Hiện nay trong sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp.Trong bối cảnh đó,để có khả năng khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Để đạt được điều đó,các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ ,đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng,hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu,những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công sự,nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp.Tuy nhiên ,những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh ngiệp.Phân tích tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Để đứng vững trong điều kiện kinh doanh hiện nay Công ty Cổ Phần Hồng PhúcThanh Hoá.đã đưa ra chiến lược tiêu thụ hang háo thích hợp ,cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với tốt với nền kinh tế thị trường, nắm bắt các cơ hội tót, nâng cao hiệu quả kinh doanh .Và một trong những vấn đề giúp cho doanh ngiệp thực hiện mục tiêu đó là phải có hệ thống Tài Chính
Mặc dù thời gian thực tập có giới hạn nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Hồng Phúc ,đặc biệt là Phòng Tài Chính đã giúp em hiểu được về công tác Phân Tích trong thưc tế, vận dụng lý thuyết váo thực tế doanh nghiệp .Tuy nhiên với kinh nghiệm thực tế hầu như chưa có nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ ,Ban lãnh đạo và phòng Tài Chính.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Thanh đã chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành được báo cáo náy.
Báo cáo gồm 3 chương.
Chương I:Những vấn đề lý luận chung về phân tich tài chính của doanh nghiệp .
Chương II:Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Hồng Phúc
Chương III:Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4810 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần Hồng Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu
Hiện nay trong sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp.Trong bối cảnh đó,để có khả năng khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Để đạt được điều đó,các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ ,đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng,hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu,những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công sự,nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp.Tuy nhiên ,những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh ngiệp.Phân tích tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Để đứng vững trong điều kiện kinh doanh hiện nay Công ty Cổ Phần Hồng PhúcThanh Hoá.đã đưa ra chiến lược tiêu thụ hang háo thích hợp ,cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với tốt với nền kinh tế thị trường, nắm bắt các cơ hội tót, nâng cao hiệu quả kinh doanh .Và một trong những vấn đề giúp cho doanh ngiệp thực hiện mục tiêu đó là phải có hệ thống Tài Chính
Mặc dù thời gian thực tập có giới hạn nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Hồng Phúc ,đặc biệt là Phòng Tài Chính đã giúp em hiểu được về công tác Phân Tích trong thưc tế, vận dụng lý thuyết váo thực tế doanh nghiệp .Tuy nhiên với kinh nghiệm thực tế hầu như chưa có nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ ,Ban lãnh đạo và phòng Tài Chính.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Thanh đã chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành được báo cáo náy.
Báo cáo gồm 3 chương.
Chương I:Những vấn đề lý luận chung về phân tich tài chính của doanh nghiệp .
Chương II:Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Hồng Phúc
Chương III:Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGIỆP
1.1.TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPVÀ CÁC MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp :
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp )
1.1.2.Chưc năng và vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.1.Chức năng:
Chức năng của tài chính biểu hiện khả năng khách quan vốn có của phạm trù tài chính.
Tài chính doanh nghiệp có 3 chức năng.
- Chức năng đánh giá.
- Chức năng dự đoán.
- Chức năng điều chỉnh.
a.Chức năng đánh giá.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyến dịch giá trị , các nguồn vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.Phân tích tài chính phải đưa ra câu trả lời:quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động và các quỹ tiền tệ của doanh ngiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đén kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Thực hiện trả lời và làm rõ những vấn đề trên là thưc hiện chức năng đánh giá của tài chính doanh nghiệp.
b.Chức năng dự đoán.
Mọi quyết định của con người đều hướng tới thực hiện những mục tiêu nhất định.Mục tiêu là đích hưởng tới bằng những hành động cụ thể trong tương lai.Bản thân doanh nghiệp cũng vậy,dù ở giai đoạn nào của thế kỉ thỳ doanh nghiệp cũng phải hướng tới những mục tiêu nhất định.Những mục tiêu này được hìnhf thành từ nhận thức và điều kiện,năng lực của bản thân cũng như diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế,trong nước ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng ngành,sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai.Vì vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý,đáp ứng được mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.Đó chính là chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp.
c. Chức năng điều chỉnh
Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính sẽ là bình thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống tài chính diến ra bình thường và đó là sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ.Tuy nhiên ,những mối quan hệ kinh tế đó cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ .Vì thế, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ ,doanh nghiệp, các đối tượng có mối liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế.Muốn vậy,cần nhận thức rõ nội dung ,tính chất ,hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan.Phân tích tài chính doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức được điều này .Đó là chức năng điều chỉnh của phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau.
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
1.1.3.Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp .
Để đảm bảo thực hiện được các chức năng của mình tài chính doanh nghiệp cần được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc sau.
- Tôn trọng pháp luật
- Tôn trọng phương pháp hạch toán kinh doanh
- Công tác tổ chức tài chính phải luôn giữ được chữ tín
- Tổ chức phải đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro bất trắc
1.1.4.Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp
1.1.4.1.Xét trong phạm vi hoạt động.
- Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với nhà nước :Quan hệ này thể hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa danh sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua hình thức doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách theo luật định.Nhà nước cúng tham gia cấp phát vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc tham gia với tư cách người góp vốn trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp.
- Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp và thị trường (thị trường hang hoá, thị trường lao động, thị trường tài chính)…Đây là những quan hệ về mua bán, trao đổi các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Khắc hẳn với thời kỳ bao cấp, trong cơ chế thị trường các quan hệ này được phát triển mạnh mẽ.
- Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp:Là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên (hoặc cổ đông) trong nội bộ doanh nghiệp và các quan hệ thanh toán hợp đòng lao đọng giữa doanh nghiệp và công nhân viên chức.
1.1.4.2.Xét về nội dung kinh tế.
Xét về nội dung kinh tế, các quan hệ tài chính doanh nghiệp chia làm các nhóm như sau:
- Các quan hệ tài chính nhằm mục đích khai thác, thu hút vốn:Đó là những quan hệ về vay vốn,phát hành trái phiếu, cổ phiếu…nhằm tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp ở các cơ chế thị trường hiện nay, hình thức huy động vốn rất phong phú.Cũng nhờ vào các mối quan hệ tài chính việc khai thác, thu hút vốn sẽ hiệu quả hơn.
- Các quan hệ tài chính về phân phối thu nhập và lợi nhuận:Những quan hệ này có lien quan đến nhiều đối tượng, chủ thể phân phối, như:lien quan đến nhà nước trong việc nộp thuế, lien quan đến ngân hang trong thanh toán lãi, tín dụng, lien quan đến cổ đông trong công việc thanh toán cổ tức, lien quan đến nội bộ doanh nghiệp trong viêc bù đắp các chi phí cúa yếu tố đầu vào, việc phân bổ các quỹ của doanh nghiệp.
1.2.Phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1.Khái niện và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1.1.Khái niện.
Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp được biểu hiện bởi hình thái tiền tệ. Đây cũng là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh về các số liệu tài chính hiện hành với quá khứ, thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp.Từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý tài chính phù hợp.
1.2.1.2.Ý nghĩa.
Trong cơ chế mở các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong giới hạn pháp luật cho phép. Do đó rất nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động và đầu chú
trọng đến tình hình taì chính:Chủ sở hữu của các doanh nghiệp, các cổ đông, nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà cung ứng,khách hàng, các cơ quan nhà nước, các công nhân viên…Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính dưới các góc độ khác nhau.
- Với chủ doanhnghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp:mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận, khả năng phát triển, tối đa hoá giá trị doanh nghiẹp. Ngoài ra các nhà quản trị còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhưtạo công ằn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín, mở rộng thị trường, đóng phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường…Do đó họ quan tâm trước hết đến lĩnh vực đầu tư và tài trợ, đó chính là lượng thông tin doanh nghiệp cần để đánh giá và cân bằng tài chính,khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đưa ra quyết định, kế hoạch đúng đắn.
- Với ngân hàng và các chủ nợ khác:Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Bên cạnh đó người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi củ doanh nghiệp vì nó là cơ sở của việc và lãi cho vay dài hạn.
