Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi khu vực và trên toàn thế giới, xu thế toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế: các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng với nhau. Trong quá trình đó, doanh nghiệp nào thích ứng với cơ chế thị trường thì làm ăn có lãi và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không thích ứng được với cơ chế thị trường thì làm ăn thua lỗ, một khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp đó có thể lâm vào tình trạng phá sản. Đây cũng là một kết cục bình thường, một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được giải quyết thoả đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, người lao động và cho chính doanh nghiệp đó. Luật phá sản doanh nghiệp đã được thông qua và sửa đổi qui định rõ về điều kiện, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp và mới lạ ở nước ta. Hàng năm, theo thống kê của Toà án thì số lượng các vụ phá sản được Toà án thụ lý giải quyết rất ít.
Chính vì lý do đó mà việc yêu cầu tư vấn xung quanh việc phá sản doanh nghiệp rất ít, chủ yếu tư vấn là các vấn đề như:
- Dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
- Các thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia tố tụng phá sản.
- Tài sản phá sản và thứ tự thanh toán tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Từ các vấn đề cơ bản trên đây làm cơ sở cho chung ta tư vấn cho khách hàng liên quan đến các vấn đề về phá sản doanh nghiệp.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về luật phá sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi khu vực và trên toàn thế giới, xu thế toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội… Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế: các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng với nhau. Trong quá trình đó, doanh nghiệp nào thích ứng với cơ chế thị trường thì làm ăn có lãi và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không thích ứng được với cơ chế thị trường thì làm ăn thua lỗ, một khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp đó có thể lâm vào tình trạng phá sản. Đây cũng là một kết cục bình thường, một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được giải quyết thoả đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, người lao động và cho chính doanh nghiệp đó. Luật phá sản doanh nghiệp đã được thông qua và sửa đổi qui định rõ về điều kiện, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp và mới lạ ở nước ta. Hàng năm, theo thống kê của Toà án thì số lượng các vụ phá sản được Toà án thụ lý giải quyết rất ít.
Chính vì lý do đó mà việc yêu cầu tư vấn xung quanh việc phá sản doanh nghiệp rất ít, chủ yếu tư vấn là các vấn đề như:
- Dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
- Các thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia tố tụng phá sản.
- Tài sản phá sản và thứ tự thanh toán tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Từ các vấn đề cơ bản trên đây làm cơ sở cho chung ta tư vấn cho khách hàng liên quan đến các vấn đề về phá sản doanh nghiệp.
1. Một số điểm để nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Tại điều 2. Luật phá sản doanh nghiệp có quy định: "Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn".
Qua đây chúng ta có thể thấy dấu hiệu cơ bản đầu tiên để nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là:
+ Doanh nghiệp mất khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm đã đến hạn phải thanh toán. Dù đã bị các chủ nợ yêu cầu thanh toán.
+ Bản thân doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không được khôi phục được khả năng thanh toán nợ của mình. ở đây các biện pháp tài chính cần thiết đó có thể bao gồm: Huy động tiền bằng các hình thức khác nhau để cải thiện thay đổi tình hình tài chính, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để kinh doanh có lãi, đã tổ chức thương lượng, hoà giải với các chủ nợ để hoãn nợ, chậm trả nợ hoặc bảo lãnh nợ...
Ngoài các yếu tố trên đây để khẳng định doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay chưa, luật sư cần thiết phải xem xét kỹ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp bằng hàng loạt các xem xét cụ thể và đánh giá như:
- Xác định chính xác tổng giá nợ không có bảo đảm đã đến hạn thanh toán mà doanh nghiệp chưa thanh toán là bao nhiêu.
- Chủ nợ nào đã yêu cầu doanh nghiệp thanh toán, tổng số nợ đến hạn của các chủ nợ đó là bao nhiêu? (cần lưu ý: chỉ tính các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để phân biệt nợ cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp với nợ của doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, trách nhiệm lẫn)
Đồng thời trong quá trình này phải làm rõ tính hợp pháp và khả năng thanh toán khả năng thanh toán nợ, tức là: doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán nợ đến hạn, doanh nghiệp không thể thương lượng được với các chủ nợ thì có nghĩa: doanh nghiệp đã hoàn toàn lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này, toà án có thể ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2. Chủ thể và quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp thì chỉ có các đối tượng sau đây mới có quyền nộp đơn.
- Chủ nợ: Tại điều 7 - Luật phá sản doanh nghiệp thì chỉ có các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn đến toà án yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyền nộp đơn yêu cầu của các đối tượng này chỉ phát sinh từ ngày thứ 31, kể từ ngày chủ nợ gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán. Trong đơn yêu cầu của chủ nợ cần ghi rõ, đầy đủ các thông tin như: Tên, địa chỉ của người làm đơn: Tên; trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Kèm theo đó là: bản sao giấy đòi nợ, giấy tờ, tài liệu chứng minh cho các khoản nợ; các tài liệu để chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Đại diện người lao động:
Đó là đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi có 2 điều kiện thoả mãn:
- Doanh nghiệp đã không trả được lương người lao động trong ba tháng liên tiếp.
- Có nghị quyết của công đoàn hoặc biên bản cuộc họp của tập thể người lao động (ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) về việc yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Kèm theo đơn kiện, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động phải nộp các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu của mình như hợp đồng lao động (thoả ước lao động tập thể); bảng chấm công, bản nghiệm thu sản phẩm... Sau khi đại diện cho người lao động nộp đơn họ được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Doanh nghiệp mắc nợ:
Theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp thì đối tượng áp dụng của luật là các chủ thể kinh doanh được coi là doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khi phát hiện mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp phải nộp đơn đến toà án yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản.
Ngoài ba loại đối tượng được quyền nộp đơn nêu trên thì không có thêm bất cứ một cá nhân hoặc tổ chức nào có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc phá sản doanh nghiệp ngay cả toà án hay Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá san thì cũng chỉ được quyền thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ đại diện công đoàn biết để các đối tượng này nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đơn được nộp tại Toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, nơi doanh nghiệp mắc nợ đặt trụ sở chính. Dựa vào cơ quan trên chánh toà - Toà án kinh tế, Toà án nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, nếu thấy doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, song theo các quy định của mình thì luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam luôn coi trọng việc áp dụng các biện pháp cứu vãn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Toà án chỉ tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp bất đắc dĩ nhất. Các giải pháp tổ chức lại kinh doanh hoặc xây dựng phương án hoà giải có thể áp dụng trước khi Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (điều 6; điều 9), hoặc sau khi Toà đã ra quyết định mở thủ tục, doanh nghiệp mắc nợ vẫn có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để hoà giải với các chủ nợ.
Theo quy định của điều 20 - thẩm phán phải yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Phương án này phải được gửi lại cho thẩm phán trong thời hạn là 60 ngày, kể từ ngày thẩm phán yêu cầu.
Phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Đưa ra kiến nghị cụ thể như: hoãn nợ, xoá nợ, mua nợ, bảo lãnh và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp, cam kết của doanh nghiệp mắc nợ về thời hạn, mức và các phương thức thanh toán nợ.
- Các biện pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các biện pháp tìa chính cân đối, tổ chức lại bộ máy. Sắp xếp lại lao động (tăng hoặc giảm số lượng người lao động sao cho hợp lý nhất, tính khoa học và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh), cải tiến quản lý, đổi mới và hoàn thiện công nghệ nhằm tối đa hóa các lợi ích của doanh nghiệp hạn chế các lãng phí thất thoát không cần thiết. Từng biện pháp phải có thời hạn, kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, chính xác phù hợp với khả năng hiện có của doanh nghiệp.
Yêu cầu về vấn đề này là cả phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được lập thành văn bản và có chữ ký hợp pháp của người đại diện cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó phải được người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trình bày tại hội nghị chủ nợ.
Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải có mặt tại Hội nghị chủ nợ để trình bày các phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trả lời trực tiếp các vấn đề nêu ra tại hội nghị chủ nợ. Tại hội nghị chủ nợ được triệu tập lần đầu tiên, biên bản hòa giải hoàn thành có giá trị pháp lý khi quá nửa số đại diện chủ nợ cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm thông qua. Đối với hội nghị chủ nợ được triệu tập lại thì biên bản hoà giải thành có giá trị pháp lý khi được sự chấp thuận của số chủ nợ đại diện ít nhất 2/3 số nợ không có bảo đảm của các chủ nợ có mặt tại hội nghị chủ nợ.
Trong biên bản hoà giải thành phải ghi rõ các vấn đề đã được thoả thuận, phải có chữ ký của thẩm phán và các chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ, căn cứ vào biên bản hoà giải thành, thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp./.
Doanh nghiệp được tổ chức lại hoạt động kinh doanh trong thời hạn do hội nghị chủ nợ quyết định nhưng không quá 2 năm kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án hoà giải, nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện được các cam kết đặt ra, không có khiếu nại của các chủ nợ đến Toà thì đại diện của doanh nghiệp có quyền đề nghị thẩm phán đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được tăng đăng trong 3 số báo liên tiếp. Ngược lại, các chủ nợ có thể yêu cầu thẩm phán tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
3. Về tài sản phá sản và việc phân chia (thứ tự) tài sản phá sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Theo qui định tại Điều 36 - Luật phá sản doanh nghiệp, thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong (06) trường hợp.
Còn việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp do thẩm phán chỉ đạo xây dựng và đưa ra thảo luận tại hội nghị chủ nợ, thứ tự ưu tiên theo qui định tại điều 39. Các khoản nợ có bảo đảm được thanh toán theo một thủ tục riêng bằng cách xử tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản không đủ thanh toán thì các chủ nợ được tham gia vào việc chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác.
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp do thẩm phán ký và đóng dấu, được gửi cho các chủ nợ, doanh nghiệp phá sản, VKSND cùng cấp và quyết định này có thể bị khiếu nại hoặc bị kháng nghị tại toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Từ những nội dung trên đây của Luật phá sản doanh nghiệp ta thấy: Dường như pháp luật của chúng ta đã đi sâu và can thiệp quá mức cần thiết vào vấn đề của nội bộ các doanh nghiệp. Bởi lẽ, theo tôi - Pháp luật cần làm đúng chức năng của mình đó là: Tạo một hành lang pháp lý cần thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp được tự chủ trong quá trình hoạt động của mình. Bởi lẽ, vấn đề phá sản doanh nghiệp cũng như việc thành lập tổ chức lại giải thể doanh nghiệp, đó là việc bình thường diễn ra trong cơ chế thị trường.
Việc quy định vai trò cứng nhắc của Toà án trong vấn đề phá sản doanh nghiệp như: Việc quy định chính xác về mặt thời gian vai trò của thẩm phán trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là điều không cần thiết. Vì vậy việc của mỗi doanh nghiệp thì bản thân mỗi doanh nghiệp tự mình và độc lập về quyền quyết định xử lý các phương án kinh doanh tiếp tục hoặc phá sản sao cho vừa bảo đảm được quyền lợi cho các chủ nợ và bản thân mỗi doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản và trật tự do pháp luật đặt ra. Do vậy nên chăng, luật phá sản cần sửa đổi các quy định bất cập trên đây để các doanh nghiệp được toàn quyền tự quyết về vấn đề này, vừa đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp và tôn trọng các quy định của pháp luật ở góc độ quản lý vĩ mô tránh được các bất cập hiện nay đang diễn ra một cách phổ biến.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình luật kinh tế I Trường ĐHQL&KD Hà nội.
Luật doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành.
Luật phá sản doanh nghiệp và thực tiễn (Nguyễn Tuấn Hớn).
Thông tin cảnh báo Thương mại (NH Nông Nghiệp Thanh Xuân-HN).
Tạp chí thông tin và lý luận số
Báo phát triển kinh tế số
Tạp chí kinh tế và dự báo số
Mục lục
1. Một số điểm nhận biết doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 3
2. Chủ thể và quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 5
3. Về tài sản phá sản và việc phân chia (thứ tự) tài sản phá sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản 11
Tài liệu tham khảo 14