Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Long Biên

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Để quá trình công nghiệp và hiện đại hóa thành công, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại nhanh chóng hiện đại hóa và công nghiệp hóa trên mọi lĩnh vực, phát triển kinh tế và hội nhập cùng kinh tế thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách và đổi mới. Nhờ đó các hoạt động ngoại thương, trao đổi buôn bán giữa các nước diễn ra ngày càng sôi động hơn, các nhu cầu mua bán ngoại tệ, vay vốn Ngân hàng để kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế phát sinh ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các NHTM là những chủ thể cung cấp các dịch vụ trên phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời và không ngừng nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế. Bởi vậy, ngay từ khi thành lập Vietnam Eximbank đã xác định lĩnh vực hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế là mục tiêu và định hướng ưu tiên trong hoạt động của mình. Qua hơn 20 năm hoạt động, tuy còn non trẻ nhưng các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của Vietnam Eximbank đã gặt hái được nhiều thành quả, đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển của Ngân hàng. Không những thế thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế đã hỗ trợ rất lớn các doanh nghiệp trong việc kiểm soát rủi ro kinh doanh, mua bán ngoại tệ và vay vốn, bảo lãnh và thanh toán hợp đồng, nhằm đảm bảo hiệu quả các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Chi nhánh Long Biên Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam mới chỉ chính thức triển khai hoạt động thanh toán quốc tế từ cuối năm 2005 và do tính phức tạp và đa dạng của các loại hình doanh nghiệp cũng như sự phát triển của các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nên việc định hướng, tổ chức và quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietnam Eximbank nói chung và tại Chi nhánh Long Biên còn nhiều bất cập và đồng thời đứng trước những thách thức lớn trong điều kiện cạnh tranh hiện nay giữa các NHTM, nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên cứu và phát triển sâu hơn hoạt động thanh toán quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Long Biên” để làm chuyên đề thực tập.

doc75 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Để quá trình công nghiệp và hiện đại hóa thành công, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại nhanh chóng hiện đại hóa và công nghiệp hóa trên mọi lĩnh vực, phát triển kinh tế và hội nhập cùng kinh tế thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách và đổi mới. Nhờ đó các hoạt động ngoại thương, trao đổi buôn bán giữa các nước diễn ra ngày càng sôi động hơn, các nhu cầu mua bán ngoại tệ, vay vốn Ngân hàng để kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế phát sinh ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các NHTM là những chủ thể cung cấp các dịch vụ trên phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời và không ngừng nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế. Bởi vậy, ngay từ khi thành lập Vietnam Eximbank đã xác định lĩnh vực hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế là mục tiêu và định hướng ưu tiên trong hoạt động của mình. Qua hơn 20 năm hoạt động, tuy còn non trẻ nhưng các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của Vietnam Eximbank đã gặt hái được nhiều thành quả, đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển của Ngân hàng. Không những thế thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế đã hỗ trợ rất lớn các doanh nghiệp trong việc kiểm soát rủi ro kinh doanh, mua bán ngoại tệ và vay vốn, bảo lãnh và thanh toán hợp đồng, nhằm đảm bảo hiệu quả các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Chi nhánh Long Biên Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam mới chỉ chính thức triển khai hoạt động thanh toán quốc tế từ cuối năm 2005 và do tính phức tạp và đa dạng của các loại hình doanh nghiệp cũng như sự phát triển của các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nên việc định hướng, tổ chức và quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietnam Eximbank nói chung và tại Chi nhánh Long Biên còn nhiều bất cập và đồng thời đứng trước những thách thức lớn trong điều kiện cạnh tranh hiện nay giữa các NHTM, nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên cứu và phát triển sâu hơn hoạt động thanh toán quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Long Biên” để làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên giai đoạn 2006 – 2009, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng triển khai tốt hơn quá trình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tìm hiểu tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Long Biên, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên giai đoạn 2006 – 2009. + Phân tích thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên giai đoạn 2006 – 2009. Từ đó, đánh giá những ưu điểm cũng như những tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Long Biên và nguyên nhân của những tồn tại đó. + Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM. * Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Long Biên giai đoạn 2006 – 2009. Định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên đến năm 2015. 4. Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục hình, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Vietnam Eximbank – Chi nhánh Long Biên và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Long Biên giai đoạn 2006 – 2009. Chương 2: Thực trạng hoạt động Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Vietnam Eximbank – Chi nhánh Long Biên giai đoạn 2006 – 2009. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Vietnam Eximbank – Chi nhánh Long Biên đến năm 2015 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETNAM EXIMBANK – CHI NHÁNH LONG BIÊN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH LONG BIÊN ****** Mục đích nghiên cứu của chương này là đưa ra cái nhìn tổng quan về Vietnam Eximbank – Chi nhánh Long Biên và hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Long Biên. Chương 1 bắt đầu từ việc giới thiệu những nét cơ bản về Vietnam Eximbank, Eximbank Long Biên và sau đó phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên. Nội dung của chương bao gồm: (1.1) Qúa trình hình thành và phát triển của Vietnam Eximbank – chi nhánh Long Biên; (1.2) Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Long Biên trong giai đoạn 2006 – 2009; (1.3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên giai đoạn 2006 – 2009. Sau đây là nội dung chi tiết : 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETNAM EXIMBANK – CHI NHÁNH LONG BIÊN. Lịch sử hình thành và những thành tựu đạt được. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nghề ngân hàng đã tồn tại từ rất lâu đời trên thế giới nhưng đến năm 1951, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới xuất hiện và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầu tiên là cụ Nguyễn Lương Bằng. Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 7.220 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch được đặt khắp các tỉnh thành phía Bắc và miền Trung; đồng thời đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 720 Ngân hàng ở tại 72 Quốc gia trên thế giới. Eximbank đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt chặng đường đã đi qua như gặp khủng hoảng vào năm 1997 cho đến tận năm 2000 mới phục hồi hoàn toàn; đồng thời cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: - Năm 1991 và 1992 được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu. - Năm 1995 Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP). - Tháng 6/2005 là Ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối Ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN. - Tháng 4/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn. - Tháng 10/2007, Eximbank được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng”. - Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán quốc tế xuất sắc. - Tháng 7/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Banker trao tặng. Sự phát triển của Eximbank – Eximbank chi nhánh Long Biên. Tính đến ngày 31/08/2009 lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 1.054 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 60.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 34.000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 44.000 tỷ đồng. Bên cạnh sự phát triển các sản phẩm dịch vụ, Eximbank cũng luôn chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối để có độ phủ lớn hơn đến các đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể…Trong tháng 8/2009, Eximbank có khai trương mở rộng thêm 4 chi nhánh, phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên thành 124 đơn vị. Theo kế hoạch đến cuối năm 2009, Eximbank đạt trên 140 đơn vị trên toàn quốc. Hiện nay, Eximbank cũng đã thiết lập quan hệ với hơn 720 ngân hàng đại lý tại 70 quốc gia. Vừa qua, Eximbank đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, trở thành một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Từ những ngày đầu thành lập, mục tiêu quan trọng của Eximbank là hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại quốc tế luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cùng với xu hướng toàn cầu hiện nay, cùng với tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo, Hội đồng quản trị thì mục tiêu chiến lược của Eximbank vươn tới đó là trở thành một ngân hàng đa năng. Việc hợp tác chiến lược với đối tác chiến lược nước ngoài Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) vào ngày 24/7/2009 khiến cho mục tiêu chiến lược của Eximbank ngày càng hiện thực hóa. Việc cung cấp dịch vụ Kỹ thuật – Công nghệ ngân hàng hiện đại từ SMBC với Eximbank đã có kết quả nhất định. SMBC TOKYO đã triển khai bước đầu các công tác chuyển giao những kỹ thuật, công nghệ ngân hàng hiện đại trên các lĩnh vực quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng, quản trị nguồn nhân lực, dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, công nghệ thông tin… Nhờ vào sự cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ này, Eximbank đã vận dụng các kiến thức, công nghệ được chuyển giao vào việc đổi mới và tăng cường sự đa dạng, sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời SMBC cũng đã hỗ trợ Eximbank tiếp xúc và xây dựng quan hệ giao dịch, hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Eximbank chi nhánh Long Biên được thành lập vào ngày 13/8/2004. Quy mô ban đầu của chi nhánh chỉ bao gồm 11 người. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên, chi nhánh đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tích đáng kể. Hiện nay, chi nhánh đã có hai phòng giao dịch trực thuộc là PGD Đồng Xuân, PGD Nguyễn Thái Học. Số lượng cán bộ, nhân viên hiện tại của chi nhánh là 53 người, làm việc trong các phòng ban nghiệp vụ khác nhau. Eximbank Long Biên cũng được xếp hạng là chi nhánh loại 1 trong hệ thống Eximbank toàn quốc. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Eximbank chi nhánh Long Biên. Cũng như các chi nhánh khác của hệ thống Eximbank, chi nhánh Long Biên có mô hình tổ chức như sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG TỔNG HỢP PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG. PHÒNG GIAO DỊCH ĐỒNG XUÂN PHÒNG HÀNH CHÍNH NGÂN QUỸ. PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THÁI HỌC Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Eximbank Long Biên + Ban điều hành: Gồm 1 giám đốc chi nhánh, 1 phó giám đốc chi nhánh. - Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động tại Eximbank Long Biên. - Phó giám đốc là thành viên của ban điều hành chi nhánh Long Biên, Phó giám đốc có nhiệm vụ đốc thúc các phòng ban hoàn thành nhiệm vụ được giao cho đúng chỉ tiêu ngân hàng đề ra, đồng thời Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Giám đốc quản lý chi nhánh được hiệu quả hơn nữa. + Các phòng ban gồm: - Phòng hành chính ngân quỹ: Các nhân viên có nhiệm vụ tổng hợp các khoản phí và các khoản thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho Eximbank Long Biên. Đồng thời lập các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh và trình lên cho ban giám đốc xem xét, phân tích từ đó đưa ra những phương hướng kinh doanh tiếp theo. - Phòng tín dụng tổng hợp: Bộ phận tín dụng tổng hợp trong Eximbank Long Biên có chức năng tìm hiểu khách hàng có nhu cầu vay vốn, thẩm định các dự án vay vốn, đồng thời đảm bảo được nguồn lãi thu được từ lãi suất ngân hàng là ổn định và khách hàng có khả năng thanh toán khoản vay cho ngân hàng trong thời gian hai bên thỏa thuận. - Phòng dịch vụ khách hàng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp ban giám đốc trong quản lý, điều hành tổ chức kinh doanh của Eximbank Long Biên. Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm: cho vay, huy động vốn, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối...) đối với khách hàng doanh nghiệp lớn phù hợp với qui định của NHTM và của Vietnam Eximbank. - Phòng giao dịch Đồng Xuân và Nguyễn Thái Học: Huy động vốn như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. Bên cạnh đó là hoạt động tín dụng, cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ bảo lãnh; các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 1.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA EXIMBANK LONG BIÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2009. Eximbank Long Biên là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy chỉ mới thành lập vào năm 2004 với hình thức là một phòng giao dịch của Eximbank và chính thức trở thành một chi nhánh lớn với đầy đủ các phòng ban tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ...vào cuối năm 2005 nhưng Eximbank Long Biên đã thu được kết quả kinh doanh khá ấn tượng so với các chi nhánh khác cùng hệ thống. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, mọi kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thể hiện thông qua các báo cáo thường niên, đều đã khẳng định được vị thế vững mạnh và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Eximbank Long Biên. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Long Biên trong giai đoạn 2006 - 2009. Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank Long Biên giai đoạn 2006 - 2009 (Đơn vị: Triệu VNĐ) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thu nhập lãi và các khoản thu tương tự 9.834 36.019 75.648 83.195 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (6.318) (22.753) (46.934) (63.515) Thu nhập lãi thuần 4.516 13.266 19.680 28.016 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1137 4.177 4.359 6.043 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoài 1867 1369 206 865 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh khác. 7 5 4 8 Chi phí hoạt động. (117) (168) (231) (275) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 2.872 10.296 18.303 23.676 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (287) (1032) (3.165) (3.252) Tổng lợi nhuận trước thuế. 8.139 26.321 36.445 48.636 Lợi nhuận sau thuế. 7.527 18.817 26.101 34.933 (Nguồn: Báo cáo tài chính của CNLB giai đoạn 2006 – 2009) Nhìn vào bảng 1.1, ta nhận thấy hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Long Biên đang trên đà tăng trưởng. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 18.817 triệu VNĐ tăng khoảng 150% so với lợi nhuận sau thuế năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế đạt 26.101 triệu VNĐ tăng gần 40% so với năm 2007. Và lợi nhuận sau thuế năm 2009 lên tới 34.933 triệu VNĐ tăng 35% so với lợi nhuận sau thuế năm 2008. Nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là nguồn thu từ thu nhập lãi và các khoản thu tương tự, doanh thu thuần từ hoạt động thu nhập lãi và các khoản thu tương tự chiếm lần lượt 60%, 70.5%, 75.4%và 82.2% trong các năm tương ứng từ 2006 – 2009. Còn doanh thu từ dịch vụ ngân hàng chiếm 15.1% năm 2006, 22.2% năm 2007, năm 2008 là 16.7% và năm 2009 đạt 17.3%. Và doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế chiếm khoảng 8% - 11% mỗi năm. Như vậy có thể nói rằng hoạt động kinh doanh tại Eximbank Long Biên trong những năm qua tiến triển theo chiều hướng tích cực, song nó vẫn chưa thoát khỏi mô hình chung của các ngân hàng trong nước về cơ cấu doanh thu từ hoạt động dịch vụ, cụ thể doanh thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng 15% – 20% tổng doanh thu từ hoạt động chung. 1.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI EXIMBANK LONG BIÊN GIAI ĐOẠN 2006 – 2009. Là một trong những hoạt động được quan tâm và đầu tư phát triển hơn bao giờ hết, dịch vụ thanh toán quốc tế đã đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng trong hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng tại Eximbank Long Biên. Bắt đầu với hình thức giao dịch thanh toán đơn giản, một trong những hoạt động sơ khai của phòng Dịch vụ khách hàng cho đến cuối năm 2005, khi Eximbank Long Biên chính thức thành lập Phòng thanh toán quốc tế với chức năng chuyên môn hóa hoạt động thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và khẳng định vai trò cũng như vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với các ngân hàng trên địa bàn. Trong suốt giai đoạn 2006 – 2009, Phòng thanh toán quốc tế tại Eximbank Long Biên đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện, đổi mới và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong thanh toán nhằm gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch, cũng như số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp đã sớm trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của Phòng Thanh toán quốc tế tại Eximbank Long Biên. Và bởi vậy, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank Long Biên giai đoạn 2006 – 2009 nhằm mục đích phát hiện những thuận lợi đã và đang duy trì phát huy tính hữu ích của nó đối với hoạt động thanh toán quốc tế và các bất lợi, tồn tại cấn khắc phục để thực hiện quá trình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên. Nhìn chung khi phân tích hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank Long Biên trong những năm 2006 – 2009, cần đề cập đến những nhân tố chủ yếu sau: 1.3.1. Các nhân tố khách quan giai đoạn 2006 – 2009 ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên bao gồm: 1.3.1.1. Môi trường kinh tế. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức Thương mại quốc tế WTO, đã tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng của các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam triển khai nhiều dự án đầu tư sang nước ngoài như Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel phát triển mạng lưới sang Lào, Campuchia, mở văn phòng đại diện tại Hong Kong và Mỹ hay như dự án đầu tư vào khai thác dầu khí ở Angiêri của Tổng công ty dầu khí Việt Nam...Nhờ đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tăng. Dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp tại Eximbank Long Biên có cơ hội phát triển tốt. Song bước sang năm 200