Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Đây thực sự trở thành một mốc son quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức với Việt Nam - một con hổ đang chuyển mình. Năm 2007 một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã chính thức thực thi các cam kết của WTO. Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào một con đường mới - con đường mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng và phát triển, làm phát sinh nhiều nhu cầu về thực hiện nghĩa vụ tiền tệ với các đối tác nước ngoài. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cần được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, việc thực thi các cam kết hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Kể từ tháng 4/2007 Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Theo đó, năm 2007 đã có rất nhiều tổ chức nước ngoài nộp đơn xin ngân hàng nhà nước cho phép thành lập ngân hàng. Điều này, đã tạo ra sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ làm gì trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt đó? Đó là các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có chiến lược sử dụng các nguồn lực hiện có để nâng cao sức cạnh của mình, để tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hội nhập và phát triển cũng đang đề ra chiến lược phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển. Cùng với xu hướng hội nhập của nền kinh tế vấn đề mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đã và đang được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu, phân tích và luận giải các yêu cầu cần thiết phải thực hiện để phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội thông qua các số liệu thống kê và tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện mới. Chỉ ra các những thành tựu và hạn chế trong phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội. Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các ngân hàng thương mại. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Đông Hà Nội Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Giai đoạn từ 2004 – 2007. Không gian: Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng Phân tích, xem xét sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế), các yếu tố bên trong (các yếu tố nội tại của ngân hàng thương mại), và mối quan hệ trong sự phát triển cùng với các hoạt động ngân hàng khác Phương pháp lịch sử: Xem xét hoạt động thanh toán quốc tế trong quá khứ, hiện tại để rút ra các mặt được và chưa được trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế Các phương pháp khác: Đề tài cũng sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, mô tả, tổng hợp, tư duy logic, phân tích hệ thống . để luận giải các vấn đề liên quan của đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba chương: Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán quốc tế và các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội. Chương 3: Giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội.

doc119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Đây thực sự trở thành một mốc son quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức với Việt Nam - một con hổ đang chuyển mình. Năm 2007 một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã chính thức thực thi các cam kết của WTO. Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào một con đường mới - con đường mở cửa và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng và phát triển, làm phát sinh nhiều nhu cầu về thực hiện nghĩa vụ tiền tệ với các đối tác nước ngoài. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cần được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, việc thực thi các cam kết hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Kể từ tháng 4/2007 Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Theo đó, năm 2007 đã có rất nhiều tổ chức nước ngoài nộp đơn xin ngân hàng nhà nước cho phép thành lập ngân hàng. Điều này, đã tạo ra sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ làm gì trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt đó? Đó là các ngân hàng thương mại Việt Nam phải có chiến lược sử dụng các nguồn lực hiện có để nâng cao sức cạnh của mình, để tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhà nước trước yêu cầu hội nhập và phát triển cũng đang đề ra chiến lược phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển. Cùng với xu hướng hội nhập của nền kinh tế vấn đề mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đã và đang được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội” Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Tìm hiểu, phân tích và luận giải các yêu cầu cần thiết phải thực hiện để phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội thông qua các số liệu thống kê và tình hình thực hiện các yêu cầu phát triển phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện mới. Chỉ ra các những thành tựu và hạn chế trong phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội. Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các ngân hàng thương mại. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Đông Hà Nội Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Giai đoạn từ 2004 – 2007. Không gian: Ngân hàng Nông nghiệp Đông Hà Nội Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng Phân tích, xem xét sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế), các yếu tố bên trong (các yếu tố nội tại của ngân hàng thương mại), và mối quan hệ trong sự phát triển cùng với các hoạt động ngân hàng khác Phương pháp lịch sử: Xem xét hoạt động thanh toán quốc tế trong quá khứ, hiện tại để rút ra các mặt được và chưa được trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế Các phương pháp khác: Đề tài cũng sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, mô tả, tổng hợp, tư duy logic, phân tích hệ thống …. để luận giải các vấn đề liên quan của đề tài. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba chương: Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán quốc tế và các yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội. Chương 3: Giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đông Hà Nội. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề chung về dịch vụ Thanh toán quốc tế trong các Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ Thanh toán quốc tế Khái niệm Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản nợ lẫn nhau phát sinh (thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh) từ các quan hệ kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá,… giữa các chủ thể của các nước có liên quan. Từ khái niệm Thanh toán quốc tế ta có thể rút ra các đặc điểm riêng có của Thanh toán quốc tế so với thanh toán trong nước như sau: Đặc điểm Chủ thể trong thanh toán quốc tế là các cá nhân, các pháp nhân, chính phủ ở các quốc gia khác nhau. Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế có liên quan tối thiểu tới hai quốc gia. Hoạt động Thanh toán quốc tế liên quan đến hệ thống luật pháp của quốc tế như: UCP, Incoterm, ISBP …, hệ thống luật pháp của các quốc gia. Nguồn luật điều chỉnh của quốc tế và mỗi quốc gia có thể khác nhau thậm chí là mâu thuẫn với nhau. Do đó, để giảm tính phức tạp trong hoạt động thanh toán quốc tế, các bên tham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốc tế. Đồng tiền trong Thanh toán quốc tế thường tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán (Hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản …), có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán, hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba nhưng thường là ngoại tệ mạnh. Ngôn ngữ được sử dụng trong Thanh toán quốc tế thường là Tiếng Anh Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ tương xứng trình độ quốc tế Quan hệ thanh toán quốc tế bao gồm hai loại: Thanh toán mậu dịch (quan hệ phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá, dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế) và thanh toán phi mậu dịch (quan hệ phát sinh không liên quan đến hàng hoá hay cung ứng lao vụ, không mang tính thương mại). Về cơ bản Thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương. Thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong xu hướng hội nhập toàn cầu cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện nay kéo theo sự phát triển của hoạt động Thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trong xu hướng mới đó cũng nảy sinh các nhiều vấn đề làm cho hoạt động Thanh toán quốc tế trở nên phức tạp hơn như: các hành vi gian lận ngày càng trở nên tinh vi hơn, diễn biến kinh tế chính trị bất thường, tỷ giá hối đoái trở lên bất ổn định hơn trên thị trường quốc tế ….. Nhiệm vụ của Thanh toán quốc tế hiện nay là: đảm bảo an toàn cho các hợp đồng nhập khẩu, thu tiền xuất khẩu kịp thời, an toàn và chính xác và bảo vệ được uy tín của ngân hàng. 1.1.2. Sự cần thiết phát triển địch vụ thanh toán quốc tế trong các Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế a. Thu hút nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Trong phát triển kinh tế, không có một quốc gia nào có thể tự đáp ứng vốn cho phát triển. Ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế là rất lớn. Nguồn vốn bên ngoài có vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế các nước này tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Vì vậy, các biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn bên ngoài được các nước đề ra như: thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tăng cường các biện phát thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, vay nợ nước ngoài …... Tất cả các hoạt động đó đều làm phát sinh các nghĩa vụ tiền tệ của mỗi chủ thể nước này với các chủ thể nước ngoài. Các hoạt động này chỉ diễn ra thuận lợi khi hoạt thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn, chính xác và hiệu quả. b. Tăng GDP của nền kinh tế Thanh toán quốc tế phát triển giúp quá trình lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn. Luồng vốn được quay vòng nhanh hơn, được sử dụng hiệu quả hơn và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thanh toán. Mỗi doanh nghiệp là một chủ thể của nền kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Thanh toán quốc tế cũng làm gia tăng thu nhập của các Ngân hàng thương mại thông qua các khoản phí thu được khi thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển góp phần vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế c. Tăng cường quan hệ đối ngoại của các cá nhân, pháp nhân và chính phủ Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của các quốc gia. Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều nước khác trên thế giới nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Quá trình mua bán, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau trở nên thường xuyên hơn. Khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của các chủ thể kinh tế. Nó là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế, kể từ khi chuẩn bị các bước cần thiết để sản xuất ra hàng hoá tới khi xuất khẩu thu ngoại tệ hay chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống con người. 1.1.2.2.Đối với Ngân hàng thương mại a. Tạo điều kiện để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần và tăng thu nhập cho Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế đặc biệt, là một trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng. Ngày nay, với sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế các ngân hàng thương mại không chỉ thiết lập quan hệ với khách hàng trong nước mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế khác. Trong quan hệ đó, các ngân hàng thương mại đóng vai trò là một chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế trở thành chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò là một trung gian tài chính mà còn là tổ chức tư vấn cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch ngoại thương. Thanh toán quốc tế có thể mở rộng phạm vi và đối tượng khách hàng cho các ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế cũng làm tăng nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng, tăng doanh thu cho ngân hàng thương mại. Đồng thời, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phí dịch vụ, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ …. b. Làm tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng nguồn huy động vốn, làm tăng số dư tiền gửi trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng như: việc ký quỹ mở L/C trong phương thức tín dụng chứng từ ….. Làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Kinh doanh đa năng luôn là một phương sách hiệu quả để phân tán rủi ro cho các ngân hàng. Mặt khác, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng vốn vay, giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư. c. Tăng cường quan hệ đối ngoại của Ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế giúp quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, từ các ngân hàng nước ngoài, thu hút thêm khách hàng. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Nhân tố khách quan a. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước đề ra nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế. Một số chính sách có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động Thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại như: Chính sách kinh tế đối ngoại, Chính sách quản lý ngoại hối, Chính sách tỷ giá, Chính sách thuế, Chính sách quản lý xuất nhập khẩu …. Chính sách kinh tế đối ngoại Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm hoạt động ngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm. Thanh toán quốc tế về bản chất chính là việc thanh toán những khoản nợ giữa các chủ thể của các quốc gia trong các quan hệ: kinh tế, văn hoá, chính trị …. Chính sách kinh tế đối ngoại có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương. Vì vậy, chính sách kinh tế đối ngoại là cơ sở và nền tảng có tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế. Chính sách ngoại hối Chính sách ngoại hối là những quy định pháp lý, thể lệ của ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Đóng vai trò là trung gian tài chính, khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát dòng tiền ra vào của một quốc gia. Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép tham gia hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành. Chính sách ngoại hối của nhà nước có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngoại tệ phục vụ cho thanh toán quốc tế. Chính sách thuế và quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế về bản chất là một dịch vụ do ngân hàng cung cấp để thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh giữa các quốc gia. Nó là khâu trung gian giúp hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi hơn. Chính sách thuế và chính sách quản lý hàng xuất nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hoặc thu hẹp hoạt động xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, khi Chính phủ quyết định tăng thuế đầu vào đối với hàng nhập khẩu. Giá của hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn ở thị trường nội địa, làm giảm nhập khẩu và ngược lại. Tương tự, khi Chính phủ quyết định tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu có thể giúp mở rộng hay thu hẹp hoạt động xuất khẩu. Như vậy, một chính sách thuế và quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu hợp lý sẽ có tác dụng trực tiếp tới việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia và cũng là điều kiện để ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. b. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương Như đã nói ở trên, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu) nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. Hoạt động ngoại thương phát triển làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này đối với quốc gia khác. Khi hoạt động ngoại thương càng phát triển trên phạm vi toàn cầu cả về chiều rộng và chiều sâu giữa các chủ thể khác nhau của các quốc gia khác nhau. Điều này, càng làm tăng tính phức tạp của hoạt động ngoại thương, làm phát sinh những nhu cầu đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả trong thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ giữa các chủ thể tham gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các ngân hàng thương mại là cầu nối thanh toán tham gia mạnh mẽ vào các quan hệ thương mại giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, thực hiện được yêu cầu của chính sách kinh tế đối ngoại. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế là nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương phát triểthanh toán, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. c. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và sự biến động của tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại được thể hiện: Biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương Khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ trở nên đắt tương đối so với đồng ngoại tệ. Giá hàng hoá xuất khẩu đắt lên tương đối trên thị trường quốc tế làm giảm lượng hàng hoá xuất khẩu và tăng hàng nhập khẩu do giá hàng hoá quốc tế rẻ tương đối so với hàng trong nước. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái tăng lên: xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Ví dụ trong những tháng đầu năm 2008, do nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. FED đã liên tục cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hành động cắt giảm lãi suất của FED đã làm cho giá trị của đồng USD giảm so với các đồng tiền khác trên thế giới nói chung và giá trị của đồng tiền Việt Nam nói riêng. Điều này có nghĩa tỷ giá giữa Việt Nam đồng so với USD giảm làm hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. Biến động tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại Trong thời gian vừa qua, khi lãi suất đồng USD giảm, tỷ giá USD/VND giảm làm tăng cung USD do tăng đầu tư của Mỹ và Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ của ngân hàng trở nên khó khăn hơn và nguồn cung ngoại tệ phục vụ cho thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc thu hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc chấp nhận thua lỗ về kinh doanh ngoại tệ để giữ chân khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đang tiến tới thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, những diễn biến bất thường của tỷ giá luôn gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Các ngân hàng thương mại cần phải chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán quốc tế đem lại (nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí …) từ đó có những giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. d. Môi trường pháp lý Để hội nhập vào cộng đồng quốc tế, khung pháp lý của mỗi quốc gia cần phải được bổ sung, hoàn thiện theo hướng gần với thông lệ quốc tế. Các văn bản pháp luật liên quan đến thanh toán quốc tế được ban hành nhằm hướng dẫn và điều chỉnh cho các hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế được thống nhất và diễn ra thuận lợi giữa cá
Luận văn liên quan