Đề tài Phân tích TOWS chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan vào thị trường Pháp của công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương

Ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, việc xuất khẩu sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện qua sản lượng xuất khẩu, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Hay nói cách khác thì việc xuất khẩu phản ánh được các ưu nhược điểm, cơ hội và sự thách thức đối với doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích ma trận TOWS, doanh nghiệp có thể thấy được sự tác động của cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể gặp phải và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược xuất khẩu phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc xuất khẩu sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Vì có tổ chức được công tác xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận, từ đó mới tạo điều kiện cho việc tái sản xuất mở rộng và phát triển. Xuất khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trong các doanh nghiệp. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhiệm một chức năng nhất định, song toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Nếu bất kì một khâu nào bị gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất - kinh doanh, sẽ làm cho quá trình tái sản xuất cũng không thực hiện được. Như vậy để tái sản xuất, tất cả các khâu trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp phải hoạt động bình thường và nhịp nhàng, ăn khớp. Điều đó với các doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa là phải xuất khẩu được sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, trong việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác, là bước đi đầu tiên thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây tập trong các mâu thuẫn giữa người bán và người mua, thế mạnh của doanh nghiệp và sản phẩm, đồng thời cũng bộc lộ được các mặt yếu kém của nó. Qua đó doanh nghiệp nhận thấy được cơ hội và thách thức của mình. Phân tích TOWS cho chiến lược xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, đẩy mạnh tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng sản lượng xuất khẩu cũng như hoàn thiện các chiến lược xuất khẩu sẽ là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với khả năng và tình hình của các doanh nghiệp.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5060 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích TOWS chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan vào thị trường Pháp của công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU HIỀN LƯƠNG. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, việc xuất khẩu sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện qua sản lượng xuất khẩu, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Hay nói cách khác thì việc xuất khẩu phản ánh được các ưu nhược điểm, cơ hội và sự thách thức đối với doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích ma trận TOWS, doanh nghiệp có thể thấy được sự tác động của cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể gặp phải và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược xuất khẩu phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc xuất khẩu sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Vì có tổ chức được công tác xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận, từ đó mới tạo điều kiện cho việc tái sản xuất mở rộng và phát triển. Xuất khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trong các doanh nghiệp. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhiệm một chức năng nhất định, song toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Nếu bất kì một khâu nào bị gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất - kinh doanh, sẽ làm cho quá trình tái sản xuất cũng không thực hiện được. Như vậy để tái sản xuất, tất cả các khâu trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp phải hoạt động bình thường và nhịp nhàng, ăn khớp. Điều đó với các doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa là phải xuất khẩu được sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, trong việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác, là bước đi đầu tiên thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây tập trong các mâu thuẫn giữa người bán và người mua, thế mạnh của doanh nghiệp và sản phẩm, đồng thời cũng bộc lộ được các mặt yếu kém của nó. Qua đó doanh nghiệp nhận thấy được cơ hội và thách thức của mình. Phân tích TOWS cho chiến lược xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, đẩy mạnh tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng sản lượng xuất khẩu cũng như hoàn thiện các chiến lược xuất khẩu sẽ là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với khả năng và tình hình của các doanh nghiệp. Với những kiến thức đã được học ở trường và những kinh nghiệm có được trong quá trình thực tập tại công ty. Nhận thấy những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty sang thị trường Pháp nên em đã quyết định chọn đề tài: “ Phân tích TOWS chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan vào thị trường Pháp của công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương”. Cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của ban giám đốc công ty và sự hướng dẫn của cô giáo Ths. Đỗ Thị Bình em hy vọng rằng đề tài của mình sẽ góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ngày càng phát triển. Do đó, đề tài tập trung vào việc phân tích TOWS chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty TNHH Mây tre đan Hiền Lương vào thị trường Pháp với các nội dung chính là: - Nhận diện và đánh giá những cơ hội – thách thức chính tác động đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp. - Nhận diện và đánh giá những điểm mạnh – điểm yếu chính tác động đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp. - Hoạch định các chiến lược xuất khẩu qua kết hợp điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức. - Lựa chọn chiến lược xuất khẩu cụ thể và đề xuất phương án chiến lược. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Các mục tiêu nghiên cứu đề tài phân tích TOWS chiến lược xuất khẩu hàng mây tre đan vào thị trường Pháp của công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương: Đưa ra một số lý luận và chỉ rõ sự cần thiết của mô thức TOWS và việc phân tích TOWS cho chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Mây tre đan Hiền Lương. Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty TNHH mây tre đan Hiền Lương vào thị trường Pháp qua việc vận dụng mô thức TOWS. Đề xuất một số giải pháp từ việc phân tích TOWS cho chiến lược xuất khẩu hàng mây tre đan vào thị trường Pháp của công ty. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các yếu tố cấu thành của mô thức tows: + Các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp + Các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp - Các quy trình phân tích tows: + Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài doanh nghiệp + Liệt kê các thách thức quan trọng bên ngoài doanh nghiệp + LIệt kê các đểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp + Liệt kê các điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp + Hoạch định chiến lược SO ( CL Điểm mạnh & Cơ hội) + Hoạch định chiến lược WO CL(ĐIểm yếu & Cơ hội) Hoạch định chiến lược ST ( CL Điểm mạnh & Thách thức) Hoạch định chiến lược WT ( CL Điểm yếu & Thách thức) 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng chiến lược xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty vào thị trường Pháp. + Các giải pháp từ việc phân tích TOWS cho chiến lược xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty vào thị trường Pháp. - Về mặt thời gian: + Số liệu thu thập để nghiên cứu từ năm 2008 đến tháng 12 năm 2010 + Giải pháp đề tài hướng tới năm 2012. - Về mặt không gian: Vận dụng phân tích TOWS cho chiến lược xuất khẩu mây tre đan vào thị trường Pháp của công ty TNHH mây tre đan Hiền Lương. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu 1.5.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 1.5.1.1. Khái niệm phân tích TOWS a. Khái niệm Phân tích TOWS là 1 trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích TOWS, xác định m ục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Mô thức TOWS là sự kết hợp của việc phân tích và dự báo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, được hình thành dựa trên việc đánh giá các yếu tố Threats( nguy cơ), Opportunities( cơ hội), Weaknesses(điểm yếu) và Strengths(điểm mạnh) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích TOWS trên cơ sở nhận dạng các nhân tố chiến lược môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được giải pháp đối phó với các thách thức trong khi tận dụng tối đa các cơ hội có được. Đồng thời, giảm thiểu ảnh hưởng từ các điểm yếu của mình tới kết quả kinh doanh cùng với việc phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp. Quy trình phân tích TOWS gồm 8 bước: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài doanh nghiệp Liệt kê các thách thức quan trọng bên ngoài doanh nghiệp LIệt kê các đểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp Liệt kê các điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp Hoạch định chiến lược SO ( CL Điểm mạnh & Cơ hội) Hoạch định chiến lược WO CL(ĐIểm yếu & Cơ hội) Hoạch định chiến lược ST ( CL Điểm mạnh & Thách thức) Hoạch định chiến lược WT ( CL Điểm yếu & Thách thức) b. Mô hình và ý nghĩa phân tích TOWS Bảng 1.1: Mô hình ma trận TOWS * Mô hình ma trận tows TOWS  S : những điểm mạnh Liệt kê những điểm mạnh.  W : những điểm yếu Liệt kê những điểm yếu.   O : những cơ hội Liệt kê những cơ hội  Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.  Các chiến lược WO Hạn chế các mặt yếu để tận dụng cơ hội.   T : những nguy cơ Liệt kê những nguy cơ  Các chiến lược ST Tận dụng các điểm mạnh để vượt qua những bất trắc.  Các chiến lược WT 1. Tối Tối thiểu hóa các điểm yếu tránh khỏi các mối đe dọa.   TOWS chú trọng đến ý nghĩa và bản chất của chiến lược phát triển kinh doanh là tạo lợi thế cạnh tranh, phân tích môi truờng bên ngoài trước, bên trong sau và tuỳ từng bối cảnh sẽ đề cập đến các yếu tố bất lợi trước, thuận lợi sau. Cách tiếp cận của TOWS có tính logic đối với thực tiễn kinh doanh. Bởi vì, bản chất rất quan trọng của chiến lược phát triển là tạo ra lợi thế cạnh tranh, giành vị thế trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh do đó, cách tư duy này có tính thuyết phục đối với các nhà thực hành chiến lược. Phân tích TOWS không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích TOWS là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. (Giáo trình quản trị chiến lược – PGS.TS Ngô Kim Thanh & Lê Văn Tâm) 1.5.1.2 Khái niệm chiến lược Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó trong dài hạn, nó cho thấy rõ một công ty đang, hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và công ty sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể. (Tác giả) Nói cách khác, chiến lược là: - Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng). - Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)? - Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)? - Những nguồn lực nào (nhân lực, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)? - Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)? - Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? 1.5.1.3. Khái niệm chiến lược xuất khẩu Mỗi một quốc gia, mỗi một ngành hoặc một doanh nghiệp muốn hòa nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới đều phải có tầm nhìn chiến lược xuất khẩu trọng điểm. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, chiến lược xuất khẩu là phương hướng và dự án xuất khẩu trong một thời gian dài. Nội dung gồm: mục tiêu, quan điểm, cơ cấu xuất khẩu, định hướng hàng xuất khẩu với những định lượng có căn cứ, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực có giá trị xuất khẩu cao, định hướng thị trường và những chính sách, cơ chế, biện pháp chủ yếu. Theo diễn đàn thương mại quốc tế, chiến lược xuất khẩu của quốc gia nói chung và ngành hay doanh nghiệp nói riêng là những hướng dẫn cần thiết về việc: Phát triển nguồn nhân lực nào là cần thiết? Vì mục tiêu gì? Được sử dụng bởi ai và như thế nào? Chiến lược xuất khẩu là định hướng tổng thể nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược xuất khẩu chính là sự cụ thể hóa của chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu và phải phù hợp với phương hướng, mục tiêu, chương trình hành động trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Về phía doanh nghiệp, chiến lược xuất khẩu thực chất là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hướng ra thị trường nước ngoài. Một cách chung nhất có thể coi chiến lược xuất khẩu là một loại kế hoạch mang tính định hướng của doanh nghiệp về xuất khẩu, trong đó xác định mục tiêu tổng quát của việc xuất khẩu và những phương thức để đạt được mục tiêu xuất khẩu. Một cách chi tiết hơn, có thể hiểu được chiến lược xuất khẩu là kế hoạch tổng thể nhằm huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để sản xuất và bán ra trên thị trường ngoài nước nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra là tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, tăng tỷ suất lợi nhuận. (Tài liệu sưu tầm trên internet) 1.5.2. Phân định nội dung phân tích TOWS chiến lược xuất khẩu 1.5.2.1. Nhận diện và đánh giá những cơ hội – thách thức chính tác động đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp a. Nhận diện những cơ hội và thách thức Nhận dạng và đánh giá tác động từ những yếu tố môi trường bên ngoài đến doanh nghiệp như: Nền kinh tế, văn hóa xã hội, dân số và địa lý, chính trị và pháp luật, công nghệ, đối thủ cạnh tranh. Tác động của những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài có tác dụng quan trọng trong việc phát hiện những cơ hội và nguy cơ từ đó có những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. - Ảnh hưởng của môi trường kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu của người tiêu dùng và cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi các yếu tố như: lạm phát, các chính sách tiền tệ, chính sách thuế… Ở các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm gần gũi với thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường, trong đó nhóm hàng mây tre đan nhận được sự quan tâm rất lớn của các khách hàng ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp… Mặt khác, ở những nước có nền kinh tế chưa phát triển, người dân ít có nhu cầu sử dụng các mặt hàng này hơn, do điều kiện tài chính không cho phép. Do vậy việc nghiên cứu môi trường kinh tế cũng góp phần quan trọng cho việc đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp khi tiến hành xuất khẩu mặt hàng mây tre đan hiện nay. - Môi trường chính trị, pháp luật Sự ổn định hay bất ổn định về chính trị, xã hội của nước nhập khẩu cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của một doanh. Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị, xã hội suy cho cùng đều trực tiếp tác động đến phạm vi, lĩnh vực hay mặt hàng, đối tác kinh doanh. Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu xuất khẩu của bất kì doanh nghiệp nào. Chẳng hạn sự không ổn định trong tình hình chính trị của quốc gia hay ở các nước đối tác sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về các mặt hàng xuất khẩu. Các xung đột hay mâu thuẫn trong tình hình chính trị, luât pháp giữa các quốc gia sẽ làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu do các điều kiện sản xuất thay đổi và quan hệ giữa các quốc gia bị xấu đi dần dần tạo nên hàng rào vô hình ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế. Sự ổn định chính trị đã được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, ổn định là một trong những điều kiện ngoài kinh tế của kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. - Môi trường văn hóa xã hội Yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng. Nền văn hóa của mỗi quốc gia tạo nên một cách sống riêng của một cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên các sản phẩm được thỏa mãn và các thỏa mãn của con người sống trong đó. Do đó, văn hóa là một yếu tố quan trọng cần được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chú ý. Khi tiến hành thực hiện các chiến lược xuất khẩu, các hoạt động quảng cáo phải phù hợp và được nền văn hóa của cộng đồng đó chấp nhận. Trong thực tế thì văn hóa tác động đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: xúc tiến bán, định giá, phân phối… Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp thể hiện qua việc thị trường đó chấp nhận hay phản đối sản phẩm đó. - Yếu tố khoa học, công nghệ Với sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ trong thời gian qua, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra các cơ hội, nhưng cũng gây nên những nguy cơ đối với tất cả các ngành nghề nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu nói riêng. Đối với các lĩnh vực sản xuất hàng xuất nhập khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm hơn với chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn, hợp thị hiếu tiêu dùng hơn. Nhờ đó mà sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao và lợi nhuận thu được cũng cao hơn. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, ngân hàng tài chính… làm cho các lĩnh vực này ngày càng được mở rộng và phát triển góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã giúp xoá bỏ sự ngăn cách về lãnh thổ, về thời gian nên các giao dịch thương mại diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi và bớt tốn kém. - Môi trường tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên… đó là những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của daonh nghiệp. Đặc biệt là với ngành kinh doanh xuất khẩu mây tre đan, đây là mặt hàng chịu nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên như nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng của khí hậu đến việc bảo quản… Để có được những chiến lược hiệu quả thì các nhà chiến lược của doanh nghiệp cần nhạy bén đối với những mối đe dọa và cơ hội đến từ môi trường tự nhiên. - Đối thủ cạnh tranh Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và việc mở hội nhập, gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn đã mang lại rất nhiều cơ hội hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc mở của đó cũng mang lại không ít những thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà xuất hiện nhiều hơn sự có mặt của các đối thủ nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần tận dụng các chính sách ưu đãi khuyến khích của nhà nước cho hoạt động xuất nhập khẩu, có những chiến lược hợp lý để tăng cường sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. b. Đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài (mô thức EFAS) Để đánh giá tổng hợp sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, em dùng mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài EFAS. Có năm bước để xây dựng mô thức EFAS: Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (cơ hội và đe dọa) có vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 đến 0.0 dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những đối thủ cạnh tranh thành công với những doanh nghiệp không thành công. Tổng độ quan trọng của tất cả các nhân tố này =1. Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4(nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của DN phản ứng với các nhân tố này. Như vậy xếp loại này là riêng biệt với từng doanh nghiệp, trong khi đó sự xếp loại độ quan trọng ở bước 2 là riêng biệt theo từng ngành. Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định điểm quan trọng của từng nhân tố. Bước 5: Cộng điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định tổng điểm quan trọng của DN. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0(Tốt) đến 1.0 (kém) và 2.5 là giá trị trung b
Luận văn liên quan