Nhằm mục đích củng cố kiến thức chuyên ngành đã được học tập lãnh đạo nhà trường cùng với sự hợp tác từ phía doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu thực tế, gắn chặt hơn nữa lý thuyết vào thực tế, học tập trên lớp với thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và thực tiễn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Qua đó có thể góp phần vào đào tạo toàn diện về trình độ, kỹ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên nhằm mục đích đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức. Các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng nói riêng cũng không đứng ngoài sự cạnh tranh gay gắt đó.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng có thể học hỏi kinh nghiệm công tác của các nhà quản trị, các cán bộ nghiệp vụ kinh doanh. Từ đó có cơ hội thực hành, làm quen với cách thức giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường.
Vì thời gian tiếp xúc với Công ty có hạn nên trong bảng báo cáo này em chỉ mô tả tổng quan về Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng, các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Cấu trúc của báo cáo bao gồm 2 Chương:
Chương I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.
Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.
43 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động và hoàn thiện kênh phân phối công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
------------------o0o----------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH : MARKETING
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ THÔNG TIN MARKETING
BẬC : CAO ĐẲNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bê
Mã sinh viên : CCMA020001
Cán bộ hướng dẫn : Dương Thị Thu Trang
ĐÀ NẴNG, tháng 05 năm 2011
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
------------------o0o----------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực hiện từ 11/4/2011 đến 11/5/2011
Sinh viên thực tập:
Họ và tên: Nguyễn Thị Bê MSV: CCMA020001
Lớp: CCMA02 Khóa: 2008 – 2011
Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Quản trị thông tin Marketing
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Dương Thị Thu Trang
Học vị: Cử nhân
Ngành: Quản trị kinh doanh Marketing
Đơn vị: Khoa Thương mại điện tử
Đơn vị thực tập:
Tên đơn vị: Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng
Địa chỉ: 149 – Trần Phú – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3817147
Cán bộ hướng dẫn: Huỳnh Văn Tấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ CỦA SINH VIÊN
KHÓA HỌC: 2008 - 2011
- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Bê
- Ngày tháng năm sinh: 10 – 06 – 1990
- Nơi sinh: Thôn 2 – Xã Quế Phước – Huyện Quế Sơn – Tỉnh Quảng Nam
- Lớp: MA02 Khóa: 2008 – 2011 Hệ đào tạo: Cao Đẳng
- Ngành đào tạo: Quản trị thông tin Marketing
- Thời gian thực tập tốt nghiệp: từ ngày 11/ 04/ 2011 đến ngày 13/ 05/2011
- Tại cơ quan: Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng
- Nội dung thực tập:
Tìm hiểu tổng quan về công ty, cũng như thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
1. Nhận xét về chuyên môn:
2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan thực tập:
3. Kết quả thực tập tốt nghiệp: (chấm theo thang điểm 10): ……………………………
Đà Nẵng, ngày ……..tháng …….. năm 20….
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CƠ QUAN TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị phòng kinh doanh, cùng ban lãnh đạo của Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng đã giúp tôi hoàn thành tốt thời gian thực tập cũng như nghiên cứu những vấn đề liên quan đến báo cáo cũng như ngành học của mình tại doanh nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GVHD là cô Dương Thị Thu Trang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hướng dẫn cũng như hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng với toàn thể thầy cô trong khoa Thương mại điện tử trường Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt-Hàn đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, đồng thời tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG 1
1.1. Giới thiệu chung 1
1.2. Sự hình thành của Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng 1
1.2.1. Nhà máy Cơ khí Ô tô Đà Nẵng 1
1.2.2. Công ty Cơ khí và thiết bị điện Đà Nẵng 2
1.3. Nhà máy Cơ khí điện cơ Đà Nẵng 2
1.4. Thành lập Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng 3
1.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
1.5.1. Chức năng 4
1.5.2. Nhiệm vụ 4
1.6. Cơ cấu tổ chức của Công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 4
1.6.1. Cơ cấu tổ chức của công ty. 4
1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 6
1.6.2.1. Ban giám đốc: 6
1.6.2.2. Các phòng tham mưu 7
1.6.2.3. Các đơn vị trực thuộc 8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG 9
2.1 Môi trường kinh doanh của công ty 9
2.1.1. Môi trường vĩ mô 9
2.1.1.1. Môi trường kinh tế 9
2.1.1.2. Môi trường chính trị pháp luật 10
2.1.1.3. Môi trường văn hóa xã hội 10
2.1.1.4. Môi trường công nghệ 10
2.1.1.5. Môi trường tự nhiên 11
2.1.2. Môi trường vi mô 11
2.1.2.1. Khách hàng 11
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh 12
2.1.2.3. Nhà cung cấp 12
2.1.2.4. Các trung gian 13
2.1.2.5. Văn hóa của Công ty 13
2.2. Nguồn lực của công ty 13
2.2.1. Cơ sở vật chất 13
2.2.2. Tình hình tài chính 14
2.2.3. Tình hình lao động 17
2.3. Kết quả kinh doanh 18
2.4. Các thông số tài chính 20
2.4.1. Nhóm thông số khả năng thanh toán 21
2.4.1.1. Khả năng thanh toán hiện thời (RC) 21
2.4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Rq) 21
2.4.1.3. Vòng quay phải thu khách hàng 21
2.4.1.4. Kỳ thu tiền bình quân 21
2.4.1.5. Vòng quay hàng tồn kho(RI) 22
2.4.2. Nhóm các thông số nợ 22
2.4.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ 22
2.4.2.2. Tỷ lệ nợ trên tài sản 22
2.4.2.3. Thông số nợ trên vốn dài hạn 23
2.4.3. Nhóm thông số khả năng sinh lợi 23
2.4.3.1. Khả năng sinh lợi trên doanh số 23
2.4.3.2. Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư 23
2.5. Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty thông qua ma trận SWOT 24
2.5.1. Điểm mạnh 24
2.5.2. Điểm yếu 24
2.5.3. Cơ hội 25
2.5.4. Thách thức 25
2.6. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty 26
2.6.1. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chức năng Marketing 26
2.6.2. Thực trạng hoạt động marketing – mix 26
2.6.2.1. Chính sách về sản phẩm 26
2.6.2.2. Chính sách giá 27
2.6.2.3. Kênh phân phối 27
2.6.2.4. Chính sách truyền thông cổ động 27
2.7. Tình hình hoạt động hệ thống kênh phân phối của công ty. 28
2.7.1. Sơ đồ hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty 28
2.7.2. Các loại kênh phân phối 29
2.7.2.1. Kênh trực tiếp 29
2.7.2.2. Kênh phân phối cấp 1 29
2.7.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua 29
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
DANH MỤC VIẾT TẮT
BGTVT
Bộ Giao thông vận tải
CBCNV - LĐ
Cán bộ công nhân viên lao động
GTCC
Giao thông Công chính
LĐTL
Lao động tiền lương
QĐ
Quyết định
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TW
Trung ương
UBND
Uỷ ban nhân dân
XNK
Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán 15
Bảng 2.2: Bảng tình hình lao động và thu nhập của nhân viên công ty 17
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008-2010. 18
Bảng 2.4: Bảng thông số tài chính 20
LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm mục đích củng cố kiến thức chuyên ngành đã được học tập lãnh đạo nhà trường cùng với sự hợp tác từ phía doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu thực tế, gắn chặt hơn nữa lý thuyết vào thực tế, học tập trên lớp với thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và thực tiễn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Qua đó có thể góp phần vào đào tạo toàn diện về trình độ, kỹ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên nhằm mục đích đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức. Các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng nói riêng cũng không đứng ngoài sự cạnh tranh gay gắt đó.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng có thể học hỏi kinh nghiệm công tác của các nhà quản trị, các cán bộ nghiệp vụ kinh doanh. Từ đó có cơ hội thực hành, làm quen với cách thức giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường.
Vì thời gian tiếp xúc với Công ty có hạn nên trong bảng báo cáo này em chỉ mô tả tổng quan về Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng, các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Cấu trúc của báo cáo bao gồm 2 Chương:
Chương I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.
Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng, các anh chị phòng Kinh doanh, GVHD đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG
1.1. Giới thiệu chung
Tên đơn vị: Công ty Cơ Khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Danang Automobile Mechanical and Electrical Equipment Company (DAMECO).
Địa chỉ văn phòng Công Ty:
- 149 – Trần Phú- Quận Hải Châu- Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 05113817147- Fax: 05113843161
1.2. Sự hình thành của Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng
Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số: 131/2002/QĐ-UB, ngày 16/12/2002 của UBND thành phố Đà Nẵng, từ việc hợp nhất Nhà máy Cơ khí Ô tô Đà Nẵng và Công ty Cơ khí và Thiết bị Điện Đà Nẵng.
Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh, hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có dấu riêng, hoạt động giấy phép đăng ký kinh doanh, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.
1.2.1. Nhà máy Cơ khí Ô tô Đà Nẵng
Ngày 29/3/1975, Giải phóng thành phố Đà Nẵng, thì ngày 30/3/1975 theo chỉ đạo của Ban quân quản thành phố và Ban Thường vụ đặc khu ủy Quảng Đà, xưởng sửa chữa ô tô Đà Nẵng được thành lập, với lực lượng là cán bộ kỹ thuật của Ban giao vận Quảng Đà từ chiến khu trở về cùng với 10 nhân viên lưu dung, khẩn trương tiếp cơ sở xưởng quan cụ của Mỹ Ngụy để lại.
Nhiệm vụ chủ yếu là tập trung thu gom và sửa chữa các loại phương tiện vận tải ô tô đường bộ để phục vụ cho Chiến dịch Giải phóng miền Nam và Sài Gòn.
Năm 1976 đổi tên thành Xí nghiệp sửa chữa ô tô và năm 1978 thành Nhà máy Cơ khí Ô tô Đà Nẵng.
Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy là gia công cơ khí, cấu kiện kim loại, kinh doanh chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy; đại tu ô tô quy tiêu chuẩn; thiết kế và đóng mới xe du lịch 7 chỗ ngồi và xe chở khách từ 24 đến 56 chỗ ngồi; Kinh doanh vận tải; kinh doanh và sản xuất các loại sản phẩm inox và trang thiết bị y tế cung cấp cho thị trường.
Năm 1994, Nhà máy liên kết với Công ty ô tô Nissan (Nhật Bản) lắp ráp xe cứu thương Nissan tại Đà Nẵng theo dạng CKD1, đông thời Công ty Nissan cung cấp một dây chuyền thiết bị lắp ráp, một buồng sơn sấy CV-110H (Nhật Bản) để sơn các loại xe du lịch, tạo diều kiện để Nhà máy nâng cao chất lượng.
Năm 1996, thi công và lắp đặt hệ thống phao phà tại Nam Lào.
Năm 1997, Nhà máy sản xuất xe du lịch 7 chỗ ngồi: YAZ-DAMEFA cung cấp cho 50/61 tỉnh thành trong cả nước.
Năm 1998, Nhà máy đầu tư một dây chuyền thiết bị cán tôn mạ màu của Đài Loan để sản xuất tôn phục vụ cho xây dựng và công nghiệp.
Năm 1999, đầu tư ba dây chuyền cán ống inox định hình, mở ra cho nhà máy một hướng đi mới về sản phẩm ống inox các loại theo dạng tròn, hình chữ nhật, vuông phục vụ cho các công trình xây dựng và trang thiết bị y tế cung cấp cho các cơ sở. Đồng thời trang thiết bị các thiết bị lốc ống, uốn ống, máy cắt inox tấm định hình dài 2,4m phục vụ cho cá công đoạn sản xuất. Đây là thiết bị duy nhất có tại miền Trung.
