Hoạt động thương mại trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng phát
triển. Các chủ thể có thể thiết lập với nhau vô số những hoạt động thương mại
như mua bán hàng hóa; xúc tiến thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa; ủy
thác bán hàng hóa; đại lý thương mại Trên thực tế việc thực hiện các hoạt
động thương mại nói trên được các chủ thể xác lập trên cơ sở các loại hợp đồng
thương mại tương ứng. Các hợp đồng thương mại này được thiết lập trước hết là
phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành mà trước hết là các quy định
của hợp đồng nói chung trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số quy định
khác của Luật thương mại năm 2005. Yêu cầu trước hết được đặt ra với các bên
tham gia hợp đồng thương mại là phải thực hiện hợp đồng đó một cách nghiêm
chỉnh và đầy đủ, trừ trường hợp một trong các bên rơi vào các trường hợp bất
khả kháng. Đôi khi việc thực hiện hợp đồng thương mại giữa các bên lại không
đáp ứng được mong muốn của các chủ thể làm cho hợp đồng thương mại không
được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng không dầy đủ. Điều này có thể xuất
phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là từ nguyên nhân khách quan
nhưng cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan. Thông thường việc không
thực hiện hợp đồng thương mại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, chủ
thể các bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với
những gì mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại thì chủ thể này
sẽ bị áp dụng một trong các chế tài thương mại do Luật thương mại năm 2005 đã
quy định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ thế đó có thể bị áp dụng một trong
các biện pháp sau: Buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi
thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
hủy bỏ hợp đồng hoặc bị áp dụng các biện pháp khác mà các bên thỏa thuận
nhưng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu vì nguyên nhân
khách quan mà hợp đồng thương mại không thực hiện được thì các bên có thể tự
thỏa thuận với nhau để giải quyết thỏa đáng và bản thân pháp luật cũng có
những quy định để miễn thực hiện trách nhiệm cho các bên như trong trường
hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
54 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 12
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về chế tài thương mại theo quy định của luật thương mại năm 2005 - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
------------o0o------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Pháp luật về chế tài thƣơng mại theo quy định của luật
thƣơng mại năm 2005 - Thực trạng và giải pháp
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kim Thanh
Hà Nội, năm 2017
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY
ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005..
4
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI.
6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.. 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài. 8
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI 9
1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.. 10
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 10
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. 11
CHƯƠNG II: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI
THƯƠNG MẠI.
12
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005..
12
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chế tài thương mại... 12
2.1.2. Chế tài thương mại theo quy định của Công ước Viên năm 1980 và Luật
thương mại năm 2005 – một vài điểm tương đồng và khác biệt
14
2.2. VAI TRÒ CỦA CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 15
2.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY
ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005..
17
2.3.1. Quy định của pháp luật về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.. 18
2.3.2. Quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm.. 20
2.3.3. Quy định của pháp luật về chế tài buộc bồi thường thiệt hại... 22
2.3.4. Quy định của pháp luật về chế tài ngừng thực hiện hợp đồng.. 23
2.3.5. Quy định của pháp luật về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng... 24
2.3.6. Quy định của pháp luật về chế tài hủy bỏ hợp đồng . 24
2.3.7. Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các chế tài thương mại.. 26
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI
THƯƠNG MẠI
3.1. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BUỘC
THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG.
3.2. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI
31
31
2
PHẠT VI PHẠM
3.3. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI
BUỘC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
3.4. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI TẠM
NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
3.5. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI HỦY
BỎ HỢP ĐỒNG.
3.6. THỰC TRẠNG TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN
HỆ CỦA CÁC LOẠI CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI...
3.7. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ
TÀI THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG
MẠI..
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI
THƯƠNG MẠI...
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm..
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài buộc bồi thường
thiệt hại ...
4.2.4. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài tạm ngừng thực
hiện hợp đồng.
4.2.5. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài hủy bỏ hợp đồng.
4.2.6. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về mối quan hệ giữa các
chế tài thương mại .
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
32
34
36
37
39
40
42
42
44
44
45
47
48
48
48
51
52
3
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế theo sự phát triển của hoạt động thương mại
cùng với sự gia tăng của các loại hợp đồng thương mại. Khi hợp đồng thương
mại được giao kết và có hiệu lực pháp luật đòi hỏi các bên chủ thể phải tuân thủ
đúng như những cam kết mà mình đã thỏa thuận. Việc thực hiện quyền và nghĩa
cụ của các bên trong hợp đồng tạo ra tính chất tuân thủ của các chủ thể trên cơ
sở các quy định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng thương mại được thực hiện
dưới nhiều mục đích khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là tạo ra mục đích sinh
lời cho các bên. Do vậy việc thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung đã được
các bên thỏa thuận trước đó là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên trên thực
tế, không phải hợp đồng thương mại nào được giao kết cũng được các bên chủ
thể nghiêm chỉnh tuân thủ. Các bên có thể viện dẫn nhiều lý do khác nhau hoặc
cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà hợp đồng thương
mại không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Nếu việc thực hiện hợp
đồng thương mại rơi vào các trường hợp bất khả kháng hoặc các trường hợp
được miễn trách nhiệm thì các bên được loại trừ trách nhiệm. Còn nếu hợp đồng
thương mại được xác định không thực hiện xuất phát từ hành vi vi phạm hợp
đồng từ 1 bên chủ thể thì việc áp dụng một trong các chế tài thương mại chắc
chắn sẽ được đặt ra. Trong trường hợp này, để áp dụng 1 biện pháp chế tài cụ
thể phải dựa trên cơ sở các căn cứ cơ bản. Một chủ thể có thể bị áp dụng một
chế tài thương mại và cũng có thể bị áp dụng nhiều chế tài thương mại.
Chế tài thương mại trong hoạt động thương mại có vai trò vô cùng quan
trọng, có tính răn đe, giáo dục cao góp phần đảm bảo cho hợp đồng thương mại
được thực hiện trên thực tế ngay cả khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương
mại phát sinh. Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện chế tài thương mại theo quy
định của Luật thương mại năm 2005 là hết sức quan trọng, hướng đến bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể thứ 3 khác đảm bảo cho hoạt động thương mại được mở rộng hơn
nữa và được phát triển toàn diện.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động thương mại trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng phát
triển. Các chủ thể có thể thiết lập với nhau vô số những hoạt động thương mại
như mua bán hàng hóa; xúc tiến thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa; ủy
thác bán hàng hóa; đại lý thương mại Trên thực tế việc thực hiện các hoạt
động thương mại nói trên được các chủ thể xác lập trên cơ sở các loại hợp đồng
thương mại tương ứng. Các hợp đồng thương mại này được thiết lập trước hết là
phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành mà trước hết là các quy định
của hợp đồng nói chung trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số quy định
khác của Luật thương mại năm 2005. Yêu cầu trước hết được đặt ra với các bên
tham gia hợp đồng thương mại là phải thực hiện hợp đồng đó một cách nghiêm
chỉnh và đầy đủ, trừ trường hợp một trong các bên rơi vào các trường hợp bất
khả kháng. Đôi khi việc thực hiện hợp đồng thương mại giữa các bên lại không
đáp ứng được mong muốn của các chủ thể làm cho hợp đồng thương mại không
được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng không dầy đủ. Điều này có thể xuất
phát từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là từ nguyên nhân khách quan
nhưng cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan. Thông thường việc không
thực hiện hợp đồng thương mại xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, chủ
thể các bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với
những gì mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại thì chủ thể này
sẽ bị áp dụng một trong các chế tài thương mại do Luật thương mại năm 2005 đã
quy định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ thế đó có thể bị áp dụng một trong
các biện pháp sau: Buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi
thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
hủy bỏ hợp đồng hoặc bị áp dụng các biện pháp khác mà các bên thỏa thuận
nhưng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu vì nguyên nhân
khách quan mà hợp đồng thương mại không thực hiện được thì các bên có thể tự
thỏa thuận với nhau để giải quyết thỏa đáng và bản thân pháp luật cũng có
những quy định để miễn thực hiện trách nhiệm cho các bên như trong trường
hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Còn khi hợp đồng thương mại không
thể thực hiện do một bên chủ thể thể hiện thái độ cố ý không thực hiện, thì dù
5
chủ thể phía bên kia có cố gắng thỏa thuận thì cũng không đạt được mục đích.
