Đề tài Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người. Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật đồng thời biết vận dụng quy luật thiên nhiên để chinh phục nó. Quan hệ trong lao động giữa con người với con người nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho chính bản thân và xã hội gọi là quan hệ lao động (QHLĐ). QHLĐ chính là biểu hiện một mặt của quan hệ sản xuất và chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu. Vì vậy ở các chế độ khác nhau, tùy thuộc vào QHSH thống trị mà mà có những phương thức tổ chức lao động phù hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi các QHLĐ trở nên đa dạng và phức tạp, mục đích đạt được lợi ích tối đa trong việc mua bán sức lao động đã trở thành động lực trực tiếp của các bên QHLĐ thì TCLĐ (TCLĐ) là đều khó có thể tránh khỏi, bởi lẽ không phải lúc nào hai chủ thể này cũng dung hòa được với nhau mọi vấn đề. Những mâu thuẫn này trở thành TCLĐ khi các bên từ chối thương lượng hoặc đã thương lượng nhưng không giải quyết được và phải nhờ đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết. Theo quy định tại khoản 1, Điều 157 – BLLĐ Việt Nam quy định: “TCLĐ là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa NLĐ, tập thể lao động với NSDLĐ.” Trong phạm vi giới hạn của bài viết, sinh viên chỉ tập trung đề cập đến vấn đề TCLĐ tập thể về quyền – một loại trong các loại TCLĐ tập thể. Khái niệm pháp lý của TCLĐ tập thể về quyền được quy định cụ thể tại khoản 2, Điều 157 – BLLĐ như sau: “TCLĐ tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng NSDLĐ vi phạm”. Cụ thể hơn, tranh chấp về quyền là sự xung đột về các vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên thỏa thuận, cam kết trong các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc dưới các hình thức khác. Nói cách khác, tranh chấp về quyền là sự xung đột về những cái đã có hiệu lực, đã được xác định. TCLĐ nói chung và TCLĐ tập thể về quyền nói riêng đều có những tác động cụ thể đến đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, bao gồm cả những tác động tích cực và những tác động tích cực. Để nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng, hoàn thiện các cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, người viết sẽ tập trung đề cập tác động tiêu cực của TCLĐ. Có thể khẳng định, TCLĐ là hiện tượng mang lại khá nhiều phiền toái, bởi lẽ, TCLĐ trước tiên bao giờ cũng tạo ra vấn đề cần giải quyết đối với QHLĐ. Cùng với đó, thanh danh của đơn vị sử dụng lao động và danh dự của NLĐ là điều rất có thể bị đưa ra thành vấn đề đạo đức, luân lý. Trong chừng mực nào đó, TCLĐ làm ngưng trện các hoạt động kinh tế - xã hội, làm suy yếu nền sản xuất đang trên đà phát triển.  Cần thiết xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết TCLĐ phù hợp và hiệu quả. Vấn đề này sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN 1. Khái niệm TCLĐ tập thể về quyền: Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người. Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật đồng thời biết vận dụng quy luật thiên nhiên để chinh phục nó. Quan hệ trong lao động giữa con người với con người nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho chính bản thân và xã hội gọi là quan hệ lao động (QHLĐ). QHLĐ chính là biểu hiện một mặt của quan hệ sản xuất và chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu. Vì vậy ở các chế độ khác nhau, tùy thuộc vào QHSH thống trị mà mà có những phương thức tổ chức lao động phù hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi các QHLĐ trở nên đa dạng và phức tạp, mục đích đạt được lợi ích tối đa trong việc mua bán sức lao động đã trở thành động lực trực tiếp của các bên QHLĐ thì TCLĐ (TCLĐ) là đều khó có thể tránh khỏi, bởi lẽ không phải lúc nào hai chủ thể này cũng dung hòa được với nhau mọi vấn đề. Những mâu thuẫn này trở thành TCLĐ khi các bên từ chối thương lượng hoặc đã thương lượng nhưng không giải quyết được và phải nhờ đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết. Theo quy định tại khoản 1, Điều 157 – BLLĐ Việt Nam quy định: “TCLĐ là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa NLĐ, tập thể lao động với NSDLĐ.” Trong phạm vi giới hạn của bài viết, sinh viên chỉ tập trung đề cập đến vấn đề TCLĐ tập thể về quyền – một loại trong các loại TCLĐ tập thể. Khái niệm pháp lý của TCLĐ tập thể về quyền được quy định cụ thể tại khoản 2, Điều 157 – BLLĐ như sau: “TCLĐ tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng NSDLĐ vi phạm”. Cụ thể hơn, tranh chấp về quyền là sự xung đột về các vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên thỏa thuận, cam kết trong các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc dưới các hình thức khác. Nói cách khác, tranh chấp về quyền là sự xung đột về những cái đã có hiệu lực, đã được xác định. TCLĐ nói chung và TCLĐ tập thể về quyền nói riêng đều có những tác động cụ thể đến đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, bao gồm cả những tác động tích cực và những tác động tích cực. Để nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng, hoàn thiện các cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, người viết sẽ tập trung đề cập tác động tiêu cực của TCLĐ. Có thể khẳng định, TCLĐ là hiện tượng mang lại khá nhiều phiền toái, bởi lẽ, TCLĐ trước tiên bao giờ cũng tạo ra vấn đề cần giải quyết đối với QHLĐ. Cùng với đó, thanh danh của đơn vị sử dụng lao động và danh dự của NLĐ là điều rất có thể bị đưa ra thành vấn đề đạo đức, luân lý. Trong chừng mực nào đó, TCLĐ làm ngưng trện các hoạt động kinh tế - xã hội, làm suy yếu nền sản xuất đang trên đà phát triển... ð Cần thiết xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết TCLĐ phù hợp và hiệu quả. Vấn đề này sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây. 2. Cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể về quyền: Trước khi đi sâu vào phân tích, bình luận về cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau: Cơ chế: Theo Từ điển Tiếng Việt thì cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê làm chủ biên – Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 1998, tr.207 . Tương tự như vậy, các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện. Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm cơ chế. Các nhà khoa học cho rằng “cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO – Nxb Chính trị quốc gia 2004, tr.58 . Một quan điểm cụ thể hơn về cơ chế được đề cập trong cuốn Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization. Theo các tác giả của cuốn sách này thì nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự tổ chức và hoạt động ngay trong nội tại của sự vật, hiện tượng). Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới, World Trade Organization – Nxb Lao động xã hội 2006 . Như vậy, dù trên phương diện nào, dù cách tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế. Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức chủ yếu đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia. Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó. *  Giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể NLĐ với NSDLĐ về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất. ð Theo cách giải thích như trên, chúng ta có thể hiểu rằng nội dung chủ yếu của cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể về quyền chính là đề cập đến nguyên tắc giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết và trình tự thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền . Nguyên tắc giải quyết TCLĐ tập thể về quyền: Thực tế, pháp luật lao động không quy định cụ thể nguyên tắc giải quyết TCLĐ tập thể về quyền. Tuy nhiên, giải quyết TCLĐ về quyền cũng chính là một nội dung của giải quyết TCLĐ nói chung. Chính vì vậy quá trình này cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc quy định tại Điều 158 – BLLĐ như sau: Nguyên tắc thứ nhất, thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.  Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật lao động quy định việc giải quyết TCLĐ phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Quá trình này không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết. Nguyên tắc thứ hai, thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.  Cũng xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, việc hoà giải được ưu tiên thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết TCLĐ và là thủ tục bắt buộc ở hầu hết các trình tự giải quyết TCLĐ. Nguyên tắc thứ ba, giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Ngoài yêu cầu về tính công khai, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết TCLĐ phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luật quy định thời hạn giải quyết TCLĐ ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấp khác. Nguyên tắc thứ tư, có sự tham gia của đại diện người LĐ và đại diện người sử dụng LĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết TCLĐ so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác. Hệ thống cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về quyền: Điều 168 – BLLĐ, quy định về thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về quyền bao gồm: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện); Tòa án nhân dân”. * Hội đồng hòa giải lao động cơ sở: là cơ quan được thành lập ra tại cơ sở sử dụng lao động với chức năng hoà giải các TCLĐ ở nơi đó. Hội đồng hoà giải được thành lập và hoạt động theo các quy định của BLLĐ 2006, Nghị định số 133/2007, Thông tư số 22/2007, cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đây không được coi là cơ quan giải quyết TCLĐ có thẩm quyền quyết định về vụ tranh chấp đó nên nó không thể đưa ra phán quyết mà chỉ đưa ra cách giải quyết tranh chấp cho các bên. * Hòa giải viên lao động: là người được cơ quan lao động cấp huyện cử ra để thực hiện nhiệm vụ hoà giải các TCLĐ ở những nơi chưa có hội đồng hoà giải hoặc một số tranh chấp khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định hiện hành tại BLLĐ 2006 thì diện hoà giải viên lao động đã được mở rộng tới nhiều người khác, không nhất thiết phải là công chức hành chính tại Phòng lao động - thương binh và xã hội mà chỉ cần có đủ tiêu chuẩn, được đăng ký và công nhận theo thủ tục của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1, Điều 170 – BLLĐ thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động làm bên trung gian giải quyết TCLĐ tập thể về quyền * Chủ tịch UBND cấp huyện: Theo quy định tại BLLĐ 2006 thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết TCLĐ với tư cách độc lập. Theo khoản 2 điều 170 và khoản 1 điều 165a BLLĐ 2006 thì “Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường hợp TCLĐ tập thể về quyền hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết đối với TCLĐ tập thể về lợi ích”. * Tòa án: việc giải quyết TCLĐ tài Toà án là hoạt động giải quyết của Toà án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực Nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định và phán quyết của Toà án sẽ được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Thẩm quyền giải quyết các TCLĐ được xem xét trên các khía cạnh sau: - Xét về thẩm quyền theo sự việc thì Toà án là cơ quan được giải quyết các TCLĐ về quyền, trong đó bao gồm TCLĐ cá nhân về quyền và TCLĐ tập thể về quyền. Đối với các TCLĐ tập thể về quyền, theo khoản 2 điều 170a BLLĐ 2006 quy định “Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công”. - Theo sự phân định thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân các cấp thì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thầm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những TCLĐ tập thể về quyền thuộc thẩm quyền chung của Toà án (điều 34 BLTTDS). - Thẩm quyền xét xử của Toà án theo lãnh thổ để giải quyết vụ án lao động được quy định tại khoản 1 điều 35 BLTTDS. Theo đó, Toà án nơi cư trú, làm việc của bị đơn là cá nhân hoặc trụ sở của bị đơn là cơ quan tổ chức sẽ có thẩm quyền giải quyết TCLĐ theo thủ tục sơ thẩm. Khi có sự thoả thuận bằng văn bản của các bên chọn Toà án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu là cá nhân hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở nếu là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp thì việc này vẫn được chấp nhận. - Ngoài những quy định trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn hoặc người yêu cầu Điều 36 – BLTTDS quy định những chủ thể này có thể lựa chọn Tòa án giải quyết TCLĐ trong những trường hợp nhất định. Trình tự thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền: Thủ tục hoà giải TCLĐ tập thể về quyền của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động Có thể khái quát về thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động thông qua các nội dung sau: - Theo khoản 1 điều 165a và khoản 1 điều 170 BLLĐ thì thời hạn hoà giải TCLĐ tập thể về quyền là 3 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Trong thời hạn đó, Hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động phải tiến hành họp với các bên tranh chấp để hoà giải. - Cơ sở của hoạt động hoà giải TCLĐ tập thể về quyền được tiến hành theo “phiên họp hoà giải”. Cần lưu ý rằng, hoạt động hoà giải do Hội đồng hoà giải (tập thể) tiến hành không thể áp dụng giống hoạt động hoà giải do hoà giải viên (cá nhân) tiến hành. Đối với tranh chấp do Hội đồng hoà giải giải quyết thì phiên họp “được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng”. - Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên cơ sở khi tiến hành hoà giải tại phiên họp hoà giải có thể ra một trong hai biên bản là biên bản hoà giải thành hoặc biên bản hoà giải không thành tuỳ theo từng trường hợp. Cụ thể, theo BLLĐ sửa đổi năm 2006, các trường hợp đó được quy định như sau: “Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động”. - Trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hoà giải, Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động phải gửi bản sao biên bản cho các bên tranh chấp. Thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền của Chủ tịch UBND huyện - Trong thời hạn là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch UBND huyện sẽ họp với các bên để giải quyết tranh chấp. - Theo khoản 1 điều 10 Nghị định số 133/2007 thì “Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCLĐ, Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ TCLĐ tập thể và đề xuất biện pháp giải quyết. Sau khi các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết vụ tranh chấp, Chủ tịch UBND cấp huyện triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này”. - Quá trình giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện không đề cập đến việc hoà giải mà chủ yếu là quyết định về vụ tranh chấp. Hơn nữa, theo các quy định hiện hành của pháp luật thì dễ nhận thấy, hành vi giải quyết của Chủ tịch UBND huyện là “xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các bên” (điểm a khoản 1 điều 170 BLLĐ). Thủ tục giải quyết TCLĐ tập thể về quyền của Toà án. * Giải quyết tại Toà án cấp sơ thẩm. - Khởi kiện và thụ lý vụ án lao động: Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu Toà án giải quyết trong TCLĐ tập thể về quyền là NSDLĐ, tập thể lao động có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Ngoài ra, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động nếu cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp páhp của tập thể NLĐ (khoản 2 điều 162 BLTTDS). Đơn khởi kiện phải được trình bày bằng văn bản, do nguyên đơn ký tên hoặc người đại diện hợp pháp của nguyên đơn ký tên và đóng dấu. Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Toà án hoặc qua bưu điện. Ngày khởi kiện sẽ tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc từ ngày có con dấu bưu điện nơi gửi. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn, Toà án phải xem xét và ra một trong các quyết định theo luật định. - Chuẩn bị xét xử và hoà giải: Kể từ ngày Toà án quyết định thụ lý vụ án thì các hoạt động chuẩn bị xét xử được tiến hành. Đối với các TCLĐ, thời hạn chuẩn bị xét xử là 2 tháng, với những vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được kéo dài thêm thời hạn nhưng không quá 1 tháng. Trước khi mở phiên toà sơ thẩm, Toà án phải tiến hành hoà giải, đây là hoạt động bắt buộc trong quá trình chuẩn bị xét xử của Toà án. Nếu hoà giải thành, việc giải quyết vụ việc sẽ chấm dứt tại đây. Trong trường hợp hoà giải không thành thì Toà án cũng có điều kiện tìm hiểu và nắm rõ hơn về các tình tiết, nội dung vụ án. Trong trường hợp quy định tại khoản 1, 2 điều 182 BLTTDS thì Toà án sẽ không tiến hành hoà giải được và lập biên bản không hoà giải được để đưa vụ án ra xét xử. - Phiên toà lao động sơ thẩm: Phiên toà lao động sơ thẩm được điều hành bởi hội đồng xét xử sơ thẩm. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm được quy định theo điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo các điều từ 196 đến điều 241 BLTTDS thì trình tự tiến hành phiên toà sơ thẩm gồm 4 bước: Thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục hỏi tại phiên toà, tranh luận tại phiên toà, nghị án và tuyên án. * Giải quyết tại Toà án phúc thẩm. Ngoài bản án lao động sơ thẩm, những quyết định của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có thể là quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án lao động, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án lao động. Việc giải quyết vụ án lao động tài Toà án cấp phúc thẩm chỉ được đặt ra khi có đơn kháng cáo hoặc quyết định kháng nghị hợp lệ. BLTTDS đã quy định rất chi tiết từ điều 243 đến điều 249 về kháng cáo và từ điều 250 đến điều 254 về kháng nghị. - Xét xử phúc thẩm vụ án lao động: Chuẩn bị xét xử: thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án hoặc kéo dài thêm không quá 1 tháng đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan. Việc hoà giải trong quá trình chuẩn bị xét xử của Toà án cấp phúc thẩm không được đề cập đến. Thành phần HĐXX phúc thẩm lao động được quy định tại điều 53 BLTTDS. Phạm vi xét xử phúc thẩm : Toà án chỉ xem lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Phần còn lại của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực thi hành. Quyền hạn của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm : Giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm, huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm để giải quyết lại, huỷ bản án so thẩm và đình chỉ vịêc giải quyết vụ án. Quyền hạn của HĐXX phúc thẩm đối với quyết định của Toà án sơ thẩm : Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm, sửa quyết định của Toà án sơ thẩm, huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án. * Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục giám đốc thẩm lao động. Căn cứ để kháng nghị, thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thẩm quyền giám đốc thẩm được quy định tại điều 283, 285, 291 BLTTDS. Như vậy, để tránh tình trạng kháng nghị không đúng, người có thẩm quyền kháng nghị chỉ thực hiện kháng nghị khi có những căn cứ luật định. Hơn nữa, đương sự không có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, mà chỉ có thể khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo cho người có quyền kháng nghị về sự vi phạm pháp luật của Toà án đã giải quyết vụ án đề những người này xem xét thực hiện quyền kháng nghị. Điều này cũng nhằm hạn chế sự kháng nghị tràn lan, ảnh hưởng đến việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khác với phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, phiên toà giám đốc thẩm không mở công khai và phải có sự tham gia của viện kiểm sát cùng cấp. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa;Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.”
Luận văn liên quan