Đề tài Phân tích và nhận dạng một số chiến lược marketing của công ty TNHH dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006-2009

Sau hơn 20 năm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dược Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 2009 tiền thuốc bình quân đầu người đạt trên 20 USD/ năm, tăng gần 3,3 lần so với năm 2001 và 1,2 lần so với năm 2008. Thị trường Dược Việt Nam đạt được 1,4 tỷ USD vào năm 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2007 – 2010 là từ 15 – 17%. Và theo dự báo của IMS, đến năm 2015 thị trường Dược phẩm Việt Nam sẽ đạt khoảng hơn 2 tỷ USD. Tất cả các thành phần kinh tế đều được thừa nhận và tham gia bình đẳng vào thị trường Dược phẩm Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động cung ứng thuốc phát triển. Đến hết năm 2008, toàn quốc có hơn 1761 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới cung ứng phân phối thuốc trong đó có 1336 DN dược phẩm trong nước, cùng với 425 công ty dược phẩm nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy từ tình trạng thiếu thuốc trầm trọng trong thời kỳ bao cấp, đến nay ngành dược Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thuốc của toàn xã hội. Chính sự tham gia của các công ty tư nhân với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt thị trường dược phẩm Việt Nam. Thị trường dược phẩm ngày càng trở nên sôi động với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17%. Tuy nhiên các DN dược phẩm tư nhân thường có quy mô nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn hẹp, số lượng sản phẩm trong danh mục ít, thêm vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp dược tư nhân muốn tồn tại và phát triển thì không những chú trọng đầu tư về công nghệ và nhân lực mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng các chiến lược marketing một cách sáng tạo và linh hoạt nhằm nắm bắt các cơ hội thị trường, giành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Các chính sách marketing không phải lúc nào cũng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhưng trong hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được. Xuất phát từ nhận thức trên cùng với mong muốn sẽ học tập được những điểm mạnh trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp dược tư nhân và hiểu rõ hơn lý thuyết marketing dược, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Phân tích và nhận dạng một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009” Với hai mục tiêu chính sau đây: 1. Mô tả một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009. 2. Phân tích tính đặc thù của hoạt động Marketing tại công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty trong giai đoạn tới.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8576 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và nhận dạng một số chiến lược marketing của công ty TNHH dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 20 năm chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ( WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dược Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 2009 tiền thuốc bình quân đầu người đạt trên 20 USD/ năm, tăng gần 3,3 lần so với năm 2001 và 1,2 lần so với năm 2008. Thị trường Dược Việt Nam đạt được 1,4 tỷ USD vào năm 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2007 – 2010 là từ 15 – 17%. Và theo dự báo của IMS, đến năm 2015 thị trường Dược phẩm Việt Nam sẽ đạt khoảng hơn 2 tỷ USD. Tất cả các thành phần kinh tế đều được thừa nhận và tham gia bình đẳng vào thị trường Dược phẩm Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động cung ứng thuốc phát triển. Đến hết năm 2008, toàn quốc có hơn 1761 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới cung ứng phân phối thuốc trong đó có 1336 DN dược phẩm trong nước, cùng với 425 công ty dược phẩm nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy từ tình trạng thiếu thuốc trầm trọng trong thời kỳ bao cấp, đến nay ngành dược Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thuốc của toàn xã hội. Chính sự tham gia của các công ty tư nhân với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt thị trường dược phẩm Việt Nam. Thị trường dược phẩm ngày càng trở nên sôi động với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17%. Tuy nhiên các DN dược phẩm tư nhân thường có quy mô nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn hẹp, số lượng sản phẩm trong danh mục ít, thêm vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp dược tư nhân muốn tồn tại và phát triển thì không những chú trọng đầu tư về công nghệ và nhân lực mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng các chiến lược marketing một cách sáng tạo và linh hoạt nhằm nắm bắt các cơ hội thị trường, giành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Các chính sách marketing không phải lúc nào cũng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhưng trong hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được. Xuất phát từ nhận thức trên cùng với mong muốn sẽ học tập được những điểm mạnh trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp dược tư nhân và hiểu rõ hơn lý thuyết marketing dược, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Phân tích và nhận dạng một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009” Với hai mục tiêu chính sau đây: Mô tả một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009. 2. Phân tích tính đặc thù của hoạt động Marketing tại công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty trong giai đoạn tới. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƯỢC 1.1.1. Marketing: Định nghĩa của giáo sư Mỹ - Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. [3], [8],[15] . Hình 1.1. Mục tiêu, vai trò, chức năng của marketing[3],[8] 1.1.2. Marketing dược Marketing Dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược Marketing của thuốc nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của marketing thông thường, do đặc thù riêng của ngành yêu cầu marketing có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại thuốc, đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi (5 Right). [3],[25],[27]. Hình 1.2. 5 Đúng của Marketing Dược [3] 1.1.3. Các chính sách trong chiến lược Marketing- mix Marketing – mix là sự tập hợp các phương thức marketing mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng với một sản phẩm cụ thể, trong một thị trường mục tiêu đã được xác định và hướng tới các khách hàng mục tiêu, nhằm đạt được các mục tiêu marketing của mình. [3],[10],[11]. Marketing Mix: là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên cứu, tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của Marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách [3]. Hình 1.3. Sơ đồ các chính sách trong chiến lược Marketing – Mix [3] 1.1.3.1. Chính sách sản phẩm Là việc đưa ra những quyết định phù hợp về từng đơn vị hàng hoá mới, danh mục hàng, nhãn hiệu và bao bì sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh cùng với việc phát triển, thiết kế sản phẩm mới, triển khai tiêu thụ, mục đích là thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận cao nhất.[3],[5],[23]. Chính sách phát triển sản phẩm theo chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường được khách hàng chấp nhận. Mỗi mặt hàng khi đưa ra thị trường đều có chu kỳ sống thể hiện mức tiêu thụ của một sản phẩm. Chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn: Giới thiệu sản phẩm, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái thường có dạng đường cong chữ S.  Hình 1.4. Đồ thị chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm [3] Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Với công ty kinh doanh dược phẩm, danh mục sản phẩm của công ty được xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lược của công ty, mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân đầu người, tình hình kinh doanh dược phẩm trong nước. Bảng 1.1. Các chính sách phát triển danh mục sản phẩm [3] Chiều rộng  Tổng số nhóm chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có số lượng các nhóm chủng loại sản phẩm rộng (luật mở rộng) hoặc một hai nhóm chủng loại tuỳ thuộc vào mục đích và vị thế kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như cố gắng để tiên phong trong một lĩnh vực nào đó.   Chiều dài  Tất cả những mặt hàng được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên hợp lý trong mỗi nhóm.   Chiều sâu  Số lượng những mẫu mã hàng hóa trong các chủng loại sản phẩm nói trên   Bảng 1.2. Các hướng phát triển loại sản phẩm theo chiều sâu [5],[17]. Phát triển hướng xuống dưới  Mở rộng chủng loại sản phẩm của mình với những mặt hàng giá thấp hơn   Phát triển hướng lên trên  Phát triển từ phân đoạn thị trường phía dưới (thu nhập thấp) lên phân đoạn thị trường phía trên (thu nhập cao).   Phát triển theo hướng  Phát triển cả phân đoạn thị trường thu nhập thấp và cao   Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhận dạng và lựa chọn danh mục sản phẩm tránh các sản phẩm cạnh tranh, chủ động ứng phó với những biến động trên thị trường để đạt được các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, thị phần nhằm chiếm lĩnh thị trường. Chiến lược phát triển sản phẩm mới Do thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của ngày hôm nay. Người tiêu dùng muốn chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn hảo hơn. Các đối thủ cạnh tranh cũng nỗ lực tối đa để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đó. Vì thế mỗi doanh nghiệp đều phải có chương trình thiết kế sản phẩm hàng hoá của mình. 1.1.3.2 Chính sách giá Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm là việc quy định mức giá trong các tình huống cụ thể theo loại khách hàng, theo lượng mua, theo từng thời điểm trong năm…định giá là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing. [3],[5],[25] Mục tiêu của chính sách giá: Giá là công cụ duy nhất trong marketing đem lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp, chính sách giá của doanh nghiệp thường xoay quanh các mục tiêu: Tối đa hóa lợi nhuận Thâm nhập và mở rộng vùng thị trường qua giá thấp Bảo vệ khu vực thị trường đã chiếm lĩnh bằng giá phân biệt Phương pháp định giá sản phẩm: Hình 1.5. Sơ đồ các phương pháp định giá sản phẩm Các cách điều chỉnh giá cả: Có thể điều chỉnh giá theo 2 cách sau: [5],[8] - Điều chỉnh giá bán trực tiếp. - Chiết khấu: Chiết khấu tiền mặt: Giảm giá cho người mua nào thanh toán tiền ngay lập tức. Nó làm giảm phí tổn thu nợ. Chiết khấu theo chức năng: Giảm chi phí cho đồng nghiệp. Chiết khấu theo mùa. Một số chiến lược về giá sản phẩm: Các chiến lược về giá luôn được gắn liền với chu kỳ sống của sản phẩm [3],[11]. Bảng 1.3. Một số chiến lược về giá theo chu kỳ sống của sản phẩm Giai đoạn  Các chiến lược giá  Nội dung   Xâm nhập  Giá hớt váng  Dựa vào yếu tố thời cơ để đưa ra mức giá cao tối đa cho sản phẩm mới ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao.    Giá xâm nhập  Giá xâm nhập thấp để bán hàng hóa với khối lượng lớn, hoặc giá xâm nhập cao nhằm mục đích thu được lợi nhuận.   Phát triển  Định giá cao  Định giá sản phẩm cao để định vị thương hiệu    Giá ngự trị  Giá thấp, làm cho các doanh nghiệp khác khó xâm nhập vào thị trường, loại các đối thủ yếu.    Giá ảo  Định giá cao hơn so với giá cần bán, dùng các chính sách phân phối, khuyến mại để thúc đẩy bán sản phẩm với “giá thực” thấp hơn nhằm kích thích người mua.   Chín muồi  Giá linh hoạt  Khách hàng khác nhau có mức giá khác nhau.    Một giá  Mức giá như nhau đối với khách hàng.    Giá khuyến mại  Điều chỉnh giá tạm thời nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.   Thoái trào  Giá cạnh tranh  Giá cạnh tranh duy trì đến khi nhu cầu thị trường không còn.    Giá cao trước khi rút lui  Định giá cao để nhanh chóng rút khỏi thị trường.   1.1.3.3 Chính sách phân phối Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các nước, các khu vực trên thế giới. Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh...[3] [11],[23]. Phương thức phân phối và kênh phân phối: Phương thức phân phối: Có hai phương thức phân phối phổ biến: Phương thức phân phối trực tiếp: Hàng hoá được phân phối trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêu dùng không thông qua trung gian.  Hình 1.6. Phương thức phân phối trực tiếp Phương thức này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người sản xuất nắm vững được biến động của thị trường và có nhược điểm là doanh nghiệp phải chia sẻ nguồn vốn cho các hoạt động phân phối và phải tự chịu rủi ro, do đó rất tốn kém. Phương thức phân phối gián tiếp: Là phương pháp phân phối thông qua hệ thống trung gian.  Hình 1.7. Phương thức phân phối gián tiếp Phân phối gián tiếp có ưu điểm tiết kiệm chi phí, chia sẻ rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên lợi nhuận bị chia sẻ và không kiểm soát được hoạt động phân phối trên thị trường. Các công ty thường sử dụng cả hai phương thức trên để tận dụng cả ưu điểm và hạn chế những nhược điểm. Kênh phân phối: Là chuỗi công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Dựa vào sự phân chia theo phương thức kênh phân phối ta có kênh cấp 0 là kênh phân phối trực tiếp. Kênh cấp 1,2,3….là kênh phân phối gián tiếp. Hình 1.8. Sơ đồ kênh phân phối[3] Đối với ngành Dược, việc phân phối dược phẩm phải đảm bảo đúng nơi, đúng lúc và đảm bảo duy trì chất lượng của thuốc. Do đặc điểm và các quy định quản lý khác nhau giữa thuốc phải kê đơn (Rx) và thuốc OTC, nên chiến lược phân phối cho 2 loại thuốc này cũng khác nhau cơ bản. Phân phối các thuốc phải kê đơn:  Việc phân phối và sử dụng thuốc được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước, khách hàng hay bệnh nhân chỉ nhận thuốc từ dược sĩ khi có đơn thuốc của bác sĩ. Do đó thầy thuốc có vai trò quan trọng quyết định nhu cầu thuốc trong điều trị cho bệnh nhân. Phân phối thuốc OTC: Đối với thuốc OTC khách hàng có thể mua trực tiếp từ mạng lưới phân phối mà không cần đơn thuốc khám chữa bệnh của bác sĩ. Một số chiến lược phân phối cụ thể: Bảng 1.4. Các chiến lược phân phối[3] Chiến lược  Khái niệm  Đặc điểm  Áp dụng   Chiến lược phân phối mạnh  Phân phối rộng khắp và tối đa các sản phẩm của mình trên thị trường.  Sử dụng hệ thống trung gian lớn để phân phối do đó chi phí phân phối lớn.  Các sản phẩm thiết yếu, tần số sử dụng cao, trong trường hợp chống lại cạnh tranh trên thị trường.   Chiến lược phân phối chọn lọc  Chọn một số trung gian có khả năng tốt nhất phục vụ cho hoạt động phân phối của nhà sản xuất trên một khu vực thị trường.  Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian, loại bỏ các trung gian kém hiệu quả, có thể kiểm soát được thị trường, đạt mục tiêu mở rộng thị trường.  Các mặt hàng chuyên doanh hoặc cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải tiết kiệm chi phí.   Chiến lược phân phối độc quyền  Chọn một trung gian duy nhất ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.  Người sản xuất kiểm soát được mức giá trên thị trường, các loại hình bán hàng, các tiêu chuẩn về dịch vụ khi sản phẩm được lưu thông.  Các sản phẩm đề cao hình ảnh và cho phép tính phụ giá cao.   1.1.3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống Marketing hỗn hợp của marketing dược. Chính sách này là phương tiện truyền bá có tính thuyết phục nhất và rõ ràng hiệu quả nhất về sản phẩm, giá cả và phương thức phân phối của doanh nghiệp đến khách hàng và thị trường. [3],[5],[23]. Đây là chính sách mang tính bề nổi được các doanh nghiệp áp dụng nhằm: Đẩy mạnh việc bán hàng. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Khuếch trương thương hiệu của công ty với công chúng và khách hàng. Chiến lược kéo: Nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Chiến lược áp dụng cho các sản phẩm chuyên dụng với đối tượng tác động chính là người tiêu dùng. Chính sách này được sử dụng khi mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lượng bán và đòi hỏi phải thâm nhập vào một thị trường mới.  Hình 1.10. Mô hình chiến lược kéo [3] Chiến lược đẩy: Nhằm đẩy hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất với khối lượng lớn nhất, đối tượng chính là các trung gian. Chiến lược áp dụng cho các sản phẩm thông dụng, có tần suất sử dụng lớn. Chính sách này góp phần hỗ trợ hoạt động bán lẻ và thiện chí của các đại lý. Các hoạt động hỗ trợ trong chính sách này có thể là đào tạo cho đội ngũ bán hàng của nhà đại lý bán lẻ, trình bày các điểm bán hàng, và trợ cấp quảng cáo.  Hình 1.11. Mô hình chiến lược đẩy [3] Bảng1.5. Các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Nội dung  Bán hàng cá nhân  Quảng cáo  Quan hệ công chúng  Kích thích tiêu thụ   Hình thức thông tin  Liên hệ trực tiếp  Tác động gián tiếp bằng truyền hình, internet, báo chí,...  Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp  Tác động gián tiếp bằng khuyến mại, giảm giá...   Mục tiêu thông tin  Tác động lên việc kê đơn của bác sỹ cho sản phẩm thông qua các trình dược viên để gián tiếp tăng bán hàng.  Quảng bá hình ảnh thương hiệu, truyền thông điệp, gây ấn tượng...  Đạt được sự ủng hộ và chấp nhận của công chúng  Thúc đẩy trong giai đoạn ngắn việc kê đơn của bác sỹ cho sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đối với bệnh nhân.   Tính năng động của thông điệp  Cao  Thấp  Cao  Thấp   Phản hồi trực tiếp  Có  Không  Không  Có   Chi phí cho mối liên hệ  Cao  Thấp  Thấp  Thấp   Điểm mạnh  Sức ảnh hưởng mạnh và gây tin tưởng cao.  Chủ động về kế hoạch, mức độ lan tỏa rộng  Ảnh hưởng rộng, đối tượng phong phú  Tác động trực tiếp lên việc sử dụng của khách hàng cuối cùng.   Điểm yếu  Chi phí cao, cần trình dược viên có khả năng nắm bắt và truyền đạt thông tin tốt.  Tổng chi phí cao, thông điệp cứng nhắc.  Hiệu quả không thấy được ngay.  Có thể gây ra rắc rối về giá, mâu thuẫn trong các mức khuyến mại, giảm giá...   1.2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TỈNH QUẢNG NINH 1.2.1. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam Trong những năm gần đây với việc mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế mà gần đây nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế Giới – WTO (World Trade Organization), nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dược nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc. Thị trường Dược Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2007 – 2010 là từ 15 – 17%. Và theo dự báo của IMS, đến năm 2015 thị trường Dược phẩm Việt Nam sẽ đạt khoảng hơn 2 tỷ USD. Tổng trị giá tiền thuốc năm 2008 đạt 1,36 tỉ USD tăng 17% so với năm 2007. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình: 17,4%. Có thể nói, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Dược của chúng ta cũng có những bước tiến đáng kể. Từ chỗ thị trường chưa cung cấp cho nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến nay đã cung cấp đầy đủ thuốc và có xu hướng thừa thuốc ở những thành phố lớn. Điều đó được thể hiện rõ qua tiền thuốc bình quân đầu người tăng cao trong những năm gần đây: Năm 2009 tiền thuốc bình quân đầu người đạt trên 20 USD/năm vượt hơn so với cả mức dự kiến của năm 2010 là 15USD/người/năm [18]. 1.2.2. Vài nét về thị trường dược phẩm tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là một tỉnh miền núi biên giới, hải đảo, công nghiệp và du lịch, có dân số 1,1 triệu người, diện tích 61.081 ha với đặc điểm địa lý là có gần 250km đường biển, có 1332,8 km đường biên giới với Trung Quốc, trong đất liền tiếp giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Hải Phòng. Tỉnh Quảng Ninh là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc : Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng. Cùng với nhịp độ phát triển không ngừng gia tăng của cả nước, công tác dược ở tỉnh Quảng Ninh góp phần tích cực vào việc chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân trong mạng lưới kinh doanh dược phẩm [7]. Từ khi có pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân (năm 1993), sở y tế tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một cách đồng bộ hàng loạt các biện pháp để từng bước đi vào ổn định thị trường thuốc tỉnh Quảng Ninh. Khác với thời kỳ bao cấp, mạng lưới cung ứng thuốc mỏng, lượng thuốc ít thì hiện nay mạng lưới cung ứng thuốc đã phát triển, đa dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp dược tư nhân đã đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng chữa bệnh của nhân dân toàn tỉnh. Năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có: 01 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với nhiều đại lý, nhà thuốc trực thuộc. 01 chi nhánh công ty dược phẩm Trung ương I. 09 công ty TNHH Dược Phẩm với nhiều đại lý, nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc. Trên 100 nhà thuốc tư nhân. Tổng doanh thu của khối sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh năm 2008 ước tính 320 tỷ đồng, tiền thuốc bình quân đầu người xấp xỉ 15,5 USD/ năm, trong đó Công ty TNHH dược phẩm Hạ Long là một công ty tư nhân lớn nhất đóng vai trò tích cực trong cung ứng thuốc tại tỉnh Quảng Ninh. 1.3. NHỮNG NÉT KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HẠ LONG 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long là công ty tư nhân kinh doanh Dược phẩm đầu tiên tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, được chính thức thành lập vào tháng 4/1993 trên cơ sở từ nhà thuốc 100% vốn tư nhân đóng góp, nhằm mở rộng thêm chức năng cung ứng thuốc cho các đơn vị trong địa bàn tỉnh. Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế cả nước và sự phát triển kinh tế của tỉnh, để khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường với sự gia tăng nhanh chóng nhiều loại thuốc, công ty luôn cố gắng mở rộng thêm cơ cấu về mặt hàng đảm bảo chất lượng và các địa điểm phân phối ở cả những vùng sâu vùng xa của tỉnh, để đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc cho người dân trong việc phòng và chữa bệnh. Cho đến nay, công ty đã trở thành một trong những công ty hoạt động kinh doanh có uy tín hàng đầu tại tỉnh Quảng Ninh, với hơn 70 điểm bán thuốc trực thuộc công ty trong toàn tỉnh với biên chế 120 cán bộ nhân viên bao gồm dược sĩ đại học, dược sỹ trung cấp và dược tá được đào tạo chuyên môn đầy đủ, doanh số
Luận văn liên quan