1.1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế không còn là vấn đề mới thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh khốc liệt. Ở môi trường kinh tế như vậy thì một yêu cầu khách quan, cấp bách đối với nước ta là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để hội nhập ngày càng sâu rộng và có hiệu quả. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là phải lành mạnh hoá hệ thống Tài chính - Ngân hàng.
Nét nổi bật trong những năm qua là hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh thị trường tài chính chưa phát triển thì Ngân hàng được kỳ vọng là kênh cung ứng vốn quan trọng nhất của nền kinh tế. Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Không những đem lại hiệu quả đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, đáp ứng những nhu cầu cần thiết hiện tại cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Đặc biệt là mảng cho vay tiêu dùng là một vấn đề mà rất nhiều ngân hàng khác cũng rất quan tâm. Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị là một tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng cũng đang đứng trước tình hình đó. Hoạt động trên một địa bàn nhỏ hẹp mà phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Đông Á, ACB và sắp tới đây là một loạt các ngân hàng nước ngoài chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam cũng như Quảng Trị. Sau khi thời hạn cam kết của Việt Nam với các đối tác nước ngoài về các lĩnh vực ngân hàng đã hết.
Cho nên yêu cầu cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị là phải làm sao tăng cường công tác huy động vốn, mở rộng vốn cho vay nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của nghành, các thành phần kinh tế trên địa bàn với điều kiện tốt nhất thuận lợi nhất để thu hút được nhiều khách hàng hơn, nắm chắc và mở rộng thị trường cho vay không để các đối thủ khác chiếm lĩnh. Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng tránh những rủi ro trong kinh doanh. Nhận thức được điều này, thông qua quá trình thực tập tại Chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quảng Trị, em đã chọn đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT QUẢNG TRỊ
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát của bài báo cáo này là phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng No & PTNT Quảng Trị. Để từ đó đưa ra được các chính sách, chương trình phù hợp nhằm giúp ngân hàng nâng cao chất lượng kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của mình trên địa bàn
Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
- Tình hình cho vay tiêu dùng ở ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng No & PTNT Quảng Trị bài báo cáo thực tập sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Để phân tích thực trạng và vị trí của ngân hàng trên thị trường Quảng Trị, bài báo cáo sử dụng mô hình ma trận SWOT.
Số liệu của bản báo cáo được lấy từ phòng tổng hợp của ngân hàng No & PTNT Quảng Trị.
1.4. Phạm vi đề tài:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, tuy nhiên trong bài luận này em chỉ xin trình bày một số hiểu biết và ý kiến về hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quảng Trị trong những năm 2005- 2006.
1.5. Nội dung đề tài:
Ngoài chương mở đầu, kết cấu đề tài của em gồm có 4 chương:
Chương 2: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng và tín dụng tiêu dùng
Chương 3: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
Chương 4: Một số giải pháp và nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
Chương 5: Kết luận và các kiến nghị
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế không còn là vấn đề mới thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh khốc liệt. Ở môi trường kinh tế như vậy thì một yêu cầu khách quan, cấp bách đối với nước ta là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để hội nhập ngày càng sâu rộng và có hiệu quả. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là phải lành mạnh hoá hệ thống Tài chính - Ngân hàng.
Nét nổi bật trong những năm qua là hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh thị trường tài chính chưa phát triển thì Ngân hàng được kỳ vọng là kênh cung ứng vốn quan trọng nhất của nền kinh tế. Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Không những đem lại hiệu quả đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, đáp ứng những nhu cầu cần thiết hiện tại cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Đặc biệt là mảng cho vay tiêu dùng là một vấn đề mà rất nhiều ngân hàng khác cũng rất quan tâm. Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị là một tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng cũng đang đứng trước tình hình đó. Hoạt động trên một địa bàn nhỏ hẹp mà phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Đông Á, ACB…và sắp tới đây là một loạt các ngân hàng nước ngoài chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam cũng như Quảng Trị. Sau khi thời hạn cam kết của Việt Nam với các đối tác nước ngoài về các lĩnh vực ngân hàng đã hết.
Cho nên yêu cầu cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị là phải làm sao tăng cường công tác huy động vốn, mở rộng vốn cho vay nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của nghành, các thành phần kinh tế trên địa bàn với điều kiện tốt nhất thuận lợi nhất để thu hút được nhiều khách hàng hơn, nắm chắc và mở rộng thị trường cho vay không để các đối thủ khác chiếm lĩnh. Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng tránh những rủi ro trong kinh doanh. Nhận thức được điều này, thông qua quá trình thực tập tại Chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quảng Trị, em đã chọn đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT QUẢNG TRỊ
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát của bài báo cáo này là phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng No & PTNT Quảng Trị. Để từ đó đưa ra được các chính sách, chương trình phù hợp nhằm giúp ngân hàng nâng cao chất lượng kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của mình trên địa bàn
Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
Tình hình cho vay tiêu dùng ở ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng No & PTNT Quảng Trị bài báo cáo thực tập sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Để phân tích thực trạng và vị trí của ngân hàng trên thị trường Quảng Trị, bài báo cáo sử dụng mô hình ma trận SWOT.
Số liệu của bản báo cáo được lấy từ phòng tổng hợp của ngân hàng No & PTNT Quảng Trị.
1.4. Phạm vi đề tài:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, tuy nhiên trong bài luận này em chỉ xin trình bày một số hiểu biết và ý kiến về hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quảng Trị trong những năm 2005- 2006.
1.5. Nội dung đề tài:
Ngoài chương mở đầu, kết cấu đề tài của em gồm có 4 chương:
Chương 2: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng và tín dụng tiêu dùng
Chương 3: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
Chương 4: Một số giải pháp và nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
Chương 5: Kết luận và các kiến nghị
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi suy nghĩ trong suốt thời gian thực tập, song trình độ còn hạn chế bản thân mới là sinh viên năm 4, kinh nghiệm việc làm thực tiển chưa có mà hoạt động tín dụng về ngân hàng lại rất phong phú và đa dạng nên đề tài còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, góp ý của thầy giáo Nguyễn Hoàng Bảo, cô Trương Công Thanh Nghị, các thầy cô trong khoa KHĐT trường đại học kinh tế TP.HCM và tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI,TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành của NHTM
So với tiền tệ, tín dụng thì hệ thống ngân hàng ra đời muộn hơn nhiều. Lúc đầu chỉ là hoạt động đổi chác tiền đúc của các thương nhân đã hình thành nên một nghề mới - Nghề ngân hàng.
Từ thời trung cổ, do vua chúa phong kiến làm “ biến chất” tiền đúc để kiếm lời, do đó lưu thông tiền tệ hết sức rối ren, hỗn loạn gây trở ngại cho thương nghiệp. Để đối phó với tình trạng này, trong các nhà thương nghiệp có một số người đã tách ra chuyên kinh doanh và đổi tiền đúc. Marx gọi họ là các nhà tư bản thương nghiệp - tiền tệ.
Lúc đầu các nhà tư bản thương nghiệp - tiền tệ mua bán tiền bạc và đổi tiền đúc. Cùng với sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương, họ còn giúp các thương nhân bảo quản tiền, chuyển tiền và thanh toán.
Do thực hiện những nghiệp vụ trên, nên các nhà tư bản thương nghiệp - tiền tệ đã tập trung được một số lớn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và dùng số vốn này cho vay kiếm lời.
Như vậy, sau một quá trình phát triển, nghề đổi tiền đúc của các nhà tư bản thương nghiệp - tiền tệ đã trở thành nghề ngân hàng.
Nghề ngân hàng trong thời kỳ đầu chỉ bao gồm những nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản tiền, thanh toán chuyển tiền và cho vay. Cho nên các ngân hàng thời kỳ này được gọi là ngân hàng cho vay nặng lãi.
Thế kỷ XV trở về trước, nghề ngân hàng chưa phát triển mạnh. Từ thế kỷ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở nhiều nước Châu Âu. Thương mại bắt đầu phát triển, đòi hỏi phải có những tổ chức chuyên môn để giải quyết nhu cầu vay vốn, tổ chức thanh toán, chuyển tiền. Vì vậy, các ngân hàng tư bản chủ nghĩa ra đời.
Thời kỳ đầu các ngân hàng mới ra đời còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau, đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và phát hành giấy bạc ngân hàng.
Đến thế kỷ XIX, việc nhiều ngân hàng cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông đã gây cản trở cho quá trình lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước đã can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành đạo luật hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành tiền, giành quyền này cho một số ngân hàng lớn. Về sau, nhà nước trao quyền phát hành tiền cho một ngân hàng duy nhất, được gọi là ngân hàng phát hành, sau đó chuyển thành ngân hàng trung ương. Các ngân hàng còn lại không được phép phát hành tiền, chỉ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế, được gọi là ngân hàng trung gian hay ngân hàng kinh doanh.
