Đề tài Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng (đề số 10)

Sự ra đời và hoạt động của ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của loài người. Vai trò to lớn của hoạt động ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế và xã hội được xuất phát từ chính những đặc trưng của nó. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi đối tượng của hoạt động kinh doanh này là tiền tệ. Chính đặc điểm riêng biệt của mặt hàng kinh doanh này đã khiến hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một hoạt động mang lại hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, vừa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao. Để phòng ngừa những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy pháp luật đã quy định về vấn đề này ra sao? Và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay được các ngân hàng thực hiện như thế nào? Nhằm hiểu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề bài số 10 : “Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng”.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng (đề số 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ : Sự ra đời và hoạt động của ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của loài người. Vai trò to lớn của hoạt động ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế và xã hội được xuất phát từ chính những đặc trưng của nó. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi đối tượng của hoạt động kinh doanh này là tiền tệ. Chính đặc điểm riêng biệt của mặt hàng kinh doanh này đã khiến hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một hoạt động mang lại hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, vừa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao. Để phòng ngừa những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy pháp luật đã quy định về vấn đề này ra sao? Và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay được các ngân hàng thực hiện như thế nào? Nhằm hiểu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề bài số 10 : “Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng”. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I.Những vấn đề chung về rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Theo cách hiểu thông thường thì rủi ro là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến. Và rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những tổn thất phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Những rủi ro thường gặp trong hoạt động ngân hàng là rủi do tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất và những rủi ro khác. 1.2. Đặc điểm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.2.1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có mức độ cao. Có thể khẳng định rằng hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro cao hơn so với các hoạt động trong các lĩnh vực khác. Bởi lẽ xuất phát từ đối tượng kinh doanh đặc thù là tiền tệ, một loại hàng hóa có độ nhạy cảm cao với rủi ro. Mà hoạt động ngân hàng có quan hệ trực tiếp với tiền tệ nên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Không chỉ vậy, nền kinh tế thị trường với những sự kiện kinh tế thường xuyên biến đổi, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức, đồng thời cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khó kiểm soát, nó có thể làm phát sinh những yếu tố, sự kiện khách quan hay chủ quan tác động xấu đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thường mang tính dây chuyền. Hoạt động ngân hàng là thực chất là đi vay để cho vay, khi ngân hàng cho một doanh nghiệp vay một số tiền với số lượng lớn, doanh nghiệp đó làm ăn thô lỗ nên không trả được nợ cho ngân hàng làm cho ngân hàng không có tiền để trả cho người gửi khi đến hạn, lúc đó lợi ích của người gửi bị ảnh hưởng, họ mất lòng tin ở ngân hàng, họ đồng loạt đi rút tiền ở ngân hàng, ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản ngân hàng là điều có thể xảy ra. Điều đáng lo ngại ở đây là phá sản ngân hàng không chỉ dừng lại ở một ngân hàng yếu kém mà có thể lan truyền sang các ngân hàng khác nếu người dân mất lòng tin ở toàn bộ hệ thống ngân hàng. Điều này cho thấy mức độ lan truyền của rủi ro trong hoạt động ngân hàng là rất lớn. 1.2.3 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể dự báo hoặc không thể dự báo được. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro luôn tiềm ẩn, tuy nhiên những rủi ro đó có thể dự báo được hoặc không thể dự báo được bởi nó chịu sự tác động của yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Rủi ro trong ngân hàng có thể dự báo được bởi lẽ trong hoạt động ngân hàng, danh mục cho vay hay đầu tư của ngân hàng luôn có một khoản thất thoát tiềm ẩn chưa xác định được. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng không thể dự báo được đó là có những sự cố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng, nó chưa phát sinh tại thời điểm kí kết một hoạt động kinh doanh nào đó hoặc là những tình huống ngoại cảnh bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn... hoặc cũng có thể ngân hàng mất đi một cán bộ then chốt, một khách hàng tiềm năng… Với những đặc điểm nêu trên, ta thấy rằng phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc làm không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của ngân hàng, hệ thống ngân hàng, của nền kinh tế xã hội. 1.3. Nhận diện các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.3.1. Rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể được phân thành rủi ro mất vốn và rủi ro bị đọng vốn. Rủi ro mất vốn khi khách hàng không hoàn trả được một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng. Rủi ro bị đọng vốn khi khách hàng không có khả năng hoàn trả đúng hạn. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro cơ bản nhất trong hoạt động ngân hàng. 1.3.2. Rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến do sự thay đổi của lãi suất. Nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất là do sự không tương xứng giữa các kì hạn của tài sản nợ và tài sản có. Nếu ngân hàng dùng tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn thì khi lãi suất ngắn hạn tăng, trong khi đó lãi suất đầu tư vẫn giữ nguyên thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Ngược lại khi ngân hàng dùng tài sản nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản có ngắn hạn khi lãi suất đầu tư giảm ngân hàng cũng có nguy cơ gặp rủi ro. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường ngân hàng. Hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung cầu tiền tệ, yếu tố thị trường, chính sách tăng giảm lãi suất của nhà nước… 1.3.3. Rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không có đủ nguồn vốn hoặc không thể tìm được nguồn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Rủi ro thanh khoản xuất hiện do hai nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về phía tài sản có và nguyên nhân về phía tài sản nợ. Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất trong hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ rủi ro thanh khoản của một ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng đó và kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. 1.3.4. Rủi ro hối đoái. Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt qua thay đổi dự tính của ngân hàng. Ngoài những rủi ro cơ bản trên, hoạt động ngân hàng còn có những loại rủi ro khác: rủi ro hoạt động; rủi ro pháp lý; rủi ro uy tín; rủi ro công nghệ thông tin. Các loại rủi ro đều có mối quan hệ chặt chẽ đến nhau khi phát sinh một loại rủi ro này thì nguy cơ xảy ra rủi ro khác là hoàn toàn có thể. 1.4. Nguyên nhân và tác động của rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.4.1. Nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan: - Rủi ro xảy ra trong nền kinh tế không ổn định. - Rủi ro xảy ra do chính sách của nhà nước thay đổi. - Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi. Nguyên nhân chủ quan: - Rủi ro do nguyên nhân từ phía khách hàng. - Rủi ro do nguyên nhân từ phía ngân hàng. 1.4.2. Tác động của rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Một là, rủi ro xảy ra gây tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng, cho khách hàng và các TCTD khác có quan hệ bạn hàng với ngân hàng. Hai là, rủi ro xảy ra làm giảm uy tín, niềm tin của ngân hàng. Ba là, rủi ro trong hoạt động ngân hàng gây tác động xấu đến nền kinh tế xã hội. 2. Phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là các biện pháp nhất định theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng nhằm giảm thiểu và phòng tránh được những rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. 2.1. Mục đích, yêu cầu của phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Thứ nhất, phải kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở mức có thể chấp nhận được. Thứ hai, đảm bảo cho khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng. Thứ ba, phải đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Thứ tư, phải ổn định thị trường tài chính và nền kinh tế xã hội. 2.2. Biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là cách thức mà ngân hàng tiến hành, phòng chống những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động 2.2.1. Biện pháp nghiệp vụ. Để phòng chống rủi ro ngân hàng sử dung nghiệp vụ quản lý rủi ro bằng cách thực hiện chu trình quản lý rủi ro bao gồm các yếu tố: xác định rủi ro, định lượng rủi ro, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro. 2.2.2 Biện pháp pháp lý. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình phải chấp hành tốt các quy định cảu pháp luật về: Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng. Những hạn chế trong quá trình hoạt động ngân hàng. Quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước trong quá trình hoạt động. 3. Pháp luật về phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Pháp luật về phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là chế định pháp luật bao gồm tổng thể các quy định của pháp luật mà tổ chức tín dụng phải thực hiện để đảm bảo phòng chống được những rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Bao gồm: Nhóm các quy định về trách nhiệm của TCTD trong hoạt động ngân hàng. Nhóm những quy định về những hạn chế trong hoạt động ngân hàng. Nhóm các quy định về kiểm soát đặc biệt, thanh tra, kiểm tra giám sát ngân hàng. II.Quy định của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng: 1. Nhóm quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng. 1.1. Quy định về đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Theo quy định tại Điều 81, Luật các Tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động, các TCTD phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Thứ nhất: TCTD phải đảm bảo bảo vệ về khả năng chi trả. Theo Quyết định số 475/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành “quy định về các tỷ lệ đảm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN về việc bổ sung một số điểm của quy định về đảm bảo an toàn ban hành kèm theo quyết đinh 475 thì TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ và khả năng chi trả đối với từng loại tiên, vàng như sau: - Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có thể thanh toán ngay và tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong 1 tháng tiếp theo. - Tỷ lệ tối thiểu bằng một giữa tổng tài sản có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo. Thứ hai: Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo quy đinh tại Quyết định số 475/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/ Q Đ-NHNN thì TCTD, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Thứ ba: Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay chung và dài hạn. để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán, xảy ra rủi ro thanh khaonr, pháp luật quy định TCTD không được sử dụng toàn bộ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà phải duy trì ở một tỷ lệ nhất định. Theo quy định tại Điều 15 Quyết định 475/2007/ Q Đ- NHNN thì tỷ lệ này được xác định đối với ngân hàng thương mại là 40%, tổ chức tín dụng khác là 30%. 1.2. Quy định về dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là một quy định của NHNH về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải tuân thủ. Theo quy định của NHNN tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN số tiền gửi theo mức từ 0%-20% tổng số dư tiền gửi ở TCTD, các ngân hàng có thể gửi tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ này. 1.3. Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng. Trong quá trình tiến hành hoạt động, pháp luật quy định các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo trạng thái ổn định của nguồn vốn tín dụng, khắc phục hậu quả rủi ro. Theo quy định tại Điều 82 Luật các Tổ chức tín dụng thì TCTD phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tín Và để nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro, NHNN đã quy định cụ thể hơn về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD tại Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN và sửa đổi bổ sung bằng quyết định số 18/2007/ QĐ-NHNN theo đó tất cả các TCTD hoạt động tại Việt Nam trừ chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội đều phải thực hiên việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. 1.4. Các quy định về bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm đối với hoạt động ngân hàng, có một vị trí quan trọng đối với hoạt động của các TCTD. Đây là một trong các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống rủi ro cho hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng. Theo quy định tại Điều 17 Luật các Tổ chức tín dụng thì TCTD có hoạt động tiền gửi có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi. 1.5. Các quy định về bảo đảm tiền vay. Để đảm bảo thu hồi vốn vay khi đến hạn, tại Điều 53 Luật các Tổ chức tín dụng có quy định “Tổ chức tín dụng cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thể chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba..”. Tại Nghị định 105/1999/NĐ- CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và hiện nay được thay thế bằng Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo thì bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã đến hạn cho khách hàng vay. 2. Nhóm quy định về các hạn chế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. 2.1.Những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng: Theo quy định tại Điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng trừ tổ chức tín dụng hợp tác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng không được cho vay đối với các đối tượng đã được quy định tại Điều luật này. Ngoài ra, tại Quyết định số 475/2005/QĐ-NHNN thì các ngoài các đối tượng quy định tại Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng, TCTD không được cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD lắm quyền kiểm soát cũng như không được cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các khoản vay nhằm đầu tư kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh sự hạn chế về mặt chủ thể, tại quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định 783/2005/QĐ-NHNN có quy định TCTD không được cho vay đối với các nhu cầu vay vốn đã được chi tiết trong Quyết định này và tổng dư nợ cho vay đối với các quy định trên không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD. 2.2. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng được Quy định tại Điều 79 luật các tổ chức tín dụng và được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 475/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN. 2.3. Giới hạn đầu tư góp vốn mua cổ phần. Theo quy định tại Quyết định 492/2000/Q Đ-NHNN, chỉ những TCTD sau mới được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn mua cổ phần: + Các TCTD ngân hàng gồm: Ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư. + Các TCTD phi ngân hàng dưới hình thức công ty tài chính. Mức góp vốn mua cổ phần được giới hạn theo một tỷ lệ nhất định được quy định theo Quyết định 475/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN. 3. Nhóm quy định về kiểm soát đặc biệt, thanh tra kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng: 3.1. Kiểm soát đặc biệt. Kiểm soát đặc biệt là biện pháp quản lý nhà nước do ngân hàng nhà nước Việt Nam áp dụng đối với các TCTD có nguy cơ mất khả năng cho trả, mất khả năng thanh toán nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (Điều 92 khoản 1 Luật tổ chức tín dụng). Theo đó, Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng có quy định trường hợp các TCTD được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và Điều 97 của luật này quy định điều kiện (hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được ra hạn, TCTD hoạt động trở lại bình thường hoặc lâm vào tình trạng phá sản…) kết thúc việc kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD bằng một quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước sẽ được thông báo cho các cơ quan liên quan. 3.2. Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng. Thanh tra giám sát ngân hàng là hoạt động được tiến hành thường xuyên và định kỳ của ngân hàng nhà nước. Tính chất thường xuyên này bắt nguồn từ tính chất đặc thù của kinh doanh tiền tệ, lĩnh vực kinh doanh có độ rủi ro cao. Theo quy định tại Điều 50 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì chủ thể có quyền thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng là thanh tra chuyên ngành của ngân hàng. III.Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.Về phía các tổ chức tín dụng. - Thứ nhất, để phòng chống những rủi ro phát sinh, pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm của TCTD và những hạn chế của TCTD trong hoạt động ngân hàng nhưng khi hoạt động, các TCTD còn chưa tuân thủ đầy đủ các quy định đó. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD thì trong quá trình hoạt động, các TCTD phải áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phải thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 7 của Quyết định, theo phương pháp định tính, cách thức mà theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế có quy định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động chỉ rất ít các TCTD làm được điều đó mà chủ yếu chỉ phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nên không phản ánh rõ được rủi ro thực tế của danh mục tín dụng. Hầu hết các TCTD cũng chưa tuân thủ đúng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, mặc dù các tỷ lệ này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo toàn vốn, đảm bảo khả năng chi trả, phòng chống những rủi ro phát sinh cho các TCTD. Hiện nay các TCTD không phản ánh chính xác được báo cáo phân tích thang đáo hạn 7 ngày làm việc tiếp theo, thường sử dụng số liệu chưa qua kiểm toán để báo cáo NHNN và không báo cáo lại sau khi có số liệu kiểm toán hoặc sử dụng số liệu ước tính để tính toán tài sản có rủi ro thay vì số liệu thống kê trực tiếp. Ngoài ra để đáp ứng nhu cấu trước mắt, các TCTD đã không thực hiện được đúng tỷ lệ về nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn như theo quy định pháp luật, mà nhiều khi vượt quá tỷ lệ tối đa này. -Thứ hai, công tác phòng chống rủi ro tại các TCTD còn nhiều yếu kém. Từ thực tiễn kiểm toán tại các TCTD tại Việt Nam trong thời gian qua, Ernst & Young Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị về quản lý rủi ro tại các TCTD Việt Nam, theo đó: Về công tác quản lý rủi ro tín dụng, dường như các TCTD chưa xây dựng được chiến lược tín dụng tổng thể và kế hoạch khả thi để thực hiện chiến lược này, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực và ưu tiên đầu tư chiều sâu để tạo vị trí cạnh tranh cho TCTD. Các TCTD chưa xác định được chính xác mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng, chưa lượng hóa được được rủi ro tín dụng của các đối tác thanh toán, chưa đánh giá thường xuyên năng lực của cán bộ tín dụng và mức độ ảnh hưởng của chất lượng tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng là cốt lõi của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nhưng chưa có nhiều TCTD xây dựng được hệ thống này để hỗ trợ việc thẩm định, áp dụng chính sách khách hàng, giám sát khách hàng, phân loại nợ…Chức năng kiểm tra độc lập chưa được phát huy và sử dụng hiệu quả. Về quản lý rủi ro thanh khoản, các chiến lược quản lý của hầu hết các ngân hàng đều rất bao quát mà chưa có công cụ phù hợp để lượng hóa rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), thiếu báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Rất ít TCTD xây dựng kế hoạch đối phó tình trạng khủng hoảng thanh khoản, nếu có cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục. Về quản lý rủi ro lãi suất, các TCTD chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của TCTD nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường, chưa có các công cụ nhằm phân tích độ nhạy cảm của rủi ro lãi suất để các định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối vơi kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi. Về quản lý rủi ro hối đoái, các TCT