Kể từ khi chính thức ra đời năm 2000 cho đến năm 2005, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về kết cấu hạ tầng theo thông lệ quốc tế và do đó, cần thiết phải thành lập một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ hoàn tất giao dịch chứng khoán của thị trường. Trong bối cảnh đó, vào giữa năm 2005, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã được thành lập theo Quyết định 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt nam thực hiện chức năng nhận ký gửi, lưu giữ chứng chỉ có giá, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; tổ chức vận hành hệ thống thanh toán chứng khoán quốc gia; thực hiện đăng ký chứng khoán của các công ty đại chúng, ghi nhận sở hữu chứng khoán và thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán; cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản là chứng khoán đang lưu giữ tại Trung tâm. Cho đến nay, qua hơn 6 năm hoạt động, Trung tâm lưu ký chứng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong thị trường chứng khoán. Do vậy, nhằm tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức và cách thức hoạt động của cơ quan này, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán, thực trạng và đề xuất” để nghiên cứu.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán, thực trạng và đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
MỞ BÀI
1
NỘI DUNG
1
Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán
1
Khái niệm Trung tâm lưu ký chứng khoán và sự hình thành Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
1
Điều kiện thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán
2
Hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán
3
Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của Trung tâm lưu ký chứng khoán
4
Quyền hạn và nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán
6
Thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán
7
Thực trạng và đề xuất pháp lý của nhóm
8
Những thành tựu đạt được
8
Hạn chế còn tồn tại
9
Đề xuất pháp lý của nhóm
10
KẾT LUẬN
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
MỞ BÀI
Kể từ khi chính thức ra đời năm 2000 cho đến năm 2005, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về kết cấu hạ tầng theo thông lệ quốc tế và do đó, cần thiết phải thành lập một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ hoàn tất giao dịch chứng khoán của thị trường. Trong bối cảnh đó, vào giữa năm 2005, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã được thành lập theo Quyết định 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt nam thực hiện chức năng nhận ký gửi, lưu giữ chứng chỉ có giá, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; tổ chức vận hành hệ thống thanh toán chứng khoán quốc gia; thực hiện đăng ký chứng khoán của các công ty đại chúng, ghi nhận sở hữu chứng khoán và thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán; cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản là chứng khoán đang lưu giữ tại Trung tâm. Cho đến nay, qua hơn 6 năm hoạt động, Trung tâm lưu ký chứng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong thị trường chứng khoán. Do vậy, nhằm tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức và cách thức hoạt động của cơ quan này, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán, thực trạng và đề xuất” để nghiên cứu.
NỘI DUNG
Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán
Khái niệm Trung tâm lưu ký chứng khoán và sự hình thành Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các công ty đại chúng phát hành chứng khoán bắt buộc phải thực hiện các hoạt động đó là: đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Trong pháp luật chứng khoán Việt Nam, các hoạt động trên được quy định lần lượt tại Điều 52, Điều 53 và Điều 55 Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 (sau đây viết tắt là LCK 2006). Dựa theo các quy định này, có thể thấy điểm đặc trưng cơ bản đó là hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đều phải thực hiện qua Trung tâm lưu ký chứng khoán (sau đây viết tắt là TTLKCK).
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về TTLKCK nhưng có thể hiểu TTLKCK là một hệ thống cơ sở hạ tầng trong thị trường chứng khoán, đảm nhiệm chức năng tổ chức quản lý điều hành hoạt động đăng ký, lưu lý, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc giao dịch mua bán chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu tổ chức thị trường chứng khoán, các chức năng đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán của thị trường được thực hiện bởi hai Trung tâm giao dịch chứng khoán là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội; tuy nhiên mô hình này không đạt hiệu quả cao và gây ra lãng phí về nguồn lực. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ nói riêng, ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 189/2005/QĐ-TTg thành lập TTLKCK độc lập, hỗ trợ cho hoạt động của cả thị trường chứng khoán. Việc thành lập TTLKCK trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ là hoàn toàn phù hợp với các đòi hỏi từ thực tiễn thị trường, đồng thời cũng phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như G30 (nhóm các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển), IOSCO (Tổ chức các Ủy ban chứng khoán quốc tế). Sự ra đời của TTLKCK đã thực sự giúp giảm thiểu chi phí, góp phần tích cực cho việc nâng cao năng lực xử lý của toàn thị trường nhờ tận dụng được lợi thế theo quy mô, chuyên môn hoá sâu hơn vào từng lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời phạm vi và chất lượng dịch vụ cung cấp cũng được nâng lên nhờ hoàn thiện các mặt tổ chức hoạt động và quản trị điều hành(1).
Điều kiện thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán
Sự tồn tại của TTLKCK là rất cần thiết đối với hoạt động của thị trường chứng khoán cho nên pháp luật chứng khoán đã quy định khá cụ thể về việc thành lập TTLKCK. Khoản 1 Điều 42 LCK 2006 quy định: “Trung tâm lưu ký chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này”.
Pháp luật quy định TTLKCK có thể tồn tại dưới hai mô hình: công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Trên thực tế hiện nay, TTLKCK Việt Nam đang tồn tại theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Nhà nước dựa trên Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Việc Nhà nước quyết định áp dụng mô hình này cho TTLKCK nhằm tạo sự chủ động lớn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng thời tạo sự an tâm cho nhà đầu tư khi hoạt động của thị trường chứng khoán chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả
Bên cạnh đó, với việc đòi hỏi TTLKCK tồn tại dưới dạng pháp nhân cũng đồng nghĩa với việc TTLKCK phải thỏa mãn những điều kiện luật định về việc hình thành pháp nhân được quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 sửa đổi bổ sung bao gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
- Nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Việc thành lập TTLKCK được Thủ tướng Chính phủ quyết định dựa theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính (khoản 2 Điều 42 LCK 2006). Theo Điều 2 Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg thì: “Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại trong nước, nước ngoài; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính…”. Hơn nữa, việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu của TTLKCK cũng thuộc phạm vi quyền hạn quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Điều 4 của Quyết định này cũng quy định về vốn hoạt động của TTLKCK bao gồm:
“1. Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng), bao gồm:
Vốn ngân sách nhà nước cấp cho trung tâm Lưu ký Chứng khoán chuyển giao;
Vốn ngân sách nhà nước bổ sung trong quá trình hoạt động
Vốn tự bổ sung từ lợi nhuân sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác
Các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật”.
Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với TTLKCK (Điều 8 Quyết định số 1393/QĐ-BTC ngày 4/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động của TTLKCK (Khoản 5 Điều 42 LCK 2006)
Hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán
Theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 42 LCK 2006 thì: “Trung tâm lưu ký chứng khoán có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán” và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán phải tuân thủ quy định của LCK và Điều lệ TTLKCK. Trong LCK 2006, Điều lệ của TTLKCK chỉ được quy định khái quát tại Điều 44 cho nên ngày 4/6/2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 1393/QĐ-BTC về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của TTLKCK.
Dựa trên các quy định hiện hành, TTLKCK có những hoạt động cơ bản sau đây:
- Chấp thuận, tạm đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên lưu ký, thành viên mở tài khoản trực tiếp theo quy định pháp luật và Điều lệ
- Ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp nhận
- Đăng ký, lưu ký chứng khoán phát hành ra công chúng, chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch; bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đại lí chuyển nhượng đối với các loại chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; các chứng khoán phát hành ra công chúng và thực hiện các quyền liên quan đến người sở hữu chứng khoán theo ủy quyền của tổ chức phát hành.
- Các dịch cụ khác hỗ trợ cho việc giao dịch chứng khoán
- Đăng ký giao dịch đảm bảo đối với chứng khoán đã được lưu ký tập trung tại Trung tâm
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng tại Trung tâm sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
- Quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán để hỗ trợ kịp thời cho thành viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Thu các khoản phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện giám sát các hoạt động của thành viên lưu ký, nhân viên nghiệp vụ của thành viên lưu ký trong quy trình nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; phát hiện và kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các vi phạm theo chế độ quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán, quản lí, sử dụng viên chức thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Thực hiện các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, TTLKCK còn phải đảm nhận them một số nhiệm vụ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giao như: tham gia xây dựng các đề án phát triển ngành, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán, cấp mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài…(2)
Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của Trung tâm lưu ký chứng khoán
Trong LCK 2006, cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của TTLKCK chỉ được quy định một cách khái quát tại Điều 43. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi TTLKCK trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, Quyết định số 1393/QĐ-BTC đã quy định khá rõ ràng, cụ thể về bộ máy quản lý của TTLKCK Việt Nam tại Chương III. Theo đó, có thể xác định mô hình quản trị và điều hành của TTLKCK như sau:
Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại TTLKCK, quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của TTLKCK trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khoản 1 Điều 14 Quyết định số 1393/QĐ-BTC). Hội đồng quản trị là bao gồm năm (5) thành viên với nhiệm kỳ ba (3) năm, do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 17 Quyết định số 1393/QĐ-BTC). Các thành viên của Hội đồng quản trị đòi hỏi phải đạt được những tiêu chuẩn do pháp luật quy định tại Điều 16 của Quyết định này. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định khá cụ thể tại Điều 15.
Bên cạnh Hội đồng quản trị là Ban kiểm soát với chức năng giúp Hội đồng quản trị thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động của TTLKCK; trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ Trung tâm, quyết định của Hội đồng quản trị. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của Ban Kiểm soát được quy địn cụ thể tại Điều 24 Quyết định số 1393/QĐ-BTC. Ban Kiểm soát do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gồm ba (3) thành viên với nhiệm kỳ ba (3) năm (Điều 22 Quyết định số 1393/QĐ-BTC). Thành viên Ban kiểm soát phải đạt được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 23 Quyết định này.
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của TTLKCK đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị; thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động của TTLKCK theo mục tiêu, kế hoạch và các quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ của Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 25 Quyết định số 1393/QĐ-BTC). Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc được quy định tại khoản 3 Điều 25 Quyết định số 1393/QĐ-BTC. Bên cạnh Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc với nhiệm kỳ ba (3) năm và bộ máy giúp việc bao gồm các phòng ban chuyên môn: Phòng đăng ký chứng khoán, Phòng lưu ký chứng khoán, Phòng thanh toán và bù trừ chứng khoán và một số phòng ban khác.
Việc pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của TTLKCK nhằm mục đích phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban chuyên môn nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro có hiệu quả; đồng thời đảm bảo sự hỗ trợ hiệu quả đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, gắn kết hoạt động với các thị trường này.
Quyền hạn và nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán
Quyền của TTLKCK được quy định đồng thời tại Điều 45 LCK 2006 và tại Điều 11 Quyết định số 1393/QĐ-BTC bao gồm:
- Ban hành các quy chế nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
- Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên lưu ký của TTLKCK; giám sát việc tuân thủ quy định của thành viên lưu ký theo quy chế của TTLKCK.
- Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và dịch vụ khác có liên quan đến lưu ký chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng.
- Liên doanh, liên kết, góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác trong phạm vi chức năng của TTLKCK để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp thông tin nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán.
- Thu phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của TTLKCK
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ của TTLKCK nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng như hạn chế các rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư tại Điều 46 LCK 2006 và Điều 12 Quyết định số 1393/QĐ-BTC như sau:
- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của TTLKCK, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của TTLKCK.
- Xây dựng quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ cho từng nghiệp vụ.
- Quản lý tách biệt tài sản của khách hàng.
- Hoạt động vì lợi ích của người gửi chứng khoán hoặc người sở hữu chứng khoán. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của khách hàng, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Bảo mật các thông tin liên quan đến sở hữu chứng khoán của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Có biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu và lưu giữ các chứng từ gốc về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bù đắp các tổn thất cho khách hàng do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của nhân viên trong quá trình hoạt động. Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được trích lập từ các khoản thu nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
- Cung cấp danh sách người sở hữu chứng khoán theo yêu cầu của tổ chức phát hành có chứng khoán đăng ký tại TTLKCK.
- Nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính
Nếu TTLKCK thực hiện không đúng, không đủ quyền hạn của mình, có vi phạm xảy ra thì TTLKCK phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Đó có thể là trách nhiệm hành chính (quy định tại Nghị định của Chính phủ số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán); trách nhiệm hình sự (Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) hoặc trách nhiệm dân sự (về bồi thường thiệt hại…)
Thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể được cung cấp hoạt động lưu ký chứng khoán phải là thành viên của TTLKCK, bao gồm:
- Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được TTLKCK chấp thuận trở thành thành viên lưu ký (khoản 1 Điều 47 LCK 2006). Điều kiện đăng ký hoạt động chứng khoán và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký được quy định tại các Điều 48, 49 và 50 LCK 2006. Hiện nay, TTLKCK Việt Nam đang có 113 thành viên lưu ký (3).
- Thành viên mở tài khoản trực tiếp bao gồm:
+ Ngân hàng Nhà nước.
+ Kho bạc Nhà nước.
+ Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.
+ Các tổ chức tín dụng (trừ các ngân hàng thương mại là thành viên lưu ký), các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường trái phiếu do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức.
+ Trung tâm lưu ký các nước
+ Các đối tượng khác theo quyết định của TTLKCK phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thành viên mở tài khoản trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản để lưu ký chứng khoán là các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của chính Ngân hàng Nhà nước và các khách hàng lưu ký của Ngân hàng Nhà nước nhằm phục vụ cho mục đích giao dịch trên thị trường tiền tệ. Các thành viên mở tài khoản trực tiếp là Kho bạc Nhà nước, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường trái phiếu do Sở giao dịch chứng khoán mở tài khoản để lưu ký các chứng khoán thuộc sở hữu của chính mình và được sử dụng dịch vụ lưu ký, đăng ký, bù trừ và thanh toán của TTLKCK.
2. Thực trạng và đề xuất pháp lý của nhóm
2.1. Những thành tựu đạt được
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động đến nay, TTLKCK đã góp phần tích cực vào quá trình vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Những thành tựu mà TTLKCK đã đem lại là không thể chối cãi.
Với tư cách là tổ chức duy nhất tại Việt nam thực hiện chức năng nhận ký gửi lưu giữ chứng chỉ có giá, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; thực hiện đăng ký chứng khoán; tính đến năm 2011 số lượng chứng khoán đăng ký tại TTLKCK là 913 cổ phiếu và 502 loại trái phiếu. Tổng giá trị chứng khoán lưu ký tại TTLKCK đạt trên 480 ngàn tỷ đồng. Giá trị thanh toán giao dịch chứng khoán bình quân hàng năm qua TTLKCK Việt Nam đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng, số lượng thực hiện quyền bình quân hàng năm đạt 1.380 đợt(4).
TTKLCK Việt Nam đặc biệt chú trọng việc thiết lập các cơ chế quản lý rủi ro, tuân thủ các quy trình xử lý nội bộ. Bên cạnh đó, để tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả, TTLKCK VN áp dụng phần mềm công nghệ thông tin mới cho phép quản lý thông tin sở hữu chứng khoán đến cấp từng nhà đầu tư thay vì ở cấp tài khoản tổng của các khách hàng tại thành viên như trước đó. Đặc biệt, Ngày 31/5/2010, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống phần mềm lưu ký mới có khả năng giám sát chi tiết đến từng tài khoản, từ đó có thể phát hiện ngay lập tức hiện tượng bán trước T+ 14(5).
Mọi hoạt động nghiệp vụ của TTLKCK Việt Nam đều hướng tới mục tiêu an toàn, bảo mật, chuyên nghiệp, hiệu quả. Để đảm bảo sự an toàn tối đa trong hoạt động và bảo vệ an toàn và bảo mật tài sản của nhà đầu tư, không những chú trọng phát triển nghiệp vụ, TTLKCK Việt Nam còn đẩy