Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008

Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế là cực kì quan trọng và nó được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nhà nước đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách xây dựng nhsững mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Là một nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á và có những lợi thế đặc biệt cho việc khai thác, dầu thô là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao ở Việt Nam. Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế thế giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.

doc23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3857 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I.KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU DẦU THÔ VIỆT NAM 3 II.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 08/2008 4 1.Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2007. 4 1.1.Tình hình. 4 1.2. Nguyên nhân 6 2. Tình hình xuất khẩu dầu thô 8 tháng đầu 2008 8 2.1. Tình hình. 8 2.2. Nguyên nhân. 11 III.TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU DẦU THÔ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 14 1.Tác động tích cực 14 2. Tác động tiêu cực của xuất khẩu dầu 15 IV.NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DẦU THÔ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI 16 1. Những thay đổi trong chính sách xuất khẩu dầu thô 16 2. Phương hướng phát triển xuất khẩu dầu thô trong tương lai 19 KẾT LUẬN 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 LỜI MỞ ĐẦU V ai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế là cực kì quan trọng và nó được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nhà nước đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách xây dựng nhsững mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Là một nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á và có những lợi thế đặc biệt cho việc khai thác, dầu thô là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao ở Việt Nam. N ền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế thế giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này. C hính vì lẽ đó, nhóm thuyết trình chính sách thương mại quốc tế số 28 lớp A12 dưới sự hướng dẫn của cô Xuân Nữ đã chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008” nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu mặt hàng dầu thô của Việt Nam trong thời gian trở lại đây. T rong quá trình làm do hạn chế về kiến thức và thời gian, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm thuyết trình xin chân thành cảm ơn cô! I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU DẦU THÔ VIỆT NAM Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ (dầu thô) từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Toàn bộ dầu thô khai thác được đều dành cho xuất khẩu. Việt Nam là nhà cung cấp dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á, với trữ lượng dầu thô đứng thứ 31 trên thế giới chiếm khoảng 0,2% trữ lượng dầu thế giới (theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế - IEA). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hãng British Petroleum, nếu với tốc độ khai thác như bây giờ thì trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò của Việt Nam sẽ cạn kiệt sau 6 năm. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietnam National Oil and Gas Group – PetroVietNam) là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được phép hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và xuất khẩu dầu ra nước ngoài. Dưới sự quản lý của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, các xí nghiệp liên doanh của Việt Nam với các chính phủ nước ngoài trong đó lớn nhất là Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro- cánh chim đầu đàn của ngành dầu khí Việt Nam (đóng góp 80% sản lượng khai thác hàng năm) đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu thô trên thềm lục đại Việt Nam. Hiện nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietnam National Oil and Gas Group – PetroVietNam) và các đối tác liên doanh như Xí nghiệp Liên Doanh Vietsopetro, Công ty dầu khí Việt - Nhật (JVPC), Petronas Carigali Vietnam (PCV) đang tiến hành khai thác dầu thô trên các mỏ Bạch Hổ (do Vietsovpetro khai thác), Rồng, Nam Côn Sơn, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen,… Sắp tới mỏ Phương Đông, Cá Ngừ Vàng sẽ đi vào hoạt động… Thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Việt Nam: Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn hàng lớn là Australia (24%), Nhật Bản (20%), Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,…  Bảng 1 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (2007) Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu nào đã đi vào hoạt động. Dự kiến nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2/2009. Hàng năm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô trung bình chiếm 25% ngân sách nhà nước. Dầu thô trong nhiều năm luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. II.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 08/2008 1. Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2007. 1.1.Tình hình. Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn khối lượng dầu thô xuất khẩu khả ổn định và kim ngạch xuất khẩu tăng khá đều đặn. - Về khối lượng xuất khẩu:  Bảng 2 - Biểu đồ khối lượng xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 - 2007 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đồ thị có dạng parabol thoải cho thấy khối lượng dầu thô xuất khẩu qua các năm khá ổn định, dao động trong khoảng 15- 20 triệu tấn; cao nhất là vào năm 2004 với khối lượng xuất khẩu là 20,50 triệu tấn. - Về kim ngạch xuất khẩu:  Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2007 có xu hướng tăng dần theo thời gian, cao nhất là năm 2007 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,59 tỷ USD. Qua phân tích tính toán, ta thấy tốc độ phát triển bình quân là 118,35 % và lượng tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu dầu thô là 0,91tỷ USD. So với năm 2001, giá trị xuất khẩu năm 2007 tăng thêm 5,46 tỷ USD (274,79%). Mặc dù lượng xuất khẩu có giảm đi 0,3 triệu tấn (98,2%) nhưng do giá dầu thô tăng mạnh thêm 336 $/thùng (gấp 3 lần) nên kim ngạch xuất khẩu không giảm mà vẫn tăng theo xu hướng chung. Ta có biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001-2007  Bảng 4- Biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 1.2. Nguyên nhân 1.2.1. Sản lượng khai thác dầu thô làm giảm khối lượng xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu dầu thô hàng năm phụ thuộc vào sản lượng khai thác hàng năm của nước ta. Vì nhà máy Lọc Dầu Dung Quất vẫn chưa đi vào hoạt động nên toàn bộ sản lượng dầu khai thác ở nước ta nên toàn bộ sản lượng dầu thô khai thác được sẽ để phục vụ xuất khẩu. Từ năm 2001, các mỏ dầu mà Việt Nam khai thác được đang vận hành và sản lượng đang ở mức cao và ổn định. Đến năm 2004 là năm sản lượng cao nhất. Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn: sự cạn kiệt của các mỏ dầu cũ trong khi công tác tham dò, khai thác các mỏ dầu mới không mới tiến triển nên sau đó sản lượng năm 2005-2007 đã giảm. 1.2.2. Giá dầu thế giới tăng cao làm tăng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, có thể kết luận rằng, giai đoạn 2001 – 2007 sản lượng dầu thô khai thác được là khá ổn định (dao động trong khoảng 15- 20 triệu tấn) do đó lượng thay đổi là nhiều, không ảnh hưởng nhiều đến trị giá xuất khẩu. Trái lại, biến động của giá dầu thô lại chính là nguyên nhân chính trực tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001-2007. Giá dầu thế giới không ổn định chính là tác nhân chính tác động đến giá dầu thô Việt Nam. Theo quy luật kinh tế thông thường, giá dầu thế giới cũng chịu chi phối bởi cung và cầu. Trong đó, nguồn cung dầu mỏ chủ yếu chính là các nước OPEC và các nước xuất khẩu dầu không thuộc OPEC và Mỹ có thể coi là người tiêu dùng có nhu cầu về dầu mỏ lớn nhất thế giới. Do đó, những thay đổi trong chính sách xuất khẩu của OPEC cũng như biến động của nền kinh tế Mỹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá dầu thế giới. Giai đoạn 2001-2007 chứng kiến diễn biến căng thẳng về giá dầu thế giới. Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Giá dầu thế giới lúc này là 25USD/Thùng. Ở trong nước thời điểm này giá dầu bình quân là 187USD/tấn tương đương 27USD/Thùng. Từ năm 2004, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này.Các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp Ête, Butila và Metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu. Giai đoạn này giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là 396USD/Tấn tương đương 57USD/Thùng. Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là mức dự trữ dầu ở Mỹ và các nước tiêu thụ dầu khác. Trước khi sử dụng khả năng sản xuất thặng dư thì dự trữ dầu vẫn là một công rất tốt dùng để dự đoán giá dầu trong ngắn hạn.Tuy nhiên OPEC đã không công bố công khai trong một vài năm do chính sách liên quan tới việc quản lý dự trữ dầu thô quốc tế. Một lý do mà OPEC cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2006 và 2/2007 đó là việc dự trữ dầu của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Giai đoạn này giá dầu thế giới dao động trong khoảng 60-70USD/Thùng trong khi đó giá dầu thô Việt Nam đạt mức trung bình 523USD/Tấn tương đương 73USD/Thùng. ( Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu. 2. Tình hình xuất khẩu dầu thô 8 tháng đầu 2008 2.1. Tình hình. - Về khối lượng xuất khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm so với cùng kì năm trước, chưa đạt được đúng tiến độ đã đề ra.  Biểu đồ thống kê sản lượng XK dầu thô 8 tháng đầu năm 2008 Cụ thể, trong quý I-2008, Petro Việt Nam đạt tổng sản lượng khai thác 5,64 triệu tấn quy dầu. Trong đó, lượng dầu thô xuất khẩu là 3,67 triệu tấn, riêng 2 tháng đầu năm là 2,27 triệu tấn. Con số này nằm trong dự kiến 14,92 triệu tấn mà Việt Nam dự định khai thác trong năm 2008 so với 15,8 triệu tấn đã khai thác được năm 2007. Tháng 4 năm 2008, sản lượng dầu thô khai thác 4 tháng ước tính đạt 5,02 triệu tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Dầu thô xuất khẩu đạt 4,58 triệu tấn, giảm 9,6% về lượng so với cùng kỳ năm trước; Tiếp đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm sản lượng xuất khẩu dầu thô ước đạt 5,7 triệu tấn, bằng 81,8% 5 tháng đầu năm 2007 Tổng kết 2 quý đầu năm 2008, sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt 6,7 triệu tấn. Tháng 7, nước ta đã khai thác được hơn 1 triệu tấn dầu thô, giảm 3,7% so với tháng 6, do đó làm tổng sản lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm giảm 6% so với năm trước. Theo thống kê của bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,8 triệu tấn dầu thô, chiếm 53.5% kế hoạch năm. Như vậy, xuất khẩu dầu thô chưa đạt tiến độ (qua 8 tháng mới chỉ đạt 9 triệu tấn trong khi kế hoạch cả năm tối thiểu là 15 triệu tấn), giảm 10,8% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Về kim ngạch xuất khẩu: Đứng đầu trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, tăng so với cùng kì năm trước do giá dầu thế giới tăng cao.  Biểu đồ thống kê Kim ngạch XK dầu thô của nước ta trong 8 tháng đầu năm 2008 Quý I-2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.6 tỷ USD, đạt 148.1% kế hoạch quý 1; bằng 149% so cùng kỳ 2007 và chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao nhất từ trước đến nay. Riêng hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta đạt 1,66 tỷ USD (18,23% kế hoạch năm 2008). Tháng 4 năm 2008, kim ngạch 3,5 tỷ USD. Tiếp đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, bằng 145,5% so với 5 tháng đầu năm 2007. Tổng kết 2 quý đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 5.6 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ 2007. Nhờ vậy, doanh thu 6 tháng của Petro Việt Nam (PVN) chiếm trên 24,7% GDP cả nước. Theo thống kê của bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,8 triệu tấn dầu thô, chiếm 53.5% kế hoạch năm và đạt kim ngạch là 6,8 tỷ USD. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2008, doanh thu xuất khẩu dầu thô của nước ta đạt 7,9 tỷ USD, tăng 53,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng kim ngạch thu được cả năm từ mặt hàng dẫn đầu này có thể đạt 14 tỉ USD. Tuy nhiên, mức 14 tỉ USD này nếu đạt được, dù tăng 65% so với năm trước thì vẫn thấp hơn dự báo. ( Mặc dù sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm trong 8 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta vẫn tăng do có sự đóng góp rất lớn của yếu tố giá. (Riêng giá các mặt hàng dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su tăng giá đã làm kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của nước ta tăng thêm 5,6 tỷ USD.)  Biểu đồ thống kê giá dầu thế giới trung bình 8 tháng đầu năm 2008 Giá dầu không ngừng tăng trong suốt 8 tháng đầu năm. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, từ đầu năm đến tháng 4 năm 2008 giá dầu của tổ chức này đã 16 lần phá kỷ lục và tăng vọt lên mức 106,65 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô nói chung tại thị trường New York ngày 16 – 4 đã lập kỷ lục 115,21 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 1983 và vào lúc 10 giờ 30 ngày 18-04-2008 vẫn ở mức cao 115,18 USD/thùng. Nhìn chung, giá dầu trung bình trong 8 tháng qua đạt 117,6 USD/thùng, tăng hơn 53,6 USD/thùng. ( Tóm lại, trong 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam tuy chưa đạt được đúng tiến độ đã đề ra nhưng nhờ giá dầu thô tăng so với dự kiến nên mới 8 tháng chúng ta đã đạt trên 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. 2.2. Nguyên nhân. 2.2.1. Sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm, chưa đạt kế hoạch Nếu như sản lượng dầu thô xuất khẩu trong các năm từ 2001-2007 giao động khá ổn định thì đến năm 2008, cụ thể là 8 tháng đầu năm đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là: - Sản lượng khai thác giảm: + Do sản lượng khai thác dầu thô từ các mỏ dầu trong nước giảm mạnh: mỏ Bạch Hổ - mỏ lớn nhất Việt Nam giảm 1 triệu tấn so với năm trước. Các mỏ đã đưa vào khai thác như Phương Đông, Cá Ngừ Vàng... chưa đạt được sản lượng như dự kiến vì điều kiện khai thác còn hạn chế. Đồng thời, một số mỏ mới dự định đưa vào khai thác chưa hoàn tất các công việc chuẩn bị phát triển mỏ. + Bên cạnh đó, mục tiêu khai thác 1 triệu tấn dầu thô từ nước ngoài không đạt. + Ngành khai thác dầu thô của ta phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp thiết bị đặt hàng của nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp thiết bị khoan, khai thác đều bị quá tải do bội thực khả năng đáp ứng. Chính điều này cũng hạn chế sản lượng khai thác dẫn đến sản lượng xuất khẩu chưa đạt được như kế hoạch. - Thuế suất xuất khẩu mặt hàng dầu (dạng thô và dạng mỏ) tăng: từ tháng 4 năm 2008, Bộ Tài chính đã quyết định thuế suất xuất khẩu mặt hàng dầu (dạng thô và dạng mỏ) tăng lên là 20% thay cho mức 8%. Tiếp đó vào cuối tháng 8 Bộ Tài chính đang đề nghị sửa đổi khung thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu và khai thác tài nguyên. Theo đó, mức thuế xuất khẩu tối đa cho dầu thô sẽ tăng lên 50% từ mức 20% hiện nay. Chính động thái tăng thuế suất xuất khẩu này đã làm giảm đáng kể sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong các tháng vừa qua. 2.2.2. Giá dầu trên thế giới tăng. Những nguyên nhân chính khiến giá dầu thời gian gần đây liên tiếp phá kỷ lục là đồng USD giảm giá, lo ngại cung không đủ cầu, OPEC không muốn tăng sản lượng và những bất ổn địa chính trị. - Giá dầu tăng là do đồng USD đang suy yếu: Các nhà phân tích thị trường dầu mỏ quốc tế thường cho rằng hiện tượng đầu cơ lượng lớn dầu trên thị trường dầu mỏ được khuyến khích bởi đồng USD giảm giá là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao. Đồng đôla suy yếu trong khi dầu mỏ được giao dịch bằng USD, nên các nước XK đều có tâm lý đẩy giá lên để bù vào khoản lỗ của đồng USD. Do đó, các nhà giao dịch cho rằng chỉ khi kỳ vọng về sự giảm giá USD hoàn toàn "mất đi" thì giá dầu trên thị trường thế giới mới thực sự vào xu hướng đi xuống. - Giá dầu tăng do lo ngại cung