Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ít những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Đằng sau những thành tựu mà chúng ta được thì cũng có không ít những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như: tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghệp.Thất nghiệp đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm.Bất kỳ quốc gia nào dù kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không thể tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức thấp hay mức cao mà thôi. Vấn đề thất nghiệp,các chính sách giải quyết việc làm, mối quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề “nóng bỏng và không kém phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người.Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như : gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc cho nên giải quyết vấn đề thất nghiệp đang là “vấn đề cấp bách và cần thiết” đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng, đang còn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển tốt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được đẩy lùi và có chiều hướng ngày càng gia tăng.Vì vậy đề tài thảo luân của nhóm là : ''Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong 4 năm gần đây (2008 - 2011) và các biện pháp mà chính phủ đã sử dụng để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhận xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Việt Nam''
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14271 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong 4 năm gần đây (2008-2011) và các biện pháp mà chính phủ đã sử dụng để giảm tỷ lệ thất nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: đại học thương mại
Môn học: kinh tế vĩ mô 1
Đề tài:
Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong 4 năm gần đây (2008-2011) và các biện pháp mà chính phủ đã sử dụng để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhận xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Việt Nam.
Lời mở đầu
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ít những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Đằng sau những thành tựu mà chúng ta được thì cũng có không ít những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như: tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp…Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghệp.Thất nghiệp đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm.Bất kỳ quốc gia nào dù kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không thể tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức thấp hay mức cao mà thôi. Vấn đề thất nghiệp,các chính sách giải quyết việc làm, mối quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề “nóng bỏng và không kém phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người.Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như : gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc… cho nên giải quyết vấn đề thất nghiệp đang là “vấn đề cấp bách và cần thiết” đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng, đang còn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển tốt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được đẩy lùi và có chiều hướng ngày càng gia tăng.Vì vậy đề tài thảo luân của nhóm là : ''Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong 4 năm gần đây (2008 - 2011) và các biện pháp mà chính phủ đã sử dụng để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhận xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Việt Nam''
Mục đích nghiên cứu: Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 để thấy được tác động của thất nghiệp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam.Qua đó tìm hiểu các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam nên sử dụng để giảm thất nghiệp và phương hướng phát triển trong vài năm tới.
Ngoài lời mở đầu, bài thảo luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2 : Thực trạng thất nghiệp, mối quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam(2008-2011)
Chương 3: Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để giảm thất nghiệp và phương hướng phát triển trong vài năm tới
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
1.1.Lý thuyết về thất nghiệp
1.1.1Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
- Thất nghiệp là những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
-Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động xã hội:
+ Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
+ Công thức tính: U% =
Số người thất nghiệp
LLLĐXH
1.1.2: Phân loại thất nghiệp
Theo nguồn gốc thất nghiệp:
-Thất nghiệp tạm thời bao gồm : những người bỏ công việc cũ, tìm công việc mới, những người mới gia nhập và tái nhập lực lượng lao động
-Thất nghiệp cơ cấu:
+ Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động đó là do yêu cầu về trình độ quá cao mà người lao động không đáp ứng được =>bị xa thải và mất việc làm
+Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng: Vùng kinh tế phát triển sử dụng nhiều lao động hơn vùng kinh tế kém phát triển
+Do sự tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ va giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
-Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi nền kinh tế suy thoái làm cho toàn bộ thị trường mất cân bằng dẫn đến thất nghiệp gia tăng
-Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: do mức tiền lương không ổn định trên thị trường cung – cầu tiền tệ => thất nghiệp gia tăng
Theo lý thuyết về cung cầu lao động:
-Thất nghiệp tự nguyện: bao gồm những người không muốn đi làm ở mức tiền lương hiện hành mà muốn đi làm ở mức tiền lương cao hơn
-Thất nghiệp không tự nguyện: bao gồm những người mà muốn đi làm ở mức tiền lương hiên hành mà không được thuê
-Thất nghiệp tự nhiên: thất nghiệp tại mức sản lượng tiềm năng về bản chất thất nghiệp tự nhiên chính là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động cân bằng
-Thất nghiệp trá hình – vô hình
1.1.3: Nguyên nhân gây ra thất nghiệp:
Lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm của trường phái cổ điển):
Quan điểm: giá cả và tiền lương hết sức linh hoạt vì vậy thị trường lao động luôn luôn tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng.
