Đề tài Pháp luật về dịch vụ logistics

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử xã hội loài người, các hoạt động kinh tế luôn chiếm giữ vị trí đặc biệt quan trọng và tác động mạnh mẽ tới các hoạt động xã hội khác. Hoạt động kinh tế là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của xã hội loài người, sự tồn tại, phát triển, tiêu vong của các chế độ chính trị trong lịch sử. Chính vì vậy, giai cấp thống trị trong xã hội ở điều kiện nhất định, luôn tìm cách tác động tới các quan hệ kinh tế ở các mức độ khác nhau nhằm duy trì và bảo đảm cho lợi ích của giai cấp mình. Trong nền kinh tế thì trường, kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Xã hội phát triển càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ được cung cấp phải thể hiện tính năng ưu việt, toàn diện với mục đích đem đến sự thuận lợi nhất đối với khách hàng sử dụng. Là sự phát triển cao của dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa phương thức v.v. dịch vụ logistics đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội của mình và những lợi ích đó có thể khiến cho khách hàng hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn về sự phong phú và tính hiệu quả của dịch vụ. Dịch vụ logistics ngày càng phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, dù dịch vụ logistics mới được hình thành nhưng cũng đã đem lại nhiều giá trị trong nền kinh tế quốc dân, mở ra một cơ hội cho các doanh nghiệp có thể đầu tư và khai thác.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4822 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về dịch vụ logistics, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử xã hội loài người, các hoạt động kinh tế luôn chiếm giữ vị trí đặc biệt quan trọng và tác động mạnh mẽ tới các hoạt động xã hội khác. Hoạt động kinh tế là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại của xã hội loài người, sự tồn tại, phát triển, tiêu vong của các chế độ chính trị trong lịch sử. Chính vì vậy, giai cấp thống trị trong xã hội ở điều kiện nhất định, luôn tìm cách tác động tới các quan hệ kinh tế ở các mức độ khác nhau nhằm duy trì và bảo đảm cho lợi ích của giai cấp mình. Trong nền kinh tế thì trường, kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Xã hội phát triển càng cao thì đòi hỏi các dịch vụ được cung cấp phải thể hiện tính năng ưu việt, toàn diện với mục đích đem đến sự thuận lợi nhất đối với khách hàng sử dụng. Là sự phát triển cao của dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa phương thức v.v.. dịch vụ logistics đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội của mình và những lợi ích đó có thể khiến cho khách hàng hoàn toàn yên tâm và thỏa mãn về sự phong phú và tính hiệu quả của dịch vụ. Dịch vụ logistics ngày càng phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, dù dịch vụ logistics mới được hình thành nhưng cũng đã đem lại nhiều giá trị trong nền kinh tế quốc dân, mở ra một cơ hội cho các doanh nghiệp có thể đầu tư và khai thác. Nội dung I. Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ Logistics và pháp luật kinh doanh dịch vụ Logistics 1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ logistics 1.1. Khái niệm thuật ngữ logistics Tuy thuật ngữ logistics đã được thế giới sử dụng phổ biến trong suốt thời gian dài, nhưng tại Việt Nam thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Trên thế giới hiện nay, logistics được biết đến với những khái niệm chủ yếu: - Tài liệu của Liên hợp quốc (UNESCAP) định nghĩa: logistics là hoạt động quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất thành phẩm xử lý các thông tin liên quan v.v.. từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. - Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ - 1988 định nghĩa: logistics là quá trình lên kế hoạch thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và giữ nguyên vật liệu, hàng tồn thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. - Theo Ngân hàng thế giới (WB): logistics liên quan đến việc quản lý dây chuyền cung cấp hoàn chỉnh một sản phẩm đặc thù, bao gồm vận tải nguyên liệu đàu vào và sản phẩm đầu ra, lưu kho, phân phối, liên kết các phương thức vận tải và các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. - Ở Việt Nam Điều 233 LTM năm 2005 (thay thế cho khái niệm “dịch vụ giao nhận hàng hóa” của LTM năm 1997) định nghĩa: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lôgstic”. Qua các định nghĩa trên cho thấy, logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy, nói tới logistics người ta bao giờ cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics system chain). Logistics chính là quá trình tối ưu hóa mọi công việc, hoặc thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Cho đến nay, logistics chưa được dịch sang tiếng việt. Nên thuật ngữ này được dùng như một từ mượn tại Việt Nam. Bởi, chưa có quan điểm chung thống nhất và nó bao gồm nhiều loại hình dịch vụ các cách dịch đều chưa thỏa đáng. 1.2 Đặc điểm của dịch vụ logistics a. Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên: Nhà cung cấp dịch vụ; Khách hàng. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương nhân, kinh doanh có điều kiện. Theo LTM năm 2005 thì “điều kiện” đó nghĩa là phải đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để thực hiện dịch vụ logistics. Thủ tục ĐKKD được thực hiện theo đạo luật đơn hành phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân và giấy chứng nhận ĐKKD (GCNĐKKD) phải ghi rõ ngành nghề là dịch vụ logistics. Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hay thậm chí là người làm dịch vụ khác. Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hay không phải là thương nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa. b. Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công việc như: - Nhận hàng từ người gửi để vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe v.v.. theo thỏa thận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển. - Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết: thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hóa v.v.. để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được vận chuyển đến. - Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến. - Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng. c. Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ. d. Đây là một loại dịch vụ mang tính liên hoàn, chuỗi các dịch vụ gắn kết tương đối chặt chẽ với nhau. 2. Phân loại dịch vụ logistics Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics về phân loại dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 LTM được phân loại như sau: 1. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: a) Dịch vụ vận tải hàng hải; b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; c) Dịch vụ vận tải hàng không; d) Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ. e) Dịch vụ vận tải đường ống. 3. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; b) Dịch vụ bưu chính; c) Dịch vụ thương mại bán buôn; d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; đ) Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác”. Sự phận loại này là rất có ý nghĩa trong việc đưa ra các quy định pháp luật điều chỉnh từng loại hình dịch vụ logistics tương ứng vì gắn với mỗi loại hình dịch vụ có những đặc trưng riêng biệt. 3. Vai trò của dịch vụ logistics - Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý. giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. - Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình lưu thông phân phối (ở đây, chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí này cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Dịch vụ logistics càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông.Do đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanh nghiệp. - Dịch vụ logistics góp phàn gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận. - Dịch vụ logistics góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ này có tác dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Nên doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn. - Dịch vụ logistics góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ kinh doanh quốc tế. 4. Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động dịch vụ logistics Ở Việt Nam thuật ngữ logistics được công chúng quan tâm nhiều là khoảng tháng 7/2006. Trước khi có thuật ngữ logistics được sử dụng ở Việt Nam, LTM năm 1997 đã có quy định về “dịch vụ giao nhận hàng hóa”. Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Do thuật ngữ này không đủ để bao hàm những nội dung mà dịch vụ logistics cung cấp nên LTM năm 2005 đã thay thế khái niệm này bởi khái niệm “dịch vụ logistics”. Ngoài việc tuân theo các quy định của LTM năm 2005, dịch vụ logistics phải tuân theo các quy định chung như quy định của: BLDS năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005, Luật cạnh tranh năm 2004, Luật hải quan sửa đổi năm 2005 v.v.. và các văn bản hướng dẫn thi hành. II. Pháp luật về dịch vụ logistics So với Điều 9 LTM năm 1997 về “dịch vụ giao nhận hàng hóa” thì về cơ bản, LTM năm 2005 không có thay đổi nhiều. Tuy về nội dung có điểm đáng lưu ý: - Đổi tên mục là dịch vụ logistics. - Mở rộng khái niệm giao nhận hàng hóa tương đương với khái niệm dịch vụ logistics. 1. Quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics 1.1. Điều kiện chung Thương nhân, doanh nghiệp ĐKKD dịch vụ logistics cũng giống nư như những thương nhân, doanh nghiệp ĐKKD các dịch vụ khác đều phải tuân theo những quy định chung tại chương II LDN năm 2005 về “thành lập doanh nghiệp và ĐKKD” (Điều 13, 14 và 15 LDN năm 2005). 1.2. Những quy định đặc thù Tại Điều 234 LTM năm 2005 quy định về “ĐKKD dịch vụ logistics: - Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. - Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. Từ những quy định chung đó, Nghị định 140/2007/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể: a. Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong nước, điều kiện cụ thể: +) 1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 5, 6 và 7). +) Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container (khoản 1 Điều 4). Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu (khoản 2 Điều 5). +) Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ. Dịch vụ vận tải đường ống (khoản 2 Điều 4). Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 2 Điều 6). Cụm từ “ĐKKD hợp pháp theo pháp luật Việt Nam” được hiểu là doanh nghiệp đó đã tuân thủ những quy định chung về ĐKKD theo LDN. Các dịch vụ logistics chủ yếu và các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải yêu cầu thương nhân phải đáp ứng những điều kiện mang tính đặc trưng của nó. Những dịch vụ logistics chủ yếu như: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác đóng vai trò quan trọng và đặc trưng công việc có liên quan đến kho bãi, bốc dỡ đòi hỏi thương nhân kinh doanh phải có đủ phương tiện, thiết bị chuyên môn để đảm bảo an toàn lao động, và bảo đảm cho công việc được thực hiện. b. Đối với những thương nhân nước ngoài. Thương nhân nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được các điều kiện Quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 và 6 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP. Từ những quy định dành riêng cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài nêu trên có thể thấy rằng: trong quá trình hội nhập, Việt Nam đang mở của cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ vẫn còn khá mới mẻ này song còn dè dặt và thận trọng, tỷ lệ phần trăm vốn góp còn hạn chế, có những lĩnh vực không được phép đầu tư, mô hình công ty được phép thành lập không toàn diện. Điều này có nguyên do của nó, là: - Do đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta, do đó nếu mở của hoàn toàn thì thương nhân nước ta chưa đủ hiểu biết vá tự tin để thực hiện công việc kinh doanh này nên sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài lấn át và chiếm lĩnh thì trường. - Sự hạn chế trong hình thức doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp luật chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập dưới mô hình liên doanh như trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa trong dịch vụ logistics hủ yếu mà không cho các thương nhân nước ngoài lập nên những doanh nghiệp 100% vốn. Bởi để đảm bảo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trowng nước được tham gia vào dịch vụ logistics. - Sự hạn chế trong tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài đối với việc thành lập công ty liên doanh là từ 49% đến không quá 51% là giúp cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hợp tác không bị lép vế trước doanh nghiệp nước ngoài nhiều vốn và kinh nghiệm. - Cũng có những lĩnh vực kinh doanh luật không cho phép đầu tư như: không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải (điểm a khoản 2 Điều 7 NĐ 140/2007/NĐ-CP). Bởi đây là những dịch vụ rất quan trọng. Sự chính xác của nó ảnh hưởng đến sự quy định của pháp luật. Vấn đề này có liên quan đến yếu tố chính trị, sự độc lập của quốc gia va sự diều hành của Nhà nước. - Do đây là vấn đề mới mẻ, nên các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trrong lĩnh vực dịch vụ logistics cần phải có sự bảo trợ của Nhà nước. Nhưng sự bảo trợ của Nhà nước Việt Nam ở đây không hề có tính chất chỉ bảo hộ nền sản xuất trong nước hay các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam đã gia nhập WTO do đó việc mở cửa từng bước của Việt Nam về vấn đề hạn chế trong vốn góp khi thành lập các doanh nghiệp liên doanh phần lớn sẽ bị dỡ bỏ kể từ năm 2014. Đấy chính là định hướng của các nhà làm luật cho sự phát triển của logistics Việt Nam. 2. Quy định về hợp đồng liên quan đến dịch vụ logistics 2.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng dịch vụ logistics a. Khái niệm Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. b. Đặc điểm - Là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù; - Chủ thể của hợp đồng: Bên làm dịch vụ phải là thương nhân, còn khách hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân. - Đối tượng của hợp đồng là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vân chuyển hàng hóa như: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa v.v.. - Hình thức của hợp đồng: không bắt buộc bằng văn bản. 2.2. Nội dung và các loại hợp đồng dịch vụ logistics a. Nội dung Tuy LTM không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ logistics có các nội dung chủ yếu sau: - Nội dung công việc mà khách hàng ủy nhiệm cho bên làm dịch vụ giao nhận hàng hóa thực hiện; - Các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ; - Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ; - Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ; - Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ; Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng những nội dung khác. Như vậy, hoạt động này có nội dung rất “mở” các bên có thể thoải mái lựa chọn các dịc vụ cung cấp và tùy theo từng loại hình dịch vụ dể kí những nọi dung cụ thể. b. Các loại hợp đồng dịch vụ logistics - Hợp đồng trọn gói thực hiện phối hợp các dịch vụ logistics - Hợp đồng dịch vụ theo đơn đặt hàng một số dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics theo kiểu truyền thống, tức là thực hiện dịch vụ hàng hóa, hợp đồng giao nhận vận tải và các vấn đề khác liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế. 3. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ dịch vụ logistics Bản chất của hoạt động dịch vụ là sự thỏa thuận, bên cạnh quyết định cho các bên quyền tự do thỏa thuận, quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài và tập quán thương mại, LTM năm 2005 có quy định quyền và nghĩa vụ của các bên nếu các bên không thỏa thuận cụ thể. Những quy định khung này là cơ sở để đảm bảo quyền cơ bản của các bên trong quan hệ dịch vụ logitics được quy định tại mục 2 chương III (LTM năm 2005): Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động dịch vụ từ Điều 78 đến Điều 87 cụ thể hơn ở mục 4 chương IV “Dịch vụ logis” từ Điều 235 đến Điều 240. 3.1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các khoản chi phí hợp lý khác, người làm dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa. Theo quy định tại Điều 239 LTM năm 2005 thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa có quyền cầm giữ số hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng. Tuy nhiên quyền cầm giữ chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau: - Thứ nhất, khách hàng không thanh toán số nợ đến hạn như khoản thù lao dịch vụ và chi phí hợp lý khác v.v..; - Thứ hai, chỉ được cầm giữ số lượng hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị nợ mà khách hàng chưa thanh toán; - Thứ ba, người làm dịch vụ phải thông báo bằng văn bản ngay cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hóa. Sau khi cầm giữ hàng hóa 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không thanh toán nợ cho người giao nhận hàng hóa thì họ có quyền định đoạt với hàng hóa đó. Nếu hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng, quyền định đoạt phát sinh khi có bất cứ khoản nợ nào của khách hàng. Trước khi định đoạt đối với hàng hóa để thu hồi nợ, người cầm giữ phải thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản. Các chi phí liên quan đến việc định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu. Trường hợp cầm giữ và định đoạt sai trái gây thiệt hại cho khách hàng thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (Điều 85 và 236 LTM năm 2005) Với tính chất là một hoạt động dịch vụ quyền của các bên này sẽ tương ứng với trchas nhiệm của bên kia khi sủ dụng dịch vụ logis. Nếu không có thỏa thuận khác khách hàng được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; - Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nh
Luận văn liên quan