Sang thế kỷ XX, các ngân hàng trung gian phát triển mạnh ở các nước châu Âu, châu Mỹ cũng như các nước thuộc địa, bán thuộc địa thuộc các châu lục á, Phi và Mỹ Latinh. Bên cạnh các ngân hàng kinh doanh đa năng, như NHTM, còn xuất hiện các ngân hàng kinh doanh hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, như ngân hàng đầu tư, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng địa ốc... và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng... Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn từ những người tiết kiệm tới những người chi tiêu nhưng lại không kinh doanh các khoản tiền gửi không kỳ hạn, do đó không cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống ngân hàng kinh doanh ở các nước đã hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao. Xuất hiện nhiều ngân hàng quy mô lớn, xuyên quốc gia. Nó không những có chi nhánh ở trong nước mà còn mở ra nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới. Cùng với các NHTM xuyên quốc gia, những ngân hàng quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính – tiền tệ giữa các nước, khơi thông sự chu chuyển vốn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của mỗi nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Còn theo luật tổ chức tín dụng của nước ta được quốc hội khoá X thông qua vào tháng 12/1997 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998. NH là một tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ ngân hàng và hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và nghiệp vụ ngân hàng với nội dung là nhân tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
2.1.2. Chức năng của NHTM
2.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính.
NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính có nghĩa là NH vừa là đi vay và cung là người cho vay. NHTM là cầu nối giữa những người thiếu tiền và những người thừa tiền. Nhờ có NHTM mà nhu cầu này được giải quyết một cách dễ dàng.
NHTM thức sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội.
Nhờ có NHTM mà tiền tiết kiệm của các cá nhân, đoàn thể, các tổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Thông qua các hoạt động của NHTM mà tiền tiết kiệm này sẽ đựơc đưa vào nền kinh tế hoạt động.
2.1.2.2. Chức năng thủ quỹ cho khách hàng
Ngân hàng là người bảo quản tiền bạc, tài sản của khách hàng cho nên Ngân hàng:
- Thực hiện chức năng huy động vốn.
- Chức năng trung tâm tài chính.
- Ngoài ra ngân hàng còn kiểm soát một phần trạng thái và kiểm soát việc sử dụng vốn.
2.1.2.3. Chức năng tạo tiền
Thông qua hoạt động của ngân hàng. NHTM đã tạo ra tiền dưới hạng bút tệ. Để tạo ra tiền tệ cần phải có những điều kiện sau:
- NHTW có quy định tỹ lệ dự trữ bắt buột.
- Hệ thống NH kinh doanh không có dự trữ ngoài dự trữ bắt buộc.
- Không có tiền mặt ngoài lưu thông.
Giả sử NH nhận một lượng tiền cơ sỡ M và chỉ thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Qua nhiều hệ thống ngân hàng thì tổng khối lượng tiền kinh tế được tạo ra và được chứng minh bằng công thức sau:
Số tiền mặt được tạo ra = Số tiền ban đầu / Tỹ lệ dự trữ bắt buộc
2.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM
2.1.3.1. Nghiệp vụ tài sản nợ-nghiệp vụ nguồn vốn
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với bản thân của mọi NHTM. NHTM được sử dụng các biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền từ xã hội nhằm tạo ra một lượng vốn cần thiết cho nền kinh tế cho từng giai đoạn. Nghiệp vụ tạo vốn của NHTM bao gồm:
2.1.3.1.1. Vốn tự có của ngân hàng:
Vốn tự có là nguồn vốn mà mọi ngân hàng đều phải có để dự trữ riêng cho mình. Nó có vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn. Nó có khả năng phòng ngừa rủi ro, khả năng cạnh tranh và thanh toán cho khách hàng. Đảm bảo cho khách hàng hoạt động vững chắc hơn trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay. Nguồn vốn này bao gồm:
Vốn điều lệ: Đây là số vốn ban đầu khi thành lập được ghi vào điều lệ của ngân hàng và nó ít nhất bằng số vốn pháp định do ngân hàng nhà nước quy định.
Các quỹ của ngân hàng: Trong quá trình hoạt động, vốn tự có của ngân hàng được bổ sung bằng các quỹ dự trữ và các quỹ khác.
