Đề tài Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số, với trên 10,5 triệu người. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Nhìn lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay, chúng ta thấy những khó khăn chồng chất mà đồng bào đang phải gánh chịu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra: Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém [24, tr.31]. Hội nghị cũng nhận định một cách cụ thể: Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và các dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do còn diễn biến phức tạp. Một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng còn rất thấp kém. Ở nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao hơn so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng. [24, tr.31-32]. Để khắc phục hạn chế, yếu kém, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, ngoài việc phải khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, đồng thời phải tập trung phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực mang tính trực tiếp và quyết định. Phụ nữ DTTS chiếm hơn 1/2 dân số, là nguồn lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở những khu vực này.

doc107 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan lan1.doc
  • docbia.doc
Luận văn liên quan