Phú vang là một huyện thuần nông với phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy đất nông nghiệp ở đây thường có chất lượng thấp mà phần lớn trong đó là đất cát nội đồng có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, kết cấu rời rạc, dễ hạn vào mùa khô và úng vào mùa mưa. Nhiều loại cây trồng được người dân sử dụng nhằm tăng thêm vụ hoặc thay thế những cây trồng truyền thống (lúa, khoai lang.v.v) nhằm nâng cao mức thu nhập thấp đáng kể của người nông dân trong vùng. Trong những năm gần đây huyện cũng đã có nhiều hoạt động khuyến nông tích cực nhằm cải tạo hoặc giới thiệu những giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn những giống cây trồng hiện hành. Trong số đó giống lạc L 14 đã được bà con nông dân đánh giá cao và thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, giống lạc mới L14 đang được trồng khá phổ biến tại địa phương này, việc xác định các yếu tố hạn chế và vai trò bổ sung tích cực của các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của giống lạc L14 là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong việc mở rộng diện tích trồng lạc của huyện.
Với những tiềm năng rộng lớn về đất sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng giống lạc mới L14 trên những chân đất có mức độ dinh dưỡng thấp đã đưa đến việc cần phải xác định vai trò và ảnh hưởng của những yếu tố dinh dưỡng chính như N và P là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài: “Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007 " được tiến hành.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định vài trò của phân bón N và P đối với giống lạc L14.
- Xác định liều lượng thích hợp của hai yếu tố N và P cho giống lạc L14 để có năng suất cao
94 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú vang là một huyện thuần nông với phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy đất nông nghiệp ở đây thường có chất lượng thấp mà phần lớn trong đó là đất cát nội đồng có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, kết cấu rời rạc, dễ hạn vào mùa khô và úng vào mùa mưa. Nhiều loại cây trồng được người dân sử dụng nhằm tăng thêm vụ hoặc thay thế những cây trồng truyền thống (lúa, khoai lang...v.v) nhằm nâng cao mức thu nhập thấp đáng kể của người nông dân trong vùng. Trong những năm gần đây huyện cũng đã có nhiều hoạt động khuyến nông tích cực nhằm cải tạo hoặc giới thiệu những giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn những giống cây trồng hiện hành. Trong số đó giống lạc L 14 đã được bà con nông dân đánh giá cao và thị trường nội địa tiêu thụ mạnh, giống lạc mới L14 đang được trồng khá phổ biến tại địa phương này, việc xác định các yếu tố hạn chế và vai trò bổ sung tích cực của các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của giống lạc L14 là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong việc mở rộng diện tích trồng lạc của huyện.
Với những tiềm năng rộng lớn về đất sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng giống lạc mới L14 trên những chân đất có mức độ dinh dưỡng thấp đã đưa đến việc cần phải xác định vai trò và ảnh hưởng của những yếu tố dinh dưỡng chính như N và P là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài: “Phản ứng của giống lạc L14 với 2 yếu tố Đạm và Lân trên đất cát nội đồng huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân năm 2007 " được tiến hành.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định vài trò của phân bón N và P đối với giống lạc L14.
- Xác định liều lượng thích hợp của hai yếu tố N và P cho giống lạc L14 để có năng suất cao.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Thông qua quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của giống lạc L14 khi có sự tác động của phân bón để hoàn thiện qui trình bón phân cho lạc ở vùng đất cát nội đồng ở Phú Vang.
1.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có thể duy trì quá trình sinh trưởng, phát triển của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống, điều kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc…cây lạc rất cần được cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng bổ sung.
Thực tế sản xuất cho thấy, không cứ phải đầu tư lượng phân bón càng cao thì năng suất cây trồng đạt được càng cao. Bón phân một cách tuỳ tiện không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Vì vậy, trong quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng, việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra ở mức độ cần thiết để làm sao để vừa tăng năng suất và đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất có tầm quan trọng đặc biệt (Nguyễn Văn Bộ, 1999) [10]. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất cát nội đồng huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế .
1.5. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào vụ Xuân năm 2007 tại vùng đất cát nội đồng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mà người dân đang trồng lạc.
- Phản ứng của các giống lạc khác nhau với hai loại phân bón trên có thể không giống nhau. Tuy nhiên, L14 là giống duy nhất được sử dụng trong nghiên cứu này.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của cây lạc
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc
Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khoẻ con người. Thành phần sinh hoá của lạc như sau: [11]
- Nước : 8-10%
- Dầu thô (Lipit) : 40-60%
- Gluxit : 6-22%
- Protein : 26-34%
- Xenlulô : 2-4,5%
Như vậy, giá trị dinh dưỡng chủ yếu nhất của lạc là lipit và protein. Trong công nghiệp ép dầu người ta thu được hai sản phẩm chính là dầu và khô dầu.
Dầu lạc là dầu thực phẩm tốt được cơ thể hấp thụ dễ dàng, thành phần chủ yếu của dầu lạc là các axit béo chưa no (80%) còn lại khoảng 20% là axit béo no. Axit béo trong dầu lạc chủ yếu là bốn loại sau đây: axit oleic (C18H34O2); axit linoleic (C18H32O2); axit panmitic (C16H32O2) và axit stearic (C18H36O2).
Ngoài ra trong thành phần của lạc còn có cacbuahyđro thơm: C15H30; C19H38 và các vitamin B1, B2, PP và A. Protein lạc chứa đầy đủ 8 axit amin không thay thế trong đó có 4 axit amin đạt hàm lượng quy định của FAO về hàm lượng các axit amin không thay thế trong thành phần protein thực phẩm. Đó là: lơxin, Izolơxin, valin, phenylalanin [11].
Do hạt lạc có giá trị kinh tế cao như vậy nên từ lâu người ta đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sản phẩm lạc được sử dụng rất đa dạng, phong phú như luộc, rang, bột dinh dưỡng, bánh kẹo.
Ngày nay nhờ nền công nghiệp phát triển người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như rút dầu, bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc…
Một giá trị khác của lạc mà không thể không nhắc tới là làm thức ăn gia súc.
Khô dầu lạc chứa 50,8% protein; 7% lipit; 24,3% gluxit; 4,4% xenlulo là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi. Do giá trị dinh dưỡng cao nên trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể chiếm tới 25-35%. Trong thân lá lạc chứa tới 11,75% protein; 1,84% lipit; 46,95% gluxit [11]. Do đó nó cũng là một nguồn thức ăn rất tốt trong chăn nuôi.
Về mặt dinh dưỡng, thành phần hạt lạc chủ yếu chứa dầu 44 - 56%, protein 25 - 34%, ngoài ra còn có các vitamin và các chất khoáng khác.
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp chất béo và bổ sung protein cho con người. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của một số các loại hạt được trình bày trong bảng sau đây.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại hạt. [11]
Đơn vị: %
Loại hạt
Chất béo
Chất đạm
Đường bột
Khoáng
Lạc
40,0 - 60,7
20,0 - 23,6
6,0 - 22,0
1,8 - 4,6
Vừng
46,2 - 61,0
17,6 - 27,0
6,7 - 19,6
3,7 - 7,0
Đậu tương
10,0 - 28,0
35,0 - 52,0
28,0
4,4 - 6,0
Hướng dương
40,0 - 67,0
21,0 - 60,0
2,0 - 6,5
3,2 - 5,4
2.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường
Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên thị trường thương mại thế giới lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện đang có hơn 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan giá trị từ lạc chiếm 1/2 thu nhập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu .
Trong các loại cây có dầu trồng hàng năm trên thế giới, lạc là cây đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích và sản lượng. Ở châu Á có 25 nước trồng lạc, Việt Nam là nước đứng thứ 5 sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia và Myama. Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD [110].
Không những ở nước ta mà trên thị trường thương mại thế giới lạc cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho nhiều nước. Ở nước ta lạc sản xuất hằng năm phần lớn dành cho xuất khẩu. Những năm gần đây chúng ta đã xuất khẩu khoảng 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như: Đức, Pháp, Ý... cho nên lạc cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [94].
Ở Việt Nam: thị trường xuất khẩu lạc chính của Việt Nam hiện nay là: Singapo, Pháp, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông. Đến năm 1999 do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rất cao, tỷ suất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn một số nông sản khác) và xuất khẩu lạc góp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu [6].
Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới. Do đó việc đầu tư nghiên cứu để cải tạo giống, kích cỡ hạt, chất lượng cần được quan tâm hơn.
Xuất khẩu lạc trong những năm qua đóng góp khoảng 15 % trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên chất lượng xuất khẩu lạc của Việt Nam vẫn chưa thật sự đáp ứng thoả mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu lạc được quy định như sau:
Loại 1: 160 - 180 hạt/100g
Loại 2: 200 - 220 hạt/100g
Loại 3: 230 - 270 hạt/100g
Muốn tăng được thu nhập từ lạc chúng ta phải đa dạng sản phẩm, ngoài lạc nhân còn phải xuất khẩu cả dầu lạc, khô dầu, nắm bắt thị trường nhạy bén để đầu cơ tích trữ lạc quả khô.
Phát triển cây lấy dầu nói chung, trong đó cây lạc được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là một trong những cây trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta. Trên cơ sở hệ thống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm và những thành tựu mới của các nước trong thời gian tới về sản xuất lạc, nước ta sẽ có điều kiện để đạt được đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu. Góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.
