Đề tài Phát triển hoạt động marketing cho các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội

I. Tính cấp thiết của đề tài Từ tháng 7 năm 2008, Hà Tây - "vùng đất trăm nghề" chính thức được sát nhập vào thành phố Hà Nội; và cũng từ đây, Hà Nội đã trở thành địa bàn tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước. Trong các sản phẩm làng nghề truyền thống thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ chiếm chủ lực, mang cả giá trị văn hoá lịch sử lẫn giá trị kinh tế to lớn. Nhóm mặt hàng kết tinh sự khéo léo, trí tuệ và bản sắc dân tộc từ hàng trăm năm của ông cha ta giờ đây đang có mặt ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, giải quyết việc làm và thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn. Thế nhưng chỉ trong gần 2 năm (từ 2008 - 2009) mức tiêu thụ mặt hàng đầy tiềm năng này đã giảm sút đáng kể, thể hiện ở sự giảm sút số lượng đơn hàng, lượng khách thăm quan và đáng lo ngại nhất là sự tăng lên của lao động thất nghiệp làng nghề. Đây cũng chính là mối quan tâm lo lắng của nhà nước, các Hiệp hội, các tổ chức liên quan, của người dân làng nghề nói riêng và người dân Việt Nam nói chúng mà các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến và bàn luận khá nhiều trong thời gian qua. Qua tìm hiểu trên báo, đài, Internet, phỏng vấn trực tiếp đại diện của các Hiệp hội, phòng ban nhà nước có liên quan, tác giả được biết: đã có khá nhiều giải pháp được đưa ra, hầu như tất cả những nhóm giải pháp này đều hướng tới mục tiêu: phát triển hoạt động Marketing cho nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu này, không chỉ cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ mà còn cần sự tham gia, hỗ trợ, của các Hiệp hội, tổ chức và các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn còn khá chung chung, ch-a vạch ra hướng đi rõ ràng, cụ thể, hoặc mới dừng lại ở việc tạo ra nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ. Để phát triển bền vững làng nghề thông qua việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội thì ngay lúc này, chúng ta cần có một chiến lược Marketing toàn diện, thiết thực cho các doanh nghiệp này. Đề tài nghiên cứu "Phát triển hoạt động Marketing cho các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội" sẽ là hướng đi hiệu quả, rõ ràng và khả thi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội, giải quyết những khó khăn trước mắt của làng nghề đồng thời tạo vị thế vững chắc cho mặt hàng giá trị và tiềm năng này trên thị trường nội địa và quốc tế về lâu dài. II. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động Marketing của các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội phối hợp với sự hỗ trợ của: Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Hà Nội, các Hiệp hội và tổ chức có liên quan khác Các cơ quan phòng ban nhà nước có liên quan. III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Đề tài này cung cấp những gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội để giúp họ tự vạch ra được chiến lược Marketing phù hợp với tình hình kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan, phòng ban Nhà nước, các tổ chức, Hiệp hội liên quan nhằm xây dựng những ch-ơng trình hỗ trợ khả thi và hiệu quả cho các doanh nghiệp này. Qua đó, các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội có thể đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giúp giải quyết vấn đề đầu ra trước mắt, đồng thời tạo vị thế, hướng phát triển vững chắc cho mặt hàng này trên thị trường nội địa và quốc tế. Như vậy, chúng ta vừa có thể lưu giữ được sản phẩm truyền thống của dân tộc vừa có thể phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

pdf94 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động marketing cho các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan