Đề tài Phân tích vấn đề nghèo đói ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp giúp xóa đói giảm nghèo

Tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm xấp xỉ 17,2% số hộ trong cả nước; Phần lớn người nghèo tập trung ở nông thôn: 90,5%; Trên 80% số người nghèo là nông dân và có khoảng 64% số người nghèo tập trung ở các vùng MNPB, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người; Nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm trên dưới 14% tổng dân số của cả nước, nhưng lại chiếm đến 29% số người nghèo của cả nước. Nhiều chỉ số về y tế - sức khoẻ - xã hội ở khu vực nông thôn nghèo như miền núi, vùng sâu, vùng xa còn ở mức thấp. Thực tế cho thấy là, các vùng kinh tế - sinh thái có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cũng là những vùng có tỷ lệ số dân nông thôn. Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo trong cả nước đã giảm mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Đói nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vấn đề nghèo đói ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp giúp xóa đói giảm nghèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING ***************  Bộ môn: KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: “ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIÚP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.” GVHD : Họ và tên SV: Vũ Thị Kim Liên Lớp : MARKETING – 2 Khóa : 34 – Hệ ĐHCQ Nhận xét của giảng viên  MỤC LỤC: Lời giới thiệu 1.Thực trạng vấn đề nghèo đói ở Việt Nam Vài nét về thực trạng nghèo đói ở Việt Nam Nghèo đói tập trung ở nơi có điều kiện sống khó khăn Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập ngày càng gia tăng Tỉ lệ nghèo đói khá cao ở vùng xâu , vùng xa ,vùng núi cao Một số thành quả đạt được trong quá trình xóa đói giảm nghèo Chính sách mới trong công cuộc giảm nghèo 2.Nguyên nhân nghèo đói ở Việt Nam Nguyên nhân lịch sử Các nguyên nhân do địa lý Các nguyên nhân do cộng đồng Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hộ kinh tế gia đình 3.Những giải pháp thiết thực để thực hiện xóa đói giảm nghèo ở VN 3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một số nước 3.2. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước 4. Kết luận 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM 1.1. Vài nét về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam Tính đến năm 2000, nước ta có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm xấp xỉ 17,2% số hộ trong cả nước; Phần lớn người nghèo tập trung ở nông thôn: 90,5%; Trên 80% số người nghèo là nông dân và có khoảng 64% số người nghèo tập trung ở các vùng MNPB, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người; Nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm trên dưới 14% tổng dân số của cả nước, nhưng lại chiếm đến 29% số người nghèo của cả nước. Nhiều chỉ số về y tế - sức khoẻ - xã hội ở khu vực nông thôn nghèo như miền núi, vùng sâu, vùng xa còn ở mức thấp.. Thực tế cho thấy là, các vùng kinh tế - sinh thái có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cũng là những vùng có tỷ lệ số dân nông thôn. Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo trong cả nước đã giảm mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Đói nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo. 1.2. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. 1.3. Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập càng gia tăng Chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng: Trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người. Tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số chậm hơn so với mức trung bình. Năm 2006, khoảng 52% hộ dân tộc thiểu số sống dưới mức nghèo khổ, trong khi đó tỷ lệ nghèo của nhóm Kinh và Hoa là gần 10%. Tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số có xu hướng tăng liên tục theo thời gian. Năm 1993, chỉ có 18% số hộ nghèo là các hộ gia đình dân tộc thiểu số; con số này tăng lên đến 29% năm 1998, 39% năm 2004, và gần đây nhất là 47% năm 2006. Như vậy, dù các dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 14.5% dân số cho đến nay các dân tộc thiểu số đã chiếm gần một nửa số hộ nghèo. Có thể nói, vấn đề nghèo đói trong tương lai ở Việt nam sẽ chủ yếu là thách thức đối với các nhóm dân tộc thiểu số. 1.4. Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung3. Những năm gần đây, Bộ Lao động vŕ Thương binh xã hội. Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nhiều cơ quan hoạch định chính sách, các viện nghięn cứu và báo cáo của một số địa phương Việt Nam đă nhận định về tình trạng đói nghèo đáng lo ngại của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tốc độ giảm nghèo ở phần lớn các dân tộc thiểu số - thường là các dân tộc nhỏ, sinh sống tại các địa phương có điều kiện địa lý và khí hậu khó khăn - chậm hơn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các dân tộc thiểu số so với người Kinh cao hơn từ 6% đến 10%. Tuy nhiên, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống, mức nghèo còn trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá của dân tộc. Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng giai đoạn 1998-2006              %          1998  2002  2004  2006    CẢ NƯỚC                Tỷ lệ nghèo chung  37.4  28.9  19.5  16.0    Phân theo thành thị, nông thôn         Thành thị  9.0  6.6  3.6  3.9     Nông thôn  44.9  35.6  25.0  20.4    Phân theo vùng         Đồng bằng sông Hồng  30.7  21.5  11.8  8.9     Trung du và miền núi phía Bắc  64.5  47.9  38.3  32.3     Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung  42.5  35.7  25.9  22.3     Tây Nguyên  52.4  51.8  33.1  28.6     Đông Nam Bộ  7.6  8.2  3.6  3.8     Đồng bằng sông Cửu Long  36.9  23.4  15.9  10.3                        (*) Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng với chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm như sau: 1998: 149 nghìn đồng; 2002: 160 nghìn đồng; 2004: 173 nghìn đồng; 2006: 213 nghìn đồng.    1.5. Một số thành quả đạt được trong quá trình xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 6,3% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm được trên 30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX đề ra. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng, năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên 30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường… Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèo đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành Ban Chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanh tại vùng khó khăn… Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngàn lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT; 2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; nhiều mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng. Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mức kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,87% giảm 6,23% so với cuối năm 2005, trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng 9,59%; Bắc Trung Bộ 23,44%; Duyên hải miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông Nam Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng chuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Những khó khăn thách thức Trong những năm qua, công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP hàng năm tăng cao từ 7,5- 8,5%, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một nước nghèo. 1.6. Chính sách mới trong công cuộc giảm nghèo Để tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèo đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành Ban Chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanh tại vùng khó khăn… 2. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM 2.1. Nguyên nhân lịch sử ( trước thời kì đổi mới ) Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài. Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất. Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước. 2.2. Các nguyên nhân theo vùng địa lý Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ cấu sản xuất đa phần dựa vào nghề nông. Đa số người nghèo sống bằng nghề nông nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro này của người nghèo rất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe,...). Với năng lực kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tất nhiên người nghèo thì càng nghèo hơn. Ngoài ra, người nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất thấp do không có trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Khả năng nâng cao năng suất là rất khó khăn trong khi do áp lực của đô thị hóa ngày càng mạnh, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp. Những tác động của chính sách vĩ mô đến người nghèo chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng chưa hợp lý. Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn những người nghèo và như vậy đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành là điều khó tránh khỏi. 2.3. Các nguyên nhân từ cộng đồng: Sự cách biệt với xã hội còn lớn. Công việc của phụ nữ thường là ở nhà. Họ có ít thời gian để tiếp xúc với xã hội. Hộ nghèo có chủ hộ là nữ cảm thấy rất xa lạ với những quyết định có liên quan tới chính bản thân họ. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại. Những nhóm dân tộc thiểu số nghèo hơn rất nhiều so với đa số người Kinh. 2.4. Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học: Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh con trong các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường là rất cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Dân số tăng nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở khu vực ngoại thành là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ. Tỉ lệ phụ thuộc còn cao. (54%) Nguồn: TCTK. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2005-2007. Thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắc khe. Những hộ có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ là nam giới. Trẻ em gái ít được đi học hơn , nếu có cũng ít được đi học cao. Phụ nữ thường phải nhận mức lương thấp hơn nam giới ở cùng một công việc và ít được tham gia vào các công việc điều hành quan trọng. Chẳng may trong trường hợp mất đi người chồng, người phụ nữ thường thiếu khả năng chống chọi nên dễ rơi vào đói nghèo. 2.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ gia đình Tính ổn định và liên tục của nguồn thu nhập còn hạn chế nhất là trong khu vực nông thôn do phải chịu nhiều rủi ro không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, sâu bọ hay giá nông sản thấp. Những người nghèo là những người thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định. Các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị mới ngày càng phát triển ở khu vực ngoại thành là cơ hội cho người dân sống nơi đây nhưng đồng thời đây cũng là thách thức lớn đối với người nghèo, bởi lẽ do trình độ học vấn thấp họ khó có thể tìm được việc làm tốt hơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu tìm được chỗ làm cũng chỉ là lao động phổ thông. Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ, đồng thời nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Thông thường họ lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị kinh tế thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao, giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Xu hướng này tất yếu dẫn tới một bộ phận không nhỏ nông dân sống ở các huyện ngoại thành phải chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng trên thực tế không phải nông dân nào cũng biết cách thay đổi “phương thức sản xuất” của mình, tức là phải tăng năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao,... Một số người khác sau khi nhận được số tiền đền bù từ mảnh ruộng của mình trong các dự án quy hoạch không biết sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả dẫn đến hệ quả là: Thứ nhất, chỉ thoát được cảnh đói nghèo trong một thời gian ngắn.. Thứ hai, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp không tìm được việc làm mới, thất nghiệp gia tăng Thứ ba, khi giá đất tăng lên do tác động của đô thị hóa, người  nông dân bán đất ồ ạt, nhiều ngôi nhà mới được xây dựng nhưng đó là những ngôi nhà của những người ở nơi khác đến, đất canh tác cũng thu hẹp lại, vì vậy người nông dân khó có cơ hội để duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… đã làm tăng chi phí tính trên một đơn vị giá trị sản phẩm. Một mặt, do không có tài sản thế chấp, người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân còn thấp, vẫn tồn tại thái độ tiêu cực với cuộc sống. Nhiều người không thật sự muốn làm ăn, quanh năm họ chỉ trông chờ vào sự cứu trợ của chính quyền, thậm chí khi chưa đến mức bần cùng họ cũng không thể hiện chút nỗ lực nào, ngược lại là tìm mọi cách để có tên trong sổ nghèo với hi vọng được thụ hưởng một số quyền lợi cho không. Một số cá nhân khác do có vấn đề tâm lý (làm ăn thất bại, gia đình đỗ vỡ…) nên không thiết tha với cuộc sống và trở nên rất tiêu cực (nghiện rượu, bài bạc…). Đây là những trường hợp rất khó để thoát nghèo cho dù các biện pháp chính sách có tốt đến đâu đi chăng nữa. 3. NHỮNG GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐỂ THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
Luận văn liên quan