Nếu Nhà nước có chính sách thỏa đáng để khai thác triệt để những tiềm năng vốn có của cây lạc thì trong vòng 5 năm (2000 - 2005) năng suất lạc của Việt Nam sẽ đạt bình quân 1,5 - 2 tấn/ha, diện tích gieo trồng mở rộng tới 400.000 ha và có thể cao hơn nữa.
2.1.3. Vai trò cải tạo đất và xen canh trong hệ thống canh tác đa canh
Giá trị cải tạo đất của lạc ngoài phần thân lá, trên rễ lạc còn có vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm từ dạng đạm tự do thành dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng đạm để lại trên một ha có thể đạt từ 70 - 110 kg/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố định đạm mà lượng protein trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc cao hơn nhiều các cây trồng khác [6].
Lạc là một loài cây họ đậu, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng không thuộc loại cao lắm, bên cạnh đó lạc có khả năng sử dụng được đạm do vi sinh vật cố định từ không khí, nhờ vi sinh vật này sống cộng sinh trong nốt sần ở rễ cây họ đậu. Trong hệ thống cố định N sinh học, giữa vi khuẩn Rhozobium và cây bộ đậu là quan trọng nhất, ước tính đạt trên 80 triệu tấn mỗi năm tương đương với lượng phân đạm vô cơ trên toàn thế giới năm 1990 [94].
Cây lạc có khả năng cố định được 72 - 124 kg N /ha, dưới tác động hoá học, sinh học N phân tử được chuyển thành đạm vô cơ được cây trồng sử dụng sau đó trả lại cho đất [94].
Mặt khác người ta còn dùng thân lá lạc để cải tạo đất bởi vì trong đó có tỷ lệ một số chất dinh dưỡng cao.
So sánh với phân chuồng tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc xấp xỉ ngang phân chuồng, riêng đạm của thân lá lạc bằng 2 lần phân chuồng. Cho nên thân lá lạc còn là loại phân xanh có giá trị cả về số lượng và chất lượng. Mỗi ha lạc cho khối lượng trung bình từ 8 - 10 tấn có khi đến 15 - 20 tấn thân lá tươi. Hiện nay, hầu hết các vùng trồng lạc đều sử dụng thân lá lạc làm phân bón cho lúa, màu. Mỗi ha thân lá lạc đủ bón cho 2 - 3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt [52].
Vì vậy người ta trồng lạc luân canh với cây khác, xen canh giữa các cây hàng rộng như chè, sắn, dâu, dừa, mía... ở thời kỳ chưa kép tán, để cải tạo đất, chống xói mòn và tăng độ phì nhiêu đất.
2.2. Tình hình trồng lạc ở trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình trồng lạc trên thế giới
Lạc được du nhập vào Châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự phát triển rộng khắp thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghiệp ép dầu lạc ra đời. Hiện nay lạc là cây đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu (về diện tích và sản lượng ) sau đậu tương.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới tính đến năm 2005 được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới.
TT
Tên nước
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sảnlượng (triệu tấn)
2003
2004
2005
2003
2004
2005
2003
2004
2005
1
Ấn Độ
8,00
8,00
6,72
9,60
9,30
9,67
7,68
7,44
6,50
2
T-Quốc
5,08
5,12
4,87
26,5
27,41
30,04
13,46
14,03
14,63
3
Nigieria
2,80
2,80
2,88
9,60
9,60
10,19
2,69
2,69
2,93
4
Indonexia
0,68
0,70
0,72
20,10
20,62
20,41
1,37
1,44
1,47
5
Mỹ
0,53
0,56
0,65
35,40
33,90
32,48
1,80
1,90
2,11
6
Xu Đăng
1,90
1,90
1,90
6,70
6,70
6,31
1,27
1,27
1,02
7
Xenegan
0,57
0,64
0,75
6,51
7,20
8,00
0,37
0,46
0,60
8
Myanma
0,57
0,58
0,58
12,30
12,30
12,32
0,70
0,71
0,71
9
Camarun
0,20
0,20
0,20
9,70
9,70
9,75
0,19
0,19
0,19
10
Việt Nam
0,24
0,25
0,26
16,66
17,43
17,42
0,40
0,43
0,45
Thế Giới
25,02
24,92
25,21
14,55
14,40
14,47
36,40
35,88
36,48
Nguồn:FAOSTAT, 2006
Trên thế giới lạc chủ yếu được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Trong đó Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 31,3% và 18% sản lượng.
Tính hết năm 2005, diện tích lạc trên thế giới có khoảng 25,21 triệu ha. Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6,72 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 4,87 triệu ha, Nigieria 2,88 triệu ha, Xu Đăng 1,90 triệu ha, Indonexia 0,72 triệu ha [6].
Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm. Nước có năng suất lớn nhất là Mỹ 32,48 tạ/ha tiếp theo là Trung Quốc 30,04 tạ/ha, Indonexia 20,41 tạ/ha, Xenegan 8,00 tạ /ha, Xu Đăng 6,31 tạ/ha.
Mặc dù Ấn Độ là nước có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại không cao. Năng suất cao đạt được ở Israel (trên 65 tạ/ha) nhưng diện tích chỉ có 3000 ha.
Theo số liệu của FAO, trên thế giới hiện có trên 100 nước trồng lạc, với tổng diện tích trong các niên vụ từ năm 1998 - 1999 đến 2000 - 2001 đạt 21.630.000ha (1999 - 2000). Diện tích trồng lạc tập trung ở các nước Châu Á chiếm 63,17% tổng diện tích, Châu Phi 31,81%, Châu Mỹ 5,8%, Châu Âu 0,22%. Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 8.100.000ha, Trung Quốc là 4.100.000ha, Nigiêria: 1.190.000ha (Hoàng Đức Phương và các tác giả, 2003) [82].
Diện tích trồng lạc trên thế giới hàng năm biến động từ: 19,97 - 21,34 triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ: 7,20 - 8,10 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc: 3,72 - 4,20 triệu ha, Nigienia: 0,70 - 0,80 triệu ha, Senegal: 0,62 - 0,73 triệu ha... (USDA, 1999) [22].
Năng suất bình quân thế giới: 1,33 - 1,39 tấn/ha, đứng đầu là Mỹ: 2,81 -3,03 tấn/ha, thứ đến là Trung Quốc: 2,59 - 2,90 tấn/ha, Indonesia: 1,52 tấn/ha (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33].
Trong khi đó năng suất lạc ở Việt Nam năm 2000 là: 1,45 tấn/ha trên diện tích 243,9 ngàn ha (Niên giám thống kê năm 2000) [91].
Năng suất biến động lớn giữa các nước trên thế giới. Các nước có năng suất cao trên diện tích hẹp là Ixraen đạt 68,33 tạ/ha; một trang trại ở nước cộng hoà Nam Phi đạt 100tạ/ha (Hoàng Đức Phương và các tác giả, 2003) [82].
Như vậy tiềm năng cho năng suất của lạc cũng rất lớn khi được đầu tư vào công nghệ sản xuất giống.
Sản lượng lạc hàng năm thế giới đạt từ: 26,63 - 29,66 triệu tấn. Đứng đầu là Trung Quốc: 9,65 - 12,00 triệu tấn, thứ đến là Ấn Độ: 7,85 - 8,00 triệu tấn, Mỹ: 1,61 - 1,80 triệu tấn (USDA, 1999) [22].
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi năng suất của các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa so với năng suất tiềm năng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời, tuy nhiên không được quan tâm và phát triển. Trong những năm trở lại đây, cây lạc đã được quan tâm và phát triển hơn. Nhưng so với một số cây trồng khác thì diễn biến tăng về diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm.
Từ năm 1990 đến nay công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước. Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia của một đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu đã được khuyến nông trong cả nước. Phát triển cây lấy dầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta. Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được tăng cường. Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và Mạng lưới Đậu đỗ và Cây cốc châu Á (CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến nông đi đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới và các nước trong khu vực. Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đã được chọn lọc, thử nghiệm và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam. Dự án nghiên cứu thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trọng điểm ở Việt nam đã được nông dân, cán bộ địa phương, mạng lưới CLAN và các nước trong khu vực đánh giá cao. Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định và trên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân đã được xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Thí dụ, để khắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho cây lạc ở vùng Đông Nam Bộ, Viện Cây có dầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thay thế tro dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng, vừa hạ giá thành sản xuất 6%, vừa tăng năng suất và chất lượng lạc. Để nông dân chủ động phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều vùng trồng lạc nước ta Viện KHKTNN Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD7 kháng bệnh, năng suất, có chất lượng tốt và khả năng thích ứng rộng đã và đang được phát triển nhanh trong sản xuất. Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao như giống 1660, LVT. LO2, VD1, LO5, ngắn ngày, chịu hạn, phục vụ cho vùng nước trời với năng suất khá (18 - 25tạ/ha) đã được đưa ra sản xuất. Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng đã được áp dụng như phân bón NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ nilon đã làm tăng năng suất 30 - 40%. Nhiều mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên 3 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nông dân ở nhiều địa phương (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) [33]
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn. Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục hecta, gieo trồng giống mới với các biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4- 5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà. Điều đó chứng tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp ph