Như chúng ta đều biết công nghiệp là một trong những ngành chính cũng như là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế . Vì vậy phát triển công nghiệp là môt trong những hoạt động quan trọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế nhất là trong bối cảnh như hiện nay, nhất là khi chúng ta vừa mới gia nhập vào WTO chưa lâu thì việc phát triển công nghiệp lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Công nghiệp ở Việt Nam mặc dù có những bước tiến rất lớn trong thời gian qua nhưng nói chung nền công nghiệp nước ta còn rất non trẻ nhất là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vây việc xác định chiến lược cho việc phát triển công nghiệp là hết sức cần thiết đối với việc phát triển của môt quốc gia. Một trong những chiến lược quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp đối với một quốc gia là phát triển công nghiệp phụ trợ.Công nghiệp hỗ trợ là cơ sở thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn liền với định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong tương lai.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3156 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Như chúng ta đều biết công nghiệp là một trong những ngành chính cũng như là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế . Vì vậy phát triển công nghiệp là môt trong những hoạt động quan trọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế nhất là trong bối cảnh như hiện nay, nhất là khi chúng ta vừa mới gia nhập vào WTO chưa lâu thì việc phát triển công nghiệp lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Công nghiệp ở Việt Nam mặc dù có những bước tiến rất lớn trong thời gian qua nhưng nói chung nền công nghiệp nước ta còn rất non trẻ nhất là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vây việc xác định chiến lược cho việc phát triển công nghiệp là hết sức cần thiết đối với việc phát triển của môt quốc gia. Một trong những chiến lược quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp đối với một quốc gia là phát triển công nghiệp phụ trợ..Công nghiệp hỗ trợ là cơ sở thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn liền với định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong tương lai.Thực tiễn cho thấy,một đất nước có nền công nghiệp phát triển thường gắn liền với công nghiệp phụ trợ phát triển. Để hiểu rõ hơn về việc phát triển công nghiệp phụ trợ ,em xin được trình bày về việc” phát triển công nghệ phụ trợ ôtô ở Việt Nam” một trong những ngành công nghề mới ở nước ta nhưng mang trong nó là một tiềm năng rất lớn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Kế Nghĩa đã giúp em hoàn thành đề án này
I ) Tổng quan về công nghiệp phụ trợ Việt Nam
1) Khái niệm về công nghệ phụ trợ
Công nghiệp hỗ trợ,cụm từ này gần đây được nhắc tới như một bộ phận cấu thành và quan trọng của ngành Công nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Công nghiệp phụ trợ là một thuật ngữ mới và hiện đang rất "nóng" ở Việt Nam. Nó được xem như công việc giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng thông qua cung cấp các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hoá trung gian khác. Điều đặc biệt là công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhiệm. Và các chuyên gia cảnh báo rằng, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành công nghiệp sẽ là khối chịu thiệt thòi nhất.
Theo tính toán của các chuyên gia đối với một số ngành thì giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào công nghiệp phụ trợ tới 90-95% tuỳ theo tính chất kỹ thuật ngành. Nếu phân theo mức độ, vai trò tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất thì ngành công nghiệp phụ trợ được chia làm 3 tầng.
Tầng thứ nhất là hệ thống công nghiệp phụ trợ "ruột". Tức là những hãng được hãng chính bảo trợ và cung cấp tất cả những yêu cầu cơ bản nhất để tạo ra những chi tiết đặc trưng nhất của sản phẩm. Đây là khu vực mà theo nhận định của các chuyên gia, cơ hội tham gia của doanh nghiệp phụ trợ nội địa của Việt Nam không có.
Hai tầng còn lại là hệ thống phụ trợ hợp đồng và thị trường. Tức là doanh nghiệp sản xuất ra Tức là doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm linh kiện để bán trên thị trường hoặc tham gia các hợp đồng cung cấp. Với hai tầng này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất khó tham gia vào chuỗi này.
Thực tiễn cho thấy rằng,một đất nước có ngành Công nghiệp phát triển thường có ngành CNPT phát triển.
Trong hoạch định chiến lược và chính sách công nghiệp của một quốc gia,việc xử lý mối quan hệ giữa một ngành công nghiệp với các ngành phụ trợ của nó là vấn đề hết sức phức tạp.Mỗi quốc gia có cách thức riêng trong việc giải quyết mối quan hệ này.Ví dụ như trong ngành công nghiệp Dệt may, để có được một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh phải có nhiều chi tiết đựơc may lại và tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.Trong đó không thể không kể đến vai trò của ngành CNPT,mà chủ yếu là CNPT ngành Dệt và CNPT ngành May.Mối quan hệ tương hỗ giữa hai ngành này sẽ cho những sản phẩm may mặc hoàn chỉnh.
