Dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là những yếu tố tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các thương nhân trên thị trường. Tùy thuộc vào đối tượng, thời gian giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ mà thương nhân có thể lựa chọn dịch vụ thương mại và những hình thức trung gian thương mại để giao dịch cho phù hợp. Vậy dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là gì? Nó được biểu hiện như thế nào?
17 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại - Lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI
Dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là những yếu tố tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các thương nhân trên thị trường. Tùy thuộc vào đối tượng, thời gian giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ mà thương nhân có thể lựa chọn dịch vụ thương mại và những hình thức trung gian thương mại để giao dịch cho phù hợp. Vậy dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là gì? Nó được biểu hiện như thế nào?
NỘI DUNG
I. Dịch vụ thương mại.
1. Mối quan hệ giữa dịch vụ thương mại và các hoạt động thương mại khác.
Theo khoản 1 Điều 3 LTM: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Và theo các hiệp định trong khuôn khổ WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA), các hoạt động thương mại được chia thành 4 nhóm là: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động đầu tư có tính chất thương mại. Theo đó, thương mại hàng hóa có nội dung không chỉ giới hạn ở mua bán hàng hóa. Ngoài mua bán hàng hóa là nội dung chủ yếu, thương mại hàng hóa theo các hiệp định này còn bao gồm các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa, các dịch vụ thuộc phạm vi thương mại hàng hóa được nhắc đến như: vận tải, phân phối, lưu kho, hội chợ, triển lãm…
Từ các khái niệm trên, ta có thể xác định được vị trí của dịch vụ thương mại trong phạm vi các hoạt động thương mại như sau:
2. Khái niệm dịch vụ thương mại.
Nếu như tìm hiểu khái niệm “dịch vụ thương mại” theo hướng bóc tách và kết hợp việc tìm hiểu khái niệm “thương mại” và “dịch vụ” ta có thể thấy như sau:
Về khái niệm thương mại: Theo quy định của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (được UNCITRAL – Uỷ ban Liên hợp quốc tế Luật thương mại quốc tế thông qua ngày 21/6/1985), những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở: giao dịch thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ; hợp đồng phân phối; đại diện hoặc đại lí thương mại; sản xuất; cho thuê; xây dựng công trình; tư vấn; thiết kế kĩ thuật; li – xăng; đầu tư, cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; hợp đồng khai thác hoặc đặc nhượng; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc hợp tác thương mại; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Có thể thấy khái niệm thương mại có phạm vi rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau,
Khái niệm dịch vụ: là một loại sản phẩm kinh tế biểu hiện dưới dạng công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, kỹ năng tổ chức và thương mại. Nói cách khác, dịch vụ là hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không cầm nắm được. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp hơn trong tình huống này thì dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.
Như vậy, có thể khái quát khái niệm dịch vụ thương mại là các giao dịch thương mại, bao gồm các hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh và sản phẩm của nó được kết tinh lại là sản phẩm vô hình, không cầm nắm được.
Tuy nhiên, nếu hiểu khái niệm “dịch vụ thương mại” trong mối quan hệ với các hoạt động thương mại thì “dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa”. Có thể nói đây là các hiểu khá phổ biến trong pháp luật các nước hiện nay. Ta biết rằng: Mua bán hàng hoá: được định nghĩa tại khoản 3 Điều 8 Luật Thương Mại 2005 (LTM) là: “hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận”. Theo đó, dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với quá trình giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa, nhận thanh toán của bên bán và nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu theo thỏa thuận của bên mua.
3. Một vài đặc trưng của dịch vụ thương mại.
Dịch vụ thương mại là một khía cạnh trong thương mại hàng hóa, vì vậy nó mang đầy đủ những nét đặc trưng của thương mại hàng hóa.
Dịch vụ thương mại cũng như các giao dịch thương mại hàng hóa gắn liền với đối tượng của giao dịch là hàng hóa – các sản phẩm hữu hình. Hàng hóa là đối tượng của dịch vụ thương mại là những hàng hóa mà luật thương mại có quy định. Theo khoản 2 Điều 3 LTM quy định: “Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lại; b) Những vật gắn liền với đất đai”.
Về chủ thể, chủ thể của dịch vụ thương mại nói riêng và các hoạt động thương mại khác nói chung chủ yếu là thương nhân.
Về hình thức, các giao dịch dịch vụ thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản, hành vi hoặc các hình thức pháp lý khác do pháp luật quy định.
