Đề tài Phân tích và đầu tư chứng khoán TS

Trong khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào, cần phải xem xét việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác trong nền kinh tế và trên thị trường quốc tế. Do đó, cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Việc phân tích bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, tình hình thị trường chứng khoán, phân tích ngành nghề và phân tích công ty cùng với từng chứng khoán riêng lẻ nhằm xác định hiệu quả đầu tư có thể thu được tương ứng với mức rủi ro dự kiến. Trong giới hạn của đề tài, nhóm chúng tôi xin đi sâu vào việc phân tích môi trường vĩ mô và áp dụng các mô hình, các chỉ số trong việc đánh giá các cổ phiểu của công ty. Việc phân tích này giúp các nhà đầu tư trả lời các câu hỏi trước khi đưa ra các quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư, khi nào cần phải rút ra khỏi thị trường, đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp với mục tiêu đề ra và giá cả thế nào?

doc37 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đầu tư chứng khoán TS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………….….3 I. Phân tích dựa vào các yếu tố vĩ mô…………………………………..…4 1. Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật………………………………...4 2. Các điều kiện kinh tế vĩ mô……………………………………………....5 2.1 GDP……………………………………………………………………...6 2.2 Lạm phát và lãi suất…………………………………………………......6 2.3 Tỷ giá hối đoái…………………………………………………………..8 2.4. Các chính sách của Chính phủ………………………………………...10 3. Dự báo kinh tế và diễn biến thị trường ………………………………….12 Phân tích dựa vào các mô hình……………………………………….14 Mô hình DDM ………………………………………………………….14 1.1. Khái niệm………………………………………………………….......14 1.2 .Các yếu tố liên quan đến mô hình DDM………………………………14 1.3 Mô hình DDM cụ thể……….……………………...…..………………16 Mô hình FCFE ………………………………………………………….21 Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định…………………………………….22 .Mô hình FCFE hai giai đoạn tăng trưởng…………………………...…25 3. Mô hình DDM dưới dạng số nhân thu nhập P/E ……………………….28 3.1. Chỉ số EPS…………………………………………………………….28 3.1.1. Khái niệm chung:……………………………………………………28 3.1.2. EPS và các giá trị tham chiếu (benchmarks)………………………29 3.1.3. Phản ứng của thị trường với giá tham chiếu………………………30 3.2. Tỷ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu …………...…….30 Một số tỉ số khác áp dụng vào phân tích thị trường Tỷ số giá trên thị trường sổ sách (P/BV) ……………………………....32 Tỷ số P/CF (Price to cash flow ratio) ……………………………….…33 3. Tỷ số PS (Price to sales)……………………………………………….34 Phân tích giá cổ phiếu tài thị trường chứng khoán Ấn Độ………………...35 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………37 LỜI MỞ ĐẦU Trong khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào, cần phải xem xét việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác trong nền kinh tế và trên thị trường quốc tế. Do đó, cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Việc phân tích bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, tình hình thị trường chứng khoán, phân tích ngành nghề và phân tích công ty cùng với từng chứng khoán riêng lẻ nhằm xác định hiệu quả đầu tư có thể thu được tương ứng với mức rủi ro dự kiến. Trong giới hạn của đề tài, nhóm chúng tôi xin đi sâu vào việc phân tích môi trường vĩ mô và áp dụng các mô hình, các chỉ số trong việc đánh giá các cổ phiểu của công ty. Việc phân tích này giúp các nhà đầu tư trả lời các câu hỏi trước khi đưa ra các quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư, khi nào cần phải rút ra khỏi thị trường, đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp với mục tiêu đề ra và giá cả thế nào? I. Phân tích dựa vào các yếu tố vĩ mô Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật Đối với bất kỳ một quốc gia nào, môi trường xã hội và chính trị luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của Thị trường chứng khoán nước đó, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Thị trường chứng khoán nước khác hoặc tác động tới Thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong hay ngoài nước có thể tạo những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định về thu nhập mong đợi và làm cho người đầu tư quan tâm hơn đến khoản tiền bù đắp rủi ro. Chẳng hạn như sự bất ổn định ở Nga trong giai đoạn 1993-1995 là nguyên nhân làm tăng mạnh mức bù đắp rủi ro yêu cầu của các nhà đầu tư và đưa đến hậu quả là tỷ lệ đầu tư và tiêu dùng ở Nga giảm. Ngược lại, kết thúc thời kỳ chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi và cuộc bầu cử năm 1994 là một sự kiện tích cực và khiến cho hoạt động kinh tế ở nước này gia tăng mạnh mẽ và đưa Thị trường chứng khoán đi lên. - Chiến tranh là một sự kiện không thể dự báo được, nhưng một khi đã có chiến tranh thì ảnh hưởng của nó tới Thị trường chứng khoán là rất lớn và khó lường trước được. - Tình hình chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến Thị trường chứng khoán. Các yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị. Tại Mỹ, khi tổng thống đưa ra những kiến nghị với Quốc hội thì Thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động trừ khi những kiến nghị đó đã được dự đoán chính xác từ trước. Những kiến nghị này có thể là về sửa đổi chính sách kinh tế, chính sách thuế, chi tiêu ngân sách, quốc phòng, các kế hoạch xây dựng lớn… Chỉ riêng kế hoạch chi tiêu ngân sách cũng đủ để tác động đến rất nhiều ngành nghề liên quan. Ngay cả việc triệu tập một phiên họp Quốc hội bất thường cũng có thể tạo ra những tác động tới thị trường. Các cuộc tổng tuyển cử cũng có thể gây ra sự náo động thị trường và làm cho chứng khoán giảm giá. Các cuộc mưu sát, ám sát hay tình trạng sức khỏe yếu kém của tổng thống cũng có thể là nguyên nhân gây giảm giá Thị trường chứng khoán…Trong nửa cuối thể kỷ XX, các yếu tố này chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều nước. Thay đổi chính trị làm cho nhiều quy định và sự kiểm soát của Chính phủ trong một số ngành được thắt chặt và một số quy định trong các ngành khác lại được nới lỏng. Chúng đều có tác động lớn tới kết quả kinh doanh của mỗi ngành, mỗi công ty và không có gì để bảo đảm rằng việc thắt chặt hay nới lỏng này sẽ tạo ra các tác dụng tích cực hay tiêu cực cho nền kinh tế. - Môi trường pháp luật cũng là yếu tố cơ bản gây tác động tới Thị trường chứng khoán, các cơ quan Chính phủ tác động đến Thị trường chứng khoán bằng luật. Chẳng hạn, những quy định về giá cả, dịch vụ sẽ gây tác động trực tiếp tới ngành dịch vụ công cộng. Luật chống độc quyền thường làm giảm giá chứng khoán của các công ty bị điều chỉnh bởi nó. Luật thâu tóm sát nhập công ty có thể gây tác động tiêu cực hay tích cực đến một nhóm các công ty. Chính sách tiền tệ tín dụng của ngân hàng trung ương có thể gây tác động to lớn tới thị trường. Do vậy, môi trường pháp lý cần được xem xét theo các góc độ như sau: • Hệ thống hành lang pháp lý của Thị trường chứng khoán được xây dựng như thế nào? Có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không? • Các luật pháp khác liên quan có trùng chéo, mâu thuẫn không? • Khả năng thực thi luật pháp thế nào? • Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật. • Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng tới Thị trường chứng khoán. Các điều kiện kinh tế vĩ mô Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của thị trường mà trong lý thuyết gọi là rủi ro hệ thống. Đó là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Chẳng hạn, giá của hầu hết trái phiếu được quyết định bởi khung lãi suất của thị trường mà khung lãi suất này lại bị tác động của các hoạt động kinh tế nói chung và chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương. Giá cả cổ phiếu phản ánh dự đoán của nhà đầu tư về tình hình hoạt động và tài chính của công ty như các dòng thu nhập trong tương lai, lãi suất yêu cầu của các nhà đầu tư. Các yếu tố ảnh hưởng: 2.1 GDP Là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh thể hiện một nền kinh tế phát triển tạo nhiều cơ hội cho công ty tăng doanh số bán hàng. Đây là đầu ra của nền kinh tế và là sản lượng sản xuất của nền kinh tế. 2.2 Lạm phát và lãi suất Đây là hai nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư vào Thị trường chứng khoán. Như đã nêu trên đây, lãi suất là nhân tố tác động tới mức giá chứng khoán và lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán. Mức lãi suất này chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau: - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty: Nếu các công ty hoạt động hiệu quả thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cao hơn, đồng thời sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Vì lý do này, sức cầu về vốn cao, do vậy đẩy mức lãi suất vay vốn cao hơn. - Sức chi tiêu của nhân dân: Nếu dự đoán về nền kinh tế có triển vọng phát triển tốt thì nhu cầu tiêu dùng ngày hôm nay của dân cư sẽ cao hơn, do vậy họ sẵn sàng vay nợ để chi tiêu, dẫn đến lãi suất có thể tăng. - Dự đoán về lạm phát: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Mức dự đoán lạm phát trong tương lai. Nếu người đầu tư dự đoán lạm phát sẽ tăng thì lãi suất danh nghĩa đòi hỏi phải tăng lên. Lãi suất là nhân tố cơ bản quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên, để xác định đúng đắn hướng đầu tư cần nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán, cụ thể như sau: Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu: Đây là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau vì theo công thức tính giá trái phiếu, lãi suất thị trường là nhân tố chiết khấu, do vậy nếu nhân tố này càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, trong khi giá trị tương lai của các dòng tiền này là cố định, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Vì vậy, khi lãi suất cao, giá trái phiếu thấp có thể là một cơ hội tốt để đầu tư vào trái phiếu. Khi kinh tế phát triển mà không có lạm phát lớn thì trái phiếu dài hạn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp số một của cổ phiếu. Lãi suất cao thu hút dân chúng đầu tư vào trái phiếu, kể cả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì đó là những bến đậu an toàn cho đồng vốn. Ở mức lãi suất thấp, tiền tiết kiệm được đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn, tính thanh khoản tăng cao làm Thị trường chứng khoán phát triển. Lạm phát thuần túy (lạm phát ngầm) không nguy hiểm cho Thị trường chứng khoán vì tiền mua cổ phiếu thực chất là đầu tư vào hiện vật. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu: Đây là mối quan hệ không trực tiếp và không hoàn toàn diễn ra theo một chiều. Lý do ở chỗ, dòng tiền thu nhập của cổ phiếu không cố định như của trái phiếu, mà chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất. Có thể xẩy ra một số trường hợp sau: - Nếu lãi suất tăng lên do lạm phát thì giá hàng hóa bán ra của các công ty có thể tăng cùng với lạm phát do chi phí đầu vào tăng. Điều này dẫn đến thu nhập của công ty tăng lên. Do vậy giá cổ phiếu trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì tuy lãi suất chiết khấu tăng lên nhưng dòng thu nhập cũng tăng theo, hai nhân tố này bù đắp cho nhau và giữ cho giá cổ phiếu ổn định hoặc thậm chí tăng. - Nếu lãi suất tăng nhưng giá trị các dòng thu nhập tương lai của công ty giảm vì các nhân tố làm lãi suất tăng lại, đồng thời gây tác động xấu đến thu nhập. Chẳng hạn, công ty đã phải huy động vốn với lãi suất cao do cạnh tranh vay vốn lớn, song đến khi hàng hóa được sản xuất và bán ra thì lại gặp sự cạnh tranh gay gắt, trong khi sức mua có hạn. Điều này có thể dẫn đến giảm giá hàng hóa trong khi chi phí đầu vào vẫn tăng, do vậy thu nhập của công ty giảm sút. Ngược lại với các tình huống trên, khi lãi suất giảm thì cũng có thể xẩy ra các khả năng tương tự.Như vậy có thể khẳng định lại là quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu không phải là mối quan hệ trực tiếp và không hoàn toàn theo một chiều như quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là quan hệ ngược chiều, nhất là giai đoạn ngắn hạn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Ngoài ra, nếu điều này xẩy ra đối với toàn thị trường nói chung thì không có nghĩa nó xẩy ra với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Do vậy, chúng ta cần có sự phân tích rõ rang đối với từng tình huống và lĩnh vực cụ thể. Nếu chỉ xét riêng mối tương quan giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu thì trên thực tế, thông thường quan hệ giữa lãi suất và cổ phiếu là mối quan hệ ngược chiều. Điều này có thể lý giải như sau: khi dự đoán lãi suất thị trường tăng, tức là giá trái phiếu sẽ giảm thì người đầu tư có xu hướng chuyển từ cổ phiếu sang mua trái phiếu, do đó giá cổ phiếu giảm. 2.3 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái đo lường biến động tiền tệ của hai quốc gia, công tác điều tiết và kiểm soát tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn đối với nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách bởi nó tác động mạnh đến nền kinh tế. Khi nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá trong thời gian tới thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá thì giá chứng khoán sẽ giảm. Nếu được phép đầu tư ra thị trường nước ngoài thì có thể nhà đầu tư này sẽ chuyển vốn ra đầu nước ngoài. Tỷ giá tăng hay giảm có ảnh hưởng đến cơ hội dầu tư của nhà đầu tư như sau:       Trường hợp 1: Đồng USD tăng giá. Giả định này đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam (VND) mất giá. Khi đó, 1 USD sẽ đổi được nhiều VND hơn và như vậy, sẽ có được một khoản lời từ việc gia tăng trong tỷ giá này nếu như đổi từ đồng USD sang VND, đến đây, nhà đầu tư đã có một khoản lời để đầu tư. Một là, nhà đầu tư sẽ dùng khoản lời đó để đầu tư vào Thị trường chứng khoán hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Hai là, sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản. Như vậy, khi đồng USD tăng giá đã mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội kinh doanh hơn là đầu tư vào Thị trường chứng khoán.      Trường hợp 2: Đồng USD giảm giá. Khi đó việc chuyển đổi từ USD sang VND không phải là một lựa chọn. Để giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư phải chuyển từ USD sang VND và sẽ phải chịu một khoản tiền mất đi do đồng USD mất giá. Nếu như thị trường chứng khoán chưa cho nhà đầu tư cơ hội kiếm lời, phương án chuyển đổi này khiến việc đầu tư chứng khoán sẽ tăng thêm rủi ro cho khoản tiền của họ, do đó, lợi nhuận đôi khi có thể bằng không hoặc thấp hơn mức này. Tác động của tỷ giá hối đoái lên thị trường chứng khoán Việt Nam       Từ việc xem xét ảnh hưởng thực tế của yếu tố tỷ giá đến sự biến động của chỉ số VN-Index. Thị trường chứng khoán VN không chỉ chịu tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như giá bất động sản, tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá dầu thế giới… VN-Index chịu tác động rất lớn bởi biến tỷ giá. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết là vốn đầu tư chạy khỏi đồng tiền có xu hướng mất giá trong tương lai. Thực tế cho thấy có những thời gian, tỷ giá USD/VND tăng cao do nhu cầu USD tăng để thanh toán hàng nhập khẩu, hoặc trong giai đoạn hiện nay, khi Chính phủ điều chỉnh tăng giá xăng dầu, làm cho đồng USD kỳ vọng tăng giá rất lớn. Đây đều là những yếu tố gây bất lợi cho giá chứng khoán, có thể làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Và điều đó tiềm ẩn nguy cơ nhà đầu tư nước ngoài có thể rút một lượng vốn đầu tư sang nước khác, trong điều kiện tự do hóa về vốn. Nếu hiện tượng này xảy ra, sẽ gây không ít khó khăn trong việc quản lý vĩ mô ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện chống lạm phát như hiện nay. Và từ kết quả của mô hình cũng cho thấy, tuy rằng động thái của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành tỷ giá là ảnh hưởng gián tiếp lên Thị trường chứng khoánVN, song trong 3 biến của mô hình, thì tỷ giá là biến dễ có khả năng kiểm soát nhất để nó có tác động ngược lại tới Thị trường chứng khoánVN Tuy nhiên, thực tế Thị trường chứng khoán VN, có những giai đoạn cả tỷ giá USD/VND tăng cao mà giá chứng khoán cũng tăng. Chúng ta đều biết là giá chứng khoán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa, các yếu tố này đều tác động tổng hợp lên giá chứng khoán, trong những yếu tố đó, có yếu tố tác động trội hơn những yếu tố khác trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Khi xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của vàng, giá bất động sản, tỷ giá lên giá chứng khoán, ta giả định là những yếu tố khác không đổi như yếu tố lãi suất, yếu tố kỳ vọng, yếu tố tâm lý của nhà đầu tư… Song số liệu VN-Index trên thực tế lại chịu tác động của vô vàn yếu tố kể trên. Và có giai đoạn, các yếu tố không đề cập tới trong mô hình lại tác động mạnh mẽ, tác động trội hơn lên giá chứng khoán 2.4. Các chính sách của Chính phủ Các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ được soạn thảo bởi những cơ quan chính phủ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ðến lượt nó, điều kiện kinh tế sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ ngành kinh tế và các công ty. Những hoạt động trong chính sách tài khoá như việc cắt giảm thuế có thể khuyến khích tiêu dùng, trong khi việc tăng thuế thu nhập, năng lượng, thuốc lá... lại hạn chế tiêu dùng. Tăng hay giảm chi tiêu hay dự trữ của chính phủ hay trợ cấp thất nghiệp... có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tất cả những chính sach đó ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tất cả những chính sách đó ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và ảnh hưởng tới hoạt động chi tiêu. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chi tiêu chính phủ có một hệ số nhân có ảnh hưởng rất lớn. Giả sử, việc xây dựng thêm đường xá làm tăng nhu cầu về trang thiết bị và nguyên vật liệu. Kết quả là, bên cạnh việc tăng thêm nhân công xây dựng, những người cung cấp trang thiết bị và nguyên vật liệu cho ngành này có thể tiêu dùng nhiều hơn và cũng làm ảnh hưởng tới những người cung cấp các mặt hàng khác. Chính sách tiền tệ tạo ra những thay đổi tương tự. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ hạn chế quỹ lương và sự mở rộng kinh doanh. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhắm đến tỷ lệ lãi suất sẽ làm tăng lãi suất thị trường và vì vậy cũng làm tăng chi tiêu của doanh nghiệp, đồng thời làm cho chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình tăng lên. Chính sách tiền tệ vì vậy ảnh hưởng tới toàn bộ các bộ phận của nền kinh tế và mối quan hệ của nền kinh tế đó với các nền kinh tế khác. Tất cả các phân tích kinh tế đều đòi hỏi xem xét tới tỷ lệ lạm phát. Như chúng ta đã biết lạm phát tạo ra sự khác nhau giữa tỷ lệ lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, tạo ra sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Hơn nữa sự thay đổi tỷ lệ lạm phát không như dự kiến gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, vì vậy hạn chế sự tăng trưởng và thay đổi công nghệ. Bên cạnh sự tác động đến nền kinh tế nội địa, những tỷ lệ lạm phát và lãi suất khác nhau cũng ảnh hưởng tới cán cân thương mại và tỷ giá hối đoãi giữa các đồng tiền của các nước. Bên cạnh chính sách tài chính và tiền tệ, thậm chí chiến tranh, bất ổn chính trị tại nước ngoài hay khủng hoảng tiền tệ quốc tế cũng gây ra những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Ðiều đó làm tăng sự bấp bênh về doanh số bán và doanh thu của doanh nghiệp, đồng thời là phần bù rủi ro yêu của nhà đầu tư. Thật khó mà tưởng tượng được một ngành hay một công ty nào có thể tránh được sự ảnh hưởng từ những biến đổi của nền kinh tế vĩ mô. Bởi vì những sự kiện kinh tế lớn có một ảnh hưởng sâu sắc đến ngành kinh tế và từng công ty trong những ngành này, những yếu tố kinh tế vĩ mô này cần phải được xem xét trước khi phân tích ngành. Ðối với một danh mục đầu tư toàn cầu, tài sản phân bổ cho một quốc gia trong danh mục ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi triển vọng kinh tế của nó. Nếu khủng hoảng sắp sửa xảy ra tại một quốc gia bạn sẽ dự báo được ảnh hưởng tiêu cực của nó lên giá chứng khoán. Bởi những dự báo kinh tế này, nhà đầu tư sẽ trở nên e sợ hơn trong việc đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế. Ðưa ra những dự báo này, quyết định đầu tư tốt nhất có lẽ là phân bổ vốn ít hơn cho quốc gia trên. Dự báo kinh tế và diễn biến thị trường Môi trường kinh tế vĩ mô quyết định xu hướng của Thị trường chứng khoán. Thông thường khi kinh tế phát triển tốt thì Thị trường chứng khoán đi lên và ngược lại, thế hiện niềm tin và tâm lý của nhà đầu tư vào nền kinh tế. Trong năm 2008 thị trường toàn cầu chứng kiến những suy giảm kỷ lục khi cơn bão tài chính và kinh tế tăng trưởng chậm lại làm chấm dứt sự bùng nổ của các Thị trường chứng khoán. Tại Mỹ, năm 2008 là tồi tệ nhất trong vòng 80 năm.Chỉ số Dow Jones mất 33,8% giá trị, Nasdaq và S&P 500 lần lượt là 40,5% và 38,5%. Chỉ số Nasdaq đã có mức sụt giảm tệ hại nhất kể từ khi nó ra đời năm 1971. Thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới của Nhật Bản, vừa trải qua năm tồi tệ nhất trong lịch sử khi chỉ số Nikkei 225 "bốc hơi" hơn 42% giá trị. Vn-Index của Việt Nam, là 2 trong số các thị trường dẫn đầu về mức độ sụt giảm tại châu Á, trên 65%, (theo dữ liệu từ Bloomberg.com.). Như vậy nếu dự đoán được xu hướng phát tiển của nền kinh tế thì có thể dự đoán được xu thế phát triển chung của Thị trường chứng khoán. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kế trong sự biến động giá cả giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động giá của mỗi cổ phiếu
Luận văn liên quan