2 ) Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ
Phát triển công nghiệp phụ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá.Hiện tại,do ngành công nghiệp ở VN đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch sang”thế hệ công nghiệp thứ hai”nên việc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá cao là khó có thể đạt được.
Nhìn chung,ngành CNPT VN vẫn đang ở giai đoạn”thai nghén” và mới bắt đầu phát triển. Đặc điểm này thể hiện ở số lượng các DN phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết,linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ.Hiện nay,nhiều ngành công nghiệp tại nước ta phát triển lớn mạnh với kim ngạch xuất khẩu lên tới nhiều tỷ USD như:giày da,may mặc, điện tử…song nguồn đầu vào vẫn phải phụ thuộc rất nhiều từ nhập khẩu,do vậy giá trị gia tăng mới còn thấp.Như lĩnh vực điện-điện tử,các DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 90% về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu,do vậy phần lớn CNPT nằm trong tay các DN đầu tư nước ngoài.Ngành Dệt may có tới khoảng 70% tổng giá trị hàng xuất khẩu là phụ thuộc vào nguyên,phụ liệu nhập khẩu.Trong đó,toàn bộ thuốc nhuộm đang sử dụng đều phải nhập khẩu,tỉ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước sản xuất cung cấp cho ngành Dệt chỉ chiếm trên dưới 15% nhưng hầu hết lại là sản phẩm có giá trị thấp.Ngành cơ khí chế tạo phụ tùng,chi tiết cho máy móc thiết bị ngành dệt may ở trong nước chưa phát triển,hầu hết đều do khách hàng nước ngoài cung cấp.Hay như ngành công nghiệp giày dép cũng phát triển khá “cô độc”,vì thiếu sự phụ trợ của các ngành công nghiệp khác như thuộc da,sản xuất phụ liệu,hóa chất cơ bản,cơ khí chế tạo….
Nhận dạng công nghiệp này có thể dựa vào 3 yếu tố:
Thứ nhât,tính chất và đặc thù của các sản phẩm,loại sản phẩm phụ trợ như phụ tùng,linh kiện,nguyên phụ kiện….Các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu,yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai và cũng là điểm yếu nhất của VN đó là khâu nghiên cứu và triển khai(R&D).
Thứ ba là yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía các Công ty FDI rất khắt khe về chất lượng,thông số kỹ thuật,nguồn nguyên vật liệu và thời hạn giao hàng.Thực tế,các DN nội địa khó có thể đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu này.Như trong lĩnh vực xe máy:số lượng DN phụ trợ nội địa trong ngành này khá nhiều nhưng số lượng trở thành nhà cung ứng cho DN FDI lại không đáng kể.Cũng có quan điểm cho rằng,tình hình này là do các doanh nghiệp FDI nặng về loại hình phụ trợ “ruột”.Tuy nhiên,nguyên nhân chính vẫn là năng lực sản xuất kinh doanh và uy tín của các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa mạnh,hay nói rõ hơn là thực trạng ngành CNPT vẫn còn yếu.
Tuy vậy, đến nay ở VN đã hình thành hàng loạt các cơ sở sản xuất nguyên liệu,phụ tùng,linh kiện,vật tư hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu lắp ráp một số mặt hàng công nghiệp để tiêu thụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Trong đó,chiếm tỷ trọng phần lớn là các cơ sở sản xuất phục vụ cho nhu cầu nội địa,xuất khẩu chưa nhiều,chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp,thông qua xuất khẩu các sản phẩm lắp ráp cuối cùng.Cùng với nhiều ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài,năng lực sản xuất ngành công nghiệp đã tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua.Nhiều doanh nghiệp FDI đã và đang đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại VN. Ở một số ngành công nghiệp,tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm đạt khá cao như các ngành xe máy,xe đạp,trang thiết bị điện…Các doanh nghiệp đã có xu hướng đầu tư chiều sâu,chuyển sang tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá,chất lượng sản phẩm được nâng cao,nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.Thực tế,qua gần hai thập kỷ phát triển theo hướng công nghiệp hoá,thu hút đầu tư nước ngoài,Việt Nam cũng chỉ mới có ngành công nghiệp xe máy ước tính trung bình có khoảng 80% các chi tiết được nội địa hoá.ví dụ như tập đoàn xe máy SYM của Đài Loan khi đầu tư tại Đồng Nai cách nay hơn 10 năm với nhà máy VMEP đã kéo theo cả một loạt các xí nghiệp vệ tinh vào đầu tư các dự án về sản xuất ốc vít, đèn,bửng xe,dây điện….Họ có vài chục nhà máy sản xuất hàng phụ trợ cho sản xuất sản phẩm xe máy VMEP,nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn.Như Canon khi bắt đầu sản xuất tại VN đã không thể chọn được nhà cung cấp nội địa về sản phẩm bánh răng nhựa vì chất liệu không ổn định.
Một đặc điểm nữa đó là ngành công nghiêp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ,chủ yếu là do doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất.
3) Vai trò của công nghiệp phụ trợ
Là một ngành Công nghiệp trung gian,cung cấp các yếu tố cần thiết cho một ngành công nghiệp.Bởi vậy,CNPT nếu được phát triển hợp lý thì nó sẽ giữ vai trò là ngành công nghiệp hỗ trợ đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia.Vai trò ấy thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:Là điều kiện quan trọng bảo đảm tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm của khu vực hạ nguồn;góp phần khai thác các nguồn lực trong nước,giảm xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, phát huy ảnh hưởng của tác động “lan toả” trong phát triển hệ thống công nghiệp, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động;mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp.
Việc phát triển công nghiệp phụ trợ là vấn đề phức tạp trong hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia.Bỏi vì nó đóng vai trò xử lý mối quan hệ giữa một ngành công nghiệp với các ngành phụ trợ của nó,mà vấn đề này là vấn đề hết sức phức tạp.Mỗi quốc gia có cách thức riêng trong việc giải quyết mối quan hệ này.Với các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa,khi nguồn lực còn hạn hẹp,quy mô các ngành kinh tế còn nhỏ bé,việc giải bài toán quan hệ giữa phát triển khu vực công nghiệp phụ trợ và khu vực hạ nguồn lại càng phức tạp.Do vậy yêu cầu cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khu vực công nghiệp phụ trợ,như vậy sẽ tạo ra lập luận cứ khoa học để lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp thích hợp.
Thực tế cho thấy rằng,một nước có nền công nghiệp phát triển thường gắn vơí ngành CNPT phát triển.Bởi vì CNPT là ngành công nghiệp hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định.Khi một ngành công nghiệp có đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất sản phẩm cuối cùng thì việc hoàn thiện nó sẽ có thể nhanh hơn những sản phẩm mà không có đủ các yếu tố để sản xuất, để hoàn thành nó.Mặc dù vậy việc tìm nhà cung ứng về các sản phẩm phụ trợ để phục vụ cho việc sản xuất là một vấn đề khó khăn khi đầu tư vào các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa.Có thể là ngành công nghiệp phụ trợ ở các nước này chưa phát triển hoặc là không đáp ứng yêu cầu về sản phẩm phù trợ phục vụ cho việc sản xuất.Như khi công ty Canon muốn đầu tư vào VN nhưng mà việc sản xuất các linh kiện,phụ tùng trong nước vẫn không thể đáp ứng cho việc sản xuất của DN này,do vậy chúng ta vẫn phải thuê gia công hoặc nhập khẩu linh kiên từ nước ngoài vào.
Như vậy,rõ ràng là việc phát triển công nghiệp phụ trợ có vai trò cực kỳ quan trọng trong chính sách phát triển công nghiệp của một quốc gia
II ) Tổng quan về công nghiệp phụ trợ ôtô
Khái quát công nghiệp phụ trợ ôtô
Công nghiệp phụ trợ ôtô đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta đã khá lâu rồi,nhưng trong khoảng thời gian đó cho tới nay thì công nghiệp phụ trợ ôtô của nước ta vẫn chưa có thành tựu gì đáng kể mà nói chung no vẫn còn rất non kém:
Bộ Công nghiệp cho biết: Ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và trong lĩnh vực sản xuất ôtô tại Việt Nam nói riêng hiện còn rất sơ khai.Các doanh nghiệp thì đầu tư manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, cồng kềnh, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hoá. Công nghệ sản xuất thì lạc hậu, hầu như không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp, sau hơn 10 năm phát triển, đến nay ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới có trên 60 doanh nghiệp sản xuất linh kiện và tổng giá trị tài sản mỗi doanh nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng. Trong khi số lượng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện tăng chậm, thì ngược lại số lượng các doanh nghiệp lắp ráp ôtô lại tăng quá nhanh. Hiện Việt Nam có tới gần 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô và con số này chưa dừng lại ở đây. Thông thường một chiếc xe ôtô có từ 20.000 đến 30.000 chi tiết và cần tới hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện, nhưng hiện tại ở Việt Nam, lại quá ít. Tính toán của các nhà quản lý cho biết, để tránh khỏi lắp ráp giản đơn, thì một doanh nghiệp ôtô phải cần tối thiểu 20 nhà cung cấp với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi như Toyota, Ford... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng không lôi kéo được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Trên thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp lắp ráp ôtô chỉ có 2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Một doanh nghiệp lớn như Xuân Kiên đầu tư cho sản xuất lắp ráp ôtô với số vốn 400 tỷ đồng và tiêu thụ 3- 4 nghìn xe/năm cũng mới chỉ có 1 nhà cung cấp linh kiện trong nước, đó là ắc quy GS, còn lại đều nhập khẩu từ nước ngoài. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, để có ngành công nghiệp ôtô phải hình thành được 5 cấp bậc sản xuất với hàng nghìn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này. Trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đến là các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn vừa và doanh nghiệp rất lớn cung cấp linh kiện, cuối cùng là nhà lắp ráp. Những nền tảng đó ở Việt Nam đều thiếu và đang trong quá trình xây dựng. Hiện nay, các vật liệu như thép tấm thép hình, thép đặc biệt... để làm phụ tùng nội địa hoá, trong nước chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng tương tự, đều không có nhà cung cấp. Bên cạnh đó là trang thiết bị, bí quyết công nghệ để sản xuất các linh kiện, Việt Nam cũng rất thiếu mà đặc biệt là chưa có sự chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng ôtô từ nước ngoài vào Việt Nam... Khi chưa có hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện hùng hậu thì công nghiệp ôtô khó tránh khỏi cảnh lắp ráp giản đơn.
Một số nhân tố ảnh hưởng tới công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam
Cơ chế chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển CNPT ngành
Sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện trên 2 mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, quan điểm của Nhà nước về phát triển công nghiệp phụ trợ trong định hướng chiến lược phát triển công nghiệp
Thứ hai là các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực công nghiệp phụ trợ(như chính sách “nội điạ hoá:,chính sách đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ;chính sách thuế đánh vào khâu nhập khẩu và khâu sản xuất các sản phẩm phụ trợ;mức độ đầu tư của Nhà nước vào nghiên cứu khoa học và công nghệ).
Đó là những chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến ngành CNPT nói chung
Nguồn lực về tài chính
Giữa khu vực công nghiệp phụ trợ và hạ nguồn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tư vào các ngành phụ trợ bất lợi hơn so với đầu tư vào khu vực hạ nguồn:do suất đầu tư lớn;công nghệ phức tạp;thời hạn hoàn vốn đầu tư dài, độ rủi ro trong đầu tư cao.Từ đó cho thấy việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển công nghiệp và chính sách huy động các nguồn lực ấy có vai trò hết sức to lớn trong việc đảm bảo các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển có hiệu quả và bền vững.Bên cạnh đó trong khi khu vực hạ nguồn cần những sản phẩm đã sản xuất ra của công nghiệp phụ trợ để hoàn thiện những sản phẩm do mình tạo ra lại đòi hỏi nhiều nguyên phụ liệu,phụ tùng,linh kiện khác nhau...bởi vì mỗi ngành khi sản xuất ra một sản phẩm không chỉ có mỗi những gì doanh nghiệp mình có sẵn mà nó còn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ các ngành khác,mà đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ của nó.Do vậy, để đáp ứng những bộn phận,chi tiết cho ngành công nghiệp mà nó phụ trợ thì ngành công nghiệp phụ trợ không những cần có nhiều nguồn lực có sẵn mà nó còn phải đảm bảo về nguồn lực tài chính cần cho việc chế tạo,sản xuất.