Năm 2002, đầu tư xây dựng nhà xưởng, phục vụ cho Dự án Đầu tư thiết bị công nghệ để sản xuất xe ca, xe buýt phục vụ cho giao thông công cộng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng phát triển lớn mạnh và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
1.2.2. Công ty Cơ khí và thiết bị điện Đà Nẵng
Năm 1996 Công ty được thành lập từ việc sáp nhập Nhà máy cơ khí Đà Nẵng với Nhà máy xe đạp Đà Nẵng với chức năng chế tạo phụ tùng cho ngành công nghiệp, chế tạo máy ươm tơ, dệt vải, phụ tùng xe máy, xe đạp.
Theo Quyết định số: 5487/QĐ-UB, ngày 31/12/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, đổi tên thành Công ty Cơ khí thiết bị điện Đà Nẵng.
Công ty đã tham gia chế tạo thành công các thiêt bị tuyến rửa cát cho Công ty TOKAISAND (Nhật Bản) và các thiết bị Nhà máy Đường KCP giữa Việt Nam và Ấn Độ. Gia công thiết bị đùn gạch, tan chịu lực cho nhà máy bia Đà Nẵng, các công trình phục vụ cho đường dây tải điện 500KV của Công ty điện lực 3.
1.3. Nhà máy Cơ khí điện cơ Đà Nẵng
Theo quyết định số:1221/GTCC- QĐ, ngày 14/2/2003 của Sở Giao thông Công chính Đà Nẵng về việc thành lập Nhà máy Cơ khí inox Đà Nẵng trực thuộc Công ty được hình thành từ Phân xưởng Cơ khí và inox của Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.
Nhà máy là đơn vị chủ lực trong việc gia công 3.962m lan can của Công ty VINA PROJECTS. Co.Ltd. Nhà máy có diện tích nhà xưởng hơn 6000m2 nằm trong mặt bằng sản xuất của Công ty với diện tích hơn 6 ha của Khu Công nghiệp Hòa Khánh – Quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng.
Nhà máy là đơn vị duy nhất của miền Trung có các thiết bị gia công cơ khí, cấu kiện kim loại, sản xuất sản phẩm trang thiết bị y tế.
Bên cạnh đó nhà máy hiện có 20 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong điều hành và quản lý kỹ thuật. Nhà mày có gần 100 công nhân với bình quân bậc thợ 4/7, đã có nhiều năm tham gia sản xuất các sản phẩm cơ khí, lan can, các cấu kiện kim loại.
Kể từ năm 1999 đến nay, ngoài các nhiệm vụ chính được giao, Nhà máy đã hoàn thành tốt các công trình được giao và các hạng mục tương tự mà nhà thầu có nhu cầu, đó là:
Sản xuất chế tạo hàng ngàn mét lan can xuất khẩu qua Hà Lan.
Chế tạo các trụ lan can bằng inox cho Cầu vượt Đầm Thị Nại- Bình Định.
Chế tạo, lắp đặt lan can inox cho cầu Cẩm Lệ.
Chế tạo lắp đặt toàn bộ lan can cầu Thuận Phước – Đà Nẵng.
1.4. Thành lập Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng
- Thực hiện Nghị quyết TW 3 khóa IX của Đảng về việc sắp xếp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp nhà nước, Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số: 131/2002/QĐ-UB, ngày 16/12/2002 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Theo Quyết định số:1641/QĐ- BGTVT, ngày 9/8/2006 của Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng là đơn vị của Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam.
- Kể từ năm 2003 đến nay, Công ty Cơ khí Ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình trong việc đóng góp và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng khoản nộp vào ngân sách nhà nước, người lao động có đủ việc làm thường xuyên, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống gia đình ổn định.
1.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.5.1. Chức năng
- Sửa chữa, lắp ráp, đóng mới các loại ô tô khách và tải
- Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy và gia công các sản phẩm cơ khí, cấu kiện kim loại phục vụ cho giao thông, thủy lợi, dân dụng.
- Sản xuất các loại ống inox, trang thiết bị y tế
- Sản xuất các loại chấn lưu đèn ống, quạt điện và mô tơ điện.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu khung gầm, vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô khách và tải.