Do đó, việc áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp này được đánh giá là
hết sức cần thiết, không những đảm bảo cho hợp đồng thương mại được thực
hiện trên thực tế mà còn làm cho hoạt động thương mại được thông suốt.
Chế tài thương mại không phải là một vấn đề mới được quy định trong Luật
thương mại năm 2005, nó ra đời gắn liền với hoạt động thương mại, đảm bảo
cho hoạt động thương mại phát triển. Trong thực tế đời sống xã hội, các hoạt
động thương mại diễn ra thường xuyên và để đảm bảo sự xuyên suốt cho các
hoạt động này sẽ có lúc phải cần đến chế tài thương mại. Vì vậy chế tài thương
mại được xác định là một vấn đề gắn liền với hoạt động thương mại. Ngoài ra
việc áp dụng chế tài thương mại còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
đảm bảo được quyền và lợi ích của các các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ
hợp đồng thương mại, đặc biệt là khi chủ thể phía bên kia của hợp đồng cố ý
không tuân thủ theo đúng những gì mà họ đã thỏa thuận trước đó. Ngoài ra chế
tài thương mại trong một chừng mực nào đó có tính răn đe, trừng phạt cao đối
với các bên chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Điều
này cũng góp phần đảm bảo cho quy định của pháp luật hiện hành về các biện
pháp chế tài trong hoạt động thương mại được thực hiện một cách nghiêm túc.
Hơn nữa, thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong thời
gian qua còn tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi, gây khó khăn cho các cơ quan
giải quyết tranh chấp và các bên trong việc xác định hình thức xử lý đối với các
bên có vi phạm hợp đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định có
thể xuất phát từ những bất cập của quy định của pháp luật hiện hành về chế tài
trong thương mại. Vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp chế
tài thương mại là một điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cho đến
nay các công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các biện pháp chế tài thương
mại lại chưa nhiều, hầu hết tập trung vào việc nghiên cứu các hoạt động thương
mại nói chung hoặc hợp đồng thương mại.hoặc có một số công trình nghiên
cứu về chế tài thương mại nhưng lại bị bó hẹp trong phạm vi nhỏ (chỉ nghiên
cứu một hoặc một vài biện pháp chế tài thương mại điển hình). Trong khi đó chế
tài thương mại được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 lại có rất nhiều
các biện pháp khác nhau được quy định áp dụng trong những trường hợp cụ thể
thì chưa được nghiên cứu tổng quát. Với những lý do cơ bản trên, tác giả đã lựa
6
chọn đề tài “Pháp luật chế tài thương mại theo quy định của Luật thương mại
năm 2005 – Thực trạng và giải pháp”. Mục tiêu mà đề tài hướng đến là nghiên
cứu một cách tổng quát toàn bộ các biện pháp chế tài trong hoạt động thương
mại, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp chế tài này trên thực tế, trong
quá trình nghiên cứu và có tiếp thu từ các học giả khác, tác giả mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các biện pháp này cho phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện này và trong thời gian tới.
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của hoạt động thương mại và để
đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động thương mại này, các bên chủ thể
thường thiết lập với nhau một hợp đồng thương mại tương ứng. Các hợp đồng
thương mại được hình thành một phần trên cơ sở sự tự thỏa thuận giữa các chủ
thể, một phần cũng phải được hình thành trên cơ sở các quy định của pháp luật
thương mại. Pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên khi những thỏa
thuận này thuộc giới hạn cho phép của pháp luật. Sự tôn trọng này của pháp luật
là xuyên suốt từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận giao kết hợp
đồng cho đến thời điểm các bên chủ thể thực hiện hợp đồng. Thông thường
khi hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật, các bên sẽ tự mình thực hiện
những cam kết đã được thỏa thuận. Song có những trường hợp vì lý do nào đó
một trong các bên tham gia hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng thì lúc đó cần thiết phải có sự can thiệp của pháp luật. Chế tài tài thương
mại được coi là các biện pháp khá hữu hiệu nhằm đảm bảo cho hợp đồng thương
mại được thực thi trên thực tế, từ đó các hoạt động thương mại vì thế cũng được
thông suốt. Thông qua các biện pháp chế tài, dù muốn hay không các chủ thể
cũng phải tôn trọng hợp đồng thương mại do các bên thiết lập, đồng thời tôn
trọng pháp luật hiện hành trong các hoạt động thương mại nói chung. Tuy nhiên,
bên cạnh những giá trị tích cực mà các biện pháp chế tài thương mại đem lại cho
hoạt động thương mại, thì các biện pháp này cũng có những hạn chế nhất định
cần được phân tích và hoàn thiện. Chính vì vậy đến nay, mặc dù không phải là
một vấn đề mới nhưng chế tài thương mại đã được rất nhiều các tác giả quan
tâm nghiên cứu. Sự nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề lớn, đó là nó được
7
áp dụng cho những trường hợp nào và hiệu quả đã đạt được như các nhà lập
pháp mong muốn hay không, từ đó đưa ra quan điểm hoàn thiện, sự đánh giá
bản thân cá nhân về các biện pháp này.
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, về cơ bản có 6 biện pháp
chế tài thương mại, trong đó chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học
nghiên cứu toàn diện về cả 6 biện pháp này. Còn lại phần lớn các công trình
nghiên cứu về chế tài thương mại dưới trong một phạm vi nhỏ hẹp (thông
thường các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào một biện pháp chế tài nào đó
hoặc hai biện pháp chế tài thương mại). Dù các công trình khoa học nghiên cứu
toàn diện hay chỉ một hoặc một số chế tài thương mại thì đều thể hiện được tính
khoa học trong nội dung bài viết của mình. Nhìn chung trên cơ sở lý luận cơ
bản, các tác giả đều đánh giá được thực trạng thực hiện của các biện pháp chế tài
thương mại, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân trong việc hoàn thiện các biện
pháp chế tài thương mại cho phù hợp với thực tiễn xã hội. Quan điểm cá nhân
được các tác giả đưa ra tương đối đa dạng, mặc dù họ cùng nghiên cứu về các
biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại. Điều này giúp cho các quy định
của pháp luật hiện hành về chế tài thương mại được đánh giá, được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện
hành về chế tài thương mại trong thời gian cũng cần được xem xét cho phù hợp
với sự phát triển của kinh tế xã hội và hoạt động thương mại trong thời gian tới.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về chế tài thương
mại trong thời gian qua như :
1) Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của
pháp luật Việt Nam, tác giả Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ
2) Bình luận về biện pháp phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng thương mại,
tác giả Dương Anh Sơn
3) Chế tài trong thương mại – Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện,
tác giả Đồng Thái Quang.
4) Mâu thuẫn giữa chế tài dân sự và chế tài thương mại – tác giả Nguyễn
Tấn, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
5) Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của
pháp luật Việt nam, tác giả Mai Phương
6) Chế tài cho việc không thực hiện đúng hợp đồng, TS. Đỗ Văn Đại
8
7) Vấn đề thực hiện không đúng hợp đồng trong pháp luật thực định Việt
Nam, tác giả Nguyễn Phương, năm 2014
8) Khóa luận tốt nghiệp «Tìm hiểu các chế tài thương mại theo quy định của
Luật thương mại năm 2005 » năm 2013
9) Khóa luận tốt nghiệp «Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong
thương mại», năm 2013
10) Tiểu luận « Phân tích các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán tài
sản và các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của
Luật thương mại », năm 2013.
11) Khóa luận tốt nghiệp «Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực
thương mại tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Phương Mai, năm 2013
12) Luận văn thạc sĩ « So sánh các chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật
Việt Nam và theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế »,
Phạm Thị Ngọc Ánh, năm 2014
13) Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Đại
14) Bàn về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, TS. Phan Thị Thanh Thủy
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Không chỉ ở Việt Nam mà ở một số quốc gia khác trên thế giới như Anh,
Pháp, Mỹ hoạt động thương mại được đánh giá ngày một phát triển và các
hoạt động thương mại này đều được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật thương mại. Những hoạt động thương mại này được thiết lập thông
qua hợp đồng thương mại và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Trong trường
hợp hợp đồng thương mại được thiết lập mà các bên không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng thì pháp luật ở các quốc gia này sẽ có những biện pháp chế tài
phù hợp nhằm đảm bảo tính thực thi của hợp đồng thương mại. Như vậy, cũng
có nét tương đồng với pháp luật thương mại Việt Nam, chế tài thương mại ở một
số quốc gia trên thế giới cũng được đặc biệt quan tâm. Chế tài thương mại được
quy định trong pháp luật thương mại ở các quốc gia này bao gồm các biện pháp
buộc thực hiện hợp đồng; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng và
biện pháp hủy hợp đồng. Các biện pháp chế tài này về cơ bản giống với quy
định của pháp luật thương mại Việt Nam. Tuy nhiên tùy theo sự phát triển kinh
9
tế - xã hội của mỗi quốc gia mà các biện pháp này được quy định cho phù hợp
nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thương mại nói chung.
Đến nay với các quy định của pháp luật về vấn đề chế tài trong hoạt
động thương mại, nhiều tác giả khác nhau trên thế giới cũng đã có những nghiên
cứu nhất định. Sự nghiên cứu này có thể tập trung vào tất cả các biện pháp chế
tài thương mại nói trên, nhưng cũng có những công trình của một số tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu một hoặc một vài biện pháp chế tài thương mại. Nhìn
chung các công trình nghiên cứu đều thể hiện được quan điểm, cũng như sự
đánh giá của các tác giả về các quy định của pháp luật hiện hành về các biện
pháp chế tài. Thông thường định hướng mà các tác giả nghiên cứu là hướng tới
dự đoán việc áp dụng các biện pháp chế tài trong hoạt động thương mại. Sau đó
đưa ra quan điểm của mình xem những biện pháp này thực chất đã phù hợp hay
chưa thật sự phù hợp. Trong trường hợp tác giả xác định nó chưa phù hợp thì
nguyên nhân nào sẽ được xác định là nguyên nhân chủ yếu. Từ đó tác giả sẽ đưa
ra giải pháp hoàn thiện dựa trên việc xác định các nguyên nhân chủ yếu này.
Trong các công trình nghiên cứu của mình họ tập trung nghiên cứu về điều kiện
áp dụng các biện pháp chế tài và bình luận có hay không sự phù hợp của chế tài
thương mại trong hoạt động thương mại. Cuối cùng là đưa ra các giải pháp hoàn
thiện cụ thể cho quy định của pháp luật về các biện pháp chế tài thương mại. Có
thể thấy rằng việc nghiên cứu của các tác giả này có sự khác biệt so với các tác
giả ở Việt Nam. Các tác giả Việt Nam sau khi nghiên cứu các quy định pháp
luật hiện hành sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp phù
hợp. Còn các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về các biện pháp chế tài thì lại
đưa ra quan điểm mang tính chất dự đoán (hoàn toàn mang tính chủ quan) của
con người. Đối với một số quốc gia theo hệ thống pháp luật án lệ (Common
Law) thì công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên có một vai trò đặc biệt
quan trọng, có thể là một cơ sở pháp lý quan trọng, một tập quán pháp lý quan
trọng để áp dụng các biện pháp chế tài thương mại trong hoạt động thương mại
nói chung. Các quy định