- Với các nhà đầu tư:Quan tâm nhiều đến yếu tố rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy họ cần thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những mối quan tâm trên nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả do dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư.
Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ những góc độ khác nhau có thể đánh giá toàn diện, tổng quát, xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó có thể nhận biết phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.2.2.Mục tiêu và đối tượng của phân tích tài chính doanh doanh nghiệp.
1.2.2.1.Mục tiêu.
Căn cứ vào các nguyên tắc về tài chính của doanh nghiệp, đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch ra những mặt tích cực và những mặt tiêu cực và tồn tại việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cúa các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng tới 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các người sử dụng thông tin khác để cho họ cơ thể ra quyết định phương hướng và quy mô đàu tư, tín dụng và các quyết định khác. Thông tin phải dễ hiểu đối với người có trình độ tương đối về kinh doanh và về hoạt động kinh tế muốn nghiên cứu các thông tin này.
- Cung cấp thông tin giúp người sử dụng có thể đánh giá số lượng , thời gian và rủi ro những khoản thu bằng tiền của cổ tức hoặc tiền lãi . Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các đồng tiền thuần dự kiến thu được của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp. nghĩa vụ của doanh nghiệp tớicác nguồn lực này và tác động của những nghiệp vụ kinh tế; những sự kiện và những tình huống mà tác động làm thay đổi các nguồn lực cũng như nghĩa vụ đó.
1.2.2.2.Đối tượng
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Vì vậy căn cứ để phân tích là dựa vào các báo cáo tài chính.
Vai trò của các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp:
+ Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế -tài chính cần thiết, giúp kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống, tình hính sản suất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
+ Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hành các chính sách, các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
+ Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích, đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, giúp công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.
1.2.3.Phương pháp phân tích.
1.2.3.1.Phương pháp so sánh.
- Điều kiện so sánh:
+ Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng
+ Các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được
Xác định gốc để so sánh: Kỳ gốc so sánh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích. Cụ thể:
+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xá định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước.
+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì kỳ gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó tiến hành so sánh giưũa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu.
+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thi gốc so sánh đựoc xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
Kỹ thuật so sánh: sử dụng so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối
+ So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến đổi về sốtuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.
1.2.3.2.Phương pháp thay thế liên hoàn
Được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Nếu là phương trình thì các được sắp xếp theo trình tự: nhân tố số lượng đứng trước,nhân tố chất lượng đứng sau, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng nay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước, nhân tố thứ yêú đứng sau. Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố đó ( nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực tế từ đó còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.
1.2.3.3.Phương pháp số chênh lệch.
Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiện bằng phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch là hiệu quả của phương pháp thay thế liên hoàn áp dụng khi nhân tố ảnh hưởng có quan hệ phân tích với chỉ tiêu phân tích. Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó với các chỉ tiêu phân tích. Muốn xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, người ta lấy chênh lệch giữa thực tế so với kỳ gốc của nhân tố ấy, nhân với nhân tố đứng trước ở thực tế, nhân tố đứng sau o kỳ gốc trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố.
1.2.3.4.Phương pháp cân đối.
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối. Các quan hệ cân đối trong doanh nghiệp có 2 loại:Cân đối tổng thể và cân đối cá biệt.
Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.Từ những mối liên hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu sẽ dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu khác.
Do vậy khi phân tích một nhân tố có liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng mối liên hệ cân đối ta phải lập công thức cân đối, thu thập số liệu,áp dụng phương pháp tính số chênh lệch để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
1.2.3.4.Phương pháp dự đoán.
Phương pháp hồi quy:Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữliệu đã diễn ratheo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập (quy tụ lại) mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình hòi quy. Dựa vào phương trình hồi quy người ta có thể giải thích kết quả đã diễn ra, ước tính và dự báo những sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai.
- Phương pháp quy hoạch tuyến tính: Là phương pháp sử dụng bài toán quy hoạch để tìm phương án tối ưu cho các quyết định kinh tế.
- Phương pháp sử dụng mô hình kinhtế lượng: Là phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa các hiện