Ngoài những đặc điểm của thương mại hàng hóa nói chung như trên, dịch vụ thương mại còn mang những đặc điểm nhất định của các hoạt động dịch vụ. Dịch vụ thương mại là một loại sản phẩm vô hình, không thể sở hữu cũng như chuyển quyền sở hữu. Dịch vụ thương mại có tính quá trình, không tiêu chuẩn hóa được và không đồng nhất; nó còn mang tính liên hoàn, kết hợp từ sản xuất, cung cấp và sử dụng dịch vụ; không cần nắm được, không lưu kho, lưu bãi được.
4. Một số dịch vụ thương mại theo quy định của Luật thương mại.
Dịch vụ thương mại là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Với những đặc điểm của dịch vụ thương mại như trên, ta có thể khái quát một số dịch vụ thương mại cơ bản theo quy định của Luật thương mại 2005 như sau:
Thứ nhất, hoạt động cung ứng dịch vụ. Theo khoản 9 Điều 3 LTM: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Theo đó, cung ứng dịch vụ bao gồm 2 bên chủ thể, mỗi bên có thể có sự tham gia của 1 hay nhiều thương nhân với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ, hình thức có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi. Như vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ) hay cung ứng dịch vụ là một loại dịch vụ thương mại.
Thứ hai, dịch vụ xúc tiến thương mại. Khoản 10 Điều 3 LTM quy định: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Từ khái niệm xúc tiến thương mại ta có thể khái quát “dịch vụ xúc tiến thương mại là hoạt động kinh doanh, theo đó, thương nhân thực hiện một hoặc một số hành vi nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân khác kiếm lời”. Ví dụ như thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ hội chợ triển lãm… Dịch vụ xúc tiến thương mại được coi là một loại dịch vụ thương mại và nó có khả năng mang lại lợi nhuận cho người kinh doanh nó.
Thứ ba, dịch vụ trung gian thương mại “là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại” (khoản 11 Điều 3 LTM). Dịch vụ trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại (nhằm mục tiêu lợi nhuận) do một chủ thể trung gian thực hiện. Do đó, nó cũng mang những bản chất pháp lý của cung ứng dịch vụ. Hơn nữa, nó là hoạt động dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Theo đó, dịch vụ trung gian thương mại là một loại dịch vụ thương mại.
Ngoài ra, dịch vụ thương mại còn bao gồm các hoạt động như: vận chuyển, giao nhận hàng hóa, giám định hàng hóa,…
II. Các hình thức trung gian thương mại.
1. Khái quát về dịch vụ trung gian thương mại.
1.1. Khái niệm dịch vụ trung gian thương mại.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 LTM: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”.
Theo đó, các dịch vụ trung gian thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Dịch vụ trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại. Vì vậy, hoạt động trung gian thương mại bao gồm ba bên: bên ủy quyền, bên thực hiện dịch vụ và bên thứ ba. Trong đó, bên thực hiện dịch vụ là người trung gian nhận sự ủy quyền của bên thuê dịch vụ và thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba đồng thời hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó.
Thứ hai, các chủ thể tham gia hoạt động trung gian thương mại cụ thể là: bên ủy nhiệm, bên thực hiện dịch vụ, bên thứ ba. Trong đó, bên thực hiện dịch vụ phải là thương nhân, có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Theo Điều 6 LTM, bên trung gian thương mại phải là thương nhân, đối với dịch vụ ủy thác mua bán hàng hòa và dịch vụ đại lý thương mại, thương nhân bên trung gian phải kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác (Điều 156). Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện giao dịch nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên ủy nhiệm.
Thứ ba, hoạt động dịch vụ trung gian thương mại song song tồn tại hai quan hệ: quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, quan hệ giữa bên được ủy nhiệm(hoặc bên ủy nhiệm) với người thứ ba. Các quan hệ dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức bằng văn bản là hình thức có giá trị pháp lý cao nhất, ngoài ra có thể bằng các hình thức khác có giá trị tương đương như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo pháp luật quy định.
