Đề tài Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mịa cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ngành ngân hàng đã cho ra đời nhiều phương tiện thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại mà trong đó thẻ được coi là một bước đột phá. Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng phát triển đã mang đến cho các ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới.Nhận thức được vai trò và lợi ích mà hoạt động kinh doanh thẻ đem lại cho ngân hàng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank trong thời gian qua đã có những bước đi tích cực nhằm thâm nhập thị trường còn mới mẻ, hấp dẫn này. Techcombank đã tích cực triển khai dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng. Bước đầu gặt hái được những thành công, tuy vậy, hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Những vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh của Techcombank – đó là vấn đề bức xúc đặt ra với Ngân hàng. Do vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thẻ và kinh doanh thẻ ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, tác giả đưa ra những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

pdf19 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mịa cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ngành ngân hàng đã cho ra đời nhiều phương tiện thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại mà trong đó thẻ được coi là một bước đột phá. Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng phát triển đã mang đến cho các ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới.Nhận thức được vai trò và lợi ích mà hoạt động kinh doanh thẻ đem lại cho ngân hàng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank trong thời gian qua đã có những bước đi tích cực nhằm thâm nhập thị trường còn mới mẻ, hấp dẫn này. Techcombank đã tích cực triển khai dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng. Bước đầu gặt hái được những thành công, tuy vậy, hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Những vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để hoạt động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh của Techcombank – đó là vấn đề bức xúc đặt ra với Ngân hàng. Do vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thẻ và kinh doanh thẻ ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, tác giả đưa ra những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ii Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề cơ bản về thẻ, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại và thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ cảu Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương I: Thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. Trước hết tác giả khái quát chung về thẻ ngân hàng, bao gồm: - Lịch sử hình thành và phát triển thẻ - Khái niệm và phân loại thẻ - Các chủ thể tham gia thị trường thẻ - Vai trò của dịch vụ thẻ Sau khi khái quát chung về thẻ ngân hàng, tác giả đề cập đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại, bao gồm: - Quan niệm về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. - Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại - Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại iii Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. Trong chương 2, sau khi khái quát quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam qua các nội dung: - Hoạt động phát hành thẻ: Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam khá muộn, nhưng cho đến nay, sản phẩm thẻ F@st Access của Techcombank vẫn được khách hàng đánh giá là một trong những thẻ thanh toán tiện ích nhất trên thị trường, đã được bình chọn là sản phẩm Sao Vàng Đất Việt năm 2005. Tính đến 31/10/2006 tổng số thẻ ghi nợ nội địa được Techcombank phát hành luỹ kế là trên 105.000 thẻ. Tính riêng trong tháng 10/2006, Techcombank đã phát hành mới 9.000 thẻ, là tháng “cao điểm” trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank. Tổng số thẻ phát hành luỹ kế tính đến 31/12/2006 đã đạt gần 130.000 thẻ (con số này vào cuối năm 2005 là 50.000 thẻ). Tổng số máy ATM và POS được Techcombank lắp đặt và triển khai tương ứng là 98 và 2.313. Năm 2006 là năm khởi sắc đối với công tác phát triển các sản phẩm thẻ mới với sự ra mắt thẻ phát hành ngay F@stAccess-i vào đầu năm 2005. Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa tuy mới chính thức được cung cấp trung tuần tháng 12.2006 đã đạt con số phát hành luỹ kế trên 3.000 thẻ. Đến thời điểm hiện tại số lượng các loại thẻ Techcombank đã phát hành đã đạt mức 150.000 thẻ. Trong 150.000 thẻ có 135.000 thẻ Techcombank F@stAccess, 8.500 thẻ Techcombank Visa. Như vậy, sau chưa đầy 3 năm phát hành thẻ, số thẻ tính đến cuối năm 2006 đã gấp hơn 5 lần so với năm 2004. Đây là một nguồn vốn huy động giá rẻ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. iv Bảng 2.2: Bảng Tổng kết tình hình phát hành thẻ của Techcombank Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Lượng thẻ phát hành (thẻ) 17.848 50.566 129.002 Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ (VNĐ) 67.504.239.916 156.175.045.483 345.500.000.000 Số dư tài khoản bình quân (VNĐ) 3.782.173,9 3.088.538,7 2.748.019,41 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ của trung tâm thẻ Techcombank) Tuy thị phần chỉ chiếm có 3,75% (150.000 trong tổng số 4 triệu thẻ của toàn thị trường), nhưng với những con số kể trên thì đây quả là thành công lớn của đối với ngân hàng gia nhập thị trường muộn như Techcombank. Sự thành công này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Thứ nhất: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, người dân có nhuu cầu đi lại và tiêu dùng lớn, vì thế cách thức thanh toán bằng tiền mặt tỏ ra không còn phù hợp, thay đó là xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ hai: Cùng với VCB, Techcombank đã phát triển thẻ F@st Access – Connect 24 và gia nhập liên minh thẻ của VCB và 16 ngân hàng cổ phần khác. Gia nhập liên minh này giúp Techcombank nâng cao được khả năng thanh toán, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng về dịch vụ thẻ của mình. Thứ ba: với nỗ lực của toàn thể nhân viên, Trung tâm thẻ Techcombank đã nghiên cứu thị trường cũng như chịu khó đầu tư công nghệ, đã triển khai thành công các sản phẩm thẻ: F@st Access, F@st Access-i và F@st Access Visa Debit. Hai dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa: F@stAccess và F@stAccess-i với nhiều tính năng hiện đại như: thấu chi, tiết kiệm, thanh toán, truy vấn thông tin tài khoản mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, khách hàng có thể rút tiền và mua sắm tại hơn 700 máy ATM v và hàng ngàn POS của Techcombank và các ngân hàng khác trong liên minh thẻ với Vietcombank. Thứ tư: Techcombank được biết đến là một ngân hàng chịu khó đầu tư công nghệ. Hiện nay ngân hàng đã triển khai phần mềm quản lý thẻ của hãng CompassPlus để nâng cao hiệu quả phát hành cũng như hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin và kiểm soát tài khoản bằng Homebanking, Mobilebanking, kèm theo đó là dịch vụ hậu mãi và giải đáp khách hàng 24/24 cả 7 ngày trong tuần. Hiện tại sản phẩm thẻ của Techcombank bao gồm: - Thẻ ghi nợ nội địa F@st Access: thẻ được phát hành ngày 15/12/2003. Thẻ F@stAccess là thẻ thanh toán, được sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam dựa vào số tiền có trên tài khoản của khách hàng mở tại Techcombank. Đây là loại thẻ nội địa duy nhất hiện nay tích hợp được các chức năng: Rút tiền và thanh toán (tính năng thông thường của thẻ), tính năng tiết kiệm trong thẻ F@stSaving và tính năng ứng trước tài khoản thanh toán thông qua sản phẩm F@stAdvance. - Thẻ F@staccess-i: Thẻ phát hành vào tháng 2/2006. F@staccess-i là một loại thẻ ghi nợ nội địa phát hành nhanh với nhiều tính năng ưu đãi dành cho khách hàng. Điểm đặc biệt của loại thẻ này là khi khách hàng đăng ký phát hành thẻ sẽ không mất thời gian chờ đợi (từ 5 – 10 ngày như loại thẻ F@stAccess) mà nhận được ngay thẻ. Thẻ F@stAccess Visa Debit: Thẻ được phát hành vào tháng 12/2006, là thẻ thanh toán quốc tế mang nhãn hiệu Visa do