Những năm gần đây, đã có nhiều bước phát triển trong lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới. Quan trọng nhất là việc du lịch sinh thái không chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở một số quốc gia, nó không được quan tâm phát triển. Song ở nhiều nước khác, thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng. Du lịch sinh thái mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Ở Costa Rica và Velezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba Lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đó thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế và giao lưu quốc tế giúp cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Cát Bà - Hải Phòng, còn gọi là đảo ngọc, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cát Bà được thiên nhiên ban tặng với rừng nguyên sinh nhiệt đới có nhiều động thực vật quý hiếm, nhiều hang động, bãi tắm đẹp…Thiên nhiên Cát Bà vẫn còn giữ được nét hoang sơ rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Do vậy, em đã chọn đề tài:” Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững” , với mong muốn có thể hiểu về du lịch sinh thái, và nghiên cứu về tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó đưa ra một số kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theo hướng phát triển bền vững.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5534 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 7
1.1. Du lịch sinh thái 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 7
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 7
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 12
1.2.1. Du lịch dựa vào thiên nhiên 12
1.2.2. Du lịch dựa vào văn hóa 12
1.2.3. Du lịch công vụ 13
1.2.4. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch bền vững……. 13
1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 14
1.3.1. Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của hệ sinh thái. 14
1.3.2. Sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững 15
1.3.3. Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc, giá trị đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh. 15
1.3.4. Có sự cố vấn giám sát từ các tổ chức môi trường phi chính phủ 16
1.3.5. Nguồn khách du lịch sinh thái có đặc điểm tiêu dùng tương thích với sản phẩm du lịch sinh thái 16
1.4. Phát triển du lịch bền vững 17
1.4.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững 17
1.4.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 17
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững……. 20
Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁT BÀ 21
2.1. Khái quát về Cát Bà 21
2.2. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà 22
2.2.1. VỊ trí, địa lý 22
2.2.2. Lịch sử 22
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái 22
2.2.4. Tài nguyên nhân văn 24
2.2.5. Khu dự trữ sinh quyển 26
2.2.6. Điều kiện kinh tế-xã hội 26
2.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật 27
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà 28
2.3.1. Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội 28
2.3.2. Các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch sinh thái 29
2.3.3. Thực trạng về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái 30
2.3.4.Thị trường khách du lịch 35
2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sinh thái Cát Bà 36
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁT BÀ 39
3.1. Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà 39
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cát Bà….. 40
3.2.1. Công tác quy hoạch tổng thể 40
3.2.2. Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái 41
3.2.3. Bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái. 43
3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 49
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng cáo du lịch. 50
3.2.6. Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư 51
3.3. Các kiến nghị 51
3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 51
3.3.2. Kiến nghị với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 52
3.3.3. Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Bà 52
3.3.4. Với các nhà đầu tư 52
3.3.5. Với cư dân địa phương 53
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 56
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 57
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, đã có nhiều bước phát triển trong lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và bảo tồn trên thế giới. Quan trọng nhất là việc du lịch sinh thái không chỉ tồn tại như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở một số quốc gia, nó không được quan tâm phát triển. Song ở nhiều nước khác, thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng. Du lịch sinh thái mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Ở Costa Rica và Velezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba Lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đó thiết lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế và giao lưu quốc tế giúp cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Cát Bà - Hải Phòng, còn gọi là đảo ngọc, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cát Bà được thiên nhiên ban tặng với rừng nguyên sinh nhiệt đới có nhiều động thực vật quý hiếm, nhiều hang động, bãi tắm đẹp…Thiên nhiên Cát Bà vẫn còn giữ được nét hoang sơ rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Do vậy, em đã chọn đề tài:” Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững” , với mong muốn có thể hiểu về du lịch sinh thái, và nghiên cứu về tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó đưa ra một số kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theo hướng phát triển bền vững.
Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái, mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững.
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà.
Đưa ra những giải phát nhằm phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà theo hướng phát triển bền vững.
Nhiệm vụ của đề tài
Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ cho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài.
Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu để hoàn thành đề tài.
Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của Cát Bà.
Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà, từ đó để khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây.
Phạm vi nghiên cứu
Khu du lịch Cát Bà- Cát Hải- Hải Phòng.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Cát Bà qua sách, báo, internet…
Phương pháp nhiên cứu phân tích,tổng hợp.
Phương pháp thực địa.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
Du lịch sinh thái
Khái niệm về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm vào cuối thập niên 1960. Sau này có rất nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái là du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại) được tìm thấy trong các vùng này…Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môi trường đô thị.
Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương (Hội Du lịch Sinh thái)
Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ ích mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà (Hội đồng Tư vấn Môi trường Canada).
Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại và thường được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và (thường) có qui mô nhỏ. Nó giúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếp làm lợi cho việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồng địa phương; và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyền của con người (Martha Honey – giám đốc Chương trình An ninh và Hòa bình tại Viện Nghiên cứu về Chính sách)
Các đặc trưng của du lịch sinh thái
Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái là những tài nguyên còn tương đối nguyên sơ
Môi trường tự nhiên trong du lịch sing thái còn tương đối nguyên sơ, chưa chịu hoặc ít bị xâm hại bởi bàn tay con người
Văn hoá bản địa : là các di tích kiển trúc, các giá trị văn hoá tồn tại dướ dạng vật thể, phi vật thể được tạo ra bởi chính điều kiện tự nhiên và lịch sử phát triển của nơi điểm đến.
Mỗi khu vực bảo tồn tự nhiên phải đảm bảo tính đa dạng sinh học,có tính đặc thù để mỗi điểm đến tham quan có sự hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các sản phẩm du lịch sinh thái hướng tới bảo tồn giá trị tự nhiên, văn hoá, xã họi nơi điểm đến
Bảo tồn các giá trị tự nhiên của hệ sinh thái vốn có: mục đích của du lịch sinh thái là giúp khách du lịch hiểu biết về thiên nhiên, về hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó đánh giá lại những hành động của mình đối với thiên nhiên,tìm cách sống hoà hợp với thiên nhiên
Bảo tồn các giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư địa phương
Bảo tồn và nâng cao các giá trị xã hội của dân cư địa phương
Du lịch sinh thái trực tiếp mang lại phúc lợi cho cộng đồng dân cư địa phương
Đóng góp về vật chất: xoá đối giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương, giúp tăng thu nhập.
Đóng góp về tinh thần: người dân địa phương được tôn trọng không bị phân biệt về văn hoá địa phương, giọng nói ngôn ngữ , phong tục tập quán…, được thừa nhận làm chủ đối với thiên nhiên.
Đóng góp nâng cao về mặt nhận thức: dân cư địa phương thấy được tầm quan trọng của du lịch sinh thái từ đó có ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và giữ gìn bản sắc văn hoá của địa phương.
Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động vật và thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích vì sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch.
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống, văn hoá, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, như vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.
Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch .
Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.
- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó.
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và
đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học).
- Phải đưa ra những kinh nghiệm khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên
đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi).
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành.
Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác
Du lịch dựa vào thiên nhiên
Du lịch dựa vào thiên nhiên là loại hình du lịch là loại hình du lịch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, với động cơ chính của khách du lịch là quan sát và cảm thụ thiên nhiên. Như vậy, du lịch dựa vào thiên nhiên mang một ý nghĩa rộng bao chùm cả du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác.
Du lịch dựa vào thiên nhiên không mang tính trách nhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng cư dân địa phương. Nhưng du lịch sinh thái đòi hỏi tính trách nhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng dân cư địa phương.
Du lịch dựa vào thiên nhiên có các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm.
Du lịch mạo hiểm (theo tổ chức du lịch mạo hiểm tỉnh Quebec Canada): là hoạt động thể chất ngoài trởi hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực thiên nhiên nhất định mà nó yêu cầu những phương tiện vận tải khác với truyền thống, có thể là động cư hay không phải động cơ. Những hoạt động này mang tính mạo hiểm mức độ rủ ro thì tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, bản chất của hoạt động và các phương tiện vận tải được sử dụng.
Du lịch mạo hiểm không chú ý đến việc tìm hiểu về thiên nhiên, hệ sinh thái mà khai thác tài nguyên tự nhiên nhằm mục đích mạo hiểm,chứng tỏ khả năng chinh phục thiên nhiên của con người. Còn du lịch sinh thái đi tìm sự thoả thuận cùng chung sống hài hoà với thiên nhiên.
Du lịch dựa vào văn hóa
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch rất phổ biến, tập trung mối quan tâm tới một quốc gia hay một vùng đất chủ yếu dưới góc độ văn hoá. Du lịch văn hoá bao gồm các tuyến du lịch đến những nơi có bề dày lịch sử hoặc những nơi có các công trình văn hoá như các viện bảo tàng, nhà hát…Ngoài ra cũng có hình thức đưa khách đến các vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm các nơi ở của những doanh nhân văn hoá, những công trình kiến trúc hay những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương hội hoạ.
Du