Tích cực hoá việc dạy học đang là xu hướng cần phải phổ cập rộng rãi trong đổi mới PPDH hiện nay. Nó là hệ quả trực tiếp của sự phát triển KHKT, đồng thời, do mục tiêu đào tạo con người mới có năng lực hành động cao hơn.
Ở nước ta, từ những năm 1980 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học như "Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo", "Học đi đôi với hành", "lấy học sinh làm trung tâm" hay "Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học". Tuy nhiên, tình trạng thầy giảng - trò ghi, thầy nói - trò nghe, lấy giáo viên làm trung tâm biến học sinh thành một thực thể thụ động vẫn còn đang phổ biến. Nếu trước đây nội dung các bài giảng sinh học thực chất là một bản ghi tóm tắt những điểm chính trình bày trong SGK và kết thúc là một số câu hỏi và bài tập về nhà cũng lại rút ra từ SGK thì hậu quả là khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh rất hạn chế. Từ khâu đặt mục tiêu bài giảng đến kiểm tra đánh giá, giáo viên đã không chú ý đến phát huy tự lực của học sinh, không biết lựa chọn nội dung thích hợp (dạy cái gì) và lựa chọn phương pháp thích hợp (dạy thế nào). Nếp dạy, nếp học bấy lâu nay đã thành thói quen, là lực cản đối với các phương pháp tích cực, làm hạn chế chất lượng dạy học. Với xu thế chung của các nhà giáo dục thế giới là dạy học lấy học sinh làm trung tâm (thầy thiết kế - trò thi công), biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động, ngành giáo dục nước ta đã và đang đổi mới nội dung SGK và phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Trong chương trình sinh học nói chung và sinh thái học lớp 11 nói riêng, rất nhiều kiến thức mới, nhiều khái niệm, nhiều quy luật mà thời gian trên lớp hạn chế, giáo viên sẽ khó khăn trong việc dạy học theo phương pháp truyền thống, mặt khác học sinh cũng không thể tiếp tục được một mở hỗn độn các kiến thức. Việc giáo câu hỏi để học sinh tự lực nghiên cứu SGK ở nhà, đến lớp kết hợp với việc giáo dục tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhanh hơn. Bởi vậy, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: "Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới".
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tích cực hoá việc dạy học đang là xu hướng cần phải phổ cập rộng rãi trong đổi mới PPDH hiện nay. Nó là hệ quả trực tiếp của sự phát triển KHKT, đồng thời, do mục tiêu đào tạo con người mới có năng lực hành động cao hơn.
Ở nước ta, từ những năm 1980 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học như "Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo", "Học đi đôi với hành", "lấy học sinh làm trung tâm" hay "Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học"... Tuy nhiên, tình trạng thầy giảng - trò ghi, thầy nói - trò nghe, lấy giáo viên làm trung tâm biến học sinh thành một thực thể thụ động vẫn còn đang phổ biến. Nếu trước đây nội dung các bài giảng sinh học thực chất là một bản ghi tóm tắt những điểm chính trình bày trong SGK và kết thúc là một số câu hỏi và bài tập về nhà cũng lại rút ra từ SGK thì hậu quả là khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh rất hạn chế. Từ khâu đặt mục tiêu bài giảng đến kiểm tra đánh giá, giáo viên đã không chú ý đến phát huy tự lực của học sinh, không biết lựa chọn nội dung thích hợp (dạy cái gì) và lựa chọn phương pháp thích hợp (dạy thế nào). Nếp dạy, nếp học bấy lâu nay đã thành thói quen, là lực cản đối với các phương pháp tích cực, làm hạn chế chất lượng dạy học. Với xu thế chung của các nhà giáo dục thế giới là dạy học lấy học sinh làm trung tâm (thầy thiết kế - trò thi công), biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động, ngành giáo dục nước ta đã và đang đổi mới nội dung SGK và phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Trong chương trình sinh học nói chung và sinh thái học lớp 11 nói riêng, rất nhiều kiến thức mới, nhiều khái niệm, nhiều quy luật mà thời gian trên lớp hạn chế, giáo viên sẽ khó khăn trong việc dạy học theo phương pháp truyền thống, mặt khác học sinh cũng không thể tiếp tục được một mở hỗn độn các kiến thức. Việc giáo câu hỏi để học sinh tự lực nghiên cứu SGK ở nhà, đến lớp kết hợp với việc giáo dục tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhanh hơn. Bởi vậy, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: "Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới".
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Vai trò của SGK và việc sử dụng SGK:
SGK là tài liệu rất quan trọng để cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Tuy nó là nguồn tri thức quan trọng, nhưng thực tế dạy học lâu nay cho thấy nhiều giáo viên đã không khai thác được tiềm năng đó. Điều đó dẫn tới việc nhiều học sinh chưa biết sử dụng SGK, chỉ học theo bài ghi tóm tắt trên lớp, hoặc chỉ học thuộc lòng bài trong sách.
Để sử dụng SGK có hiệu quả, giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lý, luôn luôn kết hợp với sách trong bài giảng. Một phương pháp tích cực là giáo viên có thể ra hệ thống các câu hỏi theo nội dung sách trước khi giảng bài mới yêu cầu học sinh tự nghiên cứu tìm lời giải đáp. Bằng cách này, học sinh hiểu hiểu sâu thêm kiến thức, tập luyện được phương pháp tự học theo sách. Học sinh nghiên cứu trước các câu hỏi bài tập ở nhà, trên lớp giáo viên tổ chức trao đổi, tranh luận, từ đó học sinh đi đến kiến thức mới.
Với tư cách là phương tiện hỗ trợ đắc lực khi dạy học trên lớp, SGK là nguồn thông báo bổ sung, là công cụ để giáo viên tổ chức giải quyết những vấn đề có tính khái quát cao, mới mẻ đối với học sinh mà nếu chỉ ghi nhớ những gì trình bày trên lớp thì không đạt được. Trong trường hợp này những gì in trong sách chỉ là tài liệu cốt lõi, cơ bản mà cần được sự gia công theo định hướng của thầy. Đây là hình thức hỗ trợ thường gặp nhất, và cho hiệu quả cao nhất trong việc hướng dẫn công tác độc lập của học sinh với SGK.
Như vậy, SGK không chỉ là công cụ của trò mà là cả của thầy, không chỉ sử dụng ở nhà mà còn được sử dụng đắc lực trên lớp, không chỉ để ôn tài liệu đã học mà còn để tiếp thu tri thức mới.
2. Sử dụng câu hỏi nhằm tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
Những điểm sau đây còn được chú ý về mặt kỹ thuật:
- Đặt câu hỏi cho khớp với những điểm chính trong nội dung bài học.
Sau khi đã xác định được những trọng tâm của bài, cần bố trí những câu hỏi vào đúng các phần trọng tâm đó để học sinh lĩnh hội bằng tư duy tích cực.
- Chú ý tới tỉ lệ câu hỏi loại sự kiện và loại câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức. Ở nước ta, tỉ lệ các câu hỏi kích thích tư duy còn rất thấp. Cần phấn đấu nâng dần tỉ lệ này, nhất là ở các lớp trên và khi học sinh đã quen với các phương pháp tích cực.
- Cần quan tâm đến tình trạng logic của các câu hỏi, ở giai đoạn đầu có thể bố trí các câu hỏi loại sự kiện trước, tiếp đến là những câu hỏi có yêu cầu nâng cao dần về năng lực nhận thức. Như vậy, bài học dễ thành công hơn, nhất là khi học sinh chưa quen hoạt động theo phương pháp tích cực.
3. Một tiết dạy có sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập để tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới phần sinh thái học lớp 12.
BÀI 37 -CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
3.1. Hệ thống câu hỏi bài tập
* Tỉ lệ giới tính
1a. Điền tiếp vào cột bên phải bảng 37.1 SGK về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính.
1b. Từ bảng 37.1 cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
1c. Tại sao người ta loại bỏ ra khỏi đàn linh dương ở Châu Phi một số lượng lớn cá thể đực mà vẫn duy trì và phát triển được số lượng của loài?
1d. Sự hiểu biết về tỷ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
1e. Ý nghĩa của tỷ lệ giới tính đối với quần thể?
* Nhóm tuổi:
2a. Quan sát hình 37.1 SGK, kết hợp với kiến thức đã học trong Sinh học 9 hãy điền tên cho 3 dạng tháp tuổi: A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
2b. Quan sát hình 37.2 SGK và cho biết mức độ đánh bắt ở các quần thể A, B, C. Từ đó cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhóm tuổi?
* Sự phân bố cá thể của quần thể:
3. Phân tích hình 37.3 SGK, mô tả các kiểu phân bổ cá thể của quần thể? Cho biết ý nghĩa sinh thái của từng kiểu phân bố?
* Mật độ cá thể của quần thể:
4a. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
4b. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
4c. Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho ví dụ?
3.2. Giáo án lên lớp:
* Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh phải:
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
- Phân biệt các nhóm tuổi, các dạng tháp tuổi, vận dụng kiến thức về nhóm tuổi trong khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Trình bày được đặc điểm và ý nghĩa của các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
- Giải thích được sự ảnh hưởng của mật độ cá thể đến khả năng sinh sản và tỉ lệ tử vong.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, công tác độc lập của học sinh với SGK.
- Có ý thức tự giác học tập, chủ động tích cực vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ thiên nhiên, phát triển sản xuất.
* Phương tiện dạy học:
H37.1 -> 37.3 và bảng 37.1 - 37.2 SGK.
* Tiến trình bài giảng:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể?
B. Bài mới:
Mở bài: Quần thể sinh vật có những dấu hiệu đặc trưng nào? Việc tìm hiểu các dấu hiệu đó có ý nghĩa gì trong đời sống và sản xuất? Đó là nội dung của bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV hỏi: Tỉ lệ giới tính là gì? - HS đọc SGK để trả lời.
- GV: Dùng câu hỏi 1 (BT ở nhà)
- GV gọi 1HS trả lời câu 1a: điền tiếp nội dung vào bảng 37.1 SGK.
- GV nhận xét, bổ sung
I- Tỉ lệ giới tính:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
Bảng 37.1. Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật
Tỉ lệ giới tính
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60
...
- Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực.
- Với loài kiến nâu nếu đẻ trứng ở dưới 200C thì trứng nở toàn con cái, nếu đẻ trứng ở trên 200C thì trứng nở toàn con đực
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống (nhiệt độ)
- Gà, hươu, nai: số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2, 3, đôi khi tới 10 lần
- Do tập tính đa thê ở động vật
- Muỗi đực sống tập trung ở 1 nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái
- Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lý và tập tính của con đực và con cái - muỗi đực không hút máu như muỗi cái, muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp các nơi tìm động vật để hút máu.
- Ở cây thiên nam tinh, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa cái, rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.
- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích luỹ trong cơ thể.
- GV nêu câu hỏi 1b: Từ bảng 37.1 cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
- HS: điều kiện môi trường, mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lý và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh dưỡng.
- GV nêu câu hỏi 1c: Tại sao người ta loại bỏ ra khỏi đàn linh dương ở Châu Phi một số lượng lớn cá thể đực mà vẫn duy trì và phát triển được số lượng của loài?
- HS: Lúng túng
- GV gợi ý: linh dương là loài đa thê (giống gà, hươu, nai).
- GV nêu câu hỏi 1d: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
- HS: Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán tỉ lệ đực cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.
- GV bổ sung: Với các đàn gà, hươu, nai... người ta có thể khai thác số lượng lớn cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn. Hiện nay một số khu vực bảo vệ ở Châu Âu chỉ có hươu đực là được phép săn bắt, thế nhưng đàn hươu vẫn phát triển mạnh gây hại đến thảm TV.
- GV nêu câu hỏi 1e: Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính đối với quần thể?
- HS: Đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
- GV: dùng câu hỏi 2 (BT ở nhà)
- HS: điền tên cho 3 dạng hình tháp tuổi và các nhóm tuổi ở hình 37.1 SGK:
+ A: Dạng phát triển
+ B: Dạng ổn định
+ C: Dạng giảm sút
+ Dưới cùng: Nhóm tuổi trước sinh sản
+ Giữa: Nhóm tuổi sinh sản
+ Trên cùng: Nhóm tuổi sau sinh sản
- HS nêu được ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, có vai trò làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
+ Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của cá cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: Không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- GV lưu ý HS: Cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện bất lợi, các cá thể non và già chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. Ngược lại trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, con non lớn lên nhanh chóng, kích thước quần thể tăng lên.
- GV giải thích 3 dạng tháp tuổi
+Dạng phát triển: đáy rộng chứng tỏ tỉ lệ sinh cao.
+ Dạng ổn định: Đáy rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng, chứng tỏ tỉ lệ sinh không cao chỉ đủ bù đắp cho tỉ lệ tử vong.
+ Dạng giảm sút: Đáy hẹp, nhóm tuổi trung bình lớn hơn nhóm tuổi thấp, chứng tỏ yếu tố bổ sung yếu, quần thể có thể đi tới chỗ diệt vong.
- GV: câu hỏi 2b. Cho biết các mức độ đánh bắt ở các quần thể A, B, C ở hình 37.2 SGK.
- HS: A) Quần thể bị đánh bắt ít
B) QT bị đánh bắt ở mức độ vừa phải
C) QT bị đánh bắt quá mức.
- Từ đó, HS nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhóm tuổi.
- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào từng loài, thay đổi trong từng thời gian và điều kiện sống...
- Hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
- Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể -> tồn tại của quần thể.
II. Nhóm tuổi:
- Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi theo loài và phụ thuộc vào điều kiện sống.
- Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên sinh vật -> đảm bảo sự phát triển bền vững.
- GV: Câu hỏi 3 (BT ở nhà)
- HS: + Phân bố theo nhóm: các cá thể tập trung theo từng nhóm -> giúp các cá thể hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm.
+ Phân bố đồng đều: các cá thể phân bố đồng đều trong không gian -> giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể.
+ Phân bố ngẫu nhiên: Dạng trung gian của kiểu phân bổ trên -> tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
- GV hỏi: thế nào là mật độ cá thể của quần thể?
- HS đọc SGK để trả lời.
- GV yêu cầu HS tự nêu VD.
- GV: câu hỏi 4a. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
- HS: ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
- GV giải thích 2 trường hợp: Khi mật độ tăng quá cao và khi mật độ giảm.
- GV: câu hỏi 4b. Điều gì sẽ xảy ra đối với quần thể cá quả nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
- HS: + Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và có thể bị chết.
+ Các con non mới nở dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi bị cá bố mẹ ăn thịt.
+ 2 hiện tượng trên dẫn tới tỉ lệ tử vong cao, từ đó điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể.
- GV bổ sung: - Trồng lúa quá dày -> đẻ nhánh ít.
- Nuôi cá mật độ cao -> sức sinh sản giảm.
- GV: Người ta ứng dụng đặc trưng này như thế nào trong chăn nuôi trồng trọt?
- HS: Nuôi trồng ở mật độ hợp lý.
- GV: câu hỏi 4c. Mật độ quần thể phụ thuộc yếu tố nào?
- HS: Theo mùa, năm, điều kiện môi trường.
- GV yêu cầu HS tự nêu VD
III. Sự phân bố cá thể của quần thể:
Như nội dung bảng 37.2 SGK.
IV. Mật độ cá thể của quần thể.
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
- Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ thuộc điều kiện môi trường.
C. Củng cố
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
- Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm KQ
D. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUÝÊN NGHỊ
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập để tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới ở một số bài giảng phần Sinh thái học lớp 12 đã kích thích hứng thú và lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động của học sinh ở các lớp 12A1, 12A2, 12B. Các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn so với việc dùng phương pháp dạy học truyền thống. Điều này cho thấy, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập là thực sự cần thiết trong dạy học Sinh học ở THPT cũng như GDTX, góp phần vào chiến lược đổi mới phương pháp dạy học với mục tiêu mà diễn đàn "Phát triển nguồn nhân lực hướng tới thế kỷ XXI của AFEC họp tại Chiba (Nhật Bản) từ ngày 13 - 15/7/1999 đã khuyến nghị, đó là "Học để biết cách học" .
Hà Nội, tháng 02 năm 2012
Người viết