Đề tài Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh

Nắm bắt những thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, tận dụng ưu thế về tài nguyên, du lịch Quảng Ninh trong những năm qua có có bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ được cải thiện, nhiều di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo , nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài tăng trưởng với tốc độ cao du lịch Quảng Ninh đang dần phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững. Điều đó được thể hiện qua sự ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, sự thiếu đa dạng của sản phẩm du lịch, số ngày lưu trú, hệ số quay trở lại và chi tiêu của khách du lịch thấp. Không có những Tour du lịch thực sự cao cấp và hấp dẫn. Cảnh quan Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long bị phá vỡ do quá trình đô thị hóa. Sự phát triển du lịch không cân đối giữa các trung tâm du lịch trong tỉnh. Hiện tượng đầu tư thừa về cơ sở lưu trú tại khu vực này cũng bắt đầu xuất hiện. Sự thờ ơ của 2 doanh nghiệp đối với công tác phúc lợi xã hội cuả địa phương. Công tác giáo dục và bảo vệ các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch chưa thực sự được chú trọng. Với mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm bền vững, là nguyên nhân để tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

pdf18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4572 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Vương Minh Hoài Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững. Trình bày một số bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. Làm rõ nguyên nhân hệ số quay trở lại và hệ số chi tiêu của khách du lịch thấp. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động của hoạt động du lịch đối với cộng đồng cư dân địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đưa du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững. Keywords: Du lịch; Kinh tế; Quảng Ninh; Phát triển bền vững Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nắm bắt những thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, tận dụng ưu thế về tài nguyên, du lịch Quảng Ninh trong những năm qua có có bước phát triển mạnh mẽ, hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ được cải thiện, nhiều di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo , nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài tăng trưởng với tốc độ cao du lịch Quảng Ninh đang dần phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững. Điều đó được thể hiện qua sự ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, sự thiếu đa dạng của sản phẩm du lịch, số ngày lưu trú, hệ số quay trở lại và chi tiêu của khách du lịch thấp. Không có những Tour du lịch thực sự cao cấp và hấp dẫn. Cảnh quan Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long bị phá vỡ do quá trình đô thị hóa. Sự phát triển du lịch không cân đối giữa các trung tâm du lịch trong tỉnh. Hiện tượng đầu tư thừa về cơ sở lưu trú tại khu vực này cũng bắt đầu xuất hiện. Sự thờ ơ của doanh nghiệp đối với công tác phúc lợi xã hội cuả địa phương. Công tác giáo dục và bảo vệ các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch chưa thực sự được chú trọng. Với mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm bền vững, là nguyên nhân để tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay vấn đề phát triển bền vững của ngành du lịch đang được quan tâm nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu ở địa phương chưa nhiều, Quảng Ninh là một trung tâm du lịch lớn của cả nước những những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững còn hạn chế, vì vậy cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các cấp các ngành và giới học thuật trong và ngoài tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn lý giải một số vấn đề về sự bền vững trong thực trạng phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh. Trên cơ sở phân tích này, luận văn đề xuất một số gợi ý về giải pháp nhằm đưa du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. *Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn này là tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản nhất của phát triển du lịch bền vững. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển du lịch bền vững và không bền vững. Đánh giá tài nguyên du lịch của Quảng Ninh. Phân tích một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững của du lịch Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. Trong đó bao gồm nhiều các trung tâm du lịch như : trung tâm Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Đông Tiều – Uông Bí,. Đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu cụ thể nhất của luận văn. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt không gian là trên phạm vi toàn bộ địa bàn hành chính của tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh được tiếp cận dưới góc độ của khoa học Kinh Tế Chính Trị, Luận Văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp kế thừa, Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích và tổng hợp 6. Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống một cách khái quát nhất những lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững, phân tích thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. Đề xuất một số giải pháp góp đưa du lịch Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch Quảng Ninh trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái luận về phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững và du lịch bền vững Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Khái niệm du lịch bền vững Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế đưa ra khái niệm du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch cho thế hệ tương lai”. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về mặt văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo các nguyên tắc: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, 3 duy trì tính đa dạng, hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. 1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững - Phát triển bền vững về môi trường -Phát triển bền vững về xã hội -Phát triển bền vững về kinh tế 1.1.3. Vai trò của nhà nƣớc trong phát triển du lịch bền vững Nhìn từ phương diện phát triển kinh tế đơn thuần thì du lịch có thể được điều khiển một cách hiệu quả bởi khu vực tư nhân, Tuy nhiên đối với sự phát triển của du lịch bền vững đòi nhất thiết phải có vai trò của nhà nước. Vai trò của nhà nước thể hiện một cách cơ bản nhất là tổ chức và giám sát hoạt động du lịch có phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Nhà nước có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững bằng cách thông qua các công cụ quyền lực và hệ thống chính quyền từ trung đến địa phương. Đưa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thỏa thuận về phát triển du lịch địa phương cũng như quốc gia. 1.1.4. Chiến lƣợc phát triển du lịch hƣớng đến sự bền vững Chính Phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, là văn kiện có tính phương pháp luận chung cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội, ngành du lịch cũng trên cơ sở này xây dựng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược đã nhấn mạnh đến vấn đề phát triển bền vững của ngành trong giai đoạn tới. Quán triệt tinh thần nêu trên trong thời gian gần đây, các dự án, các kế hoạch phát triển du lịch, đã chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên cho mục tiêu phát triển bền vững lâu dài, quá trình khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch đã thực hiện các hoạt động đánh giá tác động môi trường đưa ra các phân tích, dự báo và biện pháp khắc phục cụ thể cho từng dự án khi phê duyệt. Hoạt động phát triển du lịch đang dần hướng tới cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn trong đời sống như ở các vùng nông thôn, vùng núi và hải đảo xa xôi. Biểu hiện rõ rệt nhất là những loại hình du lịch thân thiện với môi trường đồng thời khai thác các giá trị tự nhiên và nhân văn ở các vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển du lịch và nâng cao đời sống cộng dồng dân cư. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng và phát triển rộng rãi. 1.1.5. Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững Xây dựng chính sách phát triển du lịch hƣớng đến sự bền vững. Một quốc gia hay một địa phương giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch, nhưng không có chính sách phát triển hợp lí thì cũng không phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng. hoạt động du lịch diễn ra 4 một cách tự phát sẽ dẫn đến tình trạng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, gây tổn hại đến tài nguyên và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.. để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần phải có chính sách phát triển hợp lí, phát huy được tiềm năng thế mạnh, thu được lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ được tài nguyên môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những phương tiện vật chất của xã hội. Đối với ngành du lịch cơ sở hạ tầng là yếu tố khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, Muốn phát triển du lịch bền vững, cơ sở hạ tầng cần phải đi trước một bước, phải được đầu tư hiện đại đồng bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tài nguyên du lịch, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững, cơ sở vật chất kỹ thuật cần được xây dựng một cách hoàn thiện, đồng thời chú trọng mối quan hệ với tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch có tính nhạy cảm cao. Xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng phục vụ phát triển du lịch bền vững. Chất lượng đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và kết qủa cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng du lịch nhìn từ góc độ kinh tế. Như vậy, chất lượng cao của đội ngũ lao động không chỉ là yếu tố thu hút khách, nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thu hút khác. Đầu tƣ cho du lịch đảm bảo phát triển bền vững: Xuất phát từ điều kiện của Việt Nam, đầu tư cho du lịch chú trọng huy động nguồn vốn trong nước phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thích nghi với những thay đổi trong nền kinh tế thị trường để hạn chế rủi ro, tỷ lệ “rò rỉ” lợi nhuận du lịch., tạo điều kiện để người lao động địa phương có việc làm. Đảm bảo phát triển bền vững, đầu tư cho du lịch cần chú ý đến tỷ lệ vốn đấu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, tỷ lệ tái đầu tư từ thu nhập du lịch, tỷ lệ doanh thu trích lại cho cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch để tái đầu tư. Những tỷ lệ này càng cao thì hoạt động du lịch càng gần với mục tiêu phát triển bền vững. Quản lí các hoạt động du lịch đảm bảo phát triển bền vững: Trong quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động phát triển du lịch, việc xây dựng quy hoạch đóng vai trò quan trọng. Quy hoạch là quá trình phân tích các tiềm lực tài nguyên và các điều kiện có liên quan để xác định phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và có được các giải pháp hạn chế tác động của hoạt động phát triển đến môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. 5 Việc kiểm soát các hoạt động du lịch đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, được thông qua các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải, tiến hành các thủ tục đánh giá tác động môi trường tại các khu, điểm du lịch. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường, tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Phát triển du lịch bền vững cần chú ý đến độ hài lòng của cộng đồng địa phƣơng. Mức độ hài lòng của cộng đồng đối với hoạt động du lịch sẽ phản ánh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch. Để đạt được điều đó, vài trò của cộng đồng phải được phát huy,lợi ích cho cộng đồng phải được xem trọng. Phát huy được vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch, giám sát thực hiện dự án đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn. Tăng cường quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Nâng cao mức sống của cộng động nhờ có hoạt động du lịch. Phúc lợi xã hội chung của cộng đồng được nâng lên 1.1.6. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch bộ chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch. Đánh giá sự bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững của IUCN . Nội dung của Bộ tiêu chuẩn này bao gồm: Quản lý hiệu quả và bền vững. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực 1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững. 1.2.1. Phát triển du lịch không bền vững Sự phát triển du lịch thiếu bền vững ở Cancun (Mexico), Paytaya (Thái Lan), Hoành Sơn (Trung Quốc) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, cũng như các vấn đề xã hội gây bức xúc khác. 1.2.2. ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu âu ECOMOST là một mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững, quá trình phát triển phải đảm bảo sự bền vững về mặt sinh thái, bền vững về mặt văn hóa xã hội, bền vững về mặt kinh tế. 1.2.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh Từ những nghiên cứu về các mô hình nêu trên có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh như sau: Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên. Có chiến lược quy hoạch phát triển du lịch cụ thể và hợp lí. Nâng cao vai trò của 6 công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch. Bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Duy trì quy mô cư dân và du khách hợp lí tại các khu du lịch. Nâng cao sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. 7 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đông Bắc của Việt Nam, có đường biên giới quốc gia và hải phận giáp Trung Quốc. Trên đất liền, phía Bắc các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái giáp huyện Phòng Thành và thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với chiều dài 132,8km. Đôi bên có chỗ núi đồi và thung lũng nối liền, còn phần lớn ngăn cách bởi sông suối, trong đó có đoạn thượng nguồn sông Ka Long và sông Bắc Luận. 2.1.2.Tiềm năng phát triển du lịch. 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. Thắng cảnh: Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để Tỉnh phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hang động, bãi tắm: Các hang động ở Quảng Ninh rất phong phú, có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch, tiêu biểu là các hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Luồn, động Thiên Cung, động Tam Cung, Mê Cung... Các bãi tắm đẹp nằm dưới chân các đảo đá Ba Trái Đào, Áng Dù, Cửa Dứa hoặc trải dài quanh các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng. Nƣớc khoáng: Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng dùng để uống và điều trị được phát hiện ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu Các hệ sinh thái đặc biệt: ở Quảng Ninh có nhiều hệ sinh thái đa dạng, nguyên sinh với nhiều giống loài động thực vật quý hiếm. Đó là các hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới với thảm thực vật thường xanh quanh năm trên các đảo, các rừng ngập mặn với nhiều loại chim thú rừng. ở Quảng Ninh còn có các hệ sinh thái san hô rất độc đáo với 197 loài san hô, chiếm tới 80% tổng số loài san hô ở khu vực bờ Tây Thái Bình Dương. San hô ở Vịnh Hạ Long được mọc thành dải, có độ che phủ cao, trong đó có một loài san hô quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. Tính đến năm 2004, trên địa bàn tỉnh đã có 53 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích khác được xếp hạng cấp địa phương. Quảng Ninh cũng là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc trong năm. Những lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh thường gắn với các sự kiện lịch sử hoặc các hoạt động văn hóa dân gian, gắn với cuộc sống tín ngưỡng của người dân. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ gốm sứ ở thị trấn Đồng Triều, Mạo Khê; nghề đánh bắt hải 8 sản,nghề chế tác mỹ nghệ từ than đá...Ngoài ra trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh còn có các nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tre... Những nghề này nếu được đầu tư khai thác thì có thể hấp dẫn khách du lịch rất lớn, cung cấp nhiều sản phẩm lưu niệm cho du khách. 2.1.2.3. Chính sách phát triển du lịch Quảng Ninh. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chung của kinh tế xã hội, Tỉnh uỷ Quảng Ninh lần đầu tiên đưa ra nghị quyết số 08 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010. Thực hiện nghị quyết số 08, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch và Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp nghiên cứu và quy hoạch phát triển cho ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt. Tháng 3 năm 2005 tỉnh uỷ còn đưa ra nghị quyết số 21 về việc “đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”. Cũng trong nghị quyết này mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh được nâng lên thành một trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, phấn đấu xây dựng du lịch Quảng Ninh trở thành thương hiệu mạnh trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2015. Tỉnh còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các công tác cụ thể có liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch như: Nghị quyết số 09 về “ Công tác, quản lí, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2005”. Quyết định số4117/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Tỉnh về “ Công tác quản lí tàu thuyền trên Vịnh Hạ Long”. Các quy chế đánh giá hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch…v.v. 2.2. Tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Ninh. 2.2.1. Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lí nhà nước, có trách nhiệm quản lí toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Sau khi sát nhập vào năm 2007, công tác quản lí nhà nước dần đi vào ổn định, bộ máy tổ chức được kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực quản lí theo cơ cấu ngành dọc và theo cơ cấu lãnh thổ. Tuy nhiên, công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động du lịch còn tồn tại một số hạn chế: thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong quản lí các hoạt động du lịch, thiếu cán bộ chuyên trách. Việc quản lí quy hoạch, môi trường du lịch chưa chủ động và kịp thời, công tác đào tạo cán bộ còn chậm. 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Giai đoạn 2001 – 2010 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở lưu trú với sự tham gia của nhiều thành phần kinh
Luận văn liên quan