Đề tài Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank

Ngày nay, sự bùng nổ về công nghệ, thông tin và kỹ thuật kết hợp với tính năng động của thị trường đã làm xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh và sản xuất mới, tuy nhiên để theo kịp với xu hướng và sự phát triển nhanh chóng này thì không phải mọi doanh nghiệp, tổ chức đều có đủ khả năng về tài chính. Do đó, hiện nay một trong những vấn đề quan trọng nhất để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tiến hành kinh doanh hiệu quả là phải huy động đủ vốn từ các nguồn khác nhau để đáp ứng đủ cho quá trình đó. Với chức năng là trung gian tín dụng, hoạt động của các NHTM và các TCTD hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Các NHTM thực hiện huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân và sử dụng nguồn vốn này để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh tế, góp phần kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất. Hiện nay, cho vay là một hình thức cấp tín dụng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của các NHTM tại Việt nam. Trong quá trình cho vay, các NHTM phải có trách nhiệm với khoản tiền cho vay, đảm bảo thu hồi được vốn và lãi, nên việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là điều tất yếu tại các ngân hàng. Cũng như các NHTM khác, Techcombank (Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương) cũng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, các NHTM còn gặp một số khó khăn, đặc biệt trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank” cho báo cáo thực tập của mình. Trong đề tài này, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đây là ba biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản quan trọng được các NHTM và các TCTD nói dung và Techcombank nói riêng sử dụng. Báo cáo này bao gồm ba phần sau: I/ Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm II/ Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và việc xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng Techcombank III/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng Techcombank

doc68 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5128 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, sự bùng nổ về công nghệ, thông tin và kỹ thuật kết hợp với tính năng động của thị trường đã làm xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh và sản xuất mới, tuy nhiên để theo kịp với xu hướng và sự phát triển nhanh chóng này thì không phải mọi doanh nghiệp, tổ chức đều có đủ khả năng về tài chính. Do đó, hiện nay một trong những vấn đề quan trọng nhất để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tiến hành kinh doanh hiệu quả là phải huy động đủ vốn từ các nguồn khác nhau để đáp ứng đủ cho quá trình đó. Với chức năng là trung gian tín dụng, hoạt động của các NHTM và các TCTD hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Các NHTM thực hiện huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân … và sử dụng nguồn vốn này để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh tế, góp phần kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất. Hiện nay, cho vay là một hình thức cấp tín dụng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của các NHTM tại Việt nam. Trong quá trình cho vay, các NHTM phải có trách nhiệm với khoản tiền cho vay, đảm bảo thu hồi được vốn và lãi, nên việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là điều tất yếu tại các ngân hàng. Cũng như các NHTM khác, Techcombank (Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương) cũng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, các NHTM còn gặp một số khó khăn, đặc biệt trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank” cho báo cáo thực tập của mình. Trong đề tài này, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đây là ba biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản quan trọng được các NHTM và các TCTD nói dung và Techcombank nói riêng sử dụng. Báo cáo này bao gồm ba phần sau: I/ Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm II/ Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và việc xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng Techcombank III/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng Techcombank DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng DVKH Dịch vụ khách hàng SME Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Techcombank Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Nghị định 165/1999/NĐ-CP Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định 178/1999/NĐ-CP Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Nghị định 163/2006/NĐ-CP Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2006 về giao dịch bảo đảm Nghị định 05/2005/NĐ-CP Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về ban hành quy chế bán đấu giá tài sản Nghị định 08/2000/NĐ-CP Nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/03/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm TTLT 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BTC-TCĐC Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng TTLT 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Quy chế về bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Quy chế về đảm bảo bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết định số 238/QĐ-HĐ ngày 23/02/2001 của Chủ tịch Hội Đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam) LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, các anh chị tại PHÒNG PHÁP CHẾ - NGÂN HÀNG TECHCOMBANK đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt thời gian thực tập và báo cáo tốt nghiệp của mình. Với thầy cô giáo trong KHOA LUẬT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã giúp đỡ em trong 4 năm học tập ở trường cũng như trong thời gian thực tập, đặc biệt là cô giáo PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH THỦY, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành xuất sắc bài báo cáo tốt nghiệp “Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank” của mình. TRẦN HỒNG NHUNG KHOA LUẬT K48 2006 - 2010 CHƯƠNG I CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM I/ KHÁI QUÁT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản 1.1 Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần có nguồn vốn tốt. Nguồn vốn này có thể là vốn tự có, và có thể là vốn vay từ các ngân hàng và các TCTD. Chính vì thế, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý xung quanh vấn đề bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, không có một văn bản có hiệu lực pháp lý nào định nghĩa về “bảo đảm tiền vay”. Ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị định 178/1999/NĐ-CP) trong đó có định nghĩa “bảo đảm tiền vay” như sau: “Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp luật để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay” (Điều 2.1 Nghị định 178/1999/NĐ-CP). Tuy nhiên, ngày 29/11/2006, Chính phủ lại ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định 163/2006/NĐ-CP), thay thế cho Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Nghị định 163/2006/NĐ-CP không đưa ra định nghĩa về “bảo đảm tiền vay” mà chỉ quy định thế nào là “bên bảo đảm”, “bên nhận bảo đảm”, “bên bảo đảm ngay tình”. Như vậy, trong tất cả các văn bản pháp lý có hiệu lực tính đến năm 2009, không một văn bản nào đưa ra khái niệm chuẩn về “bảo đảm tiền vay”. Tuy vậy, với quan điểm riêng của mình và căn cứ vào các quy định của Nghị định 163/2006/NdĐ-CP thì “bảo đảm tiền vay” chính là “những biện pháp được các TCTD áp dụng cho các hoạt động tín dụng của mình với mục đích làm tăng khả năng thu hồi khoản tiền đã cho vay”. Với định nghĩa trên, ta thấy bảo đảm tiền vay có ba vai trò chính và quan trọng nhất, đó là: Thứ nhất, bảo đảm tiền vay là cơ sở pháp lý để các TCTD thu hồi khoản nợ của khách hàng đối với mình. Trước khi cho vay một khoản tiền, các TCTD thường yêu cầu khách hàng của mình phải đảm nảo cho khoản tiền vay bằng tài sản để lương trước sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thông qua hợp đồng tín dụng, hai bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của của mình đối với tài sản bảo đảm đó. Trường hợp khách hàng vay không có khả năng trả nợ, ngân hàng có toàn quyền quyết định việc xử lý tài sản bảo đảm đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và sử dụng tài sản đó để khấu trừ vào khoản nợ của khách hàng. Để hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, đảm bảo lợi ích của các bên, TCTD dùng các biện pháp bảo đảm tiền vay đảm bảo cho ngân hàng thu hồi nợ. Thứ hai, bảo đảm tiền vay là biện pháp nhằm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD là điều không thể tránh khỏi. Các TCTD cho khách hàng vay tiền với mục đích gián tiếp đầu tư khoản tiền đó, thông qua các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, dự án đầu tư… của khách hàng và thu lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, các dự án kinh doanh, sản xuất hay đầu tư của khách hàng không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ và có lợi nhuận. Điều này phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và cơ hội kinh doanh của khách hàng, là những yếu tố khó đoán trước (mặc dù khi đi vay, khách hàng luôn đưa ra lý do thuyết phục nhất, thể hiện khả năng thu lời cao nhất để TCTD cho mình vay tiền). Vì vậy, ngân hàng cần áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để đảm bảo rằng trong trường hợp khách hàng của mình không thể trả khoản nợ đã vay, ngân hàng vẫn có thể thu hồi khoản tiền đã cho vay (một phần hoặc tất cả khoản vay). Bảo đảm tiền vay là biện pháp giúp ngân hàng giảm rủi ro trong hoạt động cho vay tài chính của mình. Thứ ba, bảo đảm tiền vay bảo vệ quyền lợi và hạn chế tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia hoạt động tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng được kí kết giữa khách hàng và các TCTD, các bên có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ được khoản tiền đã vay, TCTD có toàn quyền đối với tài sản bảo đảm theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng và quyền lợi của TCTD sẽ không bị xâm phạm. Tranh chấp giữa khách hàng vay và TCTD cũng sẽ được hạn chế bởi các bên chỉ bị xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận đã nêu trước đó trong hợp đồng tín dụng. 1.2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Hiện nay trong các văn bản pháp luật hiện hành, không một văn bản nào đưa ra định nghĩa về “Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản”. Căn cứ vào cách giải thích từ ngữ quy định tại Điều 2 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ta có thể hiểu “biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản” chính là việc sử dụng tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nghị định 163/2006/NĐ-CP không quy định rõ các biện pháp nào là biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, tuy nhiên Khoản 1 Điều 3 Nghị đinh 178/1999/NĐ-CP lại quy định: “Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.” Về bản chất, bảo đảm tiền vay bằng tài sản chính là việc bên bảo đảm xác nhận trong hợp đồng tín dụng về quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản mà bên bảo đảm đưa ra để bảo đảm cho khoản vay của mình, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận bảo đảm sẽ có toàn quyền quyết định đối với tài sản đó. Nếu bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp chính tài sản của khách hàng vay thì đối tượng trực tiếp được đưa ra bảo đảm là tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của người bảo đảm. Tài sản đó được đem ra bảo đảm cho chính nghĩa vụ trả nợ của người đó đối với ngân hàng. Nếu bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh thì đối tượng trực tiếp được đưa ra bảo đảm là sự cam kết. Khi nghĩa vụ đã cam kết giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo đảm bị vi phạm thì bên bảo lãnh mới sử dụng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nếu bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy, nhìn chung các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004 quy định: “TCTD có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính TCTD cho vay.” Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hoàn toàn không bắt buộc, và phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bên thỏa thuận để bảo đảm quyền lợi của mình không bị xâm phạm khi một bên vi phạm hợp đồng tín dụng. Thứ hai: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là biện pháp mang tính dự phòng. Tính dự phòng của các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thể hiện ở chỗ tài sản bảo đảm chỉ được đem ra xem xét và giải quyết khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đối với bên cho vay. Tính dự phòng này giúp kích thích người đi vay nâng cao nghĩa vụ trả nợ của mình. Tài sản của họ sẽ không bị xử lý nếu họ thực hiện đúng theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng. 1.2.2. Các loại biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản Trong 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Khoản 1 điều 318 BLDS 2005. Trên thực tế có những biện pháp sau: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, là các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được ngân hàng áp dụng: - Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 BLDS 2005). Việc chuyển giao tài sản bảo đảm trong cầm cố là chuyển giao thực tế, do đó chỉ được coi là hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tài sản khi bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba được bên nhận cầm cố ủy quyền đã giữ tài sản. Như vậy, tài sản cầm cố có thể do bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản. (Điều 16 Nghị định 163/2006/NĐ-CP) - Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp (khoản 1 Điều 342 BLDS 2005). Hợp đồng cầm cố tài sản và thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, ghi rõ giá trị tài sản và thời hạn đảm bảo. Có hai điểm khác biệt quan trọng giữa hai biện pháp cầm cố và thế chấp mà ta cần lưu ý như sau: Thứ nhất: Việc chuyển giao tài sản: Nếu áp dụng biện pháp cầm cố thì tài sản phải được chuyển giao cho bên nhận cầm cố giữ. BLDS 2005 không căn cứ vào việc phân biệt tài sản bảo đảm là động sản hay bất động sản để quy định hình thức hợp đồng bảo đảm là cầm cố hay thế chấp, mà căn cứ vào tiêu chí là khả năng dịch chuyển của tài sản. Nếu là cầm cố tài sản thì phải chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Còn nếu là thế chấp tài sản thì không phải chuyển giao tài sản từ bên thế chấp sang cho bên nhận thế chấp mà bên thế chấp chỉ phải giao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng của mình đối với tài sản cho bên nhận thế chấp. Thứ hai: Người thứ ba giữ tài sản cầm cố và người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp, việc người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải do cả hai bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận và thống nhất ý kiến, đồng thời người này có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 352 và Điều 353 BLDS 2005. Còn trường hợp cầm cố, việc người thứ ba giữ tài sản hoàn toàn do ý chí của bên nhận cầm cố thông qua việc ủy quyền. Thực chất, quan hệ giữa bên nhận cầm cố và người thứ ba giữ tài sản cầm cố là quan hệ độc lập mang tính chất của hợp đồng gửi giữ tài sản. Do đó, ngay cả khi người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 BLDS 2005 và các nghĩa vụ khác mà các bên đã thỏa thuận. - Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh), sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 361 BLDS 2005). Thông qua biện pháp bảo lãnh, chủ nợ (bên có quyền) có được một con nợ dự bị (bên có nghĩa vụ), bên cạnh con nợ chính. Trong quan hệ tín dụng, khách hàng vay trở thành con nợ của ngân hàng thông qua hợp đồng cho vay. Đó là con nợ chính. Còn người bảo lãnh cho khách hàng vay sẽ phải thực hiện nghĩa vụ như con nợ, nếu con nợ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, dựa trên cam kết bảo lãnh. Đó chính là con nợ dự bị. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh là một quan hệ độc lập, có thể phát sinh từ thỏa thuận giữa hai bên (đặc biệt là trong trường hợp bảo lãnh có thù lao) hoặc phát sinh từ quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Bên bảo lãnh phải có tài sản lớn hơn tài sản mà họ đứng ra bảo lãnh. Thay đổi về các biện pháp bảo lãnh. BLDS 2005 không định nghĩa “bảo lãnh bằng tài sản” như các văn bản trước đây và cũng không có quy định về việc cấm các bên xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hình thức “bảo lãnh bằng tài sản” và trong trường hợp này gọi là bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. BLDS 2005 đưa ra quy định riêng về xử lý tài sản bảo lãnh. Điều 369 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”. 1.3. Tài sản bảo đảm tiền vay và các điều kiện về tài sản bảo đảm. 1.3.1. Khái niệm tài sản bảo đảm tiền vay. Với ba vai trò chính và quan trọng của bảo đảm tiền vay như đã phân tích tại Phần 1.1 – Chương I (là cơ sở pháp lý để các TCTD thu hồi khoản nợ của khách hàng đối với mình và là biện pháp giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD), biện pháp bảo đảm tiền vay được hầu hết tất cả các ngân hàng và các TCTD hiện nay áp dụng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản lại được ưu tiên sử dụng rộng rãi và thường xuyên hơn cả. Các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản có độ an toàn cao hơn những khoản vay áp dụng các biện pháp bảo đảm khác. Trường hợp có vi phạm hợp đồng và có tranh chấp giữa bên vay (khách hàng) và bên cho vay, thì độ rủi ro của khoản vay có tài sản bảo đảm cũng giảm thấp hơn so với các khoản vay không có tài sản bảo đảm. Với sự biến động khó lường của thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các nhà sản xuất, những khó khăn không thể đoán trước được trong quá trình hoạt động kinh doanh … khiến thua lỗ, phá sản có khả năng xảy ra cao. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản sẽ tăng độ an toàn cho các khoản vay, hạn chế các tổn thất của các TCTD khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho khoản tiền mình đã vay. Như vậy, tài sản bảo đảm đóng vai trò quan trọng, chủ yếu nhất trong hoạt động cho vay của các TCTD. Khoản 7 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP định nghĩa về tài sản bảo đảm như sau: “Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm”. Tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm tiền vay rất phong phú và đa dạng. Ngoài các loại tài sản được quy định tại BLDS 2005: Bất động sản và động sản; quyền tài sản, hiện nay pháp luật Việt Nam cũng cho phép sử dụng tài sản hình thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ. Khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.” Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài s
Luận văn liên quan