Đề tài Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng ở địa bàn tỉnh Nam Định

Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo là một vấn đề trở cấp cấp bách hiện nay, mà Nhà nước ta đang chú trọng phát triển trên mọi lĩnh vực d ưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải là sự đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng. Phải đặt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo trong môi trường sư phạm lành m ạnh nhanh chóng tiếp cận trình độ trong khu vực và quốc tế. Các văn kiện đại hội IX của Đảng đã ghi rõ nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ 21 là cần thiết phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó cần phải quan tâm, phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng vì yêu cầu nhân lực cho thời kỳ mới rất cấp bách mà việc đào tạo như hệ thống hiện nay không thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định ”. Đề tài phát triển nguồn nhân lực này cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ, hiện thực tiên tiến dựa theo một cách nhìn tổng thể, căn cứ trên thực trạng của tỉnh Nam Định đồng thời với phân tích tình hình và triển vọng của sự phát triểntrong tương lai với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo. Kết cấu đề án gồm 3 chương đó là: Chương I: khái quát chung về tình hình phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Chương II:thực trạng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định. Chương III: m ột số giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại Nam Định.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng ở địa bàn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định ” 1 MỤC LỤC Lời nói đầu…………………………………………………………3 Chương I: khái quát chung về tình hình phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở Việt Nam……………………………...5 I. Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo…………………………………………………..5 1.1. Các khái niệm………………………………………………..5 1.2. Mục tiêu và vai trò phát triển nguồn nhân lực……………….5 1.3. Các phương pháp đào tạo và phát triển………………………6 II. Sự cần thiết của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………7 2.1. Phát triển nguồn nhân lực và mối quan hệ với công nghiệp hoá - hiện đại hóa, phát triển kinh tế……………………………….7 2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cả về mặt chất lượng và mặt số lượng………………………………7 2.1.2. Mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá và phát triển nguồn nhân lực………………………………………………………7 2.1.3. Đặc trưng của việc đầu tư vào nhân lực khác hẳn so với các loại đầu tư khác……………………………………………………8 2.2. Nhu cầu đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo và sự đáp ứng cho thời kỳ đổi mới của đất nước……………………………………………………………8 2.3. Bối cảnh phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay…………………………………………..9 2.3.1. Các yếu tố quốc tế……………………………………………..9 2.3.2. Các yếu tố trong nước…………………………………………9 Chương II: thực trạng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định……….11 2 I. Giới thiệu chung về nguồn nhân lực………………………….11 1.1. Thực trạng nguồn lao động tại địa bàn Nam Định ………….11 1.2. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề xây dựng……….11 II. Các mô hình đào tạo nghề xây dựng đang được áp dụng tại địa bàn Nam Định……………………………………………………………..12 2.1. Mô hình đào tạo chính quy…………………………………..12 2.1.1. Mạng lưới trường……………………………………………..12 2.1.2. Quy mô đào tạo……………………………………………….12 2.1.3. Ngành nghề đào tạo…………………………………………..13 2.1.4. Đội ngũ giáo viên……………………………………………..13 2.1.5. Nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo……………………………………………………………..14 2.1.6. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo………………………………..14 2.2. Mô hình đào tạo theo phương thức truyền nghề……………..15 III. Một số đánh giá, kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn Nam Định………………………………….15 3.1. Nhận xét……………………………………………………...15 3.2. Kinh nghiệm………………………………………………….15 3.3. Bài học………………………………………………………..15 Chương III: Một số giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại Nam Định……………….17 3.1. Một số quan điểm, giải pháp của tỉnh Nam Định………………17 3.2. Một số kiến nghị………………………………………………..18 Kết luận…………………………………………………………….19 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………….20 3 LỜI NÓI ĐẦU Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo là một vấn đề trở cấp cấp bách hiện nay, mà Nhà nước ta đang chú trọng phát triển trên mọi lĩnh vực dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải là sự đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng. Phải đặt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo trong môi trường sư phạm lành mạnh nhanh chóng tiếp cận trình độ trong khu vực và quốc tế. Các văn kiện đại hội IX của Đảng đã ghi rõ nhiệm vụ trong những năm đầu của thế kỷ 21 là cần thiết phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó cần phải quan tâm, phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng vì yêu cầu nhân lực cho thời kỳ mới rất cấp bách mà việc đào tạo như hệ thống hiện nay không thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định ”. Đề tài phát triển nguồn nhân lực này cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ, hiện thực tiên tiến dựa theo một cách nhìn tổng thể, căn cứ trên thực trạng của tỉnh Nam Định đồng thời với phân tích tình hình và triển vọng của sự phát triển trong tương lai với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo. Kết cấu đề án gồm 3 chương đó là: Chương I: khái quát chung về tình hình phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Chương II: thực trạng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định. Chương III: một số giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại Nam Định. 4 Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Vân Thuỳ Anh . Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của phòng tuyển sinh trường trung học xây dựng số 2- Nam Phong –Nam Định đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này. 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG QUA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. 1.1. Các khái niệm cơ bản. Giáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. 1.2. Mục tiêu và vai trò phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu: nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Tác dụng: đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức, cũng như nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. Hơn nữa đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vai trò:  Đối với doanh nghiệp: 6 - Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. - Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc. - Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát. - Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. - Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. - Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp. - Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.  Đối với người lao động: - Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp. - Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động. - Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai. - Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. - Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc. Nội dung: Phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp, bậc học và trình độ đào tạo phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ khác nhau. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam: “ Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại”. 7 1.3. Các phương pháp đào tạo và phát triển. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi một phương pháp có cách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng. Do vậy các doanh nghiệp cũng như các tổ chức cần lựa chọn cho mình một phương pháp tối ưu vừa đạt được các mục tiêu đặt ra vừa tiết kiệm được kinh phí đào tạo. Dưới đây là một số phương pháp được liệt kê để các doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình: Đào tạo trong công việc: đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc người học sẽ tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua việc bắt tay trực tiếp vào công việc dưới sự hướng dẫn của người lao động lành nghề. Bao gồm: - Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. - Đào tạo theo kiểu học nghề. - Kèm cặp và chỉ bảo. - Luân chuyển và thuyên chuyển công việc . Đào tạo ngoài công việc: người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Bao gồm: - Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp. - Cử đi học ở các trường chính quy. - Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo. - Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính. - Đào tạo theo phương thức từ xa. - Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm. - Mô hình hoá hành vi. - Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ. II. Sự cần thiết của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. 8 2.1. Phát triển nguồn nhân lực và mối quan hệ với công nghiệp hoá, phát triển kinh tế. 2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cả về mặt chất lượng và mặt số lượng: - Về mặt chất lượng: nhấn mạnh nguồn vốn nhân lực được tạo ra qua quá trình đầu tư vào nguồn nhân lực bao gồm đầu tư vào giáo dục và học tập kinh nghiệm tại nơi làm việc, sức khoẻ và dinh dưỡng… vốn có tính bổ sung lẫn nhau cao. - Về mặt số lượng: phụ thuộc chủ yếu vào quy mô và tốc độ tăng dân số hàng năm. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo dựng lực lượng lao động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả. Đây chính là sự nhìn nhận dưới góc độ một doanh nghiệp, còn dưới góc độ là người công nhân thì đó là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Như vậy phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển giáo dục, tiếp thu kinh nghiệm, tăng cường thể lực, kế hoạch hoá dân số, tăng nguồn vốn xã hội cũng như các quá trình khuyến khích hoặc tối ưu hoá sự đóng góp của các quá trình khác nhau vào quá trình sản xuất như quá trình sử dụng lao động, khuyến khích hiệu ứng lan toả kiến thức trong nhân dân. 2.1.2. Mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá và phát triển nguồn nhân lực. Quá trình này trải qua hai giai đoạn đó là:  Giai đoạn chuyển dịch lao động dư thừa từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và giá trị gia tăng thấp.  Giai đoạn chuyển dịch lao động từ các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp lên các ngành có giá trị gia tăng cao. 9 Như vậy đóng góp chính của phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá là đào tạo và cung cấp đủ nguồn nhân lực đáp ứng kỹ năng và sức khoẻ để thực hiện được hai giai đoạn chuyển dịch trên. 2.1.3. Đặc trưng của việc đầu tư vào nhân lực khác hẳn so với các loại đầu tư khác.  Không bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng mà ngược lại càng được sử dụng nhiều khả năng tạo thu nhập và do vậy thu hồi vốn càng cao.  Chi phí tương đối cao trong khi đó khoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của cả đời người.  Các hiệu ứng gián tiếp và hiệu ứng lan toả của đầu tư vào vốn nhân lực là rất lớn.  Không chỉ là phương tiện để đạt thu nhập mà còn là mục tiêu của xã hội giúp con người thưởng thức cuộc sống đầy đủ hơn.  Không chỉ do tỷ lệ thu hồi đầu tư trên thị trường lao động quyết định. Các lợi ích có được từ đầu tư vào nhân lực mang lại nếu được đặt trong điều kiện được sử dụng hiệu quả và có môi trường phát triển phù hợp và thuận lợi. Ngược lại sẽ là sự lãng phí đầu tư, là mất mát to lớn và đáng sợ nhất. 2.2. Nhu cầu đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo và sự đáp ứng cho thời kỳ đổi mới của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới đó là: nâng cao nguồn vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế kết hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ và dinh dưỡng. Giáo dục có vai trò đáng kể khuyến khích sự phân bổ hợp lý các nguồn lực, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cận biên đối với các thông tin về sản xuất ( đặc biệt trong khu vực sản xuất của nhà nước). Nâng cao trình độ giáo dục 10 và giảm nghèo, bất bình đẳng và ổn định kinh tế vĩ mô như phát triển giáo dục đào tạo và tiến bộ công nghệ: đổi mới, sáng tạo, mô phỏng công nghệ làm năng suất tăng tỷ lệ thuận với trình độ vốn nhân lực được tích luỹ từ trước mà đổi mới, sáng tạo, mô phỏng và du nhập công nghệ, năng suất phụ thuộc vào khoảng cách giữa trình độ, kiến thức công nghệ bên ngoài và trình độ nguồn vốn nhân lực trong nước. Phát triển nguồn nhân lực trải qua bốn thời kỳ cơ bản sau:  Thời kỳ ổn định và khôi phục phát triển kinh tế ( những năm 1970)đây là thời kỳ tạo nền tảng và phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cũng như một số các ngành khác như: xây dựng, năng lượng nhằm tạo ra tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế và cơ sở hạ tầng cho cất cánh công nghiệp. Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo là mở rộng cơ hội tiếp nhận giáo dục tiểu học cho trẻ em. Đây là mục tiêu cấp thiết để giúp lực lượng lao động dôi dư trong nông nghiệp chuyển dịch lên khu công nghiệp và các khu vực khác có năng suất lao động cao hơn.  Thời kỳ thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ( những năm cuối 1970 đầu 1980). Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực bằng cách mở rộng giáo dục trung học bao gồm cả nhánh phổ thông lẫn nhánh giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học không được lơi lỏng mà phải tiếp tục củng cố và nhấn mạnh tiêu điểm vào nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học để làm nền tảng cho chất lượng các cấp học tiếp theo.  Thời kỳ những năm 1990: giai đoạn có những bước điều chỉnh quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, định hướng phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao và có hàm lượng vốn kỹ thuật lớn. 11 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở tiếp tục mở rộng giáo dục trung học kể cả giáo dục nghề nghiệp cấp trung học, cao đẳng đồng thời mở rộng giáo dục nghề sau trung học và giáo dục đại học.  Thời kỳ công nghiệp hoá ( cuối năm 1990 đến nay ): phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đặc biệt các ngành có hàm lượng tri thức công nghệ cao. Mặt khác tạo dựng xã hội hậu công nghiệp với mục tiêu phát triển con người toàn diện thông qua chính sách thiết lập xã hội học tập suốt đời. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực bằng việc cải cách nền giáo dục đã từng phục vụ thành công cho quá trình công nghiệp hóa chuyển đổi định hướng của nền giáo dục phổ thông theo yêu cầu phát triển của thời kỳ mới. 2.3. Bối cảnh phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 2.3.1. Các yếu tố quốc tế: Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá . Trong điều kiện công nghệ quốc tế thay đổi nhanh và nguy cơ khoảng cách phát triển ngày càng xa giữa các nước giàu và các nước nghèo. 2.3.2. Các yếu tố trong nước:  Đặc thù kết hợp nhiều quá trình kinh tế trong công nghiệp hoá ở Việt Nam: Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá từ xuất phát điểm là một nước nông nghiệp đông dân nghèo nàn lạc hậu lại chịu ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh còn rất nhiều việc phải làm trước mắt để ổn định về mọi mặt. Nhưng quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam được tiến hành đồng thời với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá là một đặc điểm của Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hoá từ một nền kinh tế lạc hậu, lao động thủ công là chính. 12  Nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010: Đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Đối với khu vực công nghiệp phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, áp dụng khoa học công nghệ phát triển, xây dựng chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng then chốt, phát triển các ngành may mặc, giầy da, điện tử, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với khu vực dịch vụ phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ, sớm phổ cập sử dụng tin học, Internet trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Về chiến lược phát triển vùng trong đó phát triển vai trò các vùng động lực có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn đồng thời tạo điều kiện để phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng động lực tạo mức tăng trưởng khá.  Những nét khác biệt: Thuận lợi: sự phát triển của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, tạo cơ hội lớn hơn cho việc sử dụng tri thức vì mục đích phát triển nhanh. Hiệu ứng lan toả hình thức lớn hơn nhờ sự phát triển và bùng nổ thông tin, sự ra đời và ứng dụng các công nghệ và phương thức truyền tải thông tin hiệu quả hơn cũng như xu hướng mở cửa và giao lưu kiến thức giữa các nước lớn hơn. Mặt bằng công nghệ và tri thức cao hơn vừa là thách thức song cũng vừa là cơ hội đối với Việt Nam hiện nay. Khó khăn: những áp lực và thách thức lớn hơn đối với phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo ở Việt Nam xuất phát từ sự tụt hậu tương đối xa hơn hiện nay của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Do tầm nhận thức đối với sự cần thiết của phát triển nguồn nhân lực đã trở nên cao hơn trên toàn thế giới cũng như do nền công nghệ và tri thức trên thế giới hiện nay đã cao hơn nhiều so với cách đây hơn ba thập kỷ 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH I. Giới thiệu chung về nguồn nhân lực 1.1. Thực trạng nguồn lao động tại địa bàn Nam Định Dân số Nam Định hiện nay là 3813505 người, trong đó: Dân số thành phố Nam Định 2306363 người Huyện Mỹ Lộc 68693 người Huyện Vụ Bản 130776 người Huyện Ý Yên 243046 người Huyện Nghĩa Hưng 201283 người Huyện Nam Trực 203160 người Huyện Trực Ninh 193178 người Huyện Xuân Trường 179500 người Huyện Giao Thuỷ 287506 người Trong đó số người ở độ tuổi lao động trong toàn tỉnh là 1054000 người, nữ chiếm khoảng 56%, nam chiếm khoảng 44% tham gia lực lượng lao động. Đây là một nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, xong về chất lượng nguồn nhân lực thì lại chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra của thị trường. Do vậy chưa khai thác được hết các tiềm năng về nguồn nhân lực. Trong những năm tới quy mô dân số và nguồn nhân lực vẫn tiếp tục tăng và có quy mô lớn hơn nữa sẽ đặt ra những thách thức cho nền kinh tế của tỉnh nhà. 14 Tỷ lệ tăng bình quân năm của nguồn nhân lực qua nhiều năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số. Do đó cả quy mô và tỷ lệ tăng của nguồn nhân lực đang tạo ra sức ép mạnh đối với nền kinh tế đặc biệt đối với công việc làm. Tỷ lệ tăng trưởng này có nguồn gốc ở cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ tăng dân số nhiều năm trước( số người ở độ tuổi 0-14 tuổi đông đảo) bước vào tuổi lao động. Nguồn nhân lực của tỉnh làm trong các ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là chủ yếu, một phần tham gia học tập nghiên cứu ở các trường THCN, CĐ, ĐH trong và ngoài tỉnh. Đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong tỉnh còn rất hạn chế do các chính sách đãi ngộ chưa thực sự đủ sức để gìn giữ và thu hút nhân tài, đây là vấn
Luận văn liên quan