Nhượng quyền thương mại - Franchising - đã ra đời và phát triển trong hơn sáu thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ. Còn tại Việt Nam, dù đã manh nha hình thành cách đây gần chục năm, nhưng hiện nay nhượng quyền thương mại vẫn là phương thức kinh doanh hoàn toàn khá mới mẻ. Với việc chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề này càng phải được quan tâm nhiều hơn, nó đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan quản lý phải đưa ra được những quy định, chính sách để cho loại hình này phát triển phù hợp với thông lệ của quốc tế và phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đó pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về vấn đề nhượng quyền thương mại, qua bài niên luận này em xin đi sâu vào việc tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại.
41 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về nhượng quyền thương mại (Pháp luật về nhượng quyền thương mại), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhượng quyền thương mại - Franchising - đã ra đời và phát triển trong hơn sáu thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ. Còn tại Việt Nam, dù đã manh nha hình thành cách đây gần chục năm, nhưng hiện nay nhượng quyền thương mại vẫn là phương thức kinh doanh hoàn toàn khá mới mẻ. Với việc chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề này càng phải được quan tâm nhiều hơn, nó đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan quản lý phải đưa ra được những quy định, chính sách để cho loại hình này phát triển phù hợp với thông lệ của quốc tế và phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đó pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về vấn đề nhượng quyền thương mại, qua bài niên luận này em xin đi sâu vào việc tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại , đồng thời nghiên cứu một số nét cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại, kết hợp với việc xem xét thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Niên luận lấy phương pháp duy vật Mac- Lênin làm phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra niên luận còn sử dụng một số phương pháp khác không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp liệt kê…các phương pháp này được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
4. Cơ cấu của niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại
Chương 2: Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
1.1. Một số khái niệm trên thế giới
Khái niệm nhượng quyền của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association):
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệm nhượng quyền thương mại như sau:
"Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình".
Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU):
EC Khái niệm quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên.
Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhicô:
Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định:
"Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó."
Khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga:
Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau:
"Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,.."
Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những Khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.
1.2. Theo pháp luật Việt Nam
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005
“ Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1.Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2.Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
2. Đặc điểm
Theo như định nghĩa ở trên thì nhượng quyền thương mại có những đặc điểm sau:
- Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại gồm có bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại. Hai bên này đều phải là các thương nhân và có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau. Sau khi nhận quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên cơ sở sự cho phép của bên nhượng quyền thương mại để khai thác lợi ích cho chính mình.
- Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại có sự chuyển giao “ quyền thương mại” gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ đó là “ cách thức tổ chức kinh doanh… nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo” của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền.
- Bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại luôn tồn tại “ quyền kiểm soát và trợ giúp” rất gắn bó và mật thiết. Đây được coi là một đặc điểm nổi bật của nhượng quyền thương mại so với các hoạt động thương mại khác. Nhượng quyền thương mại thực chất là việc mở rộng mô hình kinh doanh đã thành công trên thị trường bằng cách chia sẻ quyền kinh doanh thương mại cho các thương nhân nhận quyền. Tuy nhiên việc mở rộng mô hình kinh doanh, bên nhượng quyền thương mại luôn phải đối mặt với nguy cơ giảm uy tín thương mại nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng cam kết. Điều này đòi hỏi bên nhượng quyền phải kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền, khiến bên nhận quyền phải tuân thủ chặt chẽ mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền, qua đó bảo vệ được thương hiệu của mình.
- Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ nhượng quyền thương mại chính là hợp đồng nhượng quyền thương mại, chính hợp đồng thương mại thể hiện việc thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoậc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Theo Điều 285 Luật Thương mại 2005 thì “ hợp đồng thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Tuy theo tiêu chí xem xét, người ta có thể chia ra làm nhiều loại hợp đồng nhượng quyền.
