1. Lý do chọn đề tài
Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh hiểu biết hơn là ý chí quật cường. Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà và ngày tiến xa hơn vào thị trường quốc tế.
Chính vì thế với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro kinh doanh.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của nước nhà, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội, bên cạnh đó hàng mỹ nghệ lại thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước với một tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó, vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững cần phải thu thập chính xác thông tin về thị trường và người tiêu dùng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, có các chiến lược tiếp thị sản phẩm độc đáo, Do đó, cần phải phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp phát hiện những sai sót, hạn chế những sản phẩm không được ưa chuộng, lỗi thời, đẩy mạnh nâng cấp sản phẩm, khai thác tiềm năng sẵn có của công ty để giúp cho việc tiêu thụ ngày càng được hoàn thiện, tiến bộ và thu được nhiều lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của tình hình tiêu thụ sản phẩm đến sự tồn tại của công ty nên nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ cho công ty.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty từ năm 2006 đến năm 2008
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Giải pháp khắc phục và nâng cao tình hình tiêu thụ của công ty
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Không gian
Số liệu thu thập từ công ty
3.2 Thời gian
Số liệu được thu thập từ năm 2006-2008, thời gian thực hiện từ 01/2010-03/2010.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu An Việt
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các sách báo, tạp chí chuyên nghành, internet, các tài liệu có liên quan.
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty TNHH An Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh hiểu biết hơn là ý chí quật cường. Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà và ngày tiến xa hơn vào thị trường quốc tế.
Chính vì thế với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro kinh doanh.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của nước nhà, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội, bên cạnh đó hàng mỹ nghệ lại thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước với một tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó, vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững cần phải thu thập chính xác thông tin về thị trường và người tiêu dùng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, có các chiến lược tiếp thị sản phẩm độc đáo,… Do đó, cần phải phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp phát hiện những sai sót, hạn chế những sản phẩm không được ưa chuộng, lỗi thời, đẩy mạnh nâng cấp sản phẩm, khai thác tiềm năng sẵn có của công ty để giúp cho việc tiêu thụ ngày càng được hoàn thiện, tiến bộ và thu được nhiều lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của tình hình tiêu thụ sản phẩm đến sự tồn tại của công ty nên nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ cho công ty.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty từ năm 2006 đến năm 2008
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
Giải pháp khắc phục và nâng cao tình hình tiêu thụ của công ty
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Không gian
Số liệu thu thập từ công ty
3.2 Thời gian
Số liệu được thu thập từ năm 2006-2008, thời gian thực hiện từ 01/2010-03/2010.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu An Việt
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các sách báo, tạp chí chuyên nghành, internet, các tài liệu có liên quan.
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN AN VIỆT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày nay điều kiện sống đã nâng cao, thu nhập bình quân tăng, mức sống cũng cao hơn so với trước đây nên nhu cầu của con người ngày càng cao, phong phú và đa dạng. Cùng với sự hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, từ đó mối quan tâm của con người đối với các sản phẩm truyền thống, đồ thủ công mỹ nghệ,… của các nước ngày càng nhiều, trong đó mối quan tâm đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã tăng lên đáng kể.
Xuất phát từ thực tế đó, và cũng nhằm giới thiệu truyền thống văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới mà công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt được thành lập. Năm 2005 được sự cho phép của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tiền Giang thì Công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt được thành lập với những thông tin sau:
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN AN VIỆT
Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trụ sở chính: Ấp Mỹ Hòa – Xã Mỹ Hạnh Trung – Huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 0733.391.836
Fax: 0733.914.979
Website: www.anviet.biz
Công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt sản xuất kinh doanh và nhận gia công hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm của công ty chủ yếu là dùng để xuất khẩu. Công ty hiện đang xuất khẩu sản phẩm dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Pháp, Hà Lan, Bỉ,…
Tháng 10 năm 2008 công ty đã vinh dự đón nhận giải Topter Thương hiệu Việt do Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức và trao tặng.
1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Sản xuất khung sắt, khung nền
Sản phẩm chính của công ty là: Hàng thủ công mỹ nghệ gồm: tủ thủ công mỹ nghệ 2 ngăn, 3 ngăn, 4 ngăn, rổ tròn, khay, giỏ,…
( Quy trình sản xuất: Sản xuất sản phẩm tại công ty An Việt chủ yếu được làm bằng tay.
Hình 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN AN VIỆT
2.1 Khái quát chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm chung của công ty
2.1.1 Kênh tiêu thụ
Công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt tham gia vào ngành chưa lâu nên chưa xây dựng được nhiều chi nhánh, cửa hàng ở nhiều nơi, công ty phấn đấu sẽ mở thêm nhiều chi nhánh để giới thiệu các mặt hàng truyền thống với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên công ty vẫn có những đối tác tin cậy như: Công ty trách nhiệm hữu hạn SCANCOM.VN, Công ty trách nhiệm hữu hạn góm sứ mỹ nghệ Việt Hằng, các hợp tác xã. Và các đối tác nước ngoài có hợp đồng mua bán lâu dài như: AGMOB INTERNATIONAL – PHÁP, LEEN BAKKER – HÀ LAN, CASA INTERNATIONAL – BỈ,… và các hợp đồng ủy thác để đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1.2 Phân tích sản lượng hàng hóa tiêu thụ theo từng nhóm mặt hàng
Công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt sản xuất kinh doanh chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty được thể trong bảng 1
BẢNG 1: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY AN VIỆT (2006-2008)
ĐVT: cái
Stt
Tên hàng hóa
Năm 2006
Năm 2007
Năm2008
Chênh lệch 2007 so với 2006
Chênh lệch 2008 so vơi 2007
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
Sản lượng
%
1
Hộc kéo lục bình
12.516
23,28
49.883
23,88
63.733
31,42
37.367
298,55
13.850
27,76
2
Khay lục bình
3.680
6,85
9.977
4,78
8.788
4,33
6.297
171,11
-1.189
-11,92
3
Tủ lục bình
3.665
6,82
16.513
7,91
8.320
4,10
12.866
351,05
-8.211
-49,67
4
Thùng cối
4.370
8,13
6.754
3,23
7.356
3,63
2.384
54,55
602
8,91
5
Thùng lục bình
4.825
8,98
4.600
2,20
5.194
2,56
-225
-4,66
594
12,91
6
Rỗ thủ công
13.047
24,27
32.610
15,61
33.736
16,6
19.563
149,9
1.126
3,45
..
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
53.752
100
208.916
100
202.861
100
Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu
Qua bảng trên ta có nhận xét về từng sản phẩm như sau:
Sản phẩm hộc kéo lục bình: qua 3 năm phân tích thì ta thấy sản lượng của hộc kéo lục bình đều tăng và chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu mặt hàng của công ty. Sản lượng hộc kéo lục bình trong năm 2006 chiếm tỷ lệ 23,28% trong cơ cấu mặt hàng.
Năm 2007, sản lượng hộc kéo lục bình được bán ra chiếm tỷ lệ 23,88% trong cơ cấu mặt hàng. Sản lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng 37.367 cái so với năm 2006 (tăng 98,55%).
Năm 2008, sản lượng hộc kéo lục bình được bán ra chiếm tỷ lệ 31,42% trong cơ cấu mặt hàng. Sản lượng tiêu thụ tăng 13.850 sản phẩm (tăng 27,76%) so với 2007. Sở dĩ sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao là vì này nhỏ gọn, nhiều kích cở, đa dạng về màu sắc, tiện dụng trong đời sống sinh hoạt ngày thường. Một phần cũng do sản phẩm này dễ làm, thời gian sản xuất ngắn, chí phí nhân công ít nên giá bán cũng không cao
Sản phẩm khay lục bình: chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu mặt
hàng của công ty. Năm 2006, khay lục bình chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn là 6,8% trong cơ cấu mặt hàng.
Năm 2007, mức tiêu thụ sản phẩm này tăng 171,11% so với năm 2006 nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu mặt hàng chỉ có 4,78%.
Năm 2008, sức tiêu thụ sản phẩm khay lục bình lại giảm so với nămtrước và tỷ trọng của nó trong giai đoạn này chỉ còn khoảng 4,3% trong cơ cấu mặt hàng bán ra trong năm. Sản lượng tiêu thụ giảm 1.189 sản phẩm (giảm 11,92%) so với 2007. sản phẩm này có công dụng chủ yếu để đựng trái cây, thức ăn, báo,…bên cạnh đó nó có ít màu sắc, hạn chế về kích cở và Giá cả cũng tương đối cao nên không được ưa chuộng.
Sản phẩm tủ lục bình: chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu mặt hàng của công ty. Năm 2006, tỷ trọng của mặt hàng này là 6,82% trong cơ cấu mặt hàng.
Năm 2007, tình hình tiêu thụ sản phẩm nói chung của công ty tăng mạnh và do đó tỷ trọng của tủ lục bình cũng tăng lên. So với năm 2006 thì số lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng mạnh lên đến 351,05%, mặc dù số lượng tiêu thụ hàng hóa này tăng rất cao nhưng nó vẫn chỉ chiếm tỷ trọng ít là vì trong năm 2007 thì số lượng hàng hóa chung của công ty được tiêu thụ nhiều cho tất cả các mặt hàng chứ không phải chỉ duy nhất có loại hàng này.
Năm 2008, số lượng tủ lục bình được tiêu thụ giảm so với năm 2007 là 8.211 sản phẩm, giảm 49,67% và tỷ trọng của nó cũng giảm theo chỉ chiếm khoảng 4% trong cơ cấu mặt hàng. Sản phẩm này có giá tương đối cao và sản xuất cũng mất nhiều thời gian va chi phí nên không thể xuất bán với số lượng lớn.
Sản phẩm thùng cối: Trong năm 2006 thì sản phẩm thùng cối cũng giống như hai sản phẩm khay lục bình và tủ lục bình vì nó chiếm tỷ lệ là 8,13% trong cơ cấu mặt hàng.
Đến năm 2007, tỷ trọng sản phẩm này là 3,23% trong cơ cấu mặt hàng, mặc dù tỷ trọng của mặt hàng này có giảm đi so với năm trước đó nhưng số lượng bán ra vẫn tăng nhiều so với năm trước tăng 54,55% là vì trong năm này số lượng hàng hóa nói chung của công ty được tiêu thụ rất cao, trong đó có thùng cối.
Năm 2008, tỷ trọng của thùng cối có được cải thiện chút ít, tăng so với năm 2007 khoảng 602 sản phẩm (tăng 8,91%). Tuy việc đan thùng cối tốn nhiều chi phí nhân công nên giá bán cao nhưng với kiểu dạng lạ mắt, mẫu mã đẹp nên sản lượng tiệu thụ tăng qua các năm.
Sản phẩm thùng lục bình: Năm 2006, thùng lục bình được tiêu thụ với tỷ trọng khoảng 8,98% trong cơ cấu mặt hàng.
Năm 2007, tình hình tiêu thụ sản phẩm này đều giảm cả về tỷ trọng và số lượng: về tỷ trọng thì chỉ còn chiếm 2,2% trong cơ cấu mặt hàng và về số lượng thì giảm đến 4,66% (sản lượng tiêu thụ giảm 225 sản phẩm) so với năm trước. Mặc dù trong năm 2007 số lượng hàng hóa nói chung được tiêu thụ là rất cao nhưng đối với sản phẩm thùng lục bình thì lại bị suy giảm về số lượng bán ra là do giá bán của nó khá cao, chi phí làm ra sản phẩm cao, tốn nhiều thời gian.
Năm 2008, việc tiêu thụ sản phẩm này đã tăng trở lại, số lượng bán ra tăng khoảng 13% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng gần 3% trong cơ cấu mặt hàng. Cũng giống như thùng cối, chỉ có khác là ở chất liệu làm ra sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã làm cho khách hàng có nhiều lựa chọn tối ưu.
Sản phẩm rỗ thủ công: rỗ thủ công cũng là mặt hàng chủ yếu trong công ty và có doanh thu bán hàng cao.
Năm 2006, sản lượng tiêu thụ rỗ thủ công chiếm tỷ lệ 24,27% trong tổng sản lượng tiêu thụ của năm.
Năm 2007, tỷ lệ rỗ thủ công có giảm, còn 15,61% trong tổng sản lượng tiêu thụ trong năm, nhưng sản lượng bán ra năm 2007 so với năm 2006 thì lại tăng đến 149,94%.
Năm 2008, sản lượng tiêu thụ của rỗ tiếp tục tăng so với năm 2007 nhưng con số này cũng khá khiêm tốn chỉ khoảng 1.126 cái (tăng 4%). Sản phẩm rỗ rất thông dụng, được sử dụng nhiều, mẫu mã và màu sắc đa dạng, kiểu dáng nhỏ gọn, bắt mắt nên sản lượng này tăng liên tục trong 3 năm 2006, 2007 và 2008.
2.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị của từng nhóm mặt hàng
Hai yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình tiêu thụ đó là sản lượng hàng hóa bán ra và giá cả của hàng hóa đó. Chỉ thông qua sản lượng không thể đánh giá hết được tình hình tiêu thụ của công ty nên cần phải đánh giá thêm phầm giá cả của từng mặt hàng. Giá của công ty luôn thay đổi liên tục từ đầu năm đến cuối năm nên chúng em chỉ lấy giá trung bình nghĩa là lấy đơn giá của từng lần thay đổi chia cho số lần thay đổi trong năm.
BẢNG 2: ĐƠN GIÁ TRUNG BÌNH MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY AN VIỆT (2006-2008)
ĐVT: 1.000 đồng
Stt
Tên hàng hóa
Đvt
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch 2007 so với 2006
Chênh lệch 2008 so với 2007
Số tiền
T%
Số tiền
%
1
Hộc kéo lục bình
Cái
36
50.5
70.4
14.5
40,3
19.9
39,4
2
Khay lục bình
Cái
61
55
60
-6
-9,8
5
9,1
3
Tủ lục bình
Bộ
210
200
250
-10
-4,8
50
25
4
Thùng cối
Bộ
325
325
372
0
0
2
0,6
5
Thùng lục bình
Bộ
315
260
262
-55
-17,5
2
7,7
6
Rỗ lục bình
cái
70
85
82
15
21,4
-3
3,5
Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu
Nhìn chung, giá bán đơn vị sản phẩm của công ty không tăng hoặc giảm liên tục mà tăng giảm tùy theo mặt hàng. Đáng chú ý nhất là mặt hàng hộc kéo lục bình vì đây là mặt hàng tăng giá nhiều nhất. Năm 2007 tăng với số tiền là 14.500 đồng, tương ứng tăng khoảng 40,3% so với năm trước. Năm 2008 cũng tiếp tục tăng 19.900 đồng, tương ứng so với năm 2007 là 39,4%.
Bên cạnh đó, mặt hàng cần đáng quan tâm là rổ lục bình. Năm 2007 so với 2006, giá sản phẩm này tăng lên 15.000 đồng, tức là tăng với tỷ lệ 21,4%. Tuy nhiên, đến năm 2008 giá của của mặt hàng này lại giảm so với năm 2007 là 3.000 đồng, nghĩa là giảm khoảng 3,5%. Mặt hàng thùng cối có sự bình ổn giá trong hai năm 2006, 2007. Tuy nhiên, đến 2008, giá mặt hàng này có sự tăng lên với một tỷ lệ nhỏ, khoảng 0,6%, tương ứng với số tiền là 2.000 đồng.
Những mặt hàng còn lại, ta thấy có sự giảm giá trong năm 2007 so với 2006, tuy nhiên lại tăng lên trong năm 2008. Điển hình, mặt hàng đáng chú ý nhất là thùng lục bình. Mặt hàng này có sự giảm giá mạnh ở năm 2007, giảm đến 55.000 đồng, tức là giảm đến 17,5 %. Thế nhưng, năm 2008, giá của mặt hàng này chỉ tăng nhẹ, tăng 2.000 đồng, tức là chỉ tăng 7,7%.
Sự tăng giá của mặt hàng hộc kéo lục bình nói riêng và các mặt hàng khác là do chi phí sản xuất tăng: chi phí nhân công tăng, chi phí xăng, dầu, gas tăng, chi phí vận chuyển cũng tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng có một số mặt hàng giảm giá, ví như sản phẩm tủ lục bình, thùng lục bình là do giá nguyên liệu giảm, công ty tìm được nhiều nơi cung cấp nguyên liệu thô nên có sự lựa chọn và làm cho giá vốn cũng giảm đi; giá giảm cũng là do chính sách giảm giá của công ty để thu hút khách hàng.
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ tại công ty An Việt (2006-2008)
2.2.1 Nhân tố chủ quan
Việc đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng khối lượng tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thức hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm công ty mới tồn tại, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà hoạt động tiêu thụ chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau, khi đó công ty An Việt muốn đẩy mạnh tiêu thụ cần phải xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn cung ứng
Muốn tiêu thụ hàng hóa thì cần phải có hàng hóa, muốn có hàng hóa thì cần phải nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì thế tình hình tiêu thụ của công ty bị lệ thuộc vào nguồn cung ứng.
Tình hình nguyên liệu trong những năm gần đây cũng có những biến động. Vì nguyên liệu chủ yếu của công ty đều có nguồn gốc từ thự nhiên như: lục bình, cói,… Đồng Bằng Sông Cửu Long rất nhiều và dễ tìm kiếm . Tuy nhiên nguồn nguyên liệu lại bị hạn chế về số lượng và chất lượng như: nguyên liệu chỉ được thu mua lẻ, không được khoanh vùng quy hoạch nên đôi khi xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lại tốn thời gian thu gom,… Và phương tiện vận chuyển chủ yếu là thuê ngoài nên đã làm tăng chi phí.
