Đề tài Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp

Đăng ký bất động sản với ý nghĩa xác định bất động sản, xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đã được triển khai tại Việt nam từ nhiều năm qua. Trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều cố gắng đáng kể nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này với việc ban hành một số đạo luật cơ bản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ và phát triển rừng.Trên cơ sở đó, hoạt động đăng ký bất động sản cũng từng bước được triểnkhai rộng rãi trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào việc quản lý nhà nước đối với các bất động sản và giao dịch về bất động sản, đồng thời đáp ứng nhucầu của người dân cần được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sửdụng bất động sản. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đăng ký bất động sản vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, cụ thể là: Thứ nhất, việc đăng ký bất động sản được quy định phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến tình trạng các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất lại tồn tại tách biệt nhau. Hệ quả là việc hình thành những cơ quan quản lý, cơ quan đăng ký và trình tự, thủ tục đăng ký riêng biệt đối với từng loại bất động sản, dẫn đến những bất hợp lý và phiền hà khi triển khai trên thực tế các quy định pháp luật về đăng ký bất động sản. Mặt khác, pháp luật về đăng ký bất động sản hiện hành chưa đồng bộ và còn thiếu, một số quy định không phù hợp, cần được kịp thời sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, những quy định về bất động sản được đềcập trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bộ luật dân sự năm 2005 lại chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký. Thứ hai, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký bất động sản bị phân tán do pháp luật quy định các Bộ có chức năng quản lý về đất đai, xây dựng, lâm nghiệp thực hiện quản lý việc đăng kýtừng loại bất động sản tương ứng, trong khi việc đăng ký giao dịch bảo đảmlại do Bộ Tư pháp quản lý. Sự phân tán nêu trên dẫn đến trong nhiều trường hợpviệc quản lý đăng ký bất 2 động sản thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp có hiệu quả và không tách bạch giữa quản lý về hiện trạng với quản lý về tình trạng pháp lý của bất động sản. Thứ ba,tính không ổn định về tổ chức, sự không thống nhấtvề thẩm quyền giữa các cơ quan đăng ký tại mỗi địa phương, sự phân tán về thẩm quyền đăng ký bất động sản cũng như mô hình cơ quan đăng ký bất động sản không phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường trong những năm qua đã dẫn đến hậu quả là việc quản lý hồ sơ không thống nhất,thông tin về bất động sản không tập trung, bị gián đoạn, cơ chế đăng ký và hệthống đăng ký hiện nay chưa tạo ra được một “hồ sơ”, “lý lịch” tập trung, rõ ràng, dễ dàng tiếp cận đối với bất động sản – hàng hoá. Thứ tư,hiệu quả hoạt động đăng ký bất động sản còn bộc lộnhiều yếu kém, nhà nước chưa kiểm soát được đầy đủ các diễn biến của thị trường bất động sản đang ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng các giao dịch “ngầm” về bất động sản vẫn diễn ra và có tính phổ biến . Thực trạng trên phán ánh nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực đăng ký bất động sản nhằm mang lại các lợi ích thiết thực cho người dân thông qua việc đảm bảo quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản đã được Hiến pháp công nhận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cáccơ quan quản lý, đăng ký bất động sản. Đặc biệt, trước yêu cầu ổn định và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta, thì những cải cách trong lĩnh vực đăng ký bất động sản là hết sức cần thiết. Với nhận thức như vậy, tôi chọn vấn đề: “Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp“làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

pdf57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3764 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan