Đề tài Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp

Khôi phục và phát triển các LN là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp tích cực vào quá trình lành mạnh hóa các quan hệ xã hội ở nông thôn, khơi dậy các nguồn lực để phát triển kinh tế ở các địa phương cũng như trong phạm vi cả nước, đồng thời phát huy bản sắc dân tộc. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, LN ở nước ta có lúc thịnh, lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 - 70 (thế kỷ XX) dưới các hình thức hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80. Đến đầu những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm LN phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả thấp hơn; do thị trường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm LN không còn bởi sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho sản xuất ở nhiều LN đình đốn, thậm chí bị suy thoái, mai một dần. Nhận thức rõ vai trò và thực trạng phát triển của LN, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định: “Phải có chính sách mở rộng thị trường, khuyến khích khôi phục và phát triển các LN, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng” . Đến Đại hội VIII, Đảng ta coi phát triển LN là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nông thôn và là một trong những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của LN và chỉ rõ: “Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các LN gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu”, đồng thời “phải phát triển bền vững các LN” .

doc154 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khôi phục và phát triển các LN là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp tích cực vào quá trình lành mạnh hóa các quan hệ xã hội ở nông thôn, khơi dậy các nguồn lực để phát triển kinh tế ở các địa phương cũng như trong phạm vi cả nước, đồng thời phát huy bản sắc dân tộc. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, LN ở nước ta có lúc thịnh, lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 - 70 (thế kỷ XX) dưới các hình thức hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80. Đến đầu những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm LN phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, giá cả thấp hơn; do thị trường truyền thống về tiêu thụ sản phẩm LN không còn bởi sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho sản xuất ở nhiều LN đình đốn, thậm chí bị suy thoái, mai một dần. Nhận thức rõ vai trò và thực trạng phát triển của LN, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định: “Phải có chính sách mở rộng thị trường, khuyến khích khôi phục và phát triển các LN, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng” Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1993, trang 17 . Đến Đại hội VIII, Đảng ta coi phát triển LN là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế nông thôn và là một trong những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của LN và chỉ rõ: “Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các LN gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu”, đồng thời “phải phát triển bền vững các LN” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.172, 194. . Cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm về phát triển LN của Đảng, trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển LN, như Quyết định 132/2001/QĐ/TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính phục vụ triển khai các chương trình phát triển đường nông thôn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển LN; Nghị định 134/2004/NĐ/CP của Chính phủ về hoạt động khuyến công với 7 nội dung phục vụ các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các LN, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông nghiệp nông thôn; tháng 3/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “mỗi làng một nghề” và phát triển ngành nghề nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2015; ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 116/2006/TT-BNN về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ/CP của Chính phủ về phát triển LN và ngành nghề nông thôn. Xuất phát từ thực tế thực hiện Nghị định ngày 18/04/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về việc “Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường LN”... Với những chủ trương, chính sách, chương trình và đề án nêu trên, LN ở nước ta đã có điều kiện để phục hồi, phát triển. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) có nhiều tiềm năng để phát triển LN. Với hàng chục LN có lịch sử hình thành lâu đời đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm không chỉ nổi danh trong nước mà cả ngoài nước như: gốm Thanh Hà, đồng Phước Kiều, lụa Mã Châu (tỉnh Quảng Nam); đá Non Nước, nước mắm Nam Ô (Thành phố Đà Nẵng); đường phổi, kẹo gương (tỉnh Quảng Ngãi); rượu Bầu Đá (tỉnh Bình Định),... Ngoài bề dày truyền thống của các LN, các tỉnh DHNTB còn có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú như: hải sản cho công nghiệp chế biến, mây, tre, cói, xơ dừa làm nguyên liệu cho nghề đan lát, đất làm đồ gốm, đá cho sản xuất vật liệu xây dựng… Đặc biệt, các tỉnh DHNTB có tiềm năng lớn về phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, đã và sẽ là điều kiện để gắn kết LN với các tour du lịch. Đây là hình thức tổ chức có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Để khai thác những lợi thế này, trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh DHNTB đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khôi phục, phát triển các LN, nhờ đó, LN trong khu vực đã có bước phát triển nhất định. Theo số liệu báo cáo của Sở Công nghiệp các tỉnh, tính tới năm 2007, Quảng Nam có 61 LN, Bình Định 54 LN, Phú Yên 17 LN, Quảng Ngãi 11 LN và thành phố Đà Nẵng 7 LN. Sản xuất ở các LN đã thu hút được một lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch một bộ phận lao động thuần nông sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập của các hộ trong LN ngày càng ổn định và được cải thiện. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tuy chiếm 80-90% thị trường trong nước, song nhiều LN đã xác lập được vị trí vững chắc trên thị trường. Nhiều cơ sở đã biết áp dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm, đưa kỹ thuật hiện đại phù hợp với từng công đoạn sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Do đó, sản phẩm LN ngày càng đáp ứng tốt hơn với nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh những ưu điểm, LN ở các tỉnh DHNTB cũng còn những tồn tại, yếu kém: - Số lượng các LN tăng chậm, một số tỉnh trong những năm gần đây không hình thành được LN mới như: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Nhiều LN, ngành nghề truyền thống bị mai một và mất dần như: làng chiếu Cẩm Nê (Đà Nẵng), trống Lâm Yên (Quảng Nam), tơ tằm Phú Phong, dệt thổ cẩm Hà Ri, bánh tráng dừa Hoài Nhơn (Bình Định)… - Các LN hiện có phần lớn là quy mô nhỏ, sản xuất phân tán. Tỉnh Quảng Nam chỉ có 19/61 LN có quy mô đạt 30% số hộ và lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp. Vốn kinh doanh ở các LN rất thấp, bình quân hộ chuyên nghề là 20,6 triệu đồng, hộ kiêm nghề là 9,18 triệu đồng. Tỉnh Bình Định vốn bình quân ở các LN khoảng 14,3 triệu đồng/1 cơ sở. - Thị trường đầu ra của các LN còn nhỏ bé, thiếu ổn định, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, nhưng thị trường này cũng kém phát triển. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm LN còn yếu do chưa tạo ra sự đồng đều về mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng, bao bì chậm đổi mới. - Công nghệ và thiết bị sử dụng trong các LN còn lạc hậu, do đó chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm còn chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý. - Chất lượng nguồn nhân lực trong các LN còn thấp, phần lớn lao động chưa được đào tạo có bài bản, chủ yếu đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc nên lao động có kỹ thuật cao rất ít. - Cơ sở hạ tầng LN còn nhiều khó khăn, nhìn chung mới ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. - Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các LN đang là một thách thức lớn. - Việc chấp hành luật pháp, chính sách trong kinh doanh chưa nghiêm. Kinh doanh không giấy phép, không báo cáo tình hình hoạt động hàng năm, nợ thuế, trốn thuế ở các cơ sở sản xuất khá phổ biến. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở các tỉnh chưa thật đầy đủ, chưa thấy hết vị trí quan trọng của các LN nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời, tập trung, nhất quán. Cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thiếu tính hệ thống, chưa đồng bộ, chưa xác định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với các LN nên LN phát triển còn mang tính tự phát, thị trường tiêu thụ sản phẩm do các hộ tự lo, vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu là các hộ tự chạy,… Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng vị trí, vai trò, thực trạng hoạt động của các LN ở các tỉnh DHNTB, trên cơ sở đó, xác định phương hướng và đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học để phát triển mạnh, bền vững LN nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu, luận giải. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Vấn đề phát triển LN đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều phương diện với phạm vi, mức độ khác nhau và đã tạo được những kết quả nhất định, đáng chú ý là các công trình sau đây: - Các công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về cơ sở lý luận, thực trạng và phương hướng, giải pháp phát triển LN, đặc biệt là LN truyền thống trên địa bàn cả nước hoặc một vùng kinh tế nhất định, gồm có: + Phát triển LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tiến sĩ Mai Thế Hởn, giáo sư, tiến sĩ Hoàng Ngọc Hòa, phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Văn Phúc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. + LN thủ công truyền thống Việt Nam, Bùi Văn Vượng, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. + Nghề cổ Việt Nam, Vũ Từ Trang, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2002. + Khôi phục và phát triển LN nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hà, Hà Nội, 2002. - Các công trình đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển LN trên cả nước, một vùng, một địa phương gồm: + Bảo tồn và phát triển LN, Thực trạng và giải pháp - Liên Minh, Tạp chí Xưa và Nay, số 293/2007. + Khôi phục và phát triển LN Việt Nam, Thái Quang, Tạp chí Con số và Sự kiện, số 5/2207. + LN nước ta, những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển, Nguyễn văn Chiến, Tạp chí Khoa học chính trị, số 5/2005. + Giải pháp để phát triển LN ở đồng bằng sông Hồng, Đào Thế Anh, Nguyễn Ngọc Mai, Tạp chí Xưa và Nay, số 293/2007. + Thực trạng và giải pháp phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hữu Hoàn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 10/2007. + Phát triển LN truyền thống ở Đắc Lắc, Báo Nhân dân, ngày 03/12/2007. - Nghiên cứu phát triển LN trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc dân tộc, giải quyết việc làm, phát triển du lịch gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các công trình: + Từ quan điểm phát triển bền vững của Ph.Ăngghen suy nghĩ về môi trường LN ở Việt Nam hiện nay, Bùi Thị Ngọc Lan, Tạp chí Khoa học chính trị, số 6/2006. + Xã hội hóa công tác môi trường LN, Lê Thị Kim Cúc, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 5/2008. + LN truyền thống với việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề, Trương Minh Hằng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2006. + LN vùng đồng bằng sông Hồng với việc giữ gìn phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Dương Thị Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2007. + Phát triển cụm công nghiệp LN trong quá trình hội nhập, GS,TS. Nguyễn Đình Phan, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 2/2005. + Phát triển LN nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hoàng Hải, Nguyễn Hữu Thắng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7/2006. + Phát triển LN, giải quyết việc làm ở nông thôn, Đoàn Tất Thắng, Tạp chí Thương mại, số 44/2005. + LN du lịch Việt Nam, GS,TS.Hoàng Văn Châu, Nxb Thống kê, H, 2007. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và từng giải pháp cụ thể cho phát triển LN có các công trình: + Phát triển môi trường thể chế cho LN ở nông thôn Việt Nam, Bùi Văn Vượng, Hội thảo khoa học về môi trường thể chế cho các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, tháng 3/1996. + Nhân lực LN: Băn khoăn trước thềm hội nhập, Đoàn Hòa, Tạp chí Tài chính, số 3/2006. + Phát huy những lợi thế truyền thống trong xây dựng thương hiệu LN ở đồng bằng sông Hồng, Vũ Trường Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 15/2006. + Phát triển thương hiệu sản phẩm LN truyền thống Việt Nam hiện nay, Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/2007. + Tình hình vốn của các cơ sở sản xuất ở các LN miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Thương mại, số 17/2007. + Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm LN, Hồ Thanh Thủy, Tạp chí Tài chính, số 12/2005. + Một số giải pháp tài chính, tín dụng trong phát triển LN, Tôn Thất Viên, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2006. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển LN ở một số nước trên thế giới và ở một số địa phương trong nước có các công trình: + Tình hình phát triển LN ở một số nước châu Á và kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam, Mai Thế Hởn, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, tháng 6/1999. + Mô hình kinh tế - tổ chức sản xuất LN ở Hà Tây, Mai Thanh Cúc, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 1/2007. + Phú Túc - bài học về sự phát triển của một LN, Hoàng Mai, Tạp chí Xưa và Nay, số 293. + Vai trò chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế khu chuyên doanh gốm sứ Phong Khê (Trung Quốc) và Bát Tràng (Việt Nam), Hoàng Thế Anh, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6/2005. Những công trình nêu trên, một số công trình nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận, thực trạng và phương hướng, giải pháp phát triển LN, song phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trên địa bàn cả nước hay một vùng lãnh thổ mà tập trung nhất là vùng đồng bằng sông Hồng; còn lại phần lớn các công trình chỉ đề cập tới một mặt, một khía cạnh nào đó có liên quan tới phát triển LN nói chung. Đối với các tỉnh DHNTB, cho tới nay, mới xuất hiện một số bài báo được đăng tải trên các trang web hoặc một số phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc mới dừng lại ở các chương trình, bản quy hoạch về khôi phục, phát triển LN của các tỉnh, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tiềm năng, thực trạng, xu thế phát triển, những vấn đề đặt ra để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển LN trên địa bàn. 3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển LN, trong đó có LN thủ công truyền thống và LN mới với nhiều tổ chức kinh doanh hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh DHNTB. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về LN thủ công truyền thống ở các tỉnh DHNTB, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển LN ở các tỉnh DHNTB từ năm 2005 đến năm 2008. 4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Mục tiêu - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản: phạm trù LN; đặc điểm, vai trò của LN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; các nhân tố ảnh hưởng và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển LN. - Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của LN ở các tỉnh DHNTB, những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp để thúc đẩy LN ở các tỉnh DHNTB phát triển trong những năm tới. 4.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa lý luận về LN, góp phần làm rõ khái niệm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển LN trong quá trình CNH, HĐH đất nước. - Phân tích tiềm năng phát triển LN ở các tỉnh DHNTB và những kết quả, tồn tại, nguyên nhân trong quá trình phát triển LN trên địa bàn. - Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển LN ở các tỉnh DHNTB trong những năm tiếp theo. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm đổi mới của Đảng và các chính sách của Nhà nước trong các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX và X. - Thừa kế có chọn lọc các công trình có liên quan, các báo cáo đánh giá về tình hình LN của các ngành, các địa phương ở các tỉnh DHNTB qua các năm. - Sử dụng lý luận, phương pháp luận khoa học kinh tế Mác xít làm phương pháp nghiên cứu cơ bản như điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp,… để nghiên cứu và trình bày các nội dung đưa ra trong đề tài. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển LN. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển LN ở các tỉnh DHNTB. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển LN ở các tỉnh DHNTB Sau đây là kết quả nghiên cứu của đề tài: CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ Một trong những nét đặc sắc của tổ chức kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam là hình thành các LN. LN ở nước ta được hình thành và phát triển lâu đời. Theo kết quả nghiện cứu của các nhà sử học, làng, xã Việt Nam xuất hiện từ thời vua Hùng, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Ở buổi đầu sơ khai, trong một làng người dân sống bằng nghề nông nghiệp, về sau dần dần xuất hiện những bộ phận cư dân sống bằng nghề khác và được tổ chức thành nghề nghiệp, như nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt vải,… Cùng với thời gian, các nghề phát triển thành LN. 1.1. QUAN NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 1.1.1. Quan niệm về LN, LN truyền thống, LN mới 1.1.1.1. Quan niệm về LN Thuật ngữ LN từ trước tới nay đã được đề cập khá nhiều trong các sách, báo với nội dung rộng hẹp khác nhau. Có ý kiến cho rằng, LN là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Tuy nhiên, không nhất thiết mọi người dân đều sản xuất hàng thủ công và ngay cả những người làm nghề thủ công cũng có khi làm ruộng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì LN là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi gà, lợn, nhưng ở đó đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, sống chủ yếu bằng LN đó Viện kinh tế học: Bảo tồn và phát triển LN ở vùng đồng bằng sông Hồng, tài liệu chuyên khảo, Hà Nội tháng 12/1994, trang 7. . Có ý kiến cho rằng, LN là nơi quy tụ đa số hộ gia đình chuyên làm nghề sản xuất thủ công lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Tác giả Trần Minh Yến quan niệm, LN là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội và văn hóa Trần Minh Yến, LN truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 2004, trang 11. . Những quan niệm khác nhau về LN nêu trên tiếp cận chủ yếu theo hướng LN truyền thống, liên quan đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Song, với cách nhìn rộng hơn, xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế ở nông thôn Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu để có quan niệm về LN phù hợp. Thứ nhất, bên cạnh LN sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống thì cũng xuất hiện các LN sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm của nó mang tính đặc thù, tên tuổi của các LN này đã ghi vào lịch sử, như làng nuôi gà chọi ở Hải Dương, LN nuôi trâu chọi ở Đồ Sơn (Hải Phòng), LN nuôi chim cảnh, cá cảnh ở ngoại thành Hà Nội, LN trồng cây cảnh ở Nghi Tàm, Quảng Bá (Hà Nội), LN trồng hoa Ngọc Hà (Hà Nội), LN rau Trà Quế (Quảng Nam), … Như vậy, quan niệm về LN chỉ hiểu trong giới hạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp là không đầy đủ. Thứ hai, ngày nay, khu vực kinh tế thứ ba (thương mại, du lịch, dịch vụ,…) đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam và các LN nói riêng. Do đó, các nghề buôn bán, dịch vụ, du lịch ở nông thôn đã và đang chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của mỗi làng. Vì thế, trong LN không chỉ có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, mà còn có ngành thương mại, dịch vụ. Như vậy, trong LN sẽ có loại làng một nghề và làng nhiều nghề, tùy theo số lượng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ưu thế trong làng. Thứ ba, trong quá trình đô thị hóa, một số làng ven đô biến thành phố, phường, nhưng nhiều nơi nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển. Vì vậy, LN không chỉ giới hạn sau lũy tre làng mà còn mở rộng ở thành phố, thị xã, thị trấn… Thứ tư, thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTong quan de tai chinh thuc.doc
  • docBIA DE TAI.doc
  • docBia kiến nghị.doc
  • docMột số kiến nghị.doc
Luận văn liên quan