- Kinh doanh và đại lý bán ô tô các loại.
1.5.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của công ty và nhu cầu thị trường.
- Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo có hiệu quả cao, hoạch toán kinh doanh phù hợp với luật pháp của Nhà nước.
- Đào tạo, huấn luyện và sử dụng cán bộ quản lý nhân viên nghiệp vụ thành thạo công việc đáp ứng với yêu cầu và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn.
- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, định hướng phát triển các chiến lược về thị trường để không ngừng nâng cao sản phẩm cùng các loại dịch vụ của Công ty chiếm lĩnh thị trường ổn định và ngày càng phát triển.
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật Nhà nước về các sản phẩm, dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1.6. Cơ cấu tổ chức của Công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
1.6.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Hiện bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:
Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc
03 Phó Giám đốc
(01 Phó Giám đốc phụ trách Tổ chức, hành chính; 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh; 01 phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, sản xuất, kế hoạch vật tư)
Các phòng tham mưu giúp việc gồm:
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Kế hoạch Điều độ - LĐTL – XNK
Phòng Kỹ thuật – Công nghệ - KCS
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Kinh doanh
Các đơn vị trực thuộc gồm 3 đơn vị:
( Nhà máy Cơ khí Điện cơ Đà Nẵng – Đường số 9 Khu Công Nghiệp Hòa Khánh – Quận Liên Chiểu.
Điện thoại: 05113.735502 Fax: 05113.735502
( Nhà máy Cơ khí Ô tô Đà Nẵng – Đường số 2 Khu Công Nghiệp Hòa Khánh – Quận Liên Chiểu.
Điện thoại: 05113.743565 Fax: 05113.743565
( Xí nghiệp Sửa chữa Bảo dưỡng – Lô A5 Đường Tôn Đức Thắng – quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 05113.661439 Fax: 05113.661439
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
1.6.2.1. Ban giám đốc:
- Giám đốc công ty có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc tìm hiểu, quản lý toàn bộ cán bộ nhân viên, các chính sách đối với người lao động. Đồng thời thực hiện công tác tổ chức lao động, sắp xếp cán bộ nhân viên một cách hợp lý trong toàn công ty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tiến hành tham gia các buổi hội chợ, xem xét tổ chức quảng bá sản phẩm, xem xét việc mở các đại lý. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm trong việc kiểm tra nội dung và phê duyệt các tài liệu có liên quan đến công tác kinh doanh nếu như được ủy quyền.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, sản xuất, kế hoạch vật tư có nhiệm vụ giúp giám đốc định hướng xây dựng sản xuất trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó có trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm của công ty, và làm công tác nghiên cứu thị trường để chế tạo ra sản phẩm mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.
1.6.2.2. Các phòng tham mưu
- Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu cho Giám đốc và ban lãnh đạo công ty về tổ chức lao động, sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên một cách hợp lý trong toàn công ty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phòng Tổ chức Hành chính thực hiện giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết toán hàng năm.
- Phòng Kế hoạch Điều độ - LĐTL – XNK: có một số chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng tuần của công ty; Đồng thời tổng hợp các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm; hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày cho Giám đốc công ty.
+ Chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ công ty và các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc công ty điều hành thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất của toàn công ty, nắm chắc tình hình vật tư, tiến độ sản xuất báo cáo kịp thời cho Giám đốc công ty và xin ý kiến xử lý, đảm báo sản xuất đúng tiến độ và đạt chất lượng hiệu quả.
+ Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương kế hoạch nâng lương thi nâng bậc hàng năm của CBCNV-LĐ, phối hợp với các phòng nghiệp vụ công ty và các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc công ty, quản lý chặt chẽ lự lượng lao động trực tiếp và các định mức kỹ thuật lao động tiền lương chính xác để tính giá thành sản phẩm phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường, nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả.
+ Chủ động liên hệ với các đối tác khách hàng và cơ quan nắm chắc các loại thuế suất để giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu.
- Phòng Kỹ thuật Công nghệ - KCS: chịu trách nhiệm kỹ