Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Hội nhập Kinh Tế Quốc Tế là điều kiện tất yếu của một quốc gia trong điều kiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước.Để làm được điều đó thì chúng ta cần phải phát triển Kinh tế tư nhân đang ngày càng quan trọng trong việc tạo việc làm và phát triển GP. Kinh tế tư nhân hay còn gọi là kinh tế cá thể,tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị,có đIều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn,sức lao động,tay nghề của từng gia đình,từng người lao động. Do đó,việc mở rộng sản xuất,kinh doanh của kinh tế cá thể,tiểu chủ cần được khuyến khích-đây cũng chính là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy,em quyết định chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” Bài viết gồm có hai phần: Phần 1:Lí luận về kinh tế tư nhân Phần 2:Giải pháp và thực trạng của kinh tế tư nhân

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT. 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 I. LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. 4 1.Kinh tế tư nhân là nguồn gốc của mọi sự phát triển. 4 1.1.Phát triển kinh tế - Tính nhân văn của kinh tế tư nhân. 4 1.2.Phát triển năng lực con người. 5 1.3.Phát triển các quyền cá nhân. 6 2.Tác động của thế giới- khu vực tới việc phát triển kinh tế tư nhân ở VN. 6 2.1.Tác động của thế giới. 6 2.2.Tác động của khu vực. 7 II.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN. 8 1.Tình hình kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 8 1.1.Kết quả và những mặt tích cực của kinh tế Việt Nam. 8 1.2.Những hạn chế, khó khăn. 9 2.Các chính sách để phát triển Kinh tế tư nhân. 12 KẾT LUẬN. 13 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT. DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước. DNTN : Doanh nghiệp Tư nhân. GDP :Tổng thu nhập Quốc Dân KTTN : Kinh tế tư nhân. CTY :Công ty. VN :Việt Nam. WTO :Kinh tế thế giới. LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập Kinh Tế Quốc Tế là điều kiện tất yếu của một quốc gia trong điều kiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước.Để làm được điều đó thì chúng ta cần phải phát triển Kinh tế tư nhân đang ngày càng quan trọng trong việc tạo việc làm và phát triển GP. Kinh tế tư nhân hay còn gọi là kinh tế cá thể,tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị,có đIều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn,sức lao động,tay nghề của từng gia đình,từng người lao động. Do đó,việc mở rộng sản xuất,kinh doanh của kinh tế cá thể,tiểu chủ cần được khuyến khích-đây cũng chính là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy,em quyết định chọn đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” Bài viết gồm có hai phần: Phần 1:Lí luận về kinh tế tư nhân Phần 2:Giải pháp và thực trạng của kinh tế tư nhân I. LÍ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. Một trong những thành tựu lớn của công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua ở nước ta là đã hình thành một nền kinh tế đa thành phần,với các khu vực kinh tế khác nhau ngày càng phát triển và năng động. Trong số đó,khu vực trẻ trung và năng động là khu vực kinh tế tư nhân trong nước. 1.Kinh tế tư nhân là nguồn gốc của mọi sự phát triển. Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế,xem nó như nguồn gốc của mọi sự phát triển. 1.1.Phát triển kinh tế - Tính nhân văn của kinh tế tư nhân. Trong bất kì lĩnh vực nào của xã hội cũng cần có đạo đức, có chuẩn mực của nó.Nhắc đến kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân dường như chúng ta liên tưởng tới tư bản, tới sư bóc lột, thuê mướn lao động không công. Nhưng thực tế trong gần hai thập kỉ qua đã cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển Xã hội, tạo cho mỗi cá nhân một số cơ hội có việc làm để khẳng định mình,để mưu cầu cựôc sống và hạnh phúc ,góp phần tạo ra con người với những phẩm chất tốt đẹp hơn,hoàn mĩ hơn. Trong hoạt động tư nhân nó liên quan trực tiếp tới cuộc sống tối thiểu hàng ngày của từng cá nhân một, từng tập thể một không thông qua bất kì một cơ quan mhà nước nào vì thế đây cũng chính là cách đối nhân xử thế giữa người với người thông qua hoạt động kinh tế. Con người đã sáng tạo và quyết định lựa chọn kinh tế tư nhân để phát triển,nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trường tốt để con người tự thân phát triển,con người có cơ hội cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của chính nó và thông qua phat triển của toàn xã hội. Đó là giá trị nhân văn chân chính của kinh tế tư nhân. 1.2.Phát triển năng lực con người. Kinh tế tư nhân có cội nguồn cá nhân,vì vậy phát triển kinh tế tư nhân phải dựa trên nền tảng phát triển các giá trị cá nhân,phát triển năng lực cá nhân,phát triển con người. Có thể nói,không có sự phát triển năng lực cá nhân thì sẽ không có sự phát triển kinh tế tư nhân. Một trong những cạnh tranh của cộng đồng xã hội chính là tính đa dạng của sự sáng tạo,mà tính đa dạng của sự sáng tạo là kết quả tất yếu của sự đa dạng những năng lực cá nhân. Sự đa dạng của những năng lực cá nhân là kết quả trực tiếp của sự tôn trọng các giá trị cá nhân. Như vậy có thể nói lý thuyết phát triển Kinh tế tư nhân bắt nguồn từ lý thuyết phát triển con người. Việc phát năng lực cá nhân dựa trên những biện pháp cải cách của đất nước như mở rộng quyền tư do kinh doanh của người dân trên nguyên tác doanh nghiệp và người dân tự do kinh doanh tất cả các lĩnh vực mà người khác không cấm,khuyến khícn người dân làm ăn,kinh doanh làm giàu cho mình và đất nước,khuyến khích doanh nghiệp tham gia các ngành xuất khẩu. Đặc biệt.việc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,tham gia ASEAN,ASEM,APEC và không ngừng mở rộng song phương với các nước phát triển khác trên thế giới. Thị trường mở rộng các sản phẩm của Việt Nam không chỉ có trong nước mà còn xuất hiện trên thị trường thế giới. Để hoà nhập được cùng thế giới thì buộc mỗi người tham gia kinh doanh phải có những hướng đi riêng cho mình và không phát huy tính sáng tạo năng lực cá nhân để có thể tiến bước trong một xã hội đang phát triển. Tóm lại,Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế tự nhiên của quá trình phát triển xã hội,tồn tại và phát triển ngoài ý muốn chủ quan của những nhà chính trị cho dù họ đại diện cho bất kì lực lượng xã hội nào,hoặc nhân danh ai hoặc với mục đích cao cả đến đâu chăng nữa,chừng nào còn cần đến Kinh tế tư nhân như là một phương tiện hưũ hiệu để xây dựng và kiến tạo cuộc sống của mình và đồng loại thì kinh tế tư nhân còn tồn tại như một hành trang của con người trong tiến trình đi tới tuơng lai. 1.3.Phát triển các quyền cá nhân. Sự phát triển Xã hội gắn liền với sự phát triển ngày càng phong phú các quyền cá nhân. Sự phát triển của các quyền cá nhân đến lựơt nó sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ. Không có các quyền cá nhân làm tiền đề thì không thể có các quyền Kinh tế tư nhân. Trong thực tế,hiện nay những hiện tuợng can thiệp vào đời sống cá nhân diễn ra tràn lan khá nhiều ở các quốc gia. Khi chúng ta không xây dựng,không tôn trọng các quyền cá nhân nghĩa là các giá trị cá nhân không được pháp chế hoá,định chế hoá hoăc chúng ta không nhận thức các quyền cá nhân như những đông lưc của sự phát triển cá nhân như những không gian cần thiết cho một cá nhân phát triển thì không thể phát triển khu vực tư nhân lành mạnh được. Chừng nào mỗi xã hội chưa tôn trọng các quyền cá nhân kèm theo đó là sở hữu cá nhân thì xã hội đó không thể xây dựng Kinh tế tư nhân một cách chuyên nghiệp được. Từ cá nhân đến xã hội,từ đạo đức đến kinh tế Kinh tế tư nhân đều tác động không nhỏ. Cần khẳng định được rằng phát triển Kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN,từ đó làm cho các doanh nhân yên tâm về tư tưởng đem hết sức phát triển xã hội sản xuất kinh doanh,hoàn thiện năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp. 2.Tác động của thế giới- khu vực tới việc phát triển kinh tế tư nhân ở VN. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan lôI cuốn ngày càng nhiều nước tham gia,bao trùm hầu hết các lĩnh vực. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế,các quốc gia sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, đưa đất nước đi lên trong thời đại công nghệ cao. 2.1.Tác động của thế giới. Sự tác động của kinh tế thế giới đến kinh tế thị trường nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng của một quốc gia là rất lớn. Toàn cầu hoá là xu thế khách quan bắt nguồn từ sự phát triển của lực luợng sản xuất,bao gồm nhiều phương diện: Kinh tế,chính trị,văn hoá,xã hội,trong đó kinh tế là trung tâm(nhất là kinh tế tư nhân),là cơ sở,là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác. Toàn cầu hoá biểu hiện ra ở sự tăng lên mạnh mẽ của sản xuất ,trao đổi hàng hoá và dịch vụ,sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia,hình thành nên những mối quan hệ kinh tế, trở thành khung khổ phát triển mới của nền kinh tế quốc tế và khu vực. Đặc trưng của toàn cầu hoá là quá trình dịch chuyển trên phạm vi toàn cầu hoá các yếu tố sản xuất,hình thành nên một chỉnh thể thị trường toàn cầu và thiết lạp các thể chế kinh tế quốc tế. Tham gia toàn cầu hoá có nghĩa là tham gia vào hệ thống thị trường thế giới, thực hiện các nguyên tắc của thị trường,các nguyên tắc của WTO. Đối với các nền kinh tế chuyển đổi,các nước đang phát triển,hội nhập là phuơng thức hiệu quả để chuyển nền kinh tế nghèo nàn,lạc hậu sang nền kinh tế thị trường hiện đại,tạo cơ hội để sử dụng các lợi thế mà thời đại tạo ra cho phát triển,thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá trong nước,tiến hành cải cách kinh tế theo hướng minh bạch hơn,xoá bỏ độc quyền,bao cấp,phân biệt đối xử. Mặc dù không hoàn toàn hoàn mĩ nhưng tham gia vào kinh thế giới là con đường duy nhất để các nước đang phát triển thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước đi lên. 2.2.Tác động của khu vực. Cũng như kinh tế thế giới, kinh tế khu vực cũng có những tác động không nhỏ vào nền kinh tế tư nhân của một nước. Từ khoảng giữa thập kỉ 1990,khi nước ta lần lượt tham gia ASEAN,ASEM và không ngừng mở rộng với các nước trong khu vực, kinh tế tư nhân đã có những bước ngoặt mới. Thị trường mở rộng,các sản phẩm tiêu thụ không chỉ riêng trong nước nên cần tạo lượng sản phẩm lớn từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân. Quan hệ với các nuớc trong khu vực để tạo thành một khối bền vững,tạo mối quan hệ anh em trên mọi lĩnh vực: Kinh tế,chính trị,quân sự. Chính trong những điều kiện như trên mà kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng truởng kinh và phát triển nhanh chóng cả số lượng và chất lượng,đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước trên các mặt,tạo công ăn việc làm,tăng vốn đầu tư phát triển,mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ,thúc đẩy phát triển các thị truờng,đổi mới kinh tế và hành chính. Tóm lại,tham gia vào kinh tế trong khu vực và thế giới sẽ có nhiều cơ hội hơn,những rào cả sẽ được dỡ bỏ,không bị dỡ bỏ,không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước. Sẽ có nhiều đặc quyền không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận đầu tư,mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác khác và đầu tư ra nước ngoài,khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình và tận dụng sự phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh chuỗi giá trị toàn cầu. Tham gia WTO cũng thúc đẩy nước ta cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lí, chính sách cho kinh doanh tạo thuận lợi cho cạnh tranh và phát triển của mọi doanh nghiệp. II.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN. 1.Tình hình kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 1.1.Kết quả và những mặt tích cực của kinh tế Việt Nam. 1.1.1.Kết quả. Khu vực kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục. Và Kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước. Như: tỷ trọng đầu tư của toàn xã hội tăng từ 20% đến 25,3% năm 2002 và 2003 là 27%. Trong đó tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân liên tục tăng và đã vượt hẳn tỷ trọng đầu tư của khu vực DNTN. Mặt khác, Kinh tế tư nhân ngày nay đã phát triển lên một trình độ mới về chất, quy mô sở hữu của nhiều công ty ngày càng đồ sộ và nhiều công ty tạo ra lượng tài sản có giá trị lớn hơn cả GDP của một quốc gia. Ngoài những tài sản hữu hình,doanh nghiệp tư nhân còn sở hữu cả những tài sản vô hình như các nhãn hiệu hàng hoá,bí quyết công nghệ và đặc biệt là cả những không gian ảo trên mạng Internet trong đó tài sản ảo là những bít thông tin đang tràn ngập trên mạng thông tin toàn cầu. Trong quá trình phát triển,kinh tế tư nhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinh tế cá thể, tiểu chủ, Cty và ngày nay là những công ty đa quốc gia. Sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia chính là biểu hiện của kinh tế tư nhân được quốc tế hoá, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất của kinh tế tư nhân. 1.1.2.Mặt tích cực. Kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước cùng song song tồn tại trong thế giơi ngày nay nhưng tại sao kinh tế tư nhân lại tỏ ra năng động hơn,có sức sống hơn và phát triển mạnh mẽ hơn? Phải chăng câu trả lời đó là do những thương tích của kinh tế tư nhân trên nền kinh tế thị trường,đặc biệt là tính chất mở cửa thị trường ngày càng tăng, sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh,điều này vốn là nhược đIểm của kinh tế nhà nước. Tính cạnh tranh cao của kinh tế tư nhân không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hàng chuỗi các vụ phá sản của các công ty, đó là sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình phát triển. Về phương diện tình cảm xã hội ngươì ta thấy ái ngại và thương xót mỗi khi có một vụ phá sản nào đó nhưng kinh tế có quy luật riêng của nó, không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta. Chính vì những thất bại đó mà mỗi cá nhân,mỗi công ty cần phải trải qua những gian lao,thậm chí vấp ngã để vững vàng hơn trong những bước đi tiếp theo, kiện định trên con đường phía trước. Đây chính là mặt tích cực quan trọng nhất của kinh tế tư nhân. 1.2.Những hạn chế, khó khăn. Bên cạnh những mặt tích và thành tựu của kinh tế tư nhân thì thành phần kinh tế cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. 1.2.1.Mặt hạn chế. Không ít những mặt hạn chế mà Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn mắc phải. Hầu hết,các Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiét cho họ: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lí, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin…cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân các doanh nghiệp không thể có đủ các nguồn lực,lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực có sẵn ở bên ngoài doanh nghiệp,kể cả những nguồn được nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi hoặc dành quyền bình đẳng khi tiếp cận. Tình trạng thiếu nguồn lực sẽ hạn chế rất lớn đến sự phát triển. Về hàm lượng tăng trưởng thì Doanh nghiệp tư nhân khó sánh được với doanh nghiệp nhà nước, còn về hàm lượng và chất lượng thì khó sánh được với FDI, nhất là trong phát triển công nghiệp và các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn. Cho tới nay, số Doanh nghiệp tư nhân trưởng thành đạt quy mô kinh tế hiệu quả còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Không những thế, trong những Doanh nghiệp tư nhân thành đạt có những doanh nghiệp còn lúng túng về chiến lược và nguồn lực để tiếp tục phát triển. Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta cũng chưa thiết lập được sự liên kết giữa các doamh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng ngành giữa các liên ngành hoặc trong từng vùng để tạo thế mạnh của tính hệ thống và hiệu quả của sự phối hợp. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là dựa vào sức mình là chính,chưa có được sức mạnh của sự liên kết nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.2.Những khó khăn. Trong bước đường phát triển vừa qua cũng như trong thời gian tới,khu vực kinh tế này phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Một là, nhìn chung thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta chủ yếu là các Doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ,yếu,mới hình thành,rất thiếu các nguồn lực cũng như thiếu sự liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Hai là, môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn và thiếu bình đẳng. Tình trạng này kéo dài đã lâu nhưng chậm khắc phục, khiến cho môi trường kinh doanh luôn là thách thức lớn. + Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi chi phí cao về tiền,của và thời gian. Cần phải qua 3 khâu như khắc dấu,đăng kí mã số thuế, mua hoá đơn mất khoảng 50 đến 60 ngày và 3 đến 5 triệu. Ở Việt Nam các thủ tục, chi phí về tài chính và thời gian là cao nhất. Thời gian để khởi đầu một doanh nghiệp ở Australia là 2 ngày, Singapo mất 8 ngày, Malaisia là 31ngày, còn Việt Nam lên tới 63 ngày. Chi phí cũng ở mức cao nhất: Đan Mạch là 0%, TháI lan là 7,3%, Singapo là 1,2%,ở Việt Nam là 30%. +Những rào cản lớn về hành chính và pháp lí cũng không ít, nhiều vướng mắc trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, thuế phí. +Tiếp cận các nguồn lực rất khó khăn và tốn kém. Ba là, thách thức của môi trường kinh doanh quốc tế trong tiến trình hội nhập. Là nước đi sau, các doanh nghiệp tham gia sâu vào thị trường thế giới,gặp không ít trở ngại trong quan hệ với cộng đồng kinh doanh quốc tế trên thế giới. Các nước đang phát triển luôn gặp sức ép đòi phải mở cửa thị trường nhưng các rào cản về thuế kỹ thuật càng được các nước phát triển dựng lên nhiều. Trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay,chúng ta bị sức ép rất lớn về thời gian, nhưng lại gia nhập thế giới sớm nên có ít thời gian để chuẩn bị. Chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh ngay từ bây giờ trong khi điều kiện còn hạn chế. 2.Các chính sách để phát triển Kinh tế tư nhân. Để phát triển kinh tế tư nhân,hoàn thiện và theo kịp thế giới, chúng ta cần phải có các chính sách hợp lí để khắc phục khó khăn, phát huy những thế mạnh. Thứ nhất, gia nhập thế giới là một việc quan trọng đối với một nước đang phát triển vừa tham gia vào WTO trong đIều kiện chưa đầy đủ lắm. Vì thế, các doanh nhân cần có chương trình cụ thể để gia nhập thế giới. Thứ hai, thực hiện tốt chương trình xây dựng pháp luận đối với các doanh nghiệp. Bớt bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Thứ ba, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên liên kết với nhau để có được những lợi thế, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của mình Thứ tư, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp và cả nền kinh, cập nhật, công nghệ thông tin, tăng khả năng sáng tạo. Thứ năm,xây dựng chương trình đào tạo cho công nhân về cả số lượng và chất lượng. KẾT LUẬN. Trong 5 năm qua,phải nói là sức ép từ những chấn động bên ngoài rất lớn,nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển là nhờ khu vực Kinh tế tư nhân. Ngay cả khả năng xuất khẩu trong thời gian qua cũng là nhờ khu vực kinh tế tư nhân nhiều hơn những khu vực kinh tế khác kể cả khu vực Kinh tế Nhà nước. Việc khai thác thị trường Mỹ,các thị trường xuất khẩu khác …là nhờ đóng góp ngày càng lớn của khu vực Kinh tế tư nhân trong nước. Điều đó cho ta thấy rằng phải dành cho khu vực kinh tế này một vị trí xứng đáng. Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu đã đạt được,thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém,đưa ra được giải pháp thích hợp đang là vấn đề được những doanh nhân quan tâm thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả mà thành phần kinh tế này mang lại. Quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết đã giúp em có cơ hội nắm vững cơ sở lý luận và rút ra thêm được một số những kinh nghiệm thiực tế. Tuy vậy,khả năng và tầm hiểu biết còn có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót,hạn chế,em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy và các bạn để em có thể hiểu sâu thêm đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Phạm Thị Thu Trang CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS-TS Chu Văn Cấp - Giáo trình Kinh tế chính trị .2007 PGS-TS Nguyễn Đình Tài - Khuyến Khích Phát Triển Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Trang wed :Diễn Đàn Doanh Nghiệp.net Trang wed :Việt Báo.net. Trang wed :Cộng Sản điện Tử.net
Luận văn liên quan