Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương

1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược hoạt động linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Và tiêu thụ đã trở thành một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu thụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng được thị trường, nhanh chóng thu hồi vốn sản xuất kinh doanh và tạo được uy tín, năng lực cạnh tranh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Nước giải khát là mặt hàng không thể thiếu để đáp ứng cho nhu cầu của mọi người trong các dịp họp mặt, giao lưu, hay làm quà biếu tặng . cho nên kinh doanh nước giải khát đã và đang tạo ra lợi thế trên thị trường Vì thế đã và đang có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó mặt hàng nước giải khát trên thị trường hiện nay rất đa dạng về sản phẩm với nhiều mẫu mã ấn tượng và giá cả khác nhau. Và cũng vì vậy đã làm cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Từ vấn đề trên, đề tài: “Phân tích tình hình tiêu nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương” được thực hiện nhằm cung cấp cho nhà quản lý một cái nhìn khách quan về tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty từ đó giúp cho công ty có những điều chỉnh hợp lý để hoạt động hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cùa công ty 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. 3 Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trong nước Việt Nam. 3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu liên quan trong bài viết thu thập trong khoản thời gian từ ngày 1/1/2008 đến ngày 31/12/2009 Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 8/1/2009 đến ngày 6/3/2010. 3.3 Phạm vi về nội dung Nghiên cứu về tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương ở Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD (((( PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS. BÙI VĂN TRỊNH STT  HỌ VÀ TÊN  MSSV  CHỨC VỤ    Thạch Dương Kim An  4073602  TV    Võ Văn Hiếu  4073633  NP    Lê Trần Phước Huy  4073640  NT    Huỳnh Ngọc  4073670  TV    Khưu Nguyệt Trinh  4073725  TV    Cao Phương Anh  4073746  TV    Lê Thị Kiều Trang  4074153  TV    Hồ Minh Điền  4074378  TV    Lê Thị Bon  4074787  TV    Nguyễn Thị Mỹ Hằng  4074798  TV    Nguyễn Thị Thúy Oanh  4074816  TK    Nguyễn Thị Loan  4076514  TV    Nguyễn Minh Thảo  4077610  TV    Châu Huỳnh Ngọc Thảo  4077612  TV    Nguyễn Thị Thúy An  4077653  TV    Đào Thị Ngọc Mai  4088316  TV   PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược hoạt động linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Và tiêu thụ đã trở thành một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu thụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng được thị trường, nhanh chóng thu hồi vốn sản xuất kinh doanh và tạo được uy tín, năng lực cạnh tranh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Nước giải khát là mặt hàng không thể thiếu để đáp ứng cho nhu cầu của mọi người trong các dịp họp mặt, giao lưu, hay làm quà biếu tặng…. cho nên kinh doanh nước giải khát đã và đang tạo ra lợi thế trên thị trường Vì thế đã và đang có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó mặt hàng nước giải khát trên thị trường hiện nay rất đa dạng về sản phẩm với nhiều mẫu mã ấn tượng và giá cả khác nhau. Và cũng vì vậy đã làm cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Từ vấn đề trên, đề tài: “Phân tích tình hình tiêu nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương” được thực hiện nhằm cung cấp cho nhà quản lý một cái nhìn khách quan về tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty từ đó giúp cho công ty có những điều chỉnh hợp lý để hoạt động hiệu quả hơn.. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cùa công ty 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. 3 Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trong nước Việt Nam. 3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu liên quan trong bài viết thu thập trong khoản thời gian từ ngày 1/1/2008 đến ngày 31/12/2009 Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 8/1/2009 đến ngày 6/3/2010. 3.3 Phạm vi về nội dung Nghiên cứu về tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương ở Việt Nam. 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận 4.1.1 Thống kê mô tả Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặt trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiêng cứu 4.1.1.1 Phương pháp so sánh a) So sánh bằng số tuyệt đối Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh quy mô, khối lượng của sự kiện. Phương pháp này có tác dụng phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng. b) So sánh bằng số tương đối Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm (%), phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Có các loại số tương đối: +Số tương đối kế hoạch: +Số tương đối hoàn thành kế hoạch: 4.1.1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để các định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích ( đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. a) Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a x b x c. Đặt Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1. Q0 : Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0. => Q1 – Q0 = Q : mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch. Q: đối tượng phân tích Q = a1 b1 c1 - a0 b0 c0. b) Thực hiện phương pháp thay thế -Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 b0 c0 được thay thế bằng a1 b0 c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: a = a1 b0 c0 - a0 b0 c0 -Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1 b0 c0 được thay thế bằng a1 b1 c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là: b = a1 b1 c0 - a1 b0 c0 -Thay thế bước 3 ( cho nhân tố c): a1 b1 c0 được thay thế bằng a1 b1 c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: c = a1 b1 c1 - a1 b1 c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: a +b +c = (a1 b0 c0 - a0 b0 c0 ) + (a1 b1 c0 - a1 b0 c0) +(a1 b1 c1 - a1 b1 c0) = a1 b1 c1 - a0 b0 c0 = Q đúng bằng đối tượng phân tích. 4.1.2 Hàm hồi quy tuyến tính Y = a + b1x1 + b2x2 + b3x3 Y: Đối tượng phân tích x1: Nhân tố ảnh hưởng thứ 1 x2: Nhân tố ảnh hưởng thứ 2 x3: Nhân tố ảnh hưởng thứ 3 a: Hằng số b1: Mức tác động đến Y khi x1 thay đổi b2: Mức tác động đến Y khi x2 thay đổi b3: Mức tác động đến Y khi x3 thay đổi 4.2 Phương pháp phân tích 4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: từ báo, tạp chí, internet. 4.2.2 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1 và mục tiêu 2: Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tiêu thụ và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ nước giải khát nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. - Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích ở trên, sử dụng phương pháp biện luận để đưa ra các giải pháp giúp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. Chương 2: NỘI DUNG 1. Giới thiệu công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy USINE BELGIQUE, xây dựng năm 1952 thuộc tập đoàn BGI (Pháp quốc). Trước năm 1975, là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam Việt Nam. Năm 1977 nhà máy được tiếp quản và trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương. Từ năm 1993 là công ty nước giải khát Chương Dương. Năm 2004, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương theo Quyết định số 242/ 2003/ QĐ – BCN ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ Công nghiệp, và theo Giấy đăng ký kinh doanh số: 4103002362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM cấp lần đầu ngày 02/06/2004, thay đổi lần 1 ngày 26/12/2005. - Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương đã được tổ chức TUV cấp chứng nhận ISO 9001: 2000 ngày 26/11/2003 và tổ chức Quacert cấp chứng nhận ISO 9001: 2000 ngày 06/12/2003. - Tên tiếng Anh: CHUONG DUONG BEVERAGES JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: CDBECO - Mã chứng khoán: SCD - Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đ (Tám mươi lăm tỷ đồng) - Địa chỉ: 379 Bến Chương Dương, p. Cầu Kho, Q.1, Tp. HCM  - Điện thoại: (84 - 8) 8367518 – 8368747 - Fax: (84 - 8) 8367176 - Website: chuongduong.com.vn 1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức công ty: 1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương là thành viên của: - Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp. - Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn. - Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh nước giải khác; nguyên vật liệu, bao bì, thiết bị công nghệ ngành sản xuất đồ dùng uống. 1.4 Tình hình kinh doanh Bảng 1: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VÀO NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 Chỉ tiêu  Năm nay  Năm trước   Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác  30.476.095.997 51.987.272  24.574.272.312 1.804.837.906   Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế  30.528.083.269  26.379.110.218   Thuế thu nhập doanh nghiệp  458.762.006  472.759.309   Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp  25.546.141.444  22.669.156.168   Theo bảng trên,lợi nhuần thu từ hoạt động kinh doanh tăng 5.901.823.685 tức khoảng 24.02% so với năm trước.Thêm vào các khoản lợi nhuận khác thì tổng lợi nhuận thu được năm nay so với năm ngoái chỉ tăng 15.73% tức về mức khoảng 4.148.973.051.Như vậy do lợi nhuận thu từ các nguồn khác năm nay đã giảm so với năm trước nên làm cho tổng lợi nhuận năm nay giảm đi so với năm trước.Cụ thể, lợi nhuận khác năm nay đã giảm 1.752.850.634 so với năm ngoái về mức tức khoảng 97.12%. Lợi nhuận sau thuế tăng 2.876.985.276 tức khoảng 12.69% so với năm trước. Nhìn chung thì lợi nhuận thu từ hoạt động chính tăng cao so với năm ngoái nhưng tổng lợi nhuận lại tăng không đáng kể do lợi nhuận thu từ các hoạt động khác có chiều hướng giảm tương đối nhiều. 1.5 Tình hình thị trường Xu hướng tiêu dùng đối với mặt hàng nước giải khát đang có sự chuyển dịch rõ ràng sang các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên như trái cây, trà xanh…. Hiện bia 333 giữ mức giá 210.000đ/thùng, Heineken thường đã tăng từ 320.000đ - 330.000đ/thùng, bia xuất xứ Hà Lan dung tích 500ml tăng lên 550.000đ/thùng. Tiger khoảng 225.000đ/thùng. Bia chai Sài Gòn đỏ có mức giá rất cao, khoảng 150.000đ/két, tăng 20.000đ/két kể từ đầu tháng một đến nay. Quy hoạch tổng thể ngành bia - rượu - nước giải khát của Bộ Công nghiệp, cho thấy: sản lượng bia của Việt Nam năm 2010 sẽ lên đến 3,5 tỷ lít. Riêng một khảo sát của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát VN mới đây cho rằng: chiếm lĩnh thị trường nước giải khát có gas hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola. Tuy nhiên, gần đây, những thương hiệu nước không gas mới xuất hiện như Tân Hiệp Phát, Tribeco, Bidrico Wonderfarm... đã làm thay đổi tình hình, có khả năng làm giảm tỷ trọng đáng kể nước giải khát có gas. Nắm bắt được xu hướng này, vài năm trở lại đây, các hãng sản xuất nước giải khát tại VN đã nhanh chóng tung ra hàng loạt sản phẩm mới, với các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên. Đến nay, có hơn 100 loại nước giải khát không gas (không kể nước uống đóng chai, nước khoáng), được khai thác từ nhiên liệu thiên nhiên như củ, quả, các loại trà thảo mộc. Thế nhưng, nếu mới đầu, doanh thu của các sản phẩm nước trái cây nguyên chất nhanh chóng tăng trưởng do đánh trúng tâm lý của mọi người, thì gần đây, những "công nghệ" không an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện khiến người dân hoang mang đắn đo khi lựa chọn thức uống cho mình. Nắm bắt thời cơ, các nhà sản xuất cho ra đời các loại trà nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên,sản phẩm trà xanh đóng chai mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trên thị trường, riêng mùa cao điểm như Tết, chỉ đáp ứng khoảng 20%. Những lời cảnh báo cũng nằm trong các loại nước giải khát không gas., mới đây, Công ty Tân Hiệp Phát giới thiệu một loại cà phê VIP dành cho mọi đối tượng, còn thương hiệu Trung Nguyên cho ra đời cà phê hòa tan dành riêng cho nữ. Theo đó, sản phẩm Passiona có lượng cafein phù hợp, vị đắng ít nên dễ uống, nhưng vẫn có hương thơm đậm đà. Chưa hết, cà phê này sử dụng loại đường ăn kiêng, nên rất phù hợp cho phái nữ. Ngoài ra, Passiona còn được bổ sung thêm dưỡng chất làm đẹp da như collagen, vitamin PP, các loại thảo mộc. Vì thế, sản phẩm này nhanh chóng được giới nữ văn phòng ưa chuộng. 1.6 Các đối thủ cạnh tranh Tân Hiệp Phát, Tribeco, Bidrico Wonderfarm, Coca – Cola, Pepsi. 1.7 Sản phẩm - Một số nhãn hiệu nổi tiếng của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương   STT  Sản phẩm  Bao bì  Dung tích  Đóng thành phẩm   1  Sáxị  Lon nhôm Chai pet Chai thuỷ tinh  330 ml 1,25 lít 230 ml  24 lon/thùng 12 chai/ thùng 24 chai/két   2  Cam  Lon nhôm Chai pet Chai thuỷ tinh  330 ml 1,25 lít 240 ml  24 lon/thùng 12 chai/ thùng 24 chai/két   3  Dâu  Chai pet Chai thuỷ tinh  1,25 lít 240 ml  12 chai/ thùng 24 chai/két   4  Chanh  Chai thuỷ tinh  240 ml  24 chai/ két   5  Bạc hà  Chai thuỷ tinh  240 ml  24 chai/ két   6  Cream Soda  Chai thuỷ tinh  240 ml  24 chai/ két   7  Soda Water  Lon nhôm Chai thuỷ tinh  330 ml 270 ml  24 lon/thùng 24 chai/két   8  Rượu nhẹ có gaz  Chai thuỷ tinh  500 ml  20 chai/ két   9  Rượu nhẹ chanh tươi CHU – HI  Lon nhôm  330 ml  24 lon/ thùng   10  Nước tinh khiết  Chai pet  500 ml 1,5 lít  24 chai/ thùng 12 chai/ thùng     1.8 Chiến lược thị trường Chương trình quảng cáo Tập trung mạnh vào sản phẩm không gaz Mở rộng thị trường cho một số sản phẩm Mountain Dew, Phát triển mùi vị và hình ảnh cho sản phẩm. Mở rộng việc bán hàng thông qua việc phát triển các sản phẩm mới và các dịch vụ chăm sóc nhóm khách hàng khác nhau. 2. Phân tích tình hình tiêu thụ nước giải khát của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương. 2.1.1 Phân tích về mặt sản lượng: Để xem xét chi tiết từng mặt hàng.  Để xem xét chi tiết sự ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan đến từng mặt hàng. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương quý 1 theo hình thức số lượng SẢN PHẨM  ĐVT  TỒN KHO ĐẦU KỲ    TIÊU THỤ TRONG KỲ    TỒN KHO CUỐI KỲ     KH  TT  KH  TT  KH  TT   SAXI  THUNG  15600  15879  78000  79396  14400  13322   CAM  THUNG  14000  14291  70000  71456  10800  11990   SODA  THUNG  6675  6628  44500  44188  4875  5561   RUOU NHE CHANH  THUNG  6000  5939  30000  29694  4400  4982   Bảng 2.2: Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch tiêu thụ quý 1 SẢN PHẨM  TỒN KHO ĐẦU KỲ    TIÊU THỤ TRONG KỲ    TỒN KHO CUỐI KỲ    S.HH  %  S.HH  %  S.HH  %   SAXI  279  1.79  1396  1.79  -1078  -7.49   CAM  291  2.08  1456  2.08  1190  11.02   SODA  -47  -0.70  -312  -0.70  686  14.07   RUOU NHE CHANH  -61  -1.02  -306  -1.02  582  13.24   Nhận xét cụ thể đối với từng mặt hàng: Đối với sản phẩm nước giải khát sá xị: thành phẩm tồn kho đầu quý 1 thực tế so với kế hoạch tăng 279 thùng (tức là tăng 1,79%), tình hình tiêu thụ trong quý 1 thực tế so với kế hoạch tăng 1396 thùng (tức tăng 1,79%) và tồn kho cuối quý 1 thực tế giảm 1078 thùng (tức giảm 7,49%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát cam: thành phẩm tồn kho đầu quý 1 thực tế so với kế hoạch tăng 291 thùng (tức là tăng 2,08%), tình hình tiêu thụ trong quý 1 thực tế so với kế hoạch tăng 1456 thùng (tức tăng 2,08%) và tồn kho cuối quý 1 thực tế tăng 1190 thùng (tức tăng 11,02%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát soda water: thành phẩm tồn kho đầu quý 1 thực tế so với kế hoạch giảm 47 thùng (tức là giảm 0,7%), tình hình tiêu thụ trong quý 1 thực tế so với kế hoạch giảm 312 thùng (tức giảm 0,7%) và tồn kho cuối quý 1 thực tế tăng 686 thùng (tức tăng 14,07%) so với kế hoạch do tình hình tiêu thụ trong quý đã ảnh hưởng đến chính sách tồn kho của công ty. Đối với sản phẩm nước giải khát rượu nhẹ chanh tươi: thành phẩm tồn kho đầu quý 1 thực tế so với kế hoạch giảm 61 thùng (tức là giảm 1,02%), tình hình tiêu thụ trong quý 1 thực tế so với kế hoạch giảm 306 thùng (tức giảm 1,02%) và tồn kho cuối quý 1 thực tế giảm 582 thùng (tức giảm 13,24%) so với kế hoạch. Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương quý 2 theo hình thức số lượng SẢN PHẨM  DVT  TỒN KHO ĐẦU KỲ    TIÊU THỤ TRONG KỲ    TỒN KHO CUỐI KỲ     KH  TT  KH  TT  KH  TT   SAXI  THUNG  14400  13322  72000  66611  14400  13051   CAM  THUNG  10800  11990  54000  59950  13000  11746   SODA  THUNG  4875  5561  32500  37072  6150  5448   RUOU NHE CHANH  THUNG  4400  4982  22000  24912  5000  4881   Bảng 2.4: Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch tiêu thụ quý 2 SẢN PHẨM  TỒN KHO ĐẦU KỲ    TIÊU THỤ TRONG KỲ    TỒN KHO CUỐI KỲ    S.HH  %  S.HH  %  S.HH  %   SAXI  -1078  -7.49  -5389  -7.48  -1349  -9.37   CAM  1190  11.02  5950  11.02  -1254  -9.64   SODA  686  14.07  4572  14.07  -702  -11.42   RUOU NHE CHANH  582  13.24  2912  13.24  -119  -2.38   Nhận xét cụ thể đối với từng mặt hàng: Đối với sản phẩm nước giải khát sá xị: thành phẩm tồn kho đầu quý 2 thực tế so với kế hoạch giảm 1078 thùng (tức là giảm 7.49%), tình hình tiêu thụ trong quý 2 thực tế so với kế hoạch giảm 5389thùng (tức giảm 7.48%) và tồn kho cuối quý 2 thực tế giảm 1349 thùng (tức giảm 9.37%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát cam: thành phẩm tồn kho đầu quý 2 thực tế so với kế hoạch tăng 1190 thùng (tức là tăng 11.02%), tình hình tiêu thụ trong quý 2 thực tế so với kế hoạch tăng 5950 thùng (tức 11.02%) và tồn kho cuối quý 2 thực tế giảm 702 thùng (tức giảm 11.42%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát soda water: thành phẩm tồn kho đầu quý 2 thực tế so với kế hoạch tăng 686 thùng (tức là tăng 14.07%), tình hình tiêu thụ trong quý 2 thực tế so với kế hoạch tăng 4572 thùng (tức tăng 14.07%) và tồn kho cuối quý 2 thực tế giảm 702 thùng (tức giảm 11.42%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát rượu nhẹ chanh tươi: thành phẩm tồn kho đầu quý 2 thực tế so với kế hoạch tăng 582 thùng (tức là tăng 13.24%), tình hình tiêu thụ trong quý 2 thực tế so với kế hoạch tăng 2912 thùng (tức tăng 13.24%) và tồn kho cuối quý 2 thực tế giảm 119 thùng (tức giảm 2.38%) so với kế hoạch. Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương quý 3 theo hình thức số lượng SẢN PHẨM     TỒN KHO ĐẦU KỲ    TIÊU THỤ TRONG KỲ    TỒN KHO CUỐI KỲ    DVT  KH  TT  KH  TT  KH  TT   SAXI  THUNG  12000  13051  60000  65257  18400  26140   CAM  THUNG  13000  11746  65000  58731  14000  23526   SODA  THUNG  6150  7264  41000  36318  6675  10911   RUOU NHE CHANH  THUNG  5000  4881  25000  24406  7000  9776   Bảng 2.6: Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch tiêu thụ quý 3 SẢN PHẨM  TỒN KHO ĐẦU KỲ    TIÊU THỤ TRONG KỲ    TỒN KHO CUỐI KỲ    S.HH  %  S.HH  %  S.HH  %   SAXI  1051  8.76  5257  8.76  7740  42.07   CAM  -1254  -9.64  -6269  -9.64  9526  68.04   SODA  1114  18.11  -4682  -11.42  4236  63.46   RUOU NHE CHANH  -119  -2.38  -594  -2.38  2776  39.66   Nhận xét cụ thể đối với từng mặt hàng: Đối với sản phẩm nước giải khát sá xị: thành phẩm tồn kho đầu quý 3 thực tế so với kế hoạch tăng 1051 thùng (tức là tăng 8.76%), tình hình tiêu thụ trong quý 3 thực tế so với kế hoạch tăng 5257 thùng (tức tăng 8.76%) và tồn kho cuối quý 3 thực tế tăng 7740 thùng (tức tăng 42.07%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát cam: thành phẩm tồn kho đầu quý 3 thực tế so với kế hoạch giảm 1254 thùng (tức là giảm 9.64%), tình hình tiêu thụ trong quý 3 thực tế so với kế hoạch giảm 6269 thùng (tức giảm 9.64%) và tồn kho cuối quý 3 thực tế tăng 9526 thùng (tức tăng 68.04%) so với kế hoạch. Đối với sản phẩm nước giải khát soda water: thà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNHOM_4_21.doc
  • pptPtHDKD_nhom_4_2.ppt