Căn cứ vào quy mô và tính phân quyền:
a) Hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ (Single franchise contract):
Là hợp đồng nhượng quyền cơ bản mà bên nhượng quyền ký với bên nhượng quyền, theo đó, bên nhận quyền được thành lập một đơn vị kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, và không được phép nhượng quyền lại.
b) Hợp đồng tái nhượng quyền (master franchise contract):
Là hợp đồng nhượng quyền mà bên nhận quyền được phép nhượng quyền lại thêm lần nữa trong phạm vi cho phép của bên nhượng quyền về số lần được tái nhượng quyền trong một khu vực, lãnh thổ nhất định. Theo hợp đồng này, bên nhận quyền ban đầu sẽ trở thành bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhượng quyền ban đầu vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc tái nhượng quyền của bên nhượng quyền thứ cấp.
c) Hợp đồng nhượng quyền khu vực (area franchise contract):
Theo hợp đồng này, bên nhận quyền sẽ được thành lập một số đơn vị kinh doanh trong một khu vực nhất định theo sự cho phép của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền không được phép tái nhượng quyền.
Căn cứ tính chất phân phối dịch vụ, hàng hóa:
a) Hợp đồng nhượng quyền kèm phân phối:
Theo đó, bên nhận quyền phải kinh doanh dịch vụ, hàng hóa do chính bên nhượng quyền cung cấp.
b) Hợp đồng nhượng quyền không kèm phân phối:
Theo đó, bên nhận quyền tự tổ chức sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo bí quyết, công nghệ do bên nhượng quyền chuyển giao. Hoặc, bên nhận quyền phải kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định thông qua hợp đồng nhượng quyền.
3. Bản chất
Trong thời gian trước đây ở Việt Nam nhượng quyền thương mại được coi như là một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và chịu sự điều chỉnh của luật về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên về bản chất nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ là hai hoạt động khác biệt. Nhượng quyền thương mại chính là việc nhượng quyền kinh doanh kèm theo đó là uy tín, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh cũng như các kiến thức, bí quyết kinh doanh dây truyền thiết bị công nghệ cho một thương nhân. Trên cơ sở đó thương nhân nhận quyền thương mại phát triển một cơ sở kinh doanh mới, một cơ sở có thể bán, sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nhất định hoặc cung cấp các dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức, phương thức phục vụ như thương nhân nhượng quyền và dưới thương hiệu của thương nhân nhượng quyền. Hay nói cách khác “nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên cùng một thương hiệu cho bên nhận quyền”. Ngược lại chuyển giao công nghệ thực chất là việc chuyển giao các kiến thức kỹ thuật từ người có kiến thức cho một người khác, trên cơ sở đó người nhận kiến thức khai thác các giá trị của công nghệ sản xuất ra hàng hóa sản phẩm theo ý kiến chủ quan của mình chứ không phải theo một khuôn mẫu, quy định nào từ phía bên chuyển giao công nghệ. Xuất phát từ sự khác biệt về bản chất đó, cho nên khi sử dụng các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ điều chỉnh việc nhượng quyền thương mại đã tạo ra một số vấn đề bất cập trong thực tiễn, nhận thức được những vấn đề bất cập đó, đồng thời để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và tiến trình hội nhập, Luật Thương mại 2005 đã chính thức bổ sung thêm một số hoạt động thương mại vào phạm vi điều chỉnh đó là nhượng quyền thương mại. Đây là chế định góp phần hoàn thiện pháp luật về thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại nói riêng. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại độc lập, có những nét đặc thù so với chuyển giao công nghệ.
Dưới góc độ kinh doanh, nó là một hình thức tiếp thị và phân phối hàng hóa, dịch vụ rất hiệu quả, theo đó, bên nhận quyền được cấp quyền kinh doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn, hệ thống, phương thức đã được bên nhượng quyền thiết lập với sự trợ giúp, huấn luyện và kiểm soát của bêm nhượng quyền. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền và phí bản quyền cho bên nhượng quyền.
4. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM)
Hoạt động NQTM ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới là một thực tế cho thấy đó là mô hình kinh doanh rất thành công và được các thương nhân lựa chọn. Đây là phương thức kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như thế giới.
4.1 Đối với bên nhượng quyền
Lợi ích đầu tiên mà bên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh NQTM là nhân rộng mô hình kinh doanh mà không cần bỏ ra nhiều chi phí. Đây là điều mà bất kì thương nhân nào cũng mong muốn bởi lẽ khi mô hình kinh doanh được nhân rộng đồng nghĩa với thương hiệu của mình sẽ mạnh lên, có chỗ đứng trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác. Đối với một thương nhân không kinh doanh theo mô hình NQTM thì điều này rất khó khăn bởi chủ thương hiệu sẽ phải tự bỏ ra các khoản chi phí để xây dựng hệ thống cửa hàng của mình, phải tìm hiểu phong tục tập quán địa phương nơi mình định đặt cửa hàng để có hướng kinh doanh phù hợp, phải tổ chức quản lí một cách đồng bộ hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Tuy nhiên với những thương nhân kinh doanh NQTM thì những vấn đề trên không còn là trở ngại, đây chính là lợi ích lớn nhất mà nên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh theo phương thức này.
Khi thực hiện NQTM bên nhượng quyền sẽ nhận được các khoản phí từ bên nhận quyền, các khoản phí này bao gồm phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng và các loại phí khác, đây là một nguồn thu rất lớn đối với bên nhượng quyền, thương hiệu càng mạnh thì các khoản phí này càng cao. Như vậy, ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình bên nhượng quyền còn được hưởng một khoản tiền lớn mà chỉ khi kinh doanh NQTM mới có, hay nói cách khác kinh doanh NQTM giúp bên nhượng quyền tăng doanh thu của mình một cách đáng kể.
Lợi ích tiếp theo mà bên nhượng quyền nhận được chính là việc tiết giảm các chi phí như phí quảng cáo, tiếp thị, các khoản chi mua nguyên liệu đặc thù. Đối với các nguyên liệu đặc thù bên nhận quyền phải mua với số lượng lớn để phân phối cho cả hệ thống cửa hàng nhượng quyền của mình, với số lượng lớn như vậy bên nhượng quyền sẽ mua được nguyên liệu với giá thấp hơn so với giá thông thường của hàng hóa đó. Các chi phí về quảng cáo, tiếp thị cũng được tiết giảm nhờ ưu thế chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí hàng tháng của bên nhận quyền.
4.2. Đối với bên nhận quyền
Theo con số thống kê ở Mỹ, trung bình chỉ có khoảng 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi đó con số này là 92% đối với các danh nghiệp kinh doanh NQTM . Điều đó cho thấy tỷ lệ thành công của mô hình kinh doanh này cao hơn nhiều so với các mô hình khác. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi bên nhận quyền sản xuất, phân phối hàng hoá và cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền – thường là những thương hiệu lớn và có sức cạnh tranh trên thị trường. Bên nhận quyền chỉ cần bỏ ra một khoản tiền và đáp ứng các điều kiện của bên nhượng quyền là có thể kinh doanh mà không phải tự xây dựng và phát triển thương hiệu. Đây có thể được coi là khoản đầu tư an toàn và khôn ngoan của bên nhận quyền vì khi kinh doanh dưới thương hiệu mạnh thì vấn đề hồi vốn và thu lợi nhuận chỉ trong thời gian ngắn. Một thí nghiệm nhỏ sau sẽ cho thấy sức mạnh của thương hiệu trên thị trường lớn như thế nào: Người ta bỏ bơ, lạc dở và rẻ tiền vào lọ của thương hiệu mạnh và bỏ bơ, lạc ngon, đắt tiền vào lọ chưa có thương hiệu gì cho người tiêu dùng ăn thử, kết quả là đa số mọi người cho rằng bơ lạc dở, rẻ tiền đựng trong lọ có thương hiệu nổi tiếng ngon hơn . Điều này chứng minh sức mạnh của thương hiệu trong quyết định mua hàng của khách hàng, hay nói cách khác, khi mua franchise của một sản phẩm đã có thương hiệu thì khá an tâm vì coi như họ đã chắc chắn có một lượng khách hàng nhất định.