1.2. Vai trò của việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại.
Việc thực hiện giao dịch thông qua bên trung gian là những thương nhân trung gian thường hiểu biết, nắm vững thị trường, pháp luật, tập quán địa phương, và có kinh nghiệm, là những điều kiện thuận lợi có khả năng thúc đẩy việc giao lưu, buôn bán, giữa các bên, hạn chế rủi ro xảy ra và có thể hạn chế chi phí cho bên thuê dịch vụ với những khâu trung gian khác. Hơn nữa, thương nhân trung gian là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, nhân viên thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp, vì vậy việc thực hiện giao dịch thông qua bên trung gian sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được nhiều chi phí để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại, đặc biệt là hình thức đại lý thương mại các nhà kinh doanh có thể hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ trên phạm vi rộng, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Hoạt động trung gian thương mại phát triển làm cho thị trường hàng hóa, dịch vụ sôi động hơn, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng lên, giao lưu buôn bán hàng hóa dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
2. Các hình thức trung gian thương mại
2.1. Đại diện cho thương nhân
Khái niệm:
Đại diện cho thương nhân là hình thức hoạt động trung gian thương mại phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và được pháp luật của hầu hết các nước ghi nhận. Theo LTM, “đại diện cho thương nhân là loại hoạt động thương mại theo đó, một bên (người) độc lập tham gia hoạt động kinh doanh, thường xuyên được uỷ quyền để thay mặt và nhân danh một bên khác (bên uỷ quyền) thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho bên đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”. Hiện nay về đại diện cho thương nhân có hai loại là đại diện cho thương nhân theo pháp luật và đại diện cho thương nhân theo ủy quyền.
Đặc điểm:
Thứ nhất, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện. Trong quan hệ này thì cả hai bên đều là thương nhân. Bên giao đại diện là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác, thay mình thực hiện hoạt động thương mại. Bên đại diện cho thương nhân cũng là một thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp. Khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba thì bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận về việc đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện
Thứ ba, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện. Khác với hợp đồng ủy quyền trong dân sự chỉ mang tính đền bù khi được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, hợp đồng đại diện cho thương nhân luôn mang tính chất đền bù.
2.2. Môi giới thương mại.
Khái niệm:
Điều 150 LTM 2005 quy định : “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian ( gọi là bên môi giới ) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ( gọi là bên được môi giới ) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Đặc điểm:
Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới. Trong đó, bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới; bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Khi sử dụng dịch vụ này, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau.
Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, chẳng hạn như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau...
Phạm vi của môi giới thương mại theo LTM 2005 được mở rộng chứ không bị bó hẹp như trong LTM 1997. Nó bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, …
Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới. Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau. LTM 2005 không quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng môi giới, nhưng xuất phát từ bản chất của quan hệ môi giới và để hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới, khi giao kết hợp đồng này các bên có thể thỏa thuận những điều khoản về nội dung cụ thể ,mức thù lao, thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới.
2.3. Ủy thác mua bán hàng hóa.
Khái niệm:
Theo Điều 155 LTM: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác”.
Đặc điểm:
Về chủ thể, quan hệ ủy thác mua bán được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau (Điều 161 LTM năm 2005). Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động mua, bán hàng hóa theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy thác để lấy thù lao. Trong giao dịch với người thứ ba, bên nhận ủy thác nhân danh chính mình và sẽ phải gánh gánh chịu những hậu quả pháp lý từ những hành vi của họ chứ không phải từ bên ủy thác.
Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm việc giao kêt, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bê nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác.
Việc ủy thác mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đó phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức các có giá trị pháp lý tương đương.
2.4. Đại lý thương mại.
Khái niệm:
Theo Điều 166 LTM năm 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Đặc điểm:
Bản chất của đại lý mua bán hàng hóa là quan hệ mang tính chất dịch vụ thương mại thể hiện rõ thông qua hành vi mua hộ bán hộ hưởng thù lao.
Chủ thể của đại lý mua bán hàng hóa đều phải là thương nhân. Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý, nhận tiền mua hàng hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.
Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm; giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, sản phẩm cần phân phối trong quan hệ đại lý bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
Tư cách pháp lý trong giao dịch với người thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình, tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý.
Hình thức của hợp đồng đại lý phải bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Các hình thức đại lý:
Theo Điều 169 LTM năm 2005, đại lý bao gồm các hình thức sau: đại lý bao tiêu; đại lý độc quyền; tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định.
Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.
Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
Hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Các bên trong quan hệ đại lý có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng, đại lý đảm bảo thanh toán…
3. Những đặc trưng riêng biệt của các hình thức trung gian thương mại trong sự đối sánh với nhau.
Từ khái niệm và đặc điểm của từng hình thức trung gian thương mại như trên, ta có thể thấy được điểm khác biệt giữa các hình thức. Đó cũng là những nét đặc trưng riêng của từng hình thức trung gian thương mại nhìn trong sự đối sánh giữa các hình thức với nhau. Để thấy rõ điều này ta có bảng sau:
Tiêu chí
Đại diện cho thương nhân
Môi