Đề tài Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong nông thôn nhằm đưa nông nghiệp phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã thu được những thanh tựu hết sức to lớn về kinh tế - xã hội. Nền kinh tế liên tục phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa, đời sống của các tầng lớp nhân dân dược nâng cao. Đất nước đi vào phát triển ổn định có vai trò và tiếng nói ngày môt quan trọng trong khu vực và trên thị trường quốc tê. Việt Nam ngayg cangg được bạn bè năm châu biết đến như một điểm đến an toàn. Cùng với những thành tựu chung đó, nông nghiệp nông thôn Việt nam đã và đang có những chuyển biến theo hướng tích cực đặc biệt là trong sản xuất, người nông dân đã biết làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời áp dụng các thành tưu khoa học lỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lao đông, tăng thu nhập gia đình. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi với việc hình thành các cụm kinh tế nông nghiệp tạp trung theo hướng sản xuất chuyên môn hóa găn với Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Những năm gần đây, nhu cầu thị trường nông sản ngày càng mở rộng cả trong nước vào các sản phảm xuất khẩu. Đi đôi với đó là sự đòi hỏi khắt khe hơn cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Do vậy phương thức sản xuất nhỏ lẻ manh mún như trước sẽ khó có cơ hội cạnh tranh với các sản phảm nhập khẩu. Điều này đã khiến các hộ nông dân phải liên kết với nhau lại thành các mô hình kinh tế tập thể như : nhóm nông dân, hợp tác xã hay các hiệp hội sản xuất và đặc biệt là mô hình liên kết bao gồm: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông đã hình thành nên một chu trình sản xuất khép kín từ khâu nghiêm cứu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Ngoài mục đích liên kết nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thì các sự liên kết ấy còn là cơ sở để tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong nông thôn nhằm đưa nông nghiệp phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã thu được những thanh tựu hết sức to lớn về kinh tế - xã hội. Nền kinh tế liên tục phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa, đời sống của các tầng lớp nhân dân dược nâng cao. Đất nước đi vào phát triển ổn định có vai trò và tiếng nói ngày môt quan trọng trong khu vực và trên thị trường quốc tê. Việt Nam ngayg cangg được bạn bè năm châu biết đến như một điểm đến an toàn. Cùng với những thành tựu chung đó, nông nghiệp nông thôn Việt nam đã và đang có những chuyển biến theo hướng tích cực đặc biệt là trong sản xuất, người nông dân đã biết làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời áp dụng các thành tưu khoa học lỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lao đông, tăng thu nhập gia đình. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi với việc hình thành các cụm kinh tế nông nghiệp tạp trung theo hướng sản xuất chuyên môn hóa găn với Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Những năm gần đây, nhu cầu thị trường nông sản ngày càng mở rộng cả trong nước vào các sản phảm xuất khẩu. Đi đôi với đó là sự đòi hỏi khắt khe hơn cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Do vậy phương thức sản xuất nhỏ lẻ manh mún như trước sẽ khó có cơ hội cạnh tranh với các sản phảm nhập khẩu. Điều này đã khiến các hộ nông dân phải liên kết với nhau lại thành các mô hình kinh tế tập thể như : nhóm nông dân, hợp tác xã hay các hiệp hội sản xuất và đặc biệt là mô hình liên kết bao gồm: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông đã hình thành nên một chu trình sản xuất khép kín từ khâu nghiêm cứu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Ngoài mục đích liên kết nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thì các sự liên kết ấy còn là cơ sở để tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới. Nhằm nắm rõ hơn và có cái nhìn toàn diện về các mô hình phát triển kinh tế chúng ta cung đi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong nông thôn nhằm đua nông nghiệp phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa “ PHẦN II : NỘI DUNG I. Bản Chất Của Hợp Tác Và Các Hình Thức Kinh Tế Hợp Tác 1. Bản chất của hợp tác Hợp tác là cùng chung sức, chung vốn để làm những việc mà từng người không làm được hoặc làm không hiệu quả. Để lao động sản xuất, người ta phải có mổi liên hệ với nhau, trao đổi hoạt động cho nhau. Theo nghĩa đó, A.Smith đã nói: Bản chất của con người là trao đổi, loài người là một liên minh trao đổi. Chính vì vậy, trao đổi hoạt động, hợp tác lao đông là đặc tính của xã hội loài người. Sở dĩ hợp tác trong quá trình lao động sản xuất là bản tính của xã hội loài người vì con người không thể tiến hành lao động sản xuất một cách riêng lẻ, biệt lập được. 2. Kinh tế hợp tác và các hình thức kinh tế hợp tác 2.1 Kinh tế hợp tác Là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Mô hình kinh tế hợp tác lúc ban đầu xuất hiện một cách sơ khai và tự phát không chỉ ở nông thôn mà ở cả các thành thị, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà con trong nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác. Các thành viên khởi xướng ra các mô hình kinh tế hợp tác này , thông thường là các chủ thể điều khiển kinh tế tài chính có hạn nên thường bị thiệt thòi, chịu nhiều bất lợi trong sản xuất kinh doanh trong canh tranh. Để có thể khắc phục các khó khăn duy trì công ăn việc làm cho mình, những người cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại một khu vực địa bàn nhất định đã tìm cách liên kết với nhau theo từng tổ, từng nhóm nhở đó là tiên thân của các tố chức Hợp tác xã sau này. Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên. 2.2 Các hình thức kinh tế hợp tác 2.2.1 Hinh thức kinh tế hợp tác giản đơn Hình thức KTHT giản đơn ( tổ, nhóm hợp tác ) là hợp tác công việc, tạm thời, không ổn định hoặc hợp tác sản xuất, dich vụ quy mô nhỏ : Là hình thức kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sủ, ở hầu hết thời đại kinh tế, phát triển phổ biến, rộng rãi va phông phú. -Hợp tác công việc : Các nhóm, tổ hợp tác tạm thời theo từng đợt lao động sản xuất giúp nhau một số công việc đồng áng như gieo cấy, thu hoach… hết thời vụ công việc, nhóm, tổ lại giải tán. -Hợp tác dịch vu, sản xuất quy mô nhỏ: Các nhóm, tổ hợp tác này tương đối ổn định, ngoài hợp tác lao động, còn góp vốn kinh doanh( như nhóm, tổ hợp tác xay sát, chế biến thức ăn gia súc, tổ sửa chữa cơ khí ….) nhưng quy mô hợp tác nhỏ, hẹp. + Mục tiêu hợp tác của hộ cũng đơn giản và rất cụ thể. Trong điều kiên sản xuất tự túc, tự cấp, mục tiêu hợp tác của họ nhằm đạt được những lợi ích cụ thể mà bản thân từng người không làm được. + Cung do tính sản xuất kinh doanh và quy mô của các nhóm, tổ hợp tác còn hạn hẹp, quan hệ pháp lý còn ít, nên các nhóm, tổ hợp tác chưa có tư cách pháp nhân. Tông hợp lại những đặc điểm trên, nhóm, tổ hợp tác là hình thức hợp tác dễ làm, dẽ hiểu, dễ tổ chức với nông dân và là hình thức hợp tác phù hợp với trình độ sản xuất thấp. Tuy nhiên, khi đi vào cơ chế thị trường, sức cạnh tranh của các nhóm, tổ hợp tác là yếu. 2.2.2 Hợp tác xã HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác đơn giản. Trong cơ chế thị trường, HTX là hình thức kinh tế hợp tác chủ yếu và phát triển rộng khắp thế giới. Chức năng chủ yếu của HTX là chức năng kinh tế. Ngoài ra, HTX còn có chức năng xã hội, mục tiêu của HTX là việc làm, thu nhập cho nông dân và người lao động, góp phần xóa đối giảm nghèo, phát huy tính cộng đông và xã hội nông thôn. HTX là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, chính nhờ đó mà các HTC mới có điều kiện mở rộng và nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trong các quan hệ kinh tế - xã hội. Mục tiêu của người nông dân trong nền sản xuất hàng hóa thị trường của HTX rông hơn, cao hơn mục tiêu của các hình thức hợp tác giản đơn. Đó là tối đa hóa lợi nhuận, nhu cầu hợp tác của họ không chỉ đối với yếu tố “ đầu vào “ mà quan trọng hơn là hợp tác để giải quyết “ đầu ra “ các quan hệ tài chình – tiền tệ ngày càng phức tạp hơn. Từ đó, các hộ nông dân tất yếu phải tổ chức thành một loại hình hợp tác cao hơn đó là Hợp tác xã, một loại hình doanh nghiệp hoàn chính. Các HTX phi nông nghiệp như HTC sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các