Tiến bộ khoa học và công nghệ
Trình độ tiến bộ khoa học–công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Doanh nghiệp có trình độ khoa học và công nghệ càng cao,khả năng cạnh tranh càng lớn
III) Thực trạng, thách thức, giải pháp và bước đi
1)Thực trạng và thách thức đối với công nghiệp phụ trợ ôtô
Thực trạng
Đánh giá chung. Ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trên địa bàn hiện nay chủ yếu hình thành và phát triển từ những doanh nghiệp sản xuất cơ khí với nhiệm vụ sản xuất một số phụ tùng, chi tiết và đóng xe khách thuộc Bộ Giao thông vận tải. Từ năm 2000 trở lại đây, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy Hà Nội hiện có khá nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất lắp ráp ô tô, sản phẩm của ngành phong phú về chủng loại, đã đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường.
Sản phẩm ô tô phát triển đã kéo theo và thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm để cung cấp chi tiết cho ngành ô tô như:
+ Ngành sản xuất cao su, hóa nhựa: cung cấp sản phẩm săm lốp, gioăng cửa, các loại ghế đệm, sơn...
+ Ngành điện tử: cung cấp sản phẩm điều hòa, radio, dây dẫn...
+ Ngành cơ khí có cơ hội đầu tư để sản xuất các chi tiết, phụ tùng: nhíp lá, bạc, các sản phẩm được chế tạo nhờ công nghệ đúc áp lực, đột dập, ép nhựa…
Các doanh nghiệp sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ tùng đã cung ứng khoảng 40% giá trị trong tổng thành xe. Tuy nhiên sản phẩm ô tô sản xuất chưa nhiều, chưa đa dạng, các chi tiết, linh kiện, phụ tùng chất lượng chưa cao, chưa có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất .Vì vậy hiệu quả kinh tế cả ở khu vực lắp ráp ô tô hoàn chỉnh cũng như các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng còn rất nhiều lãng phí trong đầu tư, hiệu quả kinh doanh thấp.
Chúng ta đang thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Hiện nay ngành công nghiệp ô tô trong nước đã thỏa mãn nhu cầu trong nước về các loại xe buýt với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 40%, các loại xe tải nhẹ công suất dưới 5 tấn. Nhìn chung các DN đa phần nhập sát si, động cơ, hệ thống truyền động ... của Trung Quốc, Hàn quốc; trong nước bước đầu sản xuất được khung, vỏ xe, ghế, nhíp, bạc, săm lốp, kính...
Một số DN tiêu biểu sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô: (Xem phần phụ lục )
- DN sản xuất lắp ráp ô tô hoàn chỉnh điển hình:
+ Công ty 1/5 là DN sản xuất lắp ráp ô tô buýt 29-80 chỗ, mang thương hiệu TRANSICO.
+ Công ty cơ khí ô tô 3/2 là DN sản xuất lắp ráp ô tô khách, ô tô buýt 25-35 chỗ.
+ Cty Cổ Phần Ô tô TMT là DN sản xuất lắp ráp xe tải đến 5 tấn.
...
- DN sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô:
+ Nhà máy Cơ khí 19/8 (Sóc Sơn – Hà Nội) chuyên sản xuất Nhíp ô tô các loại.
+ Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự (Hà Nội) chuyên sản xuất các loại bạc, trục ô tô.
+ Công ty Cao su chất dẻo Đaị Mỗ (Hà Tây) chuyên sản xuất Goăng kín nước, kín dầu, tấm trải sàn...
+ Công ty Tradevico Hải Phòng chuyên sản xuất phụ tùng nhựa cho ô tô.
+ Nhà máy Kính Đáp Cầu chuyên cung cấp kính an toàn cho ô tô.
...
Doanh nghiệp liên doanh: "Ai lo thân nấy"
Đây có lẽ là câu trả lời cho việc muốn phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thì ai làm, ai bán, ai mua? Có! Việt Nam có những nhà sản xuất linh kiện phụ tùng, có người bán, có người mua, nhưng mấu chốt nằm ở chỗ quy mô quá nhỏ lẻ, đơn điệu, số lượng thì ít và chủ yếu là tự mình làm, tự mình bán và tự mình mua.
Nhìn vào thực tế ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay, có thể chỉ ra hai loại DN. Thứ nhất, đa phần các liên doanh chỉ chuyên lắp ráp các loại xe du lịch. Phần còn lại là các DN trong nước với kinh nghiệm hoạt động chỉ mới 3-5 năm. Họ phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các vệ tinh, các nhà sản xuất linh, phụ kiện như thế nào? Các DN phụ trợ hiện tại của Việt Nam chủ yếu cung ứng được một số linh phụ kiện như săm lốp, ắcquy, dây điện, ghế, gương kính, một số chi tiết nhựa...
Đa phần các liên