Nguyên nhân: Do đó thất nghiệp xảy ra khi mức tiền lương trong nền kinh tế không chịu sự quyết định bởi các lực lượng thị trường mà chịu sự ấn định của Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức Công đoàn làm cho mức tiền lương trong nền kinh tế cao hơn mức tiền lương cân bằng thực tế trên thị trường lao động. Vì vậy trên thị trường lao động xuất hiện dư cung lao đọng =>gia tăng số người thất nghiệp
E
F
K H G
SL S’L
WL
W0
S’L biểu thị lực lượng lao động
SL biểu thị cung lao động thực tế
DL biểu thị cầu lao động thực tế
SL n DL = E: điểm cân bằng
EF: thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp tự nguyện
Với W1 > W0=> thị trường lao động mất cân bằng
KH: thất nghiệp không tự nguyện
HG: thất nghiệp tự nguyện
DL
Giả sử nghiên cứu thị trường lao động chịu sự tác động của lý thuyết tiền công linh hoạt:
- Ban đầu thị trường cân bằng tại điểm E là giao điểm của đường cung và cầu lao động thực tế.Tại E xác định mức tiền lương cân bằng Wo và số người lao động có việc làm Lo,lực lượng lao động L1. khi đó EF phản ánh thất nghiệp tự nguyện
- Khi thị trường lao động chịu tác động của lý thuyết tiền công linh hoạt làm cho tiền lương tăng từ Wo -> W1 =>thị trường lao động mất cân bằng .Khi đó KH phản ánh thất nghiệp không tự nguyện, HG phản ánh thất nghiệp tự nguyện
Lý thuyết tiền công cứng nhắc
Quan điểm: giá cả tiền lương hết sức cứng nhắc
Nguyên nhân: thất nghiệp xảy ra do sự suy giảm của tổng cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm xuống đường cầu lao động dịch chuyển sang trái trong khi P, W không đổi dẫn đến toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng
DL DL SL S’L
G E F
W
W0
0 L2 L0 L1 L
Ban đầu thị trường lao động cân bằng tại E( W0, L0)
EF: Thất nghiệp tự nguyện- thất nghiệp tự nhiên.
Khi nền kinh tế suy thoái => mức cầu chung về lao động giảm.
Với W0 => Thị trường lao động mất cân bằng.
GE: thất nghiệp không tự nguyện
Thị trường lao động
1.1.4:Tác động của thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp cao gây thiệt hại cho nền kinh tế: tổng sản phẩm quốc nội(GDP) thấp, các nguồn lực về con người không được sử dụng
- Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đi liền với việc gia tăng các tê nạn xã hội…
- Do thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội người lao động buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ năng lực
- Thất nghiệp làm giảm thu nhập của người dân khiến cho người dân không có khả năng chi trả cho việc mua sắm hàng hóa
1.2.Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1.2.1.Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định.”
- Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng công cụ phản ánh là “tốc độ tăng trưởng kinh tế”.
-“Tốc độ tăng trưởng kinh tế” được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước rồi chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị % (quy mô kinh tế thường được đo bằng chỉ tiêu GDP hoặc GNP).Thường thì tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng chỉ tiêu GNP thực tế.
1.2.2. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế:
Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế.Nền kinh tế tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc dân ( GNP) tăng cho thấy sự thay đổi mức sống của người dân, đời sống nhân dân được cải thiện, giảm thiểu những tiêu cực, những tệ nạn trong xã hội, xã hội ổn định, đất nước phát triển.
Tuy nhiên không phải bất kì lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng có lợi.Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ gây lạm phát cao và kéo theo sự bất ổn định trong nền kinh tế.Vấn đề đặt ra là cần phải tăng trưởng kinh tế thật ổn định và bền vững.
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động (kỹ năng, kiến thức, kỷ luật).
Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn: là những yếu tố sản xuất như đất đai, khoáng sản và máy móc thiết bị.
Công nghệ kỹ thuật: kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ tao ra năng suất lao động cao, do đó tích lũy đầu tư lớn.
Cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh và bền vững.
Thể chế chính trị và quản lí nhà nước: thể chế chính trị ổn định, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp:
Muốn tăng trưởng kinh tế thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải sử dụng tốt và có hiệu quả lực lượng lao động.Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh thì càng cần phải thực hiện tốt công việc trên.Như vậy chúng ta có thể thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp: khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi.
Mối quan hệ tỉ lệ nghịch trên cũng được đề cập đến qua quy mô Okun:“Nếu GNP thực tế tăng 2,5 % trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi dúng bằng 1%”.
Tuy nhiên quy luật trên chỉ mang tính chất gần đúng và mang tính chất khái quát về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp của những nước có thị trường phát triển.
Chương 2: Thực trạng thất nghiệp, mối quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (2008-2011)
2.1.Thực trạng về thất nghiệp ở Việt Nam(2008-2011)
Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển kinh tế…nhưng lại phải đối mặt với vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn. Do lao động Việt Nam vẫn chưa có trình độ tay nghề cao: đa số lao động chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục:tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định… làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao dộng rất lớn làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trên toàn quốc.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2008-2011:
Nguồn: tổng cục thống kê/GAFIN
Qua nguồn số liệu thống kê ta thấy rằng:
-Trong năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng…gây ra tình trạng thất nghiệp.Cụ thể là với lực lượng lao động của cả nước là 45 triệu người thì tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,38% .Nhiều nhận định cho rằng con số thất nghiệp là 300.000 người nhưng thực tế là có khoảng hơn 1 triệu lao động trong tình trạng thất nghiệp. Số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn.
- Trong năm 2009, tình trạng thất nghiệp cũng chưa được cải thiện. Lý do chính vẫn là do tầm ảnh hưởng rộng lớn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát tăng cao => số lao động đang trong trình trạng thất nghiệp cũng còn ở mức cao chiếm 2,9% hay 1,3108 triệu người trong toàn bộ lực lượng lao động của xã hội và cao hơn so với năm 2008 là 0,52%.Lực lượng lao động năm 2009 là 45,2 triệu người tăng so với năm 2008 la 0,2 triệu người.
-Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi.Ở Việt Nam biểu hiện là các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên nhiều nên người lao động đã có nhiều cơ hội để lựa chọn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 có xu hướng giảm xuống còn 2,88% mặc dù lực lượng lao động tăng khá nhanh lên tới 46,2 triệu người.Đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế
- Đặc biệt là trong năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhanh chóng còn 2.27%, so với năm 2010 giảm xuống 0,61% trong khi lực lượng lao động ở mức ngày càng cao,từ năm 2010 - 2011 lực lượng lao động tăng từ 46,2 -46,48 triệu người.Nền kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc mới sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn phân theo vùng kinh tế và theo khu vực:
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
chung
Thành thị
Nông thôn
chung
Thành thị
Nông thôn
CẢ NƯỚC
2,38
4.65
1,53
5,1
2,34
6,1
Đồng bằng sông Hồng
2,29
5,35
1,29
6,85
2,13
8,23
Trung du và miền núi phía
Bắc
1,13
4,17
0,61
2,55
2,47
2,56
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
2,24
4,77
1,53
5,71
3,38
6,34
Tây Nguyên
1,42
2,51
1,00
5,12
3,72
5,65
Đông Nam Bộ
3,74
4,89
2,05
2,13
1,3
3,69
Đồng bằng sông Cửu Long
2,71
4,12
2,35
6.39
3,59
7,11
Nguồn: Tỉ lệ thất nghiệp phân theo vùng kinh tế và khu vực theo Tổng Cục thống kê Việt Nam năm 2008
Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 2,27%, trong đó khu vực thành thị cao hơn hai lần khu vực nông thôn (3,6% và 1,6%)
Qua phân tích trên đây cho ta thấy trên thị trường lao động nước ta có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu. Tuy nhiên cơ chế thị trường tự nó cũng có những điều chỉnh quan hệ cung cầu. Sự điều chỉnh này được thể hiện thông qua sự vận động của các dòng lao động ( sự vận động của thị trường lao động).
2.2. Tình hình thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam(2008-2011)
2.2.1.Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Bất kỳ quốc gia nào dù kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không thể tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức thấp hay mức cao mà thôi.Vì vậy giữa thất nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
Tốc độ tăng trưởng(theo GDP)
6,31
5,32
6,78
5,89
Tỉ lệ thất nghiệp
2,38
2,9
2,88
2,27
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Các số liệu thống kê cho thấy:
-Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,31% thì tỷ lệ thất nghiệp là 2,38%
-Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống ở mức 5,32% thì tỷ lệ thất nghiệp là 2,9%,so với năm 2008 thì tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 0,52%.Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng thấp,thất nghiệp gia tăng.
-Đến năm 2010 nền kinh tế đã dần hồi phục biểu hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên đạt mức 6,78%,so với năm 2009 tăng thêm 1,46% còn tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,88%.Nền kinh tế tăng trưởng,thất nghiệp giảm.
-So với năm 2010, năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao bằng đạt mức 5,89% nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh chỉ còn 2,27%.
2.2.2. Mối quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế
Qua thực trạng về tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong 4 năm gần đây 2008-2011 ta rút ra kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp như sau: Muốn tăng trưởng kinh tế thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải sử dụng tốt và có hiệu quả lực lượng lao động.Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh thì càng cần phải thực hiện tốt công việc trên. Như vậy chúng ta có thể thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp: “khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi”.Qua đây ta thấy được mỗi quốc gia muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững thì phải giải quyết tốt vấn đề thất nghiệp.
Khi một nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt nguồn lực lao động. Như vậy tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi. Mối quan hệ này được lượng hóa qua định luật Okun: “ Nếu GDP thực tế tăng 2,5% trong vòng 1 năm thì thất nghiệp giảm 1%”. Quy luật này mang tính chất gần đúng chủ yếu ở những nước đang phát triển
Chương 3: Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để giảm thất nghiệp và phương hướng phát triển trong vài năm tới
3.1. Các biện pháp Chính phủ Việt Nam đã sử dụng nhằm giảm thất nghiệp:
Thất nghiệp làm giảm nguồn thu thế của chính phủ vì phải gia tăng trợ cấp thất nghiệp nó không những ảnh hưởng tới kinh tế mà nó còn lây lan sang vấn đề xã hội làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Vì vậy giải pháp nhằm giảm thất nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Chính phủ có rất nhiều biện pháp nhằm giảm thất nghiệp. Hầu hết các chính sách đều tập trung vào nguyên nhân gây thất nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp hợp lí nhất:
Thất nghiệp cơ cấu
Ở nước ta thất nghiệp cơ cấu biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP tăng trưởng cao nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng hơn. Giải pháp nhằm giảm thất nghiệp cơ cấu bao gồm:
+ Đầu tư đào tạo kĩ năng.
Cần thiết lập cơ sở đào tạo và nâng cao kĩ năng và trình độ chuyên nghiệp. Một nguyên nhân của việc bị thất nghiệp cũng là do thiếu kinh nghiệm và kĩ năng trong công việc. Vì vậy chính phủ có thể chi tiêu cho các chương trình đào tạo kĩ năng người thất nghiệp và thông qua đầu tư cho ngành giáo dục, cơ sở dạy nghề để giúp người lao động có thêm cơ sở tìm được việc làm.
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 nghìn người năm 2001 (trong đó các cơ sở công lập thu hút hơn 80%) lên 1,860 triệu người năm 2011 (tỷ lệ thu hút người học ở các cơ sở công là 62%).
+ Cung cấp ưu đãi
Chính phủ có thể đưa ra những chính sách ưu đãi các công ty doanh nghiệp kinh doanh cho những vùng khó khăn, nơi còn kém phát triển, những vùng cần nâng cao kinh tế thừa lao động như miễn, giảm tiền thuê sử dụng đất, thuế suất kinh doanh, giảm thuế VAT… hoạt động này của chính phủ sẽ kích thích đầu tư gia tăng nhu cầu lao động hơn. Đối với từng vùng riêng lại có chính sách ưu đãi riêng, tạo tính linh hoạt đem lại hiệu quả cao.
+ Đẩy mạnh sản xuất, tạo công ăn việc làm
Ở những nước đang phát triển như Việt Nam có lao động dư thừa nhưng thiếu vốn nên cần có những chính sách tập trung vốn đầu tư huy động vốn từ trong nước và nước ngoài phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
+ Giảm thuế thu nhập
Giảm thuế có