Techcombank phát hành dựa trên cơ sở tiền gửi của khách hàng mở tại Techcombank. - Hoạt động thanh toán thẻ Qua bốn năm hoạt động và phát triển, Techcombank đã đạt được những kết quả nhất định. Hiện tại, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho hệ thống F@st Access, Techcombank còn làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ mang thương hiệu vi Connect 24 và năm loại thẻ quốc tế: Visa Card, Master Card, Amex, JCB và Dinner Club. Bảng 2.7: Tình hình giao dịch thẻ của Techcombank qua các năm Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) 2005/2004 2006/2005 Số lượng giao dịch(lượt) 177,604.00 543,012.00 666,248.00 305.74 122.69 Doanh số giao dịch (tỷ VND) 183.80 611.90 671.35 332.92 109.72 Thu phí từ thẻ (triệu VND) 619.00 2,171.72 2,649.36 350.84 121.99 Thu phí TB/thẻ 34,740.37 42,973.75 20,542.17 123.70 47.80 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ Trung tâm thẻ Techcombank các năm 2004 – 20005 – 2006) Qua bảng ta thấy số lượng giao dịch và doanh số giao dịch thẻ của Techcombank tăng trường mạnh qua các năm. Năm 2004, Techcombank có doanh số giao dịch thẻ còn khiêm tốn nhưng đến năm 2005 đã có sự thay đổi lớn. Trong giai đoạn 2003 – 2004, các ngân hàng tập trung đẩy mạnh dịch vụ thẻ trên tất cả các mặt: thanh toán và phát hành, tín dụng và ghi nợ, thẻ nội địa cũng như thẻ quốc tế. Với việc gia nhập thị trường muộn và ban đầu chỉ có thẻ ghi nợ - loại thẻ vii được các ngân hàng đi trước phát hành trước đó và đã có chỗ đứng trên thị trường – Techcombank đã phải chịu cạnh tranh rất nhiều với các ngân hàng khác như Vietcombank, ACB, ICB, Sacombanktrong đó Vietcombank vẫn luôn là ngân hàng đứng đầu về thị trường thẻ ghi nợ. Chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực của Trung tâm thẻ cùng các cán bộ làm dịch vụ thẻ tại các chi nhánh đã được phát huy đúng lúc đem lại hiệu quả không nhỏ cho hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank. Năm 2005 số lượng giao dịch thẻ đạt 543.012, bằng 305,74% so với năm 2004. Doanh số giao dịch cũng tăng mạnh, bằng 332,92% so với năm 2004. Sang năm 2006, số lượng giao dịch đã đạt tới 666.248 giao dịch, bằng 122,9% so với năm 2005. Doanh số giao dịch năm 2006 bằng 365,26% so với năm 2004, và bằng 109,72% so với năm 2005. Tình hình ứng tiền qua POS của Techcombank qua các năm cũng được sự tăng trưởng đáng kể: Bảng 2.8: Ứng tiền mặt qua POS tại Techcombank Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) 2005/2004 2006/2005 Số lượng giao dịch(lượt) 5,391.00 9,252.00 18,714.00 171.62 202.27 Số tiền (triệu VND) 24,380.07 17,212.58 38,920.35 70.60 226.12 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ Trung tâm thẻ Techcombank các năm 2004-2005-2006) viii Ứng tiền mặt qua POS là việc chi nhánh ứng tiền mặt cho khách hàng thông qua việc khách hàng quẹt thẻ qua POS và yêu cầu ứng tiền mặt thay vì sử dụng thẻ để chi trả các hàng hoá dịch vụ tại Đơn vị chấp nhận thẻ. Việc ứng tiền mặt qua POS đến tận tháng 9 năm 2004 mới được Techcombank triển khai. Song số lượng giao dịch ngày một tăng cao, số giao dịch của năm 2005 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2004. Và vì số tiền của mỗi khoản giao dịch là khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của chủ thẻ nên số tiền mặt được ứng của năm 2005 đã giảm đi 7,167.49 tỷ đồng, giảm đi gần 29%, điều đó có thể do nguyên nhân: khách hàng đã quen và ưa thích việc dùng thẻ thanh toán cho hàng hoá dịch vụ thay vì nhận tiền mặt ứng từ đơn vị chấp nhận thẻ để thanh toán. Bước sang năm 2006 thì số giao dịch ứng tiền mặt tăng 2 lần so với năm 2005, số tiền ứng cũng tăng gấp 2,26 lần, điều đó chứng tỏ hoạt động ứng tiền qua POS đã lại sôi động trở lại theo xu hướng sôi động, phát triển chung của việc kinh doanh thẻ. Để đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, Techcombank cũng chú trọng phát triển mạng lưới ATM và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Nếu những ngày đầu tiên bước vào thị trường thẻ Techcombank chỉ có 3 máy ATM và 408 máy POS thì đến nay đã có 152 máy