Đề tài Phát huy vai trò chủ đạo của ban cán sự lớp trong tiết học thể dục ở trường trung học cơ sở Ninh Điền

Dạy học thể dục hướng học sinh làm trung tâm, tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe. Vì vậy, việc tổ chức và điều hành giờ học có một tầm quan trọng, bảo đảm đúng, đầy đủ nội dung, kế hoạch của giáo án của từng tiết học, đảm bảo lượng vận động (Số lần, khối lượng, cường độ vận động), tránh được sự vận động quá sức, hợp lí hóa điều kiện cụ thể của từng trường về dụng cụ, sân tập, tránh được điều kiện thời tiết xấu, bảo đảm an toàn trong tập luyện Chính vì vậy, khi dạy học môn thể dục, giáo viên cần chú trọng nâng cao thể chất, bồi dưỡng năng khiếu, ý chí của học sinh, ngoài ra còn giáo dục và rèn luyện học sinh về nhân cách, đạo đức cho học sinh theo chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng hiên nay.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3652 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy vai trò chủ đạo của ban cán sự lớp trong tiết học thể dục ở trường trung học cơ sở Ninh Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI - Tên đề tài: PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA BAN CÁN SỰ LỚP TRONG TIẾT HỌC THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THCS NINH ĐIỀN. - Họ và tên tác giả : PHẠM HOÀNG MINH - Đơn vị công tác : Trường THCS Ninh Điền 1. Lí do chọn đề tài: Dạy học thể dục hướng học sinh làm trung tâm, tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe. Vì vậy, việc tổ chức và điều hành giờ học có một tầm quan trọng, bảo đảm đúng, đầy đủ nội dung, kế hoạch của giáo án của từng tiết học, đảm bảo lượng vận động (Số lần, khối lượng, cường độ vận động), tránh được sự vận động quá sức, hợp lí hóa điều kiện cụ thể của từng trường về dụng cụ, sân tập, tránh được điều kiện thời tiết xấu, bảo đảm an toàn trong tập luyện Chính vì vậy, khi dạy học môn thể dục, giáo viên cần chú trọng nâng cao thể chất, bồi dưỡng năng khiếu, ý chí của học sinh, ngoài ra còn giáo dục và rèn luyện học sinh về nhân cách, đạo đức cho học sinh theo chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng hiên nay. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng : Học sinh khối lớp 8 - Trường THCS Ninh Điền - năm học : 2010-2011 Phương pháp : Phương pháp trực quan Phương pháp giảng giải Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp phân nhóm Phương pháp kiểm tra đánh giá 3. Đề tài đưa ra giải pháp mới: Giáo viên dạy thể dục phải là người nhạy bén trong vịêc lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong tiết thể dục. Môt yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy người giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để tù đó vai trò chỉ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao. 4. Hiệu quả áp dụng: khi thực hiện tối thấy việc phát huy vai trò chỉ đạo của học học sinh đã phần nào có có hiệu quả, các em luyện tập với tinh thần tự giác cao, học sinh hưng phấn luyện tập kể cả khi luyện tập nhóm, đa số thực hiện tốt theo sự chỉ huy của ban cán sự lớp phát huy tính vai trò chỉ đạo của người chỉ huy, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và nhắc nhở các em luyện tập, không mất thời gian để đi sữa sai từng cá nhân hoặc từng nhóm mà mang tính bao quát tập thể học sinh trong quá trình luyện tập để khi tổng quát tiết học từ đó giáo viên có thể đánh giá nhân xét đúng về quá trình luyện tập của học sinh và từng cá nhân trong lớp. 5. Phạm vi ứng dụng: Áp dụng vào thực tế giảng trong giờ học Thể Dục Trường THCS Ninh Điền và các trường trong huyện. Ninh Điền, Ngày 26 tháng 10 năm 2010 Người thực hiện Phạm Hoàng Minh A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. L‎‎ý do chọn đề tài: Dạy học thể dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có được những kiến thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kỹ thuật để áp dụng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Vì thế giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển thể chất, rèn luyện ý trí, phẩm chất đạo đức, độc lập tự chủ sáng tạo, năng động trong tổ chức các hoạt động, tạo động lực cho các em xây dựng kế hoạch tổ chức. Đổi mới, sáng tạo, mạnh dạn tự tin hơn trong việc làm của mình. Dạy học thể dục hướng học sinh làm trung tâm, tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe ( Kể cả học tập và rèn luyện trên lớp, cũng như việc hoạt động ngoại khóa, ở nhà). Vì vậy, việc tổ chức và điều hành giờ học có một tầm quan trọng, bảo đảm đúng, đầy đủ nội dung, kế hoạch của giáo án của từng tiết học, đảm bảo lượng vận động( Số lần, khối lượng, cường độ vận động), trách được sự vận động quá sức, hợp lí hóa điều kiện cụ thể của từng trường về dụng cụ, sân tập, tránh được điều kiện thời tiết xấu, bảo đảm an toàn trong tập luyện Trong thực trạng hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục nói riêng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục. tuy nhiên, chiều sâu của công tác giáo dục vẫn chưa được coi trong ở một số môn học, công tác giáo dục chỉ chú trọng dạy kiến thức, chưa quan tâm đến công tác rèn luyện đạo đức con người. Chính vì vậy, khi dạy học môn thể dục, giáo viên cần chú trọng nâng cao thể chất, bồi dưỡng năng khiếu, ý chí của học sinh, ngoài ra còn giáo dục và rèn luyện học sinh về nhân cách, đạo đức cho học sinh theo chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng hiên nay. Nâng cao khả năng vận động, năng khiếu cho học sinh, phát triển nhân cách tư duy, sáng tạo, độc lập, chủ động trong các tình huống các lĩnh vực trong cuộc sống, trong học tập, trong sinh hoạt tập thể. Đặc biệt nhất trong đó là tạo ra cho học sinh có tính mạnh dạn, có tư duy sáng tạo trong tổ chức các hoạt động tập thể, phát triển khả năng hoạt động và làm chủ hoạt động trước tập thể, được thể hiện khả năng tư duy của mình trong tập luyện thể dục thể thao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên đề ra. Đây cũng là một động lực phát triển tốt làm tiền đề cho học sinh có được ý chí, tự tin phát huy các khả năng khác trong học tâp các môn học khác, là động lực thức đẩy và phát triển nhân cách, tu dưỡng đạo đức. Một số hình thức tổ chức trong hoạt động nhằm tổ chức giờ học có hiệu quả, phát triển khả năng điều khiển của học sinh trong tổ chức tập luyện giờ thể dục, đây là phần quan trọng để tiết học thể dục thành công và đạt hiệu quả cao. Theo tôi phát triển khả năng điều khiển của học sinh nhằm: * Học sinh làm chủ được giờ học. * Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong giờ học. * Phát triển tư duy, sự sáng tạo của học sinh trong tổ chức học tập nhằm giải quyết các vấn đề, yêu cầu, nội dung giờ học mà giáo viên đưa ra. * Cụ thể hóa tiết dạy, có phương pháp giảng dạy thích hợp phù hợp vời khả năng vận động của học sinh trách được lượng vận đồng quá sức cũng như nội dung không cần thiết trong từng tiết học cụ thể. * Giáo viên làm tốt được công việc là người chỉ đạo hướng dẫn giữa học sinh với kiến thức, yêu cầu, lượng vận động cần và đủ của tiết học. * Đáp ứng được sự ham mê, hưng phấn trong tập luyện, nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng và thể hiện khả năng của học sinh trong sinh hoạt tập thể, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục, giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh trong thời đại mới. Ngày nay, trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giáo dục : Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng của học sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em. Quan sát thực tế tôi thấy việc phát huy hết vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục còn ít nên giáo viên thường mệt mỏi đồng thời tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh, ít gây hứng thú học tập nên chất lượng tiếp thu của học sinh chưa cao Với khả năng hiện có của mình và những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy vai trò chủ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục ” 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng : Học sinh khối lớp 8 - Trường THCS Ninh Điền - năm học : 2010-2011 3. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò chỉ đạo của Ban cán sự trong việc chỉ đạo lớp học thể dục và biện pháp thúc đẩy vai trò đó. 4. Phạm vi ứng dụng: Áp dụng vào thực tế giảng trong giờ học Thể Dục Trường THCS Ninh Điền và các trưởng trong huyện. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trực quan Phương pháp giảng giải Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp phân nhóm Phương pháp kiểm tra đánh giá B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 11 đến 14 là tuổi thiếu niên, chuyển tiếp từ thời thơ ấu lên trưởng thành vẩn mang tính trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn. Đây chính là thời kì phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu cân đối cả về cơ thể, thể chất, tâm lý lẫn trí tuệ. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy - học ở THCS theo hướng phát huy tích cực chủ động cần chú ý những điểm sau. 1.1.1. Động cơ học tập Hoạt động học tập dần được các em xem như để thỏa mãn nhu cầu về nhận thức. Tuy nhiên động cơ học tập rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu thuẫn từ rất tích cực đến thờ ơ lười biếng, tù nổ lực học tập sang thụ động học tập. Để các em có động cơ, thái độ đúng đắn thì giáo viên phải biết gợi ý cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, giúp các em có phương pháp học tập phù hợp để tránh bị thất bại gây tâm lý chán nản. 1.1.2. Về chú ý Chú ý có chủ định, bền vững được hình thành dần dần. Mặt khác chú ý dễ bị phân tán, không bền vững. Biện pháp tốt để gây sự chú ý của các em là phải thành thạo về thuật ngữ trong TDTT, tổ chức tốt các họat động học tập cho hợp lí, không có nhiều thời gian nhàn rổi để chú ý bị phân tán. Tạo ra các hoạt động học tập hào hứng mới thu hút sự chú ý của các em. 1.1.3. Về ghi nhớ Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chổ cho ghi nhớ có chủ định dựa trên sự trên sự so sánh, phân loại, hệ thống hóa. Tốc độ và khối lượng cần ghi nhớ tăng lên đã có khuynh hướng tái hiện lại kiến thức đã học theo cách diễn đạt của mình. Giáo viên cần dạy cho học sinh kĩ năng ghi nhớ lôgic, biết tìm ra điểm tựa để nhớ, kĩ năng ghi nhớ bằng hành động. 1.1.4. Về tư duy Tư duy có trừu tượng hóa, khái quát hóa càng phát triển giúp cho việc lĩnh hội bản chất các khái niệm khoa học về môn học. Tuy nhiên tư duy hình tượng cụ thể vẫn giữ vai trò quan trọng. 1.1.5. Quan hệ giao tiếp Ở độ tuổi này thường nảy sinh cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu thừa nhận đã là người lớn, các em mong muốn được người lớn tôn trọng nhân cách, tin tưởng và mở rộng tính dộc lập của mình. Nếu người lớn không thừa nhận nhu cầu này để thay đổi quan hệ giao tiếp thì sẽ gây ra những phản ứng bất lợi như bướng bỉnh, không vâng lời, xa vắng. Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè, khao khát được hành động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng, công nhận năng lực của mình. Chính vì vậy giáo viên phải nắm chắc đặc điểm này thì mới có tác dụng tốt đến giáo dục, tạo cho học sinh phát triển tốt quan hệ giao tiếp hợp tác với nhau trong họat động tập thể và uốn nắn các em hoạt động theo hướng phục vụ các mục tiêu giáo dục. Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS có những yếu tố thuận lợi cho phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên khai thác nhưng cũng có yếu tố bất lợi mà giáo viên cần nắm vững đẻ chủ động phòng tránh. Trong môn thể dục đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp tổ chức lên lớp( tổ chức điều khiển các hoạt động trong giờ học, phương pháp sắp xếp đội hình và phương pháp di chuyển đội hình có hiệu quả nhằm hiệu quả nội dụng, yêu cầu giờ học). Tổ chức lên lớp một cách có khoa học, hợp lí, phong phú, tạo cho học sinh có nhiều thời gian tập luyện, có tinh thần hưng phấn trong tập luyện. Để tổ chức tập luyện thể dục có hiệu quả, giáo viên cần nắm được các hình thức tổ chức tập luyện, cách bố trí đội hình theo yêu cầu, nội dung cụ thể của từng tiết học, dự kiến các phương án xử lí các tình huống có thể xảy ra, bảo đảm thực hiện hết và đủ yêu cầu nội dung bài học, rèn luyện học sinh khả năng điều khiển chỉ huy để phụ giúp giáo viên, thay thế lớp trưởng khi cần thiết. Khả năng điều khiển hoạt động luôn là một vấn đề cần được quan tâm, nhằm phát huy được sự phong phú trong hoạt động của học sinh. Khả năng tổ chức hoạt động của học sinh là một tiềm năng phong phú giúp giáo viên điều chỉnh về lượng vận động ( tăng hay giảm), yêu cầu ( Cao hay thấp) theo nội dung của bài học, làm sinh động, đa dạng hoạt động làm cho tiết học thành công. Trong giờ học thể dục, việc điều kiển, bố trí đội hình và di chuyên đội hình trong tập luyện trong điều kiện sân tập cụ thể để thực hiện đầy đủ yêu cầu nội dung tiết học là vấn đề cần được quan tâm. Giáo viên phải có kế hoạch xây dựng và phát triển khả năng tổ chức điều khiển cho học sinh ngay từ đầu năm học. Làm như vậy các em có điều kiện phát triển suy nghĩ, sáng tạo của mình, các em tự tin , mạnh dạn hơn, biết so sánh và đánh giá công việc của mình, làm chủ các hoạt động của mình theo chiều hướng tích cực, từ đó các em có ý thức trong việc học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, xây dựng tập thể thân thiện, tạo ra sự thi đua lớn trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục chung. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Việc áp dụng phương pháp tích cực vào dạy học và phát huy tích cực vai trò của Ban cán sự lớp trong tiết dạy thể dục không những giúp cho học sinh tự giác chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng mà từ hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập, biết sai và tự sữa sai. Qua thực tế ở trường quan sát một số tiết dạy của đồng nghiệp và của chính bản thân tôi thấy viếc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp chiếm tới 70%. Như vậy việc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và bồ dưỡng đội ngũ ban cán sự lớp, xây dựng thói quen tập luyện của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp, bên cạnh đó giáo viên cần phải đổi mới về cách sọan giáo án, thay đổi về cách nhận xét đánh giá học sinh tránh tình trạng nhận xét chung chung. Giáo viên phải xây dựng cho học sinh về những khái niệm về kiến thức động tác khi ôn động tác cũ cũng như khi học động tác mới, khi xây dựng giáo viên thị phạm về động tác mẫu và phân tích kĩ từng chi tiết động tác để từ đó học sinh có thể tự hình thành và nắm bắt rõ từng chi tiết của động tác để quản lí và nhận xét đánh giá một cách toàn diện hơn. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Nhiệm vụ 1: Xác định vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp và biện pháp phát huy vai trò đó. 1.1. So sánh phương pháp dạy - học giáo viên làm trung tâm và học sinh làm trung tâm GIÁO VIÊN HỌC SINH Mục tiêu - Quan tâm trước hết là lợi ích của giáo viên - Giáo viên chăm lo đén việc truyền đạt hết nội dung chương trình, chuẩn bị tốt cho học sinh những mảng kiến thức mới. - Tôn trọng lợi ích, nhu cầu và tiềm năng của học sinh - Chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng, thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng. Nội dung - Chú ý hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật và thuyết khoa học. - Không chỉ quan tâm đến kiến thức lí thuyết mà còn chú trọng đến các kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức năng lực , phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phương pháp - Chủ yếu thuyết trình, giải thích, minh họa. - Giáo viên trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình. - Trên lớp giáo viên chủ động thực hiện theo giáo án đã chuẩn bị. - Hoạt động theo nhóm, tổ qua đó học sinh tự nắm các tri thức mới đồng thời rèn luyện được phương pháp tự học, tập dượt tìm tòi nghiên cứu. - Những dự kiến của giáo viến chủ yếu tập trung vào các họat động của học sinh, cách thức tổ chức các hoạt động đó cùng với những khả khăn diễn bíen để khi lên lớpcó thể linh họat điều chỉnh thực hiện giờ học, phân hóa trình độ năng lực của học sinh tạo điều kiện cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em. Phương tiện - Thiết bị dạy học chủ yếu thực hiện minh họa cho lời nói, trình bày của giáo viên, tạo thuận lợi cho sự tiếp thu của học sinh. - Thiết bị dạy học được sử dụng như nguồn thông tin dẫn học sinh đến tri thức mới, quan tâm vận dụng phương tiện dạy học hiện đại để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo tiến độ phù hợp với sức mình Tổ chức - Các tiết học tiến hành chủ yếu dưới sự chủ động chỉ đạo của giáo viên. Người giáo viên trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của học sinh - Hình thức tổ chức lớp học dể dàng thay đổi linh hoạt phù hợp với dạy học cá thể, phân chia nhóm nhỏ, thực hiện theo nhóm học sinh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự lớp, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động học tập của học sinh Đánh giá - Giáo viên là người trực tiếp đánh giá kết quả học tập của học sinh - Giáo viên chú ý đến khả năng tái hiện, ghi nhớ các kiến thức do giáo viên cung cấp - Học sinh tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt mục tiêu từng phầntrong chương trình học tập. - Giáo viên quan tâm hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực đánh giá để tự điều chỉnh cách học, khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo biết giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tình huống 1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực 1.2.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học của học sinh Nhân cách các em được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hoạt động có ý thức. Trí tuệ của các em nhờ sự “ đối thoại ” giữa chủ thể với đối tượng và mội trường. Mối quan hệ giữa học và làm là “ suy nghĩ tức là hành động ” và “ cách tốt nhất để hiểu là làm ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng “ Học để hành, học và hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì thì hành không trôi chảy ” Trong phương pháp tích cực, người học - chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mà mình chưa biết chứ không phải tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được sắp đặt sẳn. Được đặt vào những tình huống đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới bộc lộ và phát huy tiềm năng và sáng tạo. 1.2.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Đã từ lâu các nhà khoa học đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp học. Đây là cách hữu hiệu chuẩn bị cho lớp kế tục thích ứng với xã hội học tập trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục suốt đời. Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học thỉ sẽ tạo ra lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người thì dễ dẫn đến sự thành công. 1.2.3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới. Ý chí và năng lực của học sinh trong một lớp không đồng đều do đó phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ và tiến trình hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập, được giao cho từng cá nhân thực hiện. Trong kiểu dạy thông báo đồng loạt, thông tin đi từ thầy đến trò, quan hệ giao tiếp chủ yếu là thầy - trò. Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có thể giao tiếp thầy - trò nhưng nổi lên là mối quan hệ giữa trò - trò. Trong giáo dục việc học tập được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, hoặc trường nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hợp tác nhóm nhỏ từ 4 - 6 người. 1.2.4. Kết hợp đánh giá giữa thầy và trò Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động học tập của học trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, giáo viên giữ chủ đạo đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Ngày nay, trong phương pháp tích cực để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục suốt đời thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học. 1.3. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực Phương pháp tích cực có mầm mống từ xa xưa. Ngày nay do có những yêu cầu đổi mới giáo dục phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại CNH - HĐH, phương pháp tích cực cần được sự phát triển nhanh chóng trở thành phổ biến trong nhà trường của chúng ta. Tuy nhiên, nó không thể loại trừ, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống. Không phải mọi kiến thức đều có thể do học sinh chiếm lĩnh bằng họat động tự lực dù có đủ phương tiện học tập. Không phải mọi học sinh đều tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động tích cực. Phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là ngư
Luận văn liên quan