Thừa kế là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu phổ thông nhất, thừa kế di sản là sự chuyển dịch di sản của cá nhân đã chết cho những người còn sống. Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ thừa kế di sản tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Có thể thấy rằng sở hữu tài sản và thừa kế xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người.
Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trong tiến trình lịch sử thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm 1483 và có thể thấy quan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhân gia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhất định.
Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền - một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong chế độ pháp quyền đó, quyền thừa kế của công dân là một trong những quyền cơ bản được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Công dân có quyền để lại tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng cũng có quyền hưởng di sản của người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong chế độ Nhà nước pháp quyền đó các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có quyền lợi hợp pháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các quyền dân sự cơ bản của công dân ngày càng được củng cố trong đó có quyền thừa kế di sản. Khi khối lượng tài sản của công dân ngày càng đa dạng về chủng loại, lớn về giá trị tài sản, thì quyền thừa kế di sản của cá nhân ngày càng được coi trọng và được ghi nhận cụ thể trong hệ thống pháp luật.
Từ thực tế cuộc sống này, pháp luật về thừa kế phải được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước. Hiện nay những quy định về quyền thừa kế đã chiếm một vị trí quan trọng với số lượng điều luật đáng kể có tính khái quát cao và quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về thừa kế trong Bộ luật dân sự. Nhưng kể từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên năm 1995 và Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, thì những quy định của Bộ luật dân sự về quyền thừa kế khi được Toà án các cấp áp dụng để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế, nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn, lúng túng. Vì trong Bộ luật dân sự vẫn còn có những quy định trong chế định thừa kế chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, hàng năm ngành Tòa án nhân dân vẫn phải thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án tranh chấp về thừa kế. Nhưng quy định của pháp luật thừa kế hiện nay cùng các ngành luật liên quan như pháp luật đất đai và những quy định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Thực tiễn xét xử tại ngành Tòa án nhân dân cho thấy: có nhiều vụ tranh chấp về quyền thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục vẫn không cao.
Có thể thấy rằng, khi áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về thừa kế, ngành Toà án nhân dân đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là những quy định chưa thật sự ổn định của pháp luật về đất đai, các chính sách có những nội dung chưa nhất quán. Thực tế này đã gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế liên quan đến nhà, đất. Ngoài ra cũng cần thấy rằng, do tính chất và sự đa dạng về chủng loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân không thuần nhất, không ngừng biến động, biến đổi cũng làm ảnh hưởng đến việc xác định khối di sản và quyền thừa kế của cá nhân công dân.
Nhận thức được tầm quan trọng và rất phức tạp của pháp luật thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự của nước ta
104 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu phổ thông nhất, thừa kế di sản là sự chuyển dịch di sản của cá nhân đã chết cho những người còn sống. Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ thừa kế di sản tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Có thể thấy rằng sở hữu tài sản và thừa kế xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người.
Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trong tiến trình lịch sử thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm 1483 và có thể thấy quan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhân gia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhất định.
Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền - một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong chế độ pháp quyền đó, quyền thừa kế của công dân là một trong những quyền cơ bản được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Công dân có quyền để lại tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng cũng có quyền hưởng di sản của người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong chế độ Nhà nước pháp quyền đó các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có quyền lợi hợp pháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các quyền dân sự cơ bản của công dân ngày càng được củng cố trong đó có quyền thừa kế di sản. Khi khối lượng tài sản của công dân ngày càng đa dạng về chủng loại, lớn về giá trị tài sản, thì quyền thừa kế di sản của cá nhân ngày càng được coi trọng và được ghi nhận cụ thể trong hệ thống pháp luật.
Từ thực tế cuộc sống này, pháp luật về thừa kế phải được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước. Hiện nay những quy định về quyền thừa kế đã chiếm một vị trí quan trọng với số lượng điều luật đáng kể có tính khái quát cao và quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về thừa kế trong Bộ luật dân sự. Nhưng kể từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên năm 1995 và Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, thì những quy định của Bộ luật dân sự về quyền thừa kế khi được Toà án các cấp áp dụng để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế, nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn, lúng túng. Vì trong Bộ luật dân sự vẫn còn có những quy định trong chế định thừa kế chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, hàng năm ngành Tòa án nhân dân vẫn phải thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án tranh chấp về thừa kế. Nhưng quy định của pháp luật thừa kế hiện nay cùng các ngành luật liên quan như pháp luật đất đai và những quy định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Thực tiễn xét xử tại ngành Tòa án nhân dân cho thấy: có nhiều vụ tranh chấp về quyền thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục vẫn không cao.
Có thể thấy rằng, khi áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về thừa kế, ngành Toà án nhân dân đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là những quy định chưa thật sự ổn định của pháp luật về đất đai, các chính sách có những nội dung chưa nhất quán. Thực tế này đã gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế liên quan đến nhà, đất. Ngoài ra cũng cần thấy rằng, do tính chất và sự đa dạng về chủng loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân không thuần nhất, không ngừng biến động, biến đổi cũng làm ảnh hưởng đến việc xác định khối di sản và quyền thừa kế của cá nhân công dân.
Nhận thức được tầm quan trọng và rất phức tạp của pháp luật thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự của nước ta
2. Tình hình nghiên cứu
Do thừa kế là một chế định phổ biến của đời sống xã hội nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc cũng có những quy định về thừa kế. Trong các bộ luật được ban hành vào thời kỳ phong kiến và các bộ dân luật cũ thời kỳ Pháp thuộc, thừa kế cũng luôn là một chế định chiếm vị trí quan trọng trong các bộ luật. Trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Bộ dân luật giản yếu (năm 1883), Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), các quy định về thừa kế đều chiếm một số lượng điều luật đáng kể.
Ngay sau khi giành được độc lập, cùng với lễ tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản có những quy định về quyền thừa kế như trong đó có những văn bản quy định về thừa kế như: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, Thông tư số 1742 - BNC ngày 18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 của Toà án nhân dân tối cao, Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990.
Trong tiến trình đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên vào năm 1995 và có hiệu lực ngày 01/7/1996. Đây là là kết quả của quá trình pháp điển hóa luật dân sự Việt Nam trong suốt hơn 50 năm. Lần đầu tiên chế định thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 khá đầy đủ và hoàn thiện nhất mà những văn bản pháp luật trước đó chưa quy định. Tuy nhiên, sau 10 năm áp dụng, có những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 đã không còn thích hợp, một số điều khoản đã không phát huy được tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ về tài sản, trong đó có những quy định về thừa kế. Năm 2005, nhà nước lại ban hành Bộ luật dân sự bổ sung, sửa đổi thay thế Bộ luật dân sự năm 1995.
Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta còn dàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyền thừa kế như: thời điểm mở thừa kế; điều kiện của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; quyền thừa kế di sản của con nuôi. Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật... Những bài viết có tính chất nghiên cứu này được đăng trong các tạp chí chuyên ngành luật như: Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật.
Trước đây, vấn đề thừa kế đã được nghiên cứu khái quát ở một số sách có tính chất như là một dạng kiến thức phổ thông như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế" của luật sư Lê Kim Quế, "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của tiến sĩ Đinh Văn Thanh và luật sư Trần Hữu Biền... với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản nhất về thừa kế trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc sau đại học, cấp luận án thạc sĩ và tiến sỹ của một số tác giả. Những công trình nghiên cứu về thừa kế là những luận văn hoặc luận án tiến sãy của các tác giả nói trên chỉ dừng lại trong phạm vi chế định thừa kế được qui định trong Bộ luật dân sự và giải quyết những vấn đề thừa kế theo pháp luật mà Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta qui định. Việc nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện chế định thừa kế thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu ở cấp thạc sĩ và tiến sĩ.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về thừa kế từ đó rút ra những kết luận:
- Nghiên cứu có tính chất tổng quát các khái niệm liên quan đến quyền thừa kế của công dân; quy định của pháp luật thực định về quyền thừa kế của công dân qua hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
- Quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử; nêu những cơ sở và luận điểm có tính chất tổng quát về tiến trình phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử và phân tích để thấy rõ những nội dung kế thừa, phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử.
- Đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung của chế định thừa kế mà các chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, nhưng hiện có những cách hiểu rất khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật như: xác định chính xác di sản thừa kế, quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa kế trong di chúc chung của vợ chồng, vấn đề thừa kế thế vị….
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở để tiếp tục có những kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là, nêu những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thừa kế cho phù hợp với tổng thể các quy định trong Bộ luật dân sự và đồng bộ với các quy định của các nghành luật khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài thừa kế, tập thể Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống để tiếp cận đề tài như: Phương pháp lịch sử; Phương pháp lôgic; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp.
Thông qua các phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng để tổng hợp và so sánh làm nổi bật quyền thừa kế theo pháp luật của công dân ngày càng được coi trọng và bảo đảm thực hiện theo trình độ phát triển mọi mặt của đất nước.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Quyền thừa kế của cá nhân công dân là một trong những quyền dân sự cơ bản và là một căn cứ phổ biến xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân. Qua nghiên cứu đề tài, một hệ thống các khái niệm về thừa kế, về quyền thừa kế đã được phân tích, làm sáng tỏ… để minh chứng tính đặc thù của quan hệ thừa kế trong các quan hệ pháp luật dân sự.
Thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự được đặt trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định để phân tích, làm sáng tỏ quyền đó dưới góc độ quyền khách quan và quyền chủ quan, được củng cố, ghi nhận được bảo vệ ngày một hiệu quả hơn. Qua đó làm sáng tỏ quyền dân sự cơ bản của công dân, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận trong việc nâng cao trình độ ý thức pháp luật của cá nhân trong chế định thừa kế. Từ đó sẽ góp phần khắc phục và loại bỏ những quy định pháp luật thừa kế thiếu tính khái quát, không đồng bộ, không toàn diện trong Bộ luật dân sự.
Từ thực trạng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế tại ngành Toà án nhân dân sẽ rút ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế tại Việt Nam. Trước hết là việc cần phải sửa đổi bổ sung chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự phù hợp và có hiệu lực cao trong đời sống xã hội hiện tại và lâu dài.
6. Kết cấu của đề tài.
Đề tài gồm có 8 chuyên đề, nghiên cứu về những mảng riêng khác nhau. Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần các chuyên đề, đề tài còn có phần Báo cáo tổng quan được kết cấu thành 3 chương với các mục tương ứng nội dung các chuyên đề độc lập.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ QUYỀN THỪA KẾ
1.1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế
Là một thực thể trong đời sống xã hội, con người không thể tồn tại và phát triển nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói cách khác, con người không thể sống và lao động khi không có tài sản để thoả mãn các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Nếu tư liệu tiêu dùng là phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống của con người. Khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thoả mãn cho nhu cầu của mình, khi chết, tài sản còn lại của họ được dịch chuyển cho người còn sống. Quá trình dịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là thừa kế.
Nhìn nhận một cách tổng quan nhất thì “thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống”1, 2. Xem Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học NXB Đà Nẵng 2000.
. Về mặt ngữ nghĩa thì thừa kế là thừa hưởng một cách kế tục. Theo phương diện này, Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”
. Về mặt nội dung thì thừa kế là quá trình dịch chuyển di sản từ người chết cho người còn sống.
Quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được hình thành ở bất cứ một xã hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có Nhà nước và pháp luật, thì nó được thực hiện theo tập tục xã hội nên được gọi là thừa kế. Khi Nhà nước xuất hiện, bằng pháp luật, nhà nước tác động đến quá trình dịch chuyển tài sản nói trên, trong đó, quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể được nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật nên từ đó, quá trình dịch chuyển di sản được gọi là quyền thừa kế. Nói cách khác, khái niệm quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó là xác định phạm vi các quyền, các nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế. Quyền thừa kế chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội đã có giai cấp và Nhà nước. Bên cạnh nội dung kinh tế, quyền thừa kế còn bao hàm ý chí của Nhà nước. Nghĩa là, việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống phải hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người thấy rằng, từ thời sơ khai của xã hội loài người, quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đã xuất hiện như một tất yếu khách quan, một đòi hỏi của xã hội và có mối liên quan ràng buộc, qua lại giữa chúng với nhau. Ngay từ thời kỳ đầu hình thành chế độ cộng sản nguyên thủy, chế độ thị tộc, bộ lạc, khi đó mọi tài sản có được của xã hội đều thuộc về thị tộc, bộ lạc. Chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã áp đặt quyền thống trị chung đối với cả những tài sản do những người đàn ông làm ra, mặc dù có thể một người đàn ông trong thị tộc này là chồng của một người đàn bà, là cha của những đứa con ở thị tộc khác. Ngoài ra, cũng trong chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ, các con không thuộc thị tộc của người cha, do đó khi mà con cái chết, tài sản mà chúng làm ra cũng không thuộc về thị tộc, bộ lạc của người cha mà thuộc về thị tộc, bộ lạc của người mẹ.
Như vậy, chế độ thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã tạo ra mối quan hệ về quyền kế thừa, hưởng dụng sản của các con và những người thân thuộc về huyết thống trong thị tộc, bộ lạc của người mẹ, không thừa nhận quyền kế thừa, hưởng dụng tài sản của các con theo người cha. Ngược lại, nếu người đàn ông chết đi thì tài sản của họ làm ra lại thuộc thị tộc mà người mẹ của người cha đó là thành viên và những người thân thuộc về huyết thống trong thị tộc, bộ lạc này được kế thừa, hưởng dụng các tài sản đó. Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục kế thừa nguyên thủy trong thị tộc mới được kế thừa những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để trong thị tộc... nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.
Thừa kế nguyên thủy trong xã hội thị tộc, bộ lạc theo mẫu hệ đã đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của quan hệ thừa kế tài sản theo huyết thống, cho dù theo huyết thống của người mẹ. Cho đến ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong một bộ phận dân cư (tuy rất nhỏ) vẫn còn có những cụm hoặc cộng đồng dân cư nhỏ duy trì quan hệ thừa kế tài sản theo huyết thống của người mẹ.
Có thể nhận thấy rằng, dù cho xã hội loài người mới chỉ phát triển ở trình độ sơ khai, quan hệ kinh tế cơ bản cũng chưa phát triển rõ nét, nhưng trong một chừng mực nào đó khi tài sản đã có sự dư thừa, thì việc kế thừa, hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ chết đã thể hiện như một phạm trù kinh tế, một tất yếu của xã hội. Theo nghĩa này, tài sản được làm ra trong mỗi thị tộc, bộ lạc không những để duy trì cuộc sống cộng đồng của thị tộc, bộ lạc như hiện trạng của nó, mà còn được chuyển giao đương nhiên khi có thành viên nào đó chết với tính vật chất tự nhiên của nó. Mục tiêu suy cho cùng là để duy trì cuộc sống cộng đồng của thị tộc, bộ lạc và cho những thế hệ tiếp theo.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cải xã hội ngày càng được làm ra nhiều hơn, không những bảo đảm cho sinh hoạt và đời sống của cộng đồng thị tộc, bộ lạc, mà còn có nhiều của cải dư thừa. Khi mà tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm ra của cải vật chất và quan hệ xã hội cũng có sự phân hóa... thì việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất dư thừa đã trở thành nguyên nhân của việc phân hóa giữa các tầng lớp người trong mỗi thị tộc, bộ lạc. Sự phân hóa này về cơ bản dựa theo mức độ, giá trị tài sản, tư liệu sản xuất mà họ chiếm hữu được khác nhau, từ đó hình thành nên chế độ tư hữu về tài sản, mà chủ yếu đối với tư liệu sản xuất.
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập đã phá vỡ tính cộng đồng của thị tộc, bộ lạc trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản chung và đương nhiên kết quả cuối cùng của sự phân hóa này chính là việc phân chia xã hội thành các giai cấp thống trị và bị trị. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập cũng đương nhiên phá vỡ việc kế thừa, hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại và như vậy việc kế thừa, hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại cũng không thể còn môi trường để tồn tại. Có chế độ tư hữu về tài sản tất dẫn đến nhu cầu bảo vệ quyền tư hữu đó khi chủ sở hữu tài sản chết.
Khi việc kế thừa, hưởng dụng chung của thị tộc, bộ lạc đối với tài sản của người chết để lại đã bị phá vỡ thì không thể không hình thành một hình thức kế thừa, hưởng dụng tài sản của người chết để lại phù hợp với chế độ tư hữu về tài sản. Kế thừa, hưởng dụng một cách riêng biệt tài sản của một cá nhân khi họ chết đã xuất hiện như một tất yếu, nó đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ tài sản và phát sinh quan hệ thừa kế tài sản theo đúng nghĩa đen của khái niệm.
Như trên đã phân tích, quan hệ thừa kế tài sản chỉ hình thành và phát triển khi trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản và nó gắn chặt với tư hữu như hình với bóng, không thể tách rời. Tư hữu là tiền đề của thừa kế, còn thừa kế lại là cơ sở củng cố quyền tư hữu về tài sản. Chế độ tư hữu về tài sản ra đời đã xóa đi không những quyền độc tôn của người đứng đầu thị tộc, bộ lạc trong việc định đoạt tài sản chung của cộng đồng, xóa đi quyền chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc trong việc kế thừa, hưởng dụng tài sản do các thành viên của thị tộc, bộ lạc làm ra khi họ chết..., mà còn khẳng định quyền tài sản của cá nhân để làm cơ sở cho việc hình thành quan hệ thừa kế theo đúng nghĩa của nó và điều quan trọng hơn chính nó đã khẳng định luôn cả diện thừa kế là những người thân thuộc theo huyết thống của người có tài sản khi họ chết.
Khi giai cấp đã xuất hiện, có giai cấp thống trị và có giai cấp bị trị, đương nhiên đối kháng giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi. Kết quả của sự đối kháng giai cấp là nhà nước của chế độ tư hữu ra đời và trở thành công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị. Nhà nước của chế độ tư hữu đã phải sử dụng sức mạnh áp chế để bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp mình. Song song với quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản cũng được bảo vệ bằng những sức mạnh đó. Những trật tự trong quan hệ về sở hữu tài sản nói chung và trong quan hệ về thừa kế nói riêng được nhà nước của chế độ tư hữu thiết lập trong giai đoạn này phù hợp với tính tất yếu khách quan, nhưng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quyền lợi của giai cấp thống trị luôn được bảo vệ bằng chính những thiết chế của sức mạnh trấn áp hay sức mạnh kinh tế.
Để duy trì những tài sản của cá nhân sau khi qua đời được chuyển dịch cho người còn sống không phải theo phương thức đương nhiên như thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thủy, ngoài việc thiết lập ra một tổ chức đặc biệt để thống trị xã hội - đó là Nhà nước, giai cấp thống trị đã ban hành pháp luật nhằm duy trì quyền lực kinh tế, nền tảng của quyền lực chính trị từ đời này sang đời khác. Trên cơ sở chế độ tư hữu về tài sản đã được pháp luật bảo vệ, pháp luật về thừa kế được