không đủ cầu: Nhu cầu tăng vọt, trong khi nguồn cung không theo kịp là lý do đầu tiên đẩy giá dầu tăng phi mã. Theo báo cáo mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu thô của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sẽ giảm nhẹ, trong khi đó nhu cầu dầu thô của các nước không thuộc OECD, trong đó có một số nước tại châu Á, Trung Đông và Mỹ la-tinh vẫn cao, dẫn tới nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới tiếp tục tăng, đặc biệt 2 “đầu tàu” tăng trưởng nóng ở Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đã khiến nguồn dầu mỏ thế giới bị “ngốn” với tốc độ chóng mặt. Do đó, cho dù sản lượng dầu của OPEC có vượt quá hạn ngạch đi nữa thì các nhà phân tích cho rằng vẫn có tâm lý lo ngại về cung vượt cầu trên thị trường thế giới. - Giá dầu tăng do OPEC không muốn tăng sản lượng: Hiện nay, OPEC thiên về quan điểm hạn chế sản lượng để duy trì giá dầu. OPEC đã ba lần quyết định giữ nguyên sản lượng kể từ tháng 12 năm ngoái. OPEC luôn duy trì quan điểm là khủng hoảng kinh tế tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và dẫn tới nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ giảm.Sự kỳ vọng của OPEC về "giá dầu hợp lý" cũng như những tuyên bố của một số quốc gia thành viên tổ chức này rằng giá dầu đã không cách xa đáng kể mức giá hợp lý, khiến các nhà phân tích cho rằng khó có khả năng OPEC sẽ tăng sản lượng để làm giảm giá dầu cao hiện nay. - Giá dầu tăng là do khu vực địa chính trị bất ổn: Một số "điểm nóng" về chính trị lại là những nơi cung cấp dầu cho thế giới khiến nguồn cung dầu mỏ trở nên ngày càng bất ổn trong năm nay. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh chống Iraq, nhưng tình hình tại Iraq vẫn bất ổn. Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq hiện không có dấu hiệu được giải quyết và triển vọng về vấn đề hạt nhân của Iran vẫn chưa được ngã ngũ. Những yếu tố này làm cho nguồn cung từ Trung Đông - một khu vực quan trọng cung cấp dầu thô cho thế giới - bấp bênh. Một vài "điểm nút" sản xuất và vận chuyển dầu quan trọng khác cũng nằm ở khu vực địa chính trị khó lường này, làm gia tăng sự bất ổn về nguồn cung dầu trên thị trường thế giới. ( Như vậy, chính những nguyên nhân trên đã khiến giá dầu không ngừng tăng cao trong suốt thời gian vừa qua, điều này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và ngành công nghiệp xuất khẩu dầu thô nói riêng của nước ta. ( Tóm lại, việc tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào giá. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của ngành dầu khí Việt Nam cần tập trung phân tích tình hình, nâng cao dự báo chính xác về thời điểm và nắm bắt thời cơ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đúng thời điểm để thu được giá trị lợi nhuận cao. III. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU DẦU THÔ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1.Tác động tích cực Xuất khẩu dầu mỏ đem về nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Hàng năm, xuất khẩu dầu đóng góp một phần lớn vào GDP. Tháng 7/2008 nộp ngân sách Nhà nước khoảng 62,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ. Nhờ đó mà Chính phủ mới có thể chi tiêu cho phát triển giáo dục, phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng… Cũng nhờ có lượng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mà chúng ta mới có khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước. Vì suy cho cùng thì xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Lượng ngoại tệ có được từ xuất khẩu dầu còn góp phần giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách. Xuất khẩu dầu mỏ cũng có thể trở thành một thứ vũ khí đắc lực trên mặt trận ngoại giao nếu biết sử dụng một cách khéo léo. Có thể nói sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, nguồn năng lượng mà loài người hiện chỉ còn 30 đến 35% dự trữ, tức là với tốc độ sử dụng hiện nay dầu mỏ chỉ còn được sử dụng trong khoảng 30 đến 40 năm nữa. Trong khi đó Theo Dự báo thị trường năng lượng năm 2005 của Cơ quan thông tin năng l
Luận văn liên quan