Một mặt hạn chế nữa là nguyên liệu được thu gom từ các đơn vị nhỏ lẻ, khối lượng không ổn định, giá cả không thống nhất. Nên công ty cần có những chính sách nhập kho nguyên liệu cụ thể, và phải thống nhất giá cả đối với nhà cung ứng qua các năm tùy theo từng mặt hàng để hạn chế tối đa xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa làm ảnh hưởng đến uy tín và mất bị thị trường.
Tình hình dự trữ hàng hóa
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên bảo đảm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, về tình hình dự trữ, biến động của hàng hóa. Từ đó có biện pháp quản lý và bảo quản về tình hình dự trữ, biến động cả về số lượng lẫn giá trị.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm2007
Năm 2008
Chênh lệch 2007 so với 2006
Chênh lệch 2008 so với 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Hàng hóa tồn kho bình quân đến cuối ngày
31/12
809.206,87
480.720
71.626,39
328.486,87
-40,6
-409.093,6
-85,1
Bảng 3: HÀNG HÓA TỒN KHO CỦA CÔNG TY AN VIỆT (2006-2008).
ĐVT: 1000 đồng
Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu
Việc dự trữ hàng hóa tồn kho có ảnh hưởng lớn đến doanh thu tiêu thụ của công ty, vì thế công ty phải có chính sách dự trữ hàng hóa hợp lý, phù hợp với tình hình thị trường đầy biến động.
Năm 2006 hàng hóa tồn kho là 809.206,87 ngàn đồng. Sang năm 2007 số lượng hàng hóa tồn kho giảm còn 480.720 ngàn đồng, so với năm 2006 giảm 328.486,87 ngàn đồng, tức giảm 40,6%, việc số lượng hàng tồn kho giảm là do tình hình dự trữ hàng hóa có mối quan hệ với tình hình sản xuất và tiêu thụ trong công ty. Chứng tỏ giá trị hàng hóa tiêu thụ trong giai đoạn này nhiều hơn hàng hóa được sản xuất ra, khâu tiêu thụ hàng hóa của công ty làm tốt nhiệm vụ của mình và có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty.
Đến năm 2008 số lượng hàng hóa tồn kho tiếp tục giảm còn 71.626,39 ngàn đồng, so với năm 2007 giảm 409.093,6 ngàn đồng, tức giảm 85,1%. Chứng tỏ tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt nhiều thành tích thắng lợi (vòng quay hàng tồn kho đạt 195,04 vòng/năm.) Tuy nhiên, tổng doanh thu về bán hàng lại giảm nhiều so với năm 2007 (giảm từ 16.521.023 ngàn đồng còn 14.676.786 ngàn đồng tức giảm 1.844.237 ngàn đồng.), nhưng sản lượng tiêu thụ lại giảm không đáng kể ( giảm 6.045 sản phẩm), mặt khác giá bán lai tăng lên rất nhiều (bảng dơn giá bình quân một số măt hàng chủ yếu). Giải thích cho lí do trên la do gia vốn hàng bán tăng lên rất đáng kể ( doanh thu chỉ đạt 14.676.786 ngàn đồng nhưng giá vốn chiếm đến 13.826.737ngàn đồng). Do đó, ban lãnh đạo công ty cần xem xét lại quá trình sản xuất sản phẩm, để có thể hạ giá thành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mặt khác, việc dự trữ hàng hóa qua 3 năm của công ty giảm đi mang tính chất hai mặt: một là, dự trữ hàng hóa ít đi đã khẳng định rằng tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn hàng hóa sản xuất ra, hàng hóa dự trữ ít cũng đỡ tốn kém chi phí bảo quản, chứng tỏ thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng, có nhiều đ ơn đặt hàng và thu hồi nhanh nguồn vốn sản xuất ; nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại điểm yếu là, dự trữ hàng hóa cứ giảm đi như vậy sẽ không đảm bảo cung ứng hàng hóa nếu có khách hàng hay đơn đặt hàng lớn với số lượng nhiều, làm mất niềm tin tưởng của đối tác và cũng mất đi một phần lợi nhuận.
Giá bán
Đối với mỗi công ty thì giá bán vô cùng quan trọng quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bAi_tap_nhom.doc
- maupowerpointctu.ppt