Khi kinh doanh NQTM bên nhận quyền sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro trong kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bên nhượng quyền không chỉ trước trước mà cả sau khi cửa hàng nhượng quyền được khai trương về các vấn đề như quảng cáo, tiếp thị, đào tạo nhân viên. Mặt khác các thương hiệu được chuyển nhượng thường đã được bảo hộ sẵn, như vậy bên nhận quyền không phải mất phí bảo hộ (một khoản phí không nhỏ) như các thương nhân kinh doanh độc lập khác và cũng không lo bị khiếu kiện liên quan đến vấn đề bảo hộ. Không chỉ vậy, bên nhận quyền còn được học hỏi kinh nghiệm quản lý, được tiếp nhận các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến từ bên nhượng quyền. So với các thương nhân kinh doanh độc lập thì đây là những nguồn lợi rất lớn của thương nhân kinh doanh NQTM.
5. Phân biệt nhượng quyền thương mại và các hình thức kinh doanh khác
Luật Thương mại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 01/2006 đã giúp thiết lập một khung pháp lý rõ ràng hơn cho việc quản lý các hoạt động nhượng quyền. Sự phát triển nhanh chóng các công trình xây dựng phục vụ ngành bán lẻ tại các thành phố lớn cùng với sự kiện ngành bán lẻ Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao về tính hấp dẫn và tiềm năng phát triển đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Việt Nam có đầy đủ những điều kiện cần thiết để thu hút phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise): nền kinh tế phát triển cao và ổn định hơn 7%/năm, nền chính trị ổn định, cung cấp thị trường tiêu thụ “trẻ” hơn 84 triệu dân với mức thu nhập bình quân đầu người đang gia tăng nhanh, xuất hiện tầng lợp tiêu dùng trẻ có thu nhập khá-cao và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Trên thực tế, nhiều thương nhân khi muốn chọn lựa một mô hình kinh doanh phù hợp, đã nhầm lẫn nhượng quyền thương mại với các hình thức kinh doanh khác có một số đặc điểm tương đồng.Tuy nhiên nhượng quyền thương mại vẫn có những nét khác biệt như sau :
5.1. NQTM và lisence đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT)
Lisence đối tượng sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ (hoặc người được chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ chuyển giao độc quyền quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ ) chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ của mình cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác, qua đó bên chuyển giao lisence sở hữu trí tuệ thu được một khoản tiền.
Có thể thấy NQTM và lisence giống nhau ở điểm cả hai đều có hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ, tuy nhiên đây là hai hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác nhau, mà dựa vào một số tiêu chí sau ta có thể phân biệt chúng:
Thứ nhất, đối tượng hợp đồng NQTM rộng hơn so với hợp đồng lisence, ngoài các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nó còn gồm các đối tượng khác như phương pháp kinh doanh, chỉ dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật.
Thứ hai, bên nhận chuyển giao lisence ngoài việc sử dụng đối tượng SHTT của bên chuyển giao thì không còn mối quan hệ nào với chủ thể giao lisence. Ngược lại, trong hợp đồng NQTM mối quan hệ giữa các chủ thể rất chặt chẽ, bên nhận quyền phải tuân theo các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật do bên nhượng quyền đặt ra đồng thời phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đổi lại, bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ cho bên nhận quyền trong suốt thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ ba, về vấn đề phí: phí trong hợp đồng lisence là phí trả cho từng đối tượng lisence cụ thể, còn phí trong hợp đồng NQTM chính là khoản tiền trả cho việc sử dụng tổng hợp mọi quyền SHTT được giao bởi bên nhượng quyền.
Điểm khác biệt nữa là trong hợp đồng NQTM bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo những cách thức của bên nhượng quyền để sản xuất, kinh doanh. Nhưng với hợp đồng lisence bên nhận chuyển giao chỉ được quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh và không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên chuyển giao lisence sở hữu trí tuệ .
5.2. NQTM và chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền