Đề tài Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay

Nhập khẩu bản thân là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, vai trò của nhập khẩu lại càng quan trọng hơn: Nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá đất nước mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân; đặc biệt, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu phát triển.Do đó, tình hình nhập khẩu đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân. Đặc biệt thời gian gần đây, đề tài này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi tất cả các số liệu đều cho thấy nhập khẩu và nhập siêu nước ta có mức tăng đại nhảy vọt. Chính vì vậy, qua đề tài “Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay”, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra bức tranh bao quát nhất về tình hình nhập khẩu của nước ta những năm gần đây, hệ thống hoá các vấn đề chung về nhập khẩu, chỉ rõ một số nguyên nhân biến động chính và đề ra một số giải pháp. Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực nhập khẩu dịch vụ. Trong nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: tổng kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thị trường nhập khẩu, và đề xuất một số giải pháp cho nhập khẩu của Việt Nam. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. Nghiên cứu sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập khẩu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nhập khẩu bản thân là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, vai trò của nhập khẩu lại càng quan trọng hơn: Nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá đất nước mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân; đặc biệt, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu phát triển.Do đó, tình hình nhập khẩu đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân. Đặc biệt thời gian gần đây, đề tài này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi tất cả các số liệu đều cho thấy nhập khẩu và nhập siêu nước ta có mức tăng đại nhảy vọt. Chính vì vậy, qua đề tài “Phân tích tình hình nhập khẩu Việt Nam từ năm 2001 đến nay”, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra bức tranh bao quát nhất về tình hình nhập khẩu của nước ta những năm gần đây, hệ thống hoá các vấn đề chung về nhập khẩu, chỉ rõ một số nguyên nhân biến động chính và đề ra một số giải pháp. Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực nhập khẩu dịch vụ. Trong nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: tổng kim ngạch nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thị trường nhập khẩu, và đề xuất một số giải pháp cho nhập khẩu của Việt Nam. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê. Nghiên cứu sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau. Các số liệu dùng để phân tích tình hình nhập khẩu được tổng hợp chủ yếu từ nguồn đã được Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao công bố. Trong phạm vi cho phép hạn hẹp, tiểu luận này chỉ có thể nêu lên các vấn đề được nghiên cứu, những kết quả khái quát nhất từ việc phân tích, thống kê số liệu; hạn chế tối đa số lượng các bảng, biểu đồ. Do giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm thuyết trình không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN NAY Theo tổng kim ngạch nhập khẩu, tình hình nhập siêu Bảng 1 : Kim ngạch nhập khẩu và tình hình nhập siêu từ 2001 đến nay (Nguồn : Tổng cục thống kê) Đơn vị : Triệu USD Năm  Giá trị xuất khẩu  Giá trị nhập khẩu  Giá trị nhập siêu   2001  15029.2  16217.9  118.7   2002  16706.1  19745.6  3039.5   2003  20149.3  25255.8  5106.5   2004  26485.0  31968.8  5483.8   2005  32447.1  36761.1  4314.0   2006  39826.2  44891.1  5064.9   2007  48561.4  62682.2  14120.8   2 quý đầu 2008  30630.0  44470.0  14775.0   Biểu đồ 1: Tình hình XNK và nhập siêu từ 2001 đến nay Tổng kim ngạch nhập khẩu Giai đoạn từ 2001 – 2007 Từ những số liệu thống kê và đồ thị trên, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của Việt Nam tăng không đều qua các năm. Năm 2002, kim ngạch (KN) là 19.746 tỷ USD, tức tăng 21.8% so với năm 2001. Tốc độ này tăng cao vào 2 năm tiếp theo, xấp xỉ 27-28% và đột ngột xuống thấp vào năm 2005, chỉ còn 15.2% với KNNK đạt 36.881 tỷ USD.Năm 2006, KN cả năm đạt trên 44,9 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2005, vượt 4,5% so với dự báo từ đầu năm. Đặc biệt, năm 2007 chứng kiến sự bứt phá với tốc độ tăng KN lên tới 37%, với tổng giá trị vào khoảng 62.682 tỷ USD. Con số này đánh dấu 1 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. 6 tháng đầu 2008 Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, KNNK hàng hoá ước tính đạt 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 30,6 tỷ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, tăng 42,7%. Có thể thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008 mà tổng KNNK đã vượt con số của cả năm 2006 và gần đạt tới mức của năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng KNNK đã có chiều hướng chững lại trong những tháng gần đây. Tình hình nhập siêu Giai đoạn từ 2001 – 2007 Tuy phải đối mặt với nhiều bất lợi, khi tham gia ngày càng nhiều vào thương mại quốc tế, gồm những rào cản thương mại như việc áp đặt hạn ngạch dệt may, vụ kiện bán phá giá tôm, giá cả thế giới tăng cao, và những khó khăn trong nước như dịch cúm gia cầm…nhưng tựu chung lại kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này tăng đáng kể. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu mới chỉ đạt 15 tỷ USD thì đến năm 2007 giá trị này đã lên tới 48.6 tỷ USD, tăng 320%. Giá trị nhập khẩu (NK) tăng với mức ấn tượng hơn, từ 16.2 tỷ USD năm 2001 lên tới 62.7 tỷ USD (gấp gần 4 lần). Hoạt động NK đã đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đối với một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, cũng như nhằm bảo hộ một số ngành trong nước và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Từ 2001- 2005, tình hình nhập siêu có xu hướng tăng, nhưng đến 2005 con số này đã giảm xuống còn 4,56 tỷ USD. Sang năm 2006 tăng nhẹ lên 5,06 tỷ và đặc biệt năm 2007 thì tăng vọt lên 12,45 tỷ. Nhờ xuất khẩu đạt quy mô và có tốc độ tăng khá , nên NK có điều kiện tăng tốc và đạt quy mô khá, phục vụ đổi mới kỹ thuật - công nghệ, sản xuất và tiêu dùng ở trong nước cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Nhập siêu 9 tháng đầu năm 2007 đã lên đến 7,6 tỷ USD, tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước (gấp 2,3 lần). Nguyên nhân chủ yếu của nhập siêu là do các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao lại có mức tăng không lớn và giá trị không cao, trong khi những mặt hàng có tỷ lệ gia công thấp lại tăng cao; do nội địa hoá và phát triển công nghiệp phụ trợ chậm; do hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. 6 tháng đầu năm 2008 Tính đến hết quý II, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 29.695 tỷ USD, xấp xỉ trị giá xuất khẩu của cả năm 2005 và có tốc độ tăng 35,9%, cao nhất từ trước tới nay. Kim ngạch NK là 44.47 tỷ, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm trước. Mức nhập siêu 6 tháng là 14,8 tỷ USD, bằng 46,5% xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này của 4 tháng đầu  năm (khoảng 64%). Ngược lại với xuất khẩu, NK tháng 6 là 6,93 tỷ USD, giảm rất mạnh (9,7%) so với tháng 5. Các nhóm hàng chủ lực đều  đã giảm mạnh (trừ xăng dầu, tân dược và thức ăn gia súc). - Trong tháng 1 năm nay, Việt Nam thu về 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu và chi 5,5 tỷ USD cho các mặt hàng ngoại nhập, đưa chênh lệch cán cân xuất - NK lên 1 tỷ USD. Con số nhập siêu này khá lớn so với mức 100 triệu USD của tháng 1/2007. - Tỷ lệ nhập siêu 4 tháng đầu năm ở mức 64,7% là quá cao, theo nhận định của chính phủ là ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán quốc tế, giá cả hàng hóa trong nước và ổn định kinh tế vĩ mô. - Trong hai tháng 5 và 6, đã có những thay đổi đáng kể. KN xuất khẩu 5 tháng đạt 23,4 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ. Ví dụ, tháng 4, chúng ta nhập siêu 3 tỉ USD, tháng 5 chỉ còn 1,9 tỉ và tháng 6 dự kiến chỉ là 1,3 tỉ. Mức nhập siêu so với xuất khẩu của 6 tháng chỉ còn dưới 50%, so với trước là trên 60%. Nhập siêu cả năm 2008 dự báo sẽ vào khoảng 19 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu bằng khoảng 31%. Chúng ta đã nỗ lực giảm tỉ lệ nhập siêu từ mức kỉ lục 80.4% vào giai đoạn 1986-1990, xuống còn 12.72% vào năm 2006, nhưng hiện nay tỉ lệ này đang tương đối cao. Sau khi gia nhập WTO, chúng ta luôn mong chờ một kết quả xuất khẩu đại nhảy vọt, nhưng thực tế mà ta thấy nhiều hơn đó là NK và nhập siêu tăng đại nhảy vọt. Quy mô NK với giá cả nguyên liệu thế giới liên tục tăng mạnh đương nhiên không chỉ góp phần rất quan trọng đẩy quy mô và tỷ lệ nhập, nhập siêu của nước ta tăng cao, mà đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng đẩy tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng cao ngất ngưởng. Bên cạnh đó, còn một hệ quả không nhỏ khác mà chúng ta phải gánh chịu. Đó là, trong khi giá nguyên liệu NK liên tục tăng nhưng giá các sản phẩm XK chỉ tăng “nhỏ giọt” nên lợi nhuận sản xuất kinh doanh liên tục giảm. Nguyên nhân gia tăng nhập khẩu và nhập siêu Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng KNNK kéo theo gia tăng nhập siêu, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra một số nguyên nhân căn bản sau: - Thứ nhất, KNNK Việt Nam chịu ảnh hưởng của những biến động về giá cả trên thị trường thế giới. Thời gian vừa qua, giá các mặt hàng không ngừng thay đổi, hầu hết các mặt hàng NK đều tăng giá. Điển hình trong 6 tháng đầu năm 2008 giá xăng dầu NK tăng 61,8%, giá sắt thép tăng 29,8%, giá phân bón tăng 96%, giá giấy tăng 11,8%, giá chất dẻo tăng 15,4%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng này đã làm cho KNNK tăng thêm trên 4,1 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 14,9% so với KNNK 6 tháng đầu năm 2007). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì KNNK 6 tháng tăng 45,7%. Nói cách khác, giá các mặt hàng NK tăng làm độn KNNK lên khá nhiều. - Thứ hai là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006. Là thành viên của WTO, thị trường NK của Việt Nam mở rộng hơn rất nhiều ; thêm vào đó, hàng hóa bên ngoài do được miễn giảm thuế cũng dể dàng vào thị trường Việt Nam. Một bằng chứng rõ nét nhất là sự gia tăng đột biến của KNNK hàng hóa năm 2007, đạt 60.837 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2006 - đây được coi là mức tăng kỷ lục chưa từng có. - Thứ ba, Cơ cấu hàng NK trong những tháng đầu năm cũng thể hiện cơ cấu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Sức mua, nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận người dân đã thay đổi. Đời sống ngày một nâng cao là nguyên nhân khiến cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hướng tới những mặt hàng NK xa xỉ, cao cấp. - Thứ tư, do nhu cầu sản xuất hướng tới xuất khẩu nên lượng NK tăng ở các mặt hàng như phân bón, sắt thép và kim loại, hoá chất, xăng dầu, tân dược. Hơn nữa, làn sóng đầu tư nước ngoài gia tăng khiến cho nhu cầu NK để đầu tư mở rộng sản xuất tăng theo. Các DN trong nước cũng gia tăng đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước đẩy mạnh triển khai các công trình lớn cũng cần rất nhiều nguyên liệu NK. Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông xây dựng đang NK mạnh thiết bị với số tiền hàng chục đến hàng trăm triệu USD Theo các thị trường nhập khẩu chính Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường tiêu biểu từ 2001 đến 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê)     2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007   TỔNG SỐ  16218.0  19745.6  25255.8  31968.8  36761.1  44891.1  62682.2   Phân theo khối nước chủ yếu    ASEAN  4172.3  4769.2  5949.3  7768.5  9326.3  12546.6       APEC  13185.9  16296.8  20560.1  26386.0  30686.8  37467.7       EU  1506.3  1840.6  2477.7  2681.8  2581.2  3129.2       OPEC  435.8  628.6  878.0  1122.0  1301.0  1408.8      Phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu (chỉ dẫn số liệu một số thị trường tiêu biểu)     Căm-pu-chia  22.8  65.4  94.7  130.6  160.2  169.5  202.3    In-đô-nê-xi-a  288.9  362.6  551.5  663.3  700.0  1012.8  1353.9    Lào  68.0  62.6  60.7  74.3  97.5  166.6  207.9    Ma-lai-xi-a  464.4  683.3  925.0  1215.3  1256.5  1482.0  2289.7    My-an-ma  4.0  5.9  18.3  19.3  45.8  64.6  75.4    Phi-li-pin  53.5  100.6  140.9  188.4  209.9  342.6  414.2    Xin-ga-po  2478.3  2533.5  2875.8  3618.4  4482.3  6273.9  7608.6    Thái Lan  792.3  955.2  1282.2  1858.6  2374.1  3034.4  3737.2    Đài Loan  2008.7  2525.3  2915.5  3698.3  4304.2  4824.9  6916.6    Hàn Quốc  1886.8  2279.6  2625.4  3359.4  3594.1  3908.4  5334.0    ĐKHC Hồng Công (TQ)  537.6  804.8  990.9  1074.3  1235.0  1440.8  1941.4    Nhật Bản  2183.1  2504.7  2982.1  3552.6  4074.1  4702.1  6177.7    Trung Quốc  1606.2  2158.8  3138.6  4595.1  5899.7  7391.3  12502.0    Ấn Độ  228.0  324.7  457.1  593.5  596.0  880.3  1356.9    LB Nga  376.4  500.6  491.8  671.5  766.6  455.8  552.2    Anh  171.6  166.5  219.8  227.7  182.4  202.1  236.9    I-ta-li-a  196.8  276.8  373.9  309.7  288.1  335.3  686.0    Đức  396.7  558.1  614.6  694.3  661.9  914.5  1308.5    Hà Lan  114.6  114.3  324.9  179.4  312.1  360.8  510.3    Pháp  300.4  299.2  411.0  617.4  447.7  421.1  1155.3    Mỹ  410.8  458.3  1143.3  1133.9  862.9  987.0  1699.7    Niu Di-Lân  141.9  60.4  90.1  109.2  118.7  159.7  246.4    Ô-xtrây-li-a  266.4  286.3  278.0  458.8  498.5  1099.7  1059.4   Giai đoạn từ 2001 đến 2007 Dễ dàng nhận thấy, các đối tác Việt Nam NK nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Vi dụ năm 2001, Việt Nam NK đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên. Trong những năm 2000-2002, Singapore là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với sự theo sát bám đuổi của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Song từ năm 2003, Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia đứng đầu xuất khẩu sang Việt Nam với KN ấn tượng năm 2007 là 12.502 tỷ USD ( trong tổng KNNK năm 2007 là 62.682 tỷ USD ), vượt xa các nước kế tiếp là Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Tính riêng trong năm 2006, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhiều nhóm hàng như: phân bón ( 39,8 % ); sắt thép ( 51,8% ); phụ liệu dệt may, da, giày và vải các loại..Singapore đứng đầu trong cung cấp xăng dầu ( 56%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Còn Nhật Bản cung cấp máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lớn nhất. 6 tháng đầu năm 2008 Biểu đồ 2:Kim ngạch XNK theo thị trường - quý I năm 2008 (Nguồn:Vietpartners) Qua đồ thị trên, trong quý 1 năm 2008,các vị trí không có gì thay đổi so với năm 2007, Trung Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với 4229 triệu USD, gần gấp đôi thị trường thứ 2 là Singapore với giá trị NK 2546 triệu USD, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Trong 2 quý đầu năm, nếu phân thị trường theo từng nhóm hàng thì : - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Các đối tác chính về mặt hàng này của Việt Nam trong 2 quý là: Trung Quốc: 1,8 tỷ USD, Nhật Bản: 1,27 tỷ USD, Đài Loan: 527 triệu USD, Hàn Quốc: 489 triệu USD, Singapore: 483 triệu USD, Đức: 455 triệu USD. - Xăng dầu: Trong 2 quý đầu năm 2008, NK nhóm hàng này chủ yếu từ Singapore với 3,6 triệu tấn, chiếm tới 50,7% tổng lượng xăng dầu NK của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 1,39 triệu tấn; Hàn Quốc: 748 nghìn tấn; Trung Quốc: 220 nghìn tấn. - Sắt thép:  Tính đến hết quý II/2008, Trung Quốc tiếp tục là đối tác chính cung cấp các mặt hàng sắt thép cho Việt Nam với lượng NK trong 2 quý là: 2,27 triệu tấn, tiếp theo là Nhật Bản: 771 nghìn tấn, Nga: 528 nghìn tấn, Đài Loan: 483 nghìn tấn, Hàn Quốc: 433 nghìn tấn - Phân bón: Thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 6 tháng qua là Trung Quốc: 1,17 triệu tấn chiếm tới 53,7% tổng lượng phân bón NK của cả nước, tiếp theo là Nga: 237 nghìn tấn, Hàn Quốc: 114 nghìn tấn, Nhật Bản: 104 nghìn tấn, Đài Loan: 73 nghìn tấn, Philippin: 74 nghìn tấn. - Chất dẻo nguyên liệu: Trong hai quý, các đối tác chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam là Đài Loan: 164 nghìn tấn, Thái Lan: 142 nghìn tấn, Hàn Quốc: 139 nghìn tấn, Singapore: 116 nghìn tấn, Malaysia: 59 nghìn tấn. - Thức ăn gia sức & nguyên liệu: NK nhóm hàng này chủ yếu từ Ấn Độ,  với 538 triệu USD (chiếm 54%). Theo cơ cấu hàng nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu chính Cơ cấu hàng nhập khẩu Trong cơ cấu hàng NK của Việt Nam từ năm 2001 đến nay, một số mặt hàng có kim ngach NK lớn nhất là: ô tô, xe máy, linh kiện điện tử - máy tình, xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt, may, da… Có thẻ chia các măt hàng này thành 3 nhóm: Máy móc, thiết bị Nguyên, nhiên vật liệu Hàng tiêu dùng Bảng 3: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ 2001 đến nay (Nguồn: Cục thống kê TP Hồ Chí Minh)  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007   Tư liệu sản xuất  92.1  92.1  92.2  93.3  91.9  92.2  91.9   -Máy móc thiết bị  30.5  29.8  31.6  28.8  25.3  24.6  27.7   -Nguyên nhiên vật liệu  61.6  62.3  60.6  64.5  66.6  67.6  64.2   Hàng tiêu dùng  7.9  7.9  7.8  6.7  8.1  7.8  8.1   Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu năm 2001 và 2007 Cơ cấu NK với tỷ trọng nguyên nhiên liệu chiếm khoảng trên dưới 60% cũng phản ánh sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm từ nước ngoài. Thể hiện rõ nét đặc điểm của một nền kinh tế chuyên gia công các sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp. Việc này có thể dẫn tới sự hạn chế nguồn ngoại tệ để NK máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng năng lực sản xuất hay sự gia tăng nhanh chóng của Xuất khẩu trong khi nền kinh tế vẫn thiếu các khâu công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến trung gian, dẫn tới hiệu quả xuất khẩu thấp. Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn từ 2001 -2006, tốc độ tăng trưởng NK bình quân của 3 nhóm hàng: Máy móc, thiết bị; nguyên nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng lần lượt là 17,4%; 25,4% và 19,3%. Điều này cho thấy một sự chuyển dịch dần trong cơ cấu mặt hàng NK, có sự tăng tỷ trọng của nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu này phản ánh 2 nguyên nhân cơ bản Nhờ xuất khẩu tăng mà NK nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất cũng tăng cao, nhất là những mặt hàng phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Do mục tiêu chiến lược hạn chế NK hàng tiêu dùng của Nhà nước. Bù vào đó là việc sản xuất thay thế NK. Các mặt hàng nhập khẩu chính Bảng 4: Các mặt hàng nhập khẩu chính từ 2003 đến nay (Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn thống kê) Đơn vị: Tỷ USD Mặt hàng  2003  2004  2005  2006  2007  2 quý 2008   Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng  5.36  5.25  5.28  6.63     6.95   Xăng dầu  3.18  3.57  5.00  5.97  7.71  6.38   Phân bón  0.79  0.78  0.61  0.69  1.00  1.02   Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện        1.70  2.05  2.96  1.77   Sắt thép     2.52  2.93  2.94  5.11  4.58   Chất dẻo nguyên liệu     1.13  1.45  1.87  2.51  1.55   Nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày và vải các loại  3.97  4.18  4.68  4.93  2.19  1.22   Ô tô nguyên chiếc và linh kiện     0.30  0.27  0.21  0.58  1.60   Thức ăn gia súc                 1.01   Giai đoạn từ 2001 đến 2007 Theo bảng thống kê giá trị NK từ 2003-2007 mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được, có thể đưa ra một số nhận định sau về những mặt hàng NK chính của Việt Nam: - Mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng luôn chiếm vị trí cao nhất về giá trị NK (trên 5 tỷ USD), tuy nhiên tốc độ tăng giá trị NK mặt hàng này không cao, vào khoảng 24% trong 4 năm (2003 -2006). - Đứng thứ 2 là mặt hàng xăng dầu, với trị giá tăng với tốc độ rất nhanh từ 3,18 tỷ USD năm 2003 lên tới 7,71 tỷ USD năm 2007. Nguyên nhân là do sự gia tăng về nhu cầu nguyên liệu trong nước cũng như sự tăng nhanh trong giá xăng dầu thế giới. Xu hướng trong thời gian tới mặt hàng này có thể lên giữ ngôi đầu bảng về giá trị hàng NK của Việt Nam - Nhóm hàng nguyên phụ liệu may, da giày, vải các loại giữ vị trí thứ 3 với giá trị NK khoảng gần 4-5 tỷ USD, tuy nhiên năm 2007 chứng kiến sự suy giảm mạnh trong giá trị mặt hàng này (xuống còn 2,19 tỷ USD) và có xu hướng tiếp tục giữ ở mức này trong năm 2008. Trong khi đó, mặt hàng sắt thép, với sự tăng bất ngờ từ dưới 3 tỷ USD (trong thời kì 2003-2006) lên 5,11 tỷ USD chỉ trong năm 2007, đã lên vị trí thứ 3. Đây có lẽ do 2 nguyên nhân: thứ nhất, nhu cầu về xây dựng của Việt Nam tăng đột biến, bởi lượng vốn FDI đổ vào ồ ạt trong thời kì trước; thứ 2, do sự leo thang về giá cả của mặt hàng này. 6 tháng đầu năm 2008 Tình hình NK tính theo mặt hàng có nhiều thay đổi mang tính đột biến trong 6 tháng đầu năm 2008.Chỉ trong 6 tháng đầu năm, KNNK ước tính đã vượt tổng KN cả năm 2007. Trong đó: -
Luận văn liên quan