ATM và 2.313 máy POS. Số lượng giao dịch thành công trên các máy ATM cũng được Techcombank cải thiện liên tục, tăng sự hài lòng của khách hàng. Tình hình số lượng ATM , POS tăng lũy kế qua các năm như sau: Bảng 2.9: Số lượng máy ATM, POS tại Techcombank Năm 2004 2005 2006 Số máy ATM 3 39 98 Số máy POS 408 1.378 2.313 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ Trung tâm thẻ Techcombank qua các năm 2004-2005-2006) ix Có được sự tăng trưởng như vậy phải kể đến những yếu tố chủ quan và khách quan thuận lợi. Nguyên nhân chủ quan đó là hệ thống công nghệ thanh toán thẻ ngày càng được cải tiến, hệ thống xử lý dữ liệu hoạt động tương đối ổn định, phát huy được các chức năng vốn có. Vào cuối năm 2004, Techcombank đã ký kết hợp đồng “Triển khai phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ” với Compass Plus (Liên bang Nga). Theo hợp đồng ký kết, hãng Compass Pluss sẽ thực hiện triển khai hệ thống phần mềm chuyển mạch (Switching) và hệ thống quản lý thẻ (CMS) cho Techcombank, đưa vào vận hành vào quý II năm 2005. Compass Plus là một công ty cung cấp giải pháp thẻ nổi tiếng của Nga và Châu Âu có quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị phần cứng cho hệ thống thanh toán điện tử, mạng thanh toán quốc tế, hệ thống máy chủ, phần mềm hệ thống và cơ sở dữ liệu là Microsoft, Compad, VISA International, MasterCard, Sun Mircosystems, Oracle,Các sản phẩm và dịch vụ của Compass Plus được đánh giá cao trong lĩnh vực hệ thống thanh toán điện tử. Phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ đã tạo cho Techcombank một cơ sở hạ tầng vững chắc để gia nhập thị trường thẻ cũng như giúp phục vụ khách hàng với quy trình giám sát, phát hành và quản lý thẻ nhanh hơn. Bên cạnh đó, phần mềm cũng sẽ tăng tính bảo mật cho người dùng thẻ - vấn đề đang được nhiều khách hàng quan tâm. Việc Techcombank gia nhập liên minh thẻ của Vietcombank và 16 ngân hàng khác cũng góp phần vào sự tăng trưởng dịch vụ thẻ của Techcombank. Liên minh này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2004, liên kết cùng phát triển trong các lĩnh vực: kết nối hệ thống ATM, POS, phát hành và thanh toán thẻ. Sự liên kết này tạo ra liên minh đông đảo, cho phép các khách hàng sử dụng các loại thẻ do Techcombank phát hành có thể rút tiền, thanh toán tại các máy của các ngân hàng trong liên minh. Đồng thời liên minh thẻ này tạo ra một cộng đồng đông đảo các ngân hàng tham gia hoạt động: phát hành, thanh toán thẻ, cùng hợp tác phát triển, x tiết kiệm chi phí, đặc biệt góp phần nâng cao hiệu quả thanh toán cho thẻ của các ngân hàng thành viên nói chung và thẻ của Techcombank nói riêng. Một nguyên nhân chủ quan nữa là do chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ của Techcombank không ngừng được nâng cao, các sản phẩm thẻ của Techcombank đã có sức hấp dẫn thu hút số lượng người sử dụng ngày một nhiều, đã dần tìm được chỗ đứng và có sức cạnh tranh trên thị trường thẻ Việt Nam. Với việc thành lập Ban dịch vụ khách hàng, các khách hàng thẻ đã có một đường dây nóng hỗ trợ 24/7 các phải hồi của khách, khắc phục nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của Techcombank trong việc chăm sóc khách hàng tốt hơn với chất lượng cao hơn. Nguyên nhân khách quan là do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là những người trẻ tuổi có thói quen mua sắm nhiều. Do vậy số người tiếp cận với xu hướng mua bán hiện đại – thanh toán không dùng tiền mặt ngày một nhiều hơn, và số tiền giao dịch cũng ngày một tăng. Đặc biệt là các đối tượng khách hàng trẻ, những người đang sống theo phong cách: chi tiêu nhiều khi còn trẻ và bắt đầu tích luỹ khi bước vào lứa tuổi trung niên, chính lượng khách hàng trẻ này đã góp phần lớn vào số lượng giao dịch, doanh số giao dịch thẻ. Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam đã phát huy hiệu quả trong việc quảng bá tiềm năng du lịch và hình ảnh của Việt Nam ra thế giới, khách du lịch quốc tế tới Việt Nam ngày càng nhiều. Những khách quốc tế này khi đến Việt Nam thường sử dụng thẻ quốc tế để thanh toán, đóng góp quan trọng vào doanh số hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank. Sau khi trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, tác giả đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng nhưng những hạn chế và nguyên nhân. Những thành quả đạt được đó là: xi Thứ nhất, nhờ hệ thống Tranzware hiện đại, Techcombank đã chủ động khai thác, phát triển các dòng sản phẩm thẻ đa dạng và kiểm soát tốt dịch vụ thẻ, hạn chế rủi ro, nên doanh số thẻ phát hành và thanh toán tăng trưởng tốt qua các năm. Thứ hai, số tài khoản tăng trưởng tốt, trong đó tài khoản mở để thanh toán thẻ chiếm tỷ trọng lớn trong số tài khoản cá nhân. Đặc biệt với số dư trên tài khoản thẻ góp phần tăng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Thứ ba, với chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh và Đơn vị chấp nhận thẻ, tính đến nay Techcombank đã phát triển thành công hơn 80 chi nhánh trên khắp cả nước, các máy ATM của Techcombank đã được đặt tại tất cả các tỉnh thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Thứ tư, thành công trong việc kết nối hệ thống với Vietcombank và 16 ngân hàng khác trong liên minh thẻ do Vietcombank đứng đầu. Với việc gia nhập liên minh gồm 18 ngân hàng này, Techcombank có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên chung, góp phần tiết kiệt các chi phí lắp đặt thêm các thiết bị mà vẫn có thể gia tăng được khả năng thanh toán, cung cấp tiện ích cho khách hàng. Thứ năm, Techcombank đã làm đại lý, liên kết thanh toán cho các công ty lớn như Viettel, Vietnam Airline, Vinaphone, Pacific Airline, Bảo Việt. Việc liên kết làm đại lý, liên kết thanh toán này giúp Techcombank có thể đa dạng hoá được sản phẩm chẳng hạn như: cho phép khách hàng dùng thẻ F@st Access Visa Debit mua vé máy bay của Pacific Airline. Đồng thời cũng giúp cho ngân hàng có thể tăng thêm thu nhập, nâng cao uy tín, tạo hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng. Thứ sáu, Techcombank đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế Visa International vào tháng 5/2005, là ngân hàng phát hành và thanh toán trực tiếp các loại thẻ mang thương hiệu Visa. Và là thành viên phụ của Tổ chức quốc tế Master Card vào tháng 1 năm 2004 thông qua sự bảo trợ của Vietcombank để thanh xii toán thẻ Master. Ngoài ra, Techcombank còn là ngân hàng thanh toán cho Amex, JCB, Dinner Club. Ngoài ra Techcombank là một ngân hàng chịu khó đầu tư hạ tầng kỹ thuật và ra sức đào tạo các đội ngũ cán bộ trẻ, những người có lòng nhiệ huyết, năng động, có đam mê cống hiến, sáng tạo. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế mà Techcombank cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh thẻ. Cụ thể như:  Công tác phát triển mạng lưới thanh toán thẻ còn yếu: Đơn vị chấp nhận thẻ ít và chưa đa dạng: Chỉ chủ yếu tập trung vào các ĐVCNT phục vụ khách nước ngoài như khách sạn, công ty lữ hành, cửa hàng đồ lưu niệm, nhà hàng cao cấp Các ĐVCNT phục vụ chính bản thân chủ thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam còn thiếu. Còn thiếu chính sách khách hàng thích hợp với từng loại đối tượng ĐVCNT để họ có cố gắng hơn trong việc thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ. Hệ thống máy ATM còn ít và chưa hiệu quả: Số máy ATM được lắp đặt còn ít so với kế hoạch dự tính. Một số địa điểm đặt máy còn chưa phát huy hiệu quả. Có những điểm đặt máy bên trong siêu thị, khi siêu thị đóng cửa thì chủ thẻ không thể sử dụng được máy ATM, như vậy không đảm bảo máy hoạt động 24/24 giờ. Hay có những điểm đặt máy chưa được thuận tiện cho việc rút tiền khiến doanh số giao dịch thấp. Chưa trang bị hệ thống máy điều hòa cho máy ATM để nâng cao tuổi thọ Ngân hàng chưa trạng bị hết cho máy ATM các camera quan sát để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ khi giao dịch tránh những trường hợp mất thông tin thẻ, sớm phát hiện kẻ gian rút tiền từ tài khoản người khác.  Phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ còn nghèo nàn: Ngân hàng vẫn phải tập trung chủ yếu vào việc cạnh tranh trên lĩnh vực phá
Luận văn liên quan