản lý thuế thân thiện với người dùng đang được đưa vào sử dụng cho phép lập hồ sơ khách hàng dưới dạng điện tử 24/24 giờ
Chính phủ tạo điều kiện cho đầu tư
Ban Thư kí Hỗ trợ Công nghiệp (SIA) thuộc Ban Xúc tiến và Chính sách Công nghiệp của Chính phủ Ấn Độ thực hiện cơ chế một cửa để trợ giúp doanh nghiệp, tạo điều kiện cho đầu tư, giám sát thực hiện dự án.
Nền kinh tế tăng trưởng ngày càng vững chắc, lực lượng lao động có tay nghề cao, Ấn Độ đã và đang tạo nên những cơ hội đầu tư lớn.
Tính theo Ngang giá sức mua (PPP), nền kinh tế Ấn Độ được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới với tốc độ tăng trưởng thực của GDP đạt 7,6% một năm trong giai đoạn 2002-2003 đến 2006-2007. Chỉ số này tăng từ 9,0% của năm 2005-2006 lên 9,4% năm 2006-2007, cao hơn nhiều so với con số trung bình từ 5% đến 6% của thập niên 80 và 90. Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của hoạt động kinh tế là sự tăng vọt trong tích trữ trong nước, đầu tư và năng suất lao động.
Ấn Độ là nước có dân số cao, lực lượng lao động dồi dào. Và hiện nay nhà nước đang chú trọng đầu tư vào đào tạo lao động có tay nghề cao hơn, để có thể có được lực lượng lao động tay nghề cao, phục vụ cho nhu cầu hiện nay.
Những khó khăn cho các nhà đầu tư
Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo xảy ra nhiều
Ấn Độ là một đất nước có nhiều tôn giáo. Các tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo (82%), Hồi giáo (12-15%), Cơ đốc giáo (2,3%), đạo Sikh (1,9%), Phật giáo (0,8%) và đạo Giai-na (0.4%).
Các tôn giáo ở Ấn Độ thường xuyên gây ra xung đột, tàn sát lẫn nhau…gây thương vong và thiệt hại lớn.
Theo thống kê các cuộc tàn sát lẫn nhau tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ qua giữa những người theo Ấn giáo và những người Hồi giáo tại Ấn Độ đã làm cho số người chết lên đến 485 người.
Những cuộc xung đột tôn giáo đó đã không những gây thiệt hại về người và của mà nó còn có sự tác động lớn đến nền kinh tế của quốc gia này. Đó là việc các công ty nước ngoài có tâm lí e ngại đầu tư vào đây, bởi họ sợ bị rủi ro, khi đầu tư vào một quốc gia có tình hình tôn giáo không ổn định.
Hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng
Hệ thống chính trị ở Ấn Độ là Dân chủ nghị viện đa đảng, dựa trên chế độ phổ thông đầu phiếu của những người trưởng thành. Hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng, với nhiều luồng tư tưởng, nhiều trường phái. Các đảng đấu tranh lẫn nhau để giành làm chủ chính quyền, nên dẫn tới tình hình chính trị không ổn định. Ngoài ra, hệ thống chính trị đa nguyên, các cá nhân và tổ chức trong xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị quốc gia.
Hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng sẽ có một số tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ. Những quy định, đạo luật, các chính sách…khi được thông qua sẽ có ý kiến của nhiều bên, và các bên có thể không thống nhất được với nhau gây nên xung đột, đấu tranh lẫn nhau, gây chia rẽ nội bộ đất nước.
Khi các đảng thay thế lẫn nhau lên nắm quyền thì có thể dẫn tới sự thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế.Một chính phủ đương nhiệm cũng có thể từ bỏ đường lối và chính sách cũ. Sự ổn định chính trị mang lại nhiều thuận lợi cũng như các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư hơn vào nước đó.Có thể nói sự ổn định chính trị là một trong những vấn đề quan tâm nhất các nhà kinh doanh quốc tế khi đầu tư.
Phân tích ngành sản xuất đồ uống tại Ấn Độ.
Cùng với nhu cầu về các loại nước giải khát ngày càng tăng lên, thị trường nước giải khát cũng ngày càng phát triển. Nhưng người dân thì càng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và mức độ an toàn của các loại nước giải khát.
Ấn Độ là thị trường thu hút khá nhiều tập đoàn công nghiệp lớn ở nước ngoài về đồ uống như Pepsi, coca cola, Diageo…
Những tên tuổi lớn như Diageo - tập đoàn rượu mạnh lớn nhất thế giới - và Tập đoàn Kirin của Nhật Bản đang áp dụng những chiến lược đa chiều, trong đó có hoạt động mua bán, sáp nhập và lập quan hệ đối tác với các tập đoàn sở tại tại Ấn Độ. Tập đoàn Diageo còn đang thương thảo mua cổ phần trong Tập đoàn United Spirits của Ấn Độ.
Ấn Độ hiện là thị trường lớn thứ hai của Ciroc - một loại votka "siêu sang" của tập đoàn Diageo. Còn loại rượu Black Label của tập đoàn đã trở thành một "thương hiệu biểu tượng" ở nước này.
Trong khi đó, tập đoàn giải khát lớn thứ ba thế giới, Heineken, đã đạt được thỏa thuận với hãng giải khát lớn nhất Ấn Độ là United Breweries để đóng chai và phân phối .
Pepsi đã tham gia vào thị trường Ấn Độ khá lâu, và mới đây, PepsiCo cũng bắt tay với hãng trà Tata, thuộc tập đoàn công nghiệp Tata lớn nhất Ấn Độ để cùng phát triển một loạt các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Các thương hiệu bia, rượu ngoại đang cạnh tranh mạnh với các thương hiệu nội địa tại các thị trường Ấn Độ, do người tiêu dùng ưa thích các thương hiệu cao cấp. Ở Ấn Độ, người dân thích hàng hiệu đến mức họ đổ cả núi tiền mua túi xách tay, quần áo hàng hiệu và giờ đây là "bia hiệu" với các thương hiệu cao cấp.
Vì vậy, ta thấy, ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở Ấn Độ đang rất sôi động, và có rất nhiều công ty tham gia cả trong nước lẫn nước ngoài. Điều đó sẽ khiến cho các công ty phải gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với các đối thủ.
THẤT BẠI COCA COCA TẠI ẤN ĐỘ
Nguyên nhân thất bại
Dư thuốc trừ sâu trong cocacola
Tòa án tối cao Ấn Độ đã yêu cầu hai hãng nước giải khát lớn nhất thế giới cung cấp chi tiết về thành phẩm trong sản phẩm. Yêu cầu trên đi kèm với lệnh cấm bán đồ uống Coke trên cả nước.
Về phía Trung tâm Khoa học và Môi trường New Delhi, cơ quan này khẳng định dư lượng chất trừ sâu trong các mẫu thử của Coke và Pepsi cao gấp 24 lần so với hạn mức tối đa mà Cục tiêu chuẩn Ân Độ ban hành. Những chất độc hại này, về lâu dài có thể gây ra bệnh ung thư, quái thai , tổn hại hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm.
Ngày 4-8, nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu chính quyền cấm các loại nước giải khác do Coca Cola sản xuất sau khi một cuộc điều tra địa phương khẳng định các loại thức uống này có nồng độ thuốc trừ sâu không thể chấp nhận được. Một nghiên cứu do Trung tâm khoa học và môi trường (CSE) công bố mới đây cho thấy 11 sản phẩm của hai hãng có chứa dư lượng thuốc trừ sâu ở mức độ không chấp nhận được. Cụ thể, một số sản phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn 24 lần so với mức cho phép, trong một số trường hợp cao hơn đến 400 lần.
Đã có tới 1/4 số bang của Ấn Độ đưa ra lệnh cấm tiêu thụ nước giải khát của hai hãng này.
Theo Vijay Kumar Malhotra, đại biểu thuộc đảng đối lập BJP, các công ty này đang đùa giỡn với sinh mạng của hàng triệu người và ông yêu cầu chính quyền cần phải cấm cửa Pepsi và Coca Cola. Các đại biểu thuộc đảng Rashtriya Janata Dal trong chính phủ liên minh trung tả, cũng tán đồng ý kiến này.
Devendra Singh Yadav, một thành viên của đảng này cho rằng do chứa hàm lượng thuốc trừ sâu quá cao, các loại thức uống có tính "giết người dần dần" này sẽ gây tổn hại cho Ấn Độ. Ông đề nghị các công ty đồ uống của Ấn Độ nên sản xuất các loạt sữa và yaourt. Đây là những phản ứng mạnh mẽ của các đại biểu quốc hội ngay sau khi Trung tâm khoa học và môi trường (CSE) công bố một cuộc nghiên cứu về 57 mẫu trích từ 11 loại thức uống do hai công ty Mỹ sản xuất, đã chứa hàm lượng cao các chất bã thuốc trừ sâu vượt mức.
Theo CSE, hàm lượng chất bã này cao gấp 24 đến 200 lần so với mức có thể chấp nhận. CSE nhận định tính an toàn cho người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu, vì vậy các loại thức uống không có cồn được sản xuất tại Ấn Độ phải tôn trọng chặc chẽ các qui chuẩn quốc tế và phải thực hiện theo toàn bộ các điều khoản quốc gia qui định.
Ô nhiễm môi trường
Nhà máy đóng chai của Coca-Cola tại quận Palakkad bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho môi trường, khiến đất đai xuống cấp và nguồn nước bị ô nhiễm.
Các nhà lập pháp Ấn Độ đã thông qua dự luật sau khi một Ủy ban cấp cao được chính quyền bang Kerala thành lập kết luận rằng, việc sản xuất tại nhà máy đóng chai Coca-Cola đã gây thiệt hại cho môi trường, khiến đất bị xuống cấp và nước bị ô nhiễm. Coca-Cola Ấn Độ đã bày tỏ sự thất vọng vì cho rằng nhà máy của họ không gây ra thiệt hại nào.
Chính quyền bang Kerala nói rằng nhà máy đóng chai của Coca-Cola đặt ở xã Plachimada trong huyện Palakkad đã rút lượng nước quá nhiều gây ra tình trạng thiếu hụt nước trong khu vực. Chính quyền nói rằng chất thả