Lợi nhuận còn lại chưa phân phối: Đây là nguồn lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động kinh doanh hàng năm.
2.1.3.1.2. Nghiệp vụ huy động tiền gửi
Đây là hoạt động quan trọng nhất nhằm tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tài sản nợ của ngân hàng, là đối tượng chủ yếu, mục tiêu quản lý tài sản nợ của NHTM. Đồng thời nó thể hiện quy mô hoạt động của mỗi ngân hàng. Các hình thức huy động của nghiệp vụ này bao gồm: tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn); tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.. đây là nguồn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của NHTM.
2.1.3.1.3. Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các chứng chỉ
Để mở rộng nguồn vốn cho ngân hàng, bên cạnh nguồn vốn huy động tiền gửi, các NHTM có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại nợ có mệnh giá cao gọi là chứng chỉ tiền gửi. Hình thức huy động này thể hiện tính chủ động của ngân hàng khi ngân hàng cần vốn và là công cụ mua bán trên thị trường tiền tệ. Chứng chỉ tiền gửi này có thể là trái phiếu hoặc kỳ phiếu, nguời sở hữu chúng có thể chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố hoặc chiết khấu cho ngân hàng để vay tiền. Nó có vai trò trong việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.
2.1.3.1.4. Nghiệp vụ đi vay ở các ngân hàng khác
Các NHTM có thể đi vay vốn của NHTW trong những tình huống thiếu hụt dự trữ ,thiếu tiền mặt thanh toán. Vay các ngân hàng khác thông qua thị trường liên ngân hàng, vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, nhằm hỗ trợ cho khả năng thanh toán chi trả và làm tăng quy mô tính dụng của ngân hàng. Đối với các khoản vay này thời gian thường ngắn nhưng lãi suất cao.
2.1.3.2. Nghiệp vụ tài sản có-nghiệp vụ sữ dụng vốn:
Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ đầu vào thì nghiệp vụ tài sản có là nghiệp vụ đầu ra của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ mà các NHTM sẽ sử dụng các nguồn vốn có được từ nghiệp vụ tài sản nợ để tiến hành hoạt động kinh doanh. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm:
2.1.3.2.1. Các khoản mục về ngân quỹ:
Tiền mặt tại quỹ: Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại giữ lại tại kho của ngân hàng. Nguồn tiền này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho khách hàng.
Tiền gửi tại NHTW và các ngân hàng đại lí: Đây là nguồn tiền dùng để thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản giữa các khách hàng theo lệnh của khách hàng
Tiền mặt đang trên đường thu hồi: Là khoản tiền mà các đơn vị trả nợ kí cam kết thanh toán, hiện đang thu về.
2.1.3.2.2. Nghiệp vụ tín dụng.
Nghiệp vụ tín dụng được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các NHTM nói. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục thuộc tài sản có. Nghiệp vụ này bao gồm tín dụng trung dài hạn, ngắn hạn, cho thuê tài chính, bảo lãnh...
Nghiệp vụ này mang tính rủi ro cao do chịu nhiều yếu tố tác động như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị...
2.1.3.2.3. Tài sản cố định:
Tài sản cố định là nguồn vốn để tạo dựng ngân hàng. Những loại TSCĐ của NHTM thường chiếm một tỉ trọng nhỏ trong khoản mục tài sản có. Nó được tạo thành từ nguồn vốn điều lệ của NHTM. Cơ cấu tài sản cố định của ngân hàng bao gồm: trụ sở làm việc, thiết bị máy móc, dụng cụ làm việc, các phương tiện thông tin, các phương tiện vận chuyển, các loại trang thiết bị khác. Ngoài ra còn có TSCĐ vô hình khác như uy tín của ngân hàng.
2.1.3.2.4. Nghiệp vụ đầu tư:
Đây cũng là một trong những nghiệp vụ mà các NHTM thường sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận. Các NHTM sử dụng nguồn vốn ổn định để mua các chứng khoán như công trái, các loại trái phiếu, cổ phiếu nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh để phân tán rủi ro, bảo tồn ngân quỹ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tất cả các loại chứng khoán đều mang lại thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên tuỳ theo mục đích hoạt động mà ngân hàng mua loại này hay loại khác.
2.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian thanh toán và các nghiệp vụ khác của của NHTM.
2.1.3.3.1. Nghiệp vụ trung gian thanh toán
Bao gồm bảo lãnh, uỷ thác thanh toán, tư vấn, làm môi giới chứng khoán, phát hành chứng khoán, nhận vốn tài trợ.
2.1.3.3.2. Các nghiệp vụ khác của NHTM:
Ngoài những nghiệp vụ đã nêu, các NHTM còn thực hiện một số các dịch vụ cho khách hàng như: chuyển tiền, cho thuê két sắt, nhận tiền điện nước, chuyển trả tiền học phí...
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
2.2.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng
Là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhân nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dụng cần thiết. Tín dụng này được cung cấp cho việc mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị điện gia đình như tủ lạnh, máy giặt…
2.2.2. Tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là một trong những hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó không nhưng đem lại nhiều lợi ích đích thực cho lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho nhiều đối tượng.
2.2.2.1. Đối với người tiêu dùng:
Tạo điều kiện cho người tiêu dùng đáp ứng những nhu cầu cần thiết kịp thời, góp phần nâng cao nhu cầu đời sống cho người dân.
2.2.2.2. Đối với ngân hàng:
Cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng được hình thức tín dụng, tăng thu nhập và phân tán rủi ro. Ngoài ra ngân hàng cũng có thể tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ với khách hàng, tăng thêm thị phần cũng như cũng góp phần phát triển dịch vụ của ngân hàng.
2.2.2.3. Đối với nền kinh tế:
Từ khi cho vay tiêu dùng được áp dụng thì hiện tượng cho vay nóng được đẩy lùi. Bên cạnh đó thông qua hoạt động này mà chính sách kích cầu của nền kinh tế được tăng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh những lợi ích đạt được thì cho vay tiêu dùng cũng thường gặp những rủi ro.
+ Rủi ro thất nghiệp.
+ Rủi ro vi phạm pháp luật mức độ hình sự.
+ Rủi ro do người đi vay chết, mất tích, tai nạn. Tất cả những rủi ro đó điều có thể đem lại sự không trả được nợ cho ngân hàng vì vậy ngân hàng cấn có những biện pháp linh hoạt nhằm để hạn chế bớt những rủi ro.
2.2.3. Đặc điểm, phân loại.
2.2.3.1 Đặc điểm
Quy mô vốn vay thường nhỏ, số lượng vay nhiều do vậy tạo nên tình trạng quá tải đối với cán bộ ngân hàng. Mất nhiều thời gian và tốn kém trong việc thực hiện công tác cho vay. Cũng như theo dõi việc thu nợ.
Cho vay tiêu dùng có nhiều rủi ro cao hơn so với cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Bởi lẻ chúng ta ít có thông tin hơn trong việc thẩm định. Vì vậy công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn dẫn đến rủi ro nhiều.
Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng vay tiêu dùng thường không cao. Vì thường những khách hàng không phải là các pháp nhân nên việc kiểm soát rất khó khăn chủ yếu dựa vào đạo đức của khách hàng.
2.2.3.2. Phân loại
2.2.3.2.1. Tín dụng tiêu dùng trực tiếp
Là tín dụng ngân hàng thực hiện những khoản cho vay tiêu dùng trực tiếp với khách hàng xin vay tại ngân hàng.
2.2.3.2.2. Tín dụng tiêu dùng gián tiếp
Là việc ngân hàng mua các phiếu mua bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá, tức là hình thức tài trợ bán trả góp của các NHTM
2.2.4. Các quy định của tín dụng tiêu dùng.
2.2.4.1. Nguyên tắc vay vốn
Người vay vốn phải hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi cho vay tổ chức tín dụng khi đến hạn trả nợ.
Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng với mục đích và đối tượng chi phí ghi trong đơn xin vay .
2.2.4.2. Điều kiện vay vốn
Vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng phải có mục đích rõ ràng.
Người vay vốn:
- Đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân vay vốn phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không mất trí, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc tại đơn vị đặt trụ sở trên cùng địa bàng hoạt động của tổ chức tín dung cho vay.
- Có vốn tự có tham gia ít nhất là 20% trong tổng nhu cầu vay vốn xin vay.
- Có một trong các yếu tố sau: Tài sản thế chấp, vật cầm cố, người bảo lãnh, cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó cam kết trích từ tiền lương, trợ cấp hàng tháng để trả nợ cho tổ chức tín dụng, nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi.
2.2.4.3. Đối tượng cho vay
Phương tiện đi lại: Ôtô, xe máy, xe đạp, thuyền.