HTX dịch vụ tín dụng, vận tải …. Cũng ra đời từ sức ép kinh tế và trong điều kiện cạnh tranh thị trường khốc liệt về dịch vụ và sản xuẩt để giải quyết việc làm và thu nhập đối với người lao động ở nông thôn như vậy. 2.2.2.1 Các hình thức Hợp tác xã Trong thực tiễn quản lý HTX, theo các góc nhìn khác nhau, người ta chia ra nhiều hình thức HTX khác nhau: - Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh : các HTX được phân thành hợp tác xã nông nghiệp( HTXNN) và HTX phi nông nghiệp. + Các HTX nông nghiệp gắn liên với đất đai và sinh vật sống như trông cây, vật nuôi. + Các HTX phi nông nghiệp gồm có các HTX tiểu thủ công nghiệp, xây dựng….. - Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm xã viên : có thể chia ra HTX trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn. - Căn cư vào công đoạn của quá trình sản xuất, tiệu thụ sản phẩm hàng hóa: có thế chia ra HTX sản xuất va HTX lưu thông. - Căn cứ vào hình thức tổ chức sản xuất và quản lý sản phẩm: có thể chia ra hình thức HTX tố chức sản xuất tập trung, tổ chức sản xuất phi tập trung, hình thức HTX sản xuất kết hợp giữa tập trung và phi tập trung và hình thức HTX sản xuất chuyên ngành. Ở đây, chỉ đi tìm hiểu các hình thức HTX chủ yếu. a. HTX tổ chức sản xuất tập trung Các HTX theo hình thức này, tổ chức điều hành tập trung đầy đủ cả ba giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khâu sản xuất. Riêng tại khâu sản xuất, khác với hình thức sản xuất phi tập trung, HTX có thể tổ chức cho xã viên sản xuất tập trung tại một hoặc một số địa điểm như mô hình xướng sản xuất công nghiệp hay trang trại chăn nuôi, trông trọt mà ở đó tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra đều do HTX quản lý thông nhất. Hình thức HTX này chủ yều diễn ra trong lĩnh vục công nghiệp, còn trong nông nghiệp chỉ thích hợp trong điều kiện sản xuất công nghệ cao, dây truyền sản xuất khép kin. Do đó, với điều kiện của các HTXNN hiện tại còn ít áp dụng. b. HTX tổ chức sản xuất phi tập trung Đây là hình thức HTX quản lý điều hành tập trung cả hai giai đoạn trước sản xuất ( dịch vụ đầu vào) và sau sản xuất ( dịch vụ đầu ra ) hoặc chỉ làm một giai đoạn trước sản xuất hoặc sau sản xuất, còn khâu sản xuất là việc riêng của các hộ gia đình xã viên, không có sự tổ chức và quản lý tập trung của HTX. Cũng chính vị thế, hình thức HTX này cũng cong có tên gọi khác là hình thức HTX dịch vụ. c. HTX tổ chức sản xuất kết hợp giũa sản xuất tập trung và phi tập trung ( tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp ) Hình thức HTX này chủ yếu là sản xuất phi tập trung ( sản xuất phân tán ở các hộ gia đình ) nhưng do: + Có một số công đoạn hay một số sản phẩm phải tổ chức sản xuất tập trung mới có thể bảo đảm yêu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường. + Hoặc ngoài dịc vụ cho kinh tế hộ, HTX tổ chức thêm một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác để phát huy mọi tiềm năng của HTX, nâng cao thu nhập cho HTX và xã viên. Hình thức HTX tố chức sản xuất kinh doanh tổng hợp thì nắng suất cây trông, con gia súc thường không cao bằng tổ chức sản xuất chuyên ngành nhưng lại tận dụng, phát huy được mọi tiềm năng về đất đai, lao động… nên thu nhập tổng hợp lại cao. Hình thức HTX này cũng diễn ra phổ biến ở các nước trên thế giới d. Hình thức HTX chuyên ngành gồm HTX dịch vụ cho các hộ trang trại sản xuất chuyên cây trồng hoặc chuyên con gia súc hoặc HTX tổ chức sản xuất chuyên ngành tập trung gắn liền với trang thiết bị sản xuất, nhà xưởng. Thông thường sản xuất chuyên môn hóa đạt năng suất cao, năng suất lao động cao nhưng phải khắc phục khó khăn trong vấn đề rải vụ nhằm sử dụng hết lao động, công suất máy móc, đất đai….. e. Hình thức liên hiệp, liên minh HTX Mục đích của kinh tế hợp tác là cùng nhau hiệp tác để tăng sức mạnh về vốn, kỹ thuật và lao động để làm những việc mà từng người không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả. Hợp tác được tổ chức từ thấp đến cao: Có những việc từng hộ không làm được thì tổ chức thành tổ hợp tác, những việc tổ hợp tác làm không hiệu quả thì thành lập HTX. Nhưng ngay cả HTX, đặc biệt trong cơ chế cạnh tranh thị trường có những việc khả năng một HTX cũng không làm được ( như chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước). Từ đó, trong lịch sử phát triển HTX trên thê giới, sau giai đoạn đâu các hộ nông dân xây dựng các HTX thường tổ chức hợp tác nhau với nhau thành liên hiệp HTX ( bước đầu là liên hiệp HTX theo ngành và sau đó là liên minh các HTX trong phạm vi cả nước). Các liên hiệp và liên minh phát huy tối đa sức mạnh và hiệu quả của kinh tế hợp tác, tăng thu nhập cho các HTX thành viên và các xã viên. Ngoài các hình thức hợp tác kể trên :các Hiệp hội của nông dân, các liên doanh sản xuất, các công ty cổ phần… cũng là các loại hình kinh tế hợp tác theo khái niệm mở rộng. II. Kinh Tế Hợp Tác Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp HTX nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTX trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc dáp ứng tốt hơn các nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp qui định, có tư cách pháp nhân. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi đều là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bệnh, thú dữ phá hoại. Từ thời xa xưa các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp nhau vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi nền sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thời vụ hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện hoặc làm riêng rẽ thì không có hiệu quả cao. Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lý truyền thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong sản xuất và đời sống. Đặc điểm cơ bản của HTX kiểu này là hợp tác theo vụ việc hợp tác ngẫu nhiên, không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức hợp tác xuất hiện từ trước CNTB khi nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tái sản xuất ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ như dịch vụ về giống, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thủy lợi….trong điều kiện này từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn hoặc không có khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác thường xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công, giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX. Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp là nhu cầu khách quan gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển cùng với quá trình phân công chuyên môn hóa làm nảy sinh các chuyên nghành như sản xuất lương thực, hoa, rau, quả, cây công nghiệp….Đồng thời cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ chuyên nghành phục vụ cho nông nghiệp như cung ứng vật tư, vận chuyển, chế biến tiêu thụ nông sản. Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hình thức đơn giản đến phức tạp, từ đơn nghành đến đa nghành. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu hợp tác ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn. III. Phương Hướng Phát Triển Hoàn Thiện Các Hình Thưc Kinh Tế Hợp Tác Nhằm Đưa Nông Nghiệp Phát Triển Theo Hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa Kinh tế HTX đã và đang là một trong những thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Một lần nũa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của lĩnh vực kinh tế HTX, quyết tam tiếp tục khuyến khích phát triển mô hình kinh tế HTX trong một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN “ kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng trong đó HTX là nông cốt. Các HTX dựa trên sở hữu các thành viên và sở hưu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành”. Căn cứ vào mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra mà đặc biệt là mục tiêu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn để phát triển hoàn thiện kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta giai đoạn hiên nay thị chúng ta cần hiểu rõ và nên thực hiện tột một số định hướng sau : Một là, phát triển kinh tê hợp tác găn mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong điều kiện hội nhập quốc tê hóa đời sống kinh tế thì phải không ngưng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế HTX để kinh tế HTX đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Áp dụng nhanh thành tựu KHCN vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức trung bình, tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về giá trị tăng trên một đơn vị diện tích. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng thị phần của cac nông sản chủ yếu trên thị trường thế giới. Nông thôn có kết cấu kinh tế hợp lý, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển, từng bước hính thành liên kết chắt chẽ có hiệu quả giữa nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước, thực hiên đô thị hóa, đảm bảo đủ việc làm không còn đói nghèo, xã hội nông thôn văn minh dân chủ công bằng, đời sông dân cư nâng cao rõ rệt. Kinh tế nông hộ và trang trại sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ : kinh tế hợp tác, HTX cấn được phát triển để nhận thêm sức mạnh của kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Kinh tế Nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác và các thành phần khác cùng phát triển. Hai là, chú trọng với nhiều hình thức hợp tác mà nông cốt là HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vùa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế không giới hạn về quy mô, về địa bàn, vê phân phối lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên kinh tế tập thể bao gôm cả người ít vốn và nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tăc tự nguyện bình đẳng, cung có lợi và quản lý dân chủ. Đồng thời phát triển kinh tế HTX phải theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vận động theo yêu cầu và các quy luật khách quan vốn có cúa nó. Một măt kinh tế thị trường tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực, thức đẩy quá trình phát triển kinh tế mặt khác kinh tế thị trường cồn mặt trái của nố như tạo nên sư phân hóa giâu nghèo, những hiện tượng như trốn lậu thuế, làm hàng giả… bởi vậy mục tiêu định hướng XHCN nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu đối với mọi vấn đề, trong đó có khu vực kinh tế nông thôn. Cho nên phát triển và hoàn thiện các hình thức hợp tác cần phải đặt trong yêu câu của sự phát triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta để khắc phục hiện tượng ỷ lại, chở đợi cho rằng vào HTX để được sự trợ giúp, được bao cấp … đồng thời cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm giúp đỡ của Nhà nước. Những việc làm nói trên nhằm mục tiêu tạo điều kiên cho các hình thức hợp tác, HTX phát triển với tư cách một bộ phận không tách rời của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Ba là, các hình thức hợp tác và HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính bao gồm lợi ích kinh tế của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ịch xã hội của thành viên, gớp phần xóa đói giảm nghèo, tiền lên làm giâu cho các thành viên, phát triển cộng đồng, Đánh giá hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX phải trên cơ sỏ quan điểm toàn diện cả về kinh tế - chính trị - xã hội cả hiệu quả tập thể và của các thành viên. Phải tôn trọng mục tiêu nguyên tăc của quá trình hợp tác. Bốn là, trong quá trình phát triển các hình thức hợp tác, đặc biệt là HTX nông nghiệp cẩn phải đào tạo, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực cho khu vực kinh tế này. Vấn đề có tâm chiến lược hâng đầu là tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế hợp tác vá HTX có chất lương, có tinh thàng cộng động cao, biết tin vào người lao động trong HTX, biết tiếp thu ý kiến và nguyện vọng sâu xa nhất của họ. Người quản lý phải luôn quan tâm và biết chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất, kinh doanh để cho người lao động biết vận động và thuyết phục quần chúng xã viên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất. Năm là, phát triển các mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các vùng, địa phương, toàn quốc quan hệ với các nước khu vực và quan hệ quốc tế thông qua hệ thông tổ chức liên minh HTX Viêt Nam và tổ chức liên minh HTX quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về các hình thức hợp
Luận văn liên quan