Những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã và
đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm vi toàn cầu phát triển nhanh
và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Du lịch phát
triển với tốc độ cao, đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, đồng thời cũng đang
làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, nhiều hệ sinh thái bị huỷ hoại, trong
không ít trường hợp du lịch còn là thủ phạm của sự mất ổn định và suy thoái về
văn hoá, xã hội.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX nhờ có chính sách cải cách và mở cửa
của nhà nước, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh, gặt hái được nhiều thành
công. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự nhiên
và đời sống văn hoá xã hội của nhân dân địa phương tại nhiều khu du lịch cũng
đã xuất hiện. Phát triển du lịch bền vững trở thành một đề tài nóng hổi và thu hút
được sự chú ý của nhiều người trong và ngoài ngành du lịch
116 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5565 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển du lịch bền vững tỉnh
Bình Thuận
La Nữ Ánh Vân
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã và
đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm vi toàn cầu phát triển nhanh
và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Du lịch phát
triển với tốc độ cao, đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, đồng thời cũng đang
làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, nhiều hệ sinh thái bị huỷ hoại, trong
không ít trường hợp du lịch còn là thủ phạm của sự mất ổn định và suy thoái về
văn hoá, xã hội.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX nhờ có chính sách cải cách và mở cửa
của nhà nước, du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh, gặt hái được nhiều thành
công. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự nhiên
và đời sống văn hoá xã hội của nhân dân địa phương tại nhiều khu du lịch cũng
đã xuất hiện. Phát triển du lịch bền vững trở thành một đề tài nóng hổi và thu hút
được sự chú ý của nhiều người trong và ngoài ngành du lịch.
Nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Bình Thuận là tỉnh giàu
tiềm năng du lịch. Những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến Bình Thuận
gia tăng nhanh, du lịch đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng kinh tế địa
phương. Nhưng, nếu chỉ chú ý phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh
tế, không quan tâm đến những tác động nhiều mặt của du lịch đến môi trường, sẽ
đe doạ huỷ hoại môi trường sinh thái và văn hoá bản địa, ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển lâu dài của du lịch. Làm thế nào để vừa phát triển du lịch phù hợp với
xu thế chung của thời đại, vừa hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du
lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững là mục tiêu mà du lịch Bình Thuận
cần đạt tới.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền
vững trên thế giới, từ thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam và tỉnh Bình Thuận và
tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài Phát triển du lịch bền vững tỉnh
Bình Thuận.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trong vài chục năm gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt
đầu nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, văn hoá – xã hội và môi
trường của lãnh thổ đón khách. Vì thế, các nhà du lịch thế giới quan tâm nhiều
tới việc nghiên cứu những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi trường và
đề xuất một chiến lược phát triển du lịch mới tôn trọng môi trường.
Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được
đề cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những
ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. Trọng tâm của các nghiên cứu
này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường
sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát
triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Krippendorf (1975) và
Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy
thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về loại “du lịch rắn - hard
tourism” để chỉ loại hình du lịch ồ ạt và “du lịch mềm - soft tourism” để chỉ một
chiến lược du lịch mới tôn trọng môi trường. [11]
Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển
(UNCED) đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất (Earth Summit). Tại hội
nghị này, 182 Chính phủ đã thông qua Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21), một
chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho
nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Chương trình Nghị sự 21 đã nêu ra các vấn đề
liên quan đến môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy
hại về kinh tế và sinh thái, từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động
mang tính bền vững hơn.
Từ đầu những năm 1990 nhiều nghiên cứu về Phát triển du lịch bền vững
nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển
lâu dài đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã
bắt đầu xuất hiện như “Du lịch sinh thái”, “Du lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch
khám phá”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm” đã góp phần nâng cao hình
ảnh về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1996, hưởng ứng Earth Summit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ
chức quốc tế gồm Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ chức Du lịch
Thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council), đã ứng dụng những
nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành
động với tên gọi “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bền
vững về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các
doanh nghiệp du lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức
thương mại và người đi du lịch.
Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động
với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn
mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động giữa các Chính phủ, ngành du lịch và
các tổ chức phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của
ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch
theo hướng bền vững[49]
2.1. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm nhiều từ thập niên 90 của
thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch của nước ta. Các
công trình nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2000, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng
quan du lịch, Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn và nhiều công
trình khác, tập trung nghiên cứu cả lý luận và thực tế, với quy mô và phạm vi
lãnh thổ khác nhau. Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đến môi
trường tự nhiên và xã hội đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà nghiên cứu.
Điều này cho thấy sự quan tâm đến môi trường trong hoạt động du lịch đang ngày
càng trở nên bức thiết.
Các cuộc hội thảo như Hội thảo Quốc tế về Phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức)
tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển bền
vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998) du lịch bền vững được nhiều nhà
nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập, thảo luận. [11]
Từ năm 1991 đến nay tỉnh Bình thuận đặc biệt quan tâm phát triển du lịch.
Một số đề tài khoa học nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình thuận đã được thực hiện
như: “Du lịch Bình Thuận- tiềm năng đang được đánh thức” của Đài Truyền hình
Bình Thuận (năm 2001), “Khu du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam- tỉnh Bình
Thuận” của Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh (năm 2003) Gần đây, một số đề
tài khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Địa lý, khoa Du lịch của các trường
đại học đã đề cập đến một số vấn đề về du lịch tỉnh Bình Thuận như các đề tài:
Định hướng khai thác Du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận, Du lịch sinh thái tỉnh
Bình Thuận - hiện trạng và hướng phát triển, Điểm hẹn tiềm năng và định hướng
phát triển làng du lịch Thuỵ Sỹ, Xây dựng định hướng quy hoạch phát triển du
lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010 Tuy nhiên, các đề tài về du lịch tỉnh
Bình thuận nói chung chưa nhiều, đặc biệt là du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận có
thể nói là chưa được nhiều người quan tâm.
Qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch
bền vững, có thể khái quát lại một số nhận xét sau:
- Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và du lịch bền vững đã được nhiều nhà khoa
học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Các ấn phẩm về lý luận và thực
tiễn về vấn đề phát triển du lịch bền vững là những tài liệu bổ ích trong việc
nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia bắt đầu quan tâm phát triển loại hình
du lịch này.
- Ở Việt Nam, du lịch bền vững là một lĩnh vực còn mới mẻ, các vấn đề về
lý luận của du lịch bền vững đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống nhất
về nhận thức và quan điểm trong các nhà nghiên cứu, điều hành du lịch.
- Việc đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
trên quan điểm phát triển bền vững cũng như những nghiên cứu cụ thể về vấn đề
phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận chưa nhiều.
Tiếp thu các nghiên cứu đi trước, tác giả mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu còn
đang mới mẻ và cần được quan tâm ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói
riêng. Mong muốn của tác giả là được đóng góp một phần vào kho tàng các tài
liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững vào một địa bàn cụ thể -
tỉnh Bình Thuận, hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại tính thực
tiễn, có thể là tài liệu tham khảo, góp thêm căn cứ khoa học cho việc quy hoạch
phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình thuận, góp phần phát triển bền vững kinh tế
– xã hội tỉnh Bình Thuận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục tiêu:
Đề tài tập trung vào việc vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển du lịch bền vững của thế giới và Việt Nam soi sáng cho việc đánh giá khả
năng phát triển loại hình du lịch này tại tỉnh Bình Thuận, góp phần phát triển du
lịch tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững.
3.2. Nhiệm vụ:
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền
vững trên thế giới và Việt Nam vận dụng vào thực tế phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận.
- Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên
quan điểm phát triển bền vững.
- Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, các định hướng chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, của Tỉnh, kiến nghị một số giải
pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận.
4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào việc tổng quan các cơ sở lý luận cho việc phát triển du
lịch bền vững tỉnh Bình Thuận. Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du
lịch bền vững tỉnh Bình Thuận và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền
vững tỉnh Bình Thuận.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn tỉnh Bình thuận
trong giai đoạn từ năm 1991 (năm tách tỉnh Thuận Hải cũ thành hai tỉnh Bình
Thuận và Ninh Thuận) đến năm 2004 trên quan điểm phát triển bền vững.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Các quan điểm nghiên cứu:
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản
chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng
ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ
hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức
tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng
đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗn hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh
tế, xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ
thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu của luận văn.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các đối tượng nghiên cứu của địa lý không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể với
những đặc trưng riêng. Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên
kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở của các nguồn tài nguyên,
các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua
việc phân tích các tiềm năng và các tác động nhiều mặt cho sự phát triển bền
vững du lịch tỉnh Bình Thuận.
5.1.3. Quan điểm sinh thái bền vững
Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể thiếu
của chính sách sinh thái toàn vẹn. Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài
nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng,
bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững.
Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải được coi
trọng, trong đó các tác động của du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái
cần được tính đến, đảm bảo sự phát triển du lịch trên cơ sở môi trường được bảo
tồn một cách có hiệu quả và bền vững.
Quan điểm sinh thái bền vững được quán triệt như là một quan điểm chủ đạo
trong nghiên cứu của luận văn.
5.1.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá
trình của nó. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại,
phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu
hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các
giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân
hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp khác nhau,
bổ sung cho nhau tạo điều kiện để luận văn đạt được những kết quả một cách có
cơ sở khoa học.
5.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ
quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch, các
tài liệu khác có liên quan.
Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật, và được tác giả chọn lọc,
tổng hợp và phân tích liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn
nhau làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu của luận văn.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch
nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của
quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không
gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong
luận văn thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ
trợ của các bản đồ, biểu đồ.
5.2.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử
dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành,
phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu
đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về
đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp này còn được thực hiện kết hợp với
phương pháp điều tra xã hội học.
5.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này được coi là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa
học hiện đại. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra
giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được các ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du
khách, cư dân, các nhà quản lý một cách khách quan mà quan sát của một người
không thể có được. Cùng với phương pháp thực địa, phương pháp này có ý nghĩa
quan trọng trong việc phân tích các hiện tượng thực tế.
5.2.5. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin
Các chương trình phần mềm xử lý các thông tin thu được qua điều tra như
Excel, Windows, Word, MapInfor được sử dụng để xử lý, phân tích kết quả
điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ
5.2.6. Phương pháp chuyên gia:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn được sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng. Ngoài ra, trong quá trình đi khảo sát nghiên cứu
thực tế tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch, các
nhà điều hành du lịch của tỉnh.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững
trên thế giới và Việt Nam, soi sáng vào thực tế phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận.
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên
quan điểm phát triển bền vững.
- Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình
Thuận.
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình
Thuận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International
of Union Officical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch
luôn luôn được bàn luận rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch
được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở
của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi,
giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta cho rằng về cơ bản, tất cả các hoạt
động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị,
tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.
Theo I.I. Pirôgiơnic, 1985: du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm