Đề tài Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang

Đối với Việt nam, nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Nó chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, hơn 80% dân số ở nông thôn và 70% sống bằng nghề nông. Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp có bước chuyển biến đáng kể. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông lâm ngư nghiệp có bước phát triển tương đối toàn diện, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp không ngừng tăng lên; các mặt hàng hóa nông sản thực phẩm được sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn xuất khẩu; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt thành thị và nông thôn từng bước được đổi mới. Sự tiến bộ đó gắn liền với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường trước đây (1980 trở về trước) do chủ quan nóng vội và do duy ý chí, chúng ta đã đưa nông nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Do sử dụng cơ chế hành chính tập trung bao cấp đã lỗi thời để quản lý nền kinh tế, đồng thời lại muốn đưa nông nghiệp tiến nhanh lên sản xuất lớn chúng ta đã ồ ạt tập thể hóa tư liệu sản xuất, thông qua các hình thức tập đoàn sản xuất và hợp tác xã ở các tỉnh miền Nam trong khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn ở mức quá thấp. Kết quả là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu dưới hình thức tập thể ra đời, với qui mô quá lớn và trình độ quá cao, trở nên phản tác dụng và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (ngày 13/11/1981), nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 05/4/1988) các tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã nông nghiệp có sự chuyển biến mới. Một số chuyển sang hoạt động dưới những hình thức mới, một số tồn tại nhưng không hoạt động và một số bị tan rã. Người nông dân quay về hoạt động kinh tế hộ gia đình, họ đã thực hiện quyền tự chủ của mình trong quản lý đất đai và lao động, gắn lao động với đất đai và họ thật sự quan tâm đến kết quả lao động, do vậy kết quả sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên. Để đẩy mạnh kinh tế hợp tác trên cơ sở nhận thức mới Đảng ta đã ban hành Chỉ thị 68 khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác trên các lĩnh vực trong đó có kinh tế nông nghiệp với nội dung hoàn toàn mới so với trước đây. Kiên Giang là một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, lại có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trình độ dân trí thấp, thu nhập không cao, đời sống còn nhiều thiếu thốn. Trong những năm cải tạo nông nghiệp, cũng như các tỉnh ở phía Nam, hầu hết nông dân Kiên Giang đều gia nhập vào tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã. Trong tình hình mới có nhiều tập đoàn sản xuất, hợp tác xã không chuyển đổi kịp bị tan rã; một số còn tồn tại trên danh nghĩa. Một số tập đoàn sản xuất, hợp tác xã chỉ thực hiện hợp tác một số khâu và đã có tác dụng tích cực giúp hộ kinh tế gia đình hoạt động tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới và các hình thức hợp tác khác trong nông nghiệp còn nhiều lúng túng. Vì vậy nghiên cứu kinh tế hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp ở Kiên Giang là rất cần thiết. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về kinh tế hợp tác, nhưng nghiên cứu kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là một đề tài mới, chưa được nhiều tác giả đi sâu đề cập. Do đó tôi chọn đề tài " Phỏt triển kinh tế hợp tỏc trong nụng nghiệp ở tỉnh Kiờn Giang " để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.

doc94 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMUCLUC.DOC
Luận văn liên quan