Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu nông nghiệp đều có vị trí quan trọng. nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cấn được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghiệp càng được coi trọng. Ở các nước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và chính trị. Chức năng kinh tế và môi trường đã dược thảo luận ở trên .Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận cư dân nông thôn ,gắn với các truyền thống văn hóa và xã hội của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa hóa vật thể và phi vật thể .
Trong thời đại ngày nay thật là không đầy đủ nếu chúng ta chỉ nói đến phát triển và tăng trưởng, những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết phát triển và cái giá phải trả cho sự phát triển đó mà loài người đang phải nỗ lực giải quyết đặc biệt là những tổn thương về môi trường làm suy giảm các nguồn tài nguyên. Có thể nói rằng sự phát triển´nông nghiệp nông thôn theo các mô thức cũ dù là truyền thống hay hiện đại đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa sự tồn vong của loài người, đòi hỏi cần có một phương thức phát triển mới – Phương thức phát triển bền vững.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn cả nước đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nông nghiệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi một quốc gia.
Sự phát triển của nông nghiệp đã tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội do đó một nền nông nghiệp bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nông thôn bền vững ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----&-----
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA
Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên :
-----&-----
I- MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu nông nghiệp đều có vị trí quan trọng. nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cấn được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghiệp càng được coi trọng. Ở các nước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và chính trị. Chức năng kinh tế và môi trường đã dược thảo luận ở trên .Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận cư dân nông thôn ,gắn với các truyền thống văn hóa và xã hội của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa hóa vật thể và phi vật thể .
Trong thời đại ngày nay thật là không đầy đủ nếu chúng ta chỉ nói đến phát triển và tăng trưởng, những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết phát triển và cái giá phải trả cho sự phát triển đó mà loài người đang phải nỗ lực giải quyết đặc biệt là những tổn thương về môi trường làm suy giảm các nguồn tài nguyên. Có thể nói rằng sự phát triển´nông nghiệp nông thôn theo các mô thức cũ dù là truyền thống hay hiện đại đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa sự tồn vong của loài người, đòi hỏi cần có một phương thức phát triển mới – Phương thức phát triển bền vững.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn cả nước đang phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nông nghiệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi một quốc gia.
Sự phát triển của nông nghiệp đã tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội do đó một nền nông nghiệp bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2 - Phạm vi nghiên cứu:
Phát triển nông nghiệp bền vững là một khái niệm rất rộng ,do đó nghiên cứu về nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một ngành, một địa phương, một khu vực, một lĩnh vực mà đòi hỏi nghiên cứu tìm hiểu trên phạm vi tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cả nước.
1.3 - Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về những đặc điểm, đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững, cũng như thực trạng phát triển nông thôn bền vững ở nước ta. Từ đó rút ra thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra các giải pháp cho phát triển nông nghiệp bền vững thời gian tới.
II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu thứ cấp trên mạng internet, tạp chí, bài giảng, giáo trình liên quan.
Phương pháp xử lý thông tin:
Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các số liệu và thông tin thu thập được tiến hành phân tích và mô tả tình hình phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dùng để thống kê, so sánh số liệu của ngành nông nghiệp nước ta qua các năm.
III - NỘI DUNG
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Các khái niệm liên quan:
Phát triển:
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Nông thôn:
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hơp dân cư trong đó có nhiều nông dân.Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với đô thị.
Phát triển nông thôn:
Phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn. Quá trình này, trước hết chính là do người dân nông thôn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một quá trình phát triển hài hòa với điều kiện xã hội và điều kiện tự nhiên, từ đó có thể gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững phải đảm bảo 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường.
Phát triển nông nghiệp bền vững:
Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và tương lai. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, phù hợp về kỹ thuật và công nghề, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận.
Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững là quá trình đa chiều bao gồm:
Tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường).
Tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian.
Khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.
Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã đưa ra 4 đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững như sau:
Nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên toàn thế giới cho thế hệ ngày nay và mai sau.
Áp dụng mỗi nơi một cách làm nông nghiệp địa phương.
Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
Phân phối một cách công bằng quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và sản phẩm sản xuất ra.
Kết quả nghiên cứu
Tình hình nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực nông thôn việt nam đã có sự thay đổi rõ nét. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới (khu công nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân) hoạt động có hiệu quả thu hút nhiều lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế. Kết cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường trường trạm, cơ sở y tế, nước sạch, môi trường được quan tâm và đẩy mạnh. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Mặc dù việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển đối với một số ngành nông nghiệp mới được tiến hành trong thời gian chưa lâu nhưng kết quả đã cho thấy tốc độ phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao và cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu như cải thiện đời sống nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế- xã hội , xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân v.v…
Thành tựu chủ yếu đạt được về phát triên nông nghiệp, nông thôn, của nước ta trong thời kì Đổi mới đến nay như sau :
Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng.
Tiến bộ kĩ thuật được áp dụng rộng rãi, công nghiệp chế biến được tiếp tục phát triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hương tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông nghiệp, nông thôn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng mong đợi. Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4,8% liên tục trong 10 năm. Nhiều lĩnh vực sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản lượng như gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như ngành lúa gạo, từ một nước nhập khẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Sản lượng gạo tăng liên tục từ mức 16 triệu tấn/năm (1986) lên mức 19,2 triệu tấn/năm (1990) và 38,9 triệu tấn/năm (2009), tăng gấp 2,4 lần sau hơn 20 năm đổi mới. Tính riêng trong các năm 2008 và 2009, sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặc biệt là những cây tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: cà phê tăng 40,4%, cao su tăng 37%, chè tăng 33,3% điều tăng 28,3% so với năm 2005. Tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP luôn chiếm trên 30% trong giai đoạn 1986 – 1990 và giảm dần trong các giai đoạn tiếp sau theo xu hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu tăng bình quân trên 10% năm. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 2,5 tỷ USD thì đến cuối năm 2009, ước đạt 13,2 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với năm 1995. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước thì nông lâm thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt hàng, chiếm gần ½ số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có những mặt hàng được xem là hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, gỗ, với kim ngạch trên 1 tỷ USD. Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản gia tăng thị phần và chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới, như hạt điều, hạt tiêu chiếm vị trí thứ nhất, lúa gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, chè đứng thứ năm và thủy sản đứng thứ bảy trong nhóm các nước sản xuất mặt hàng này. Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập cho người nghèo. Tính đến cuối năm 2009, khu vực nông nghiệp, nông thôn có 15,57 triệu hộ gia đình (chiếm 69,37% tổng số hộ gia đình của cả nước) và dân số là 60,41 triệu người (chiếm 70,37% tổng số dân cả nước), có trên 24 triệu lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ trọng gần 60% tổng số lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế của cả nước. Một nền nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa đã bước đầu hình thành. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng mà sản phẩm tạo ra dành nhiều cho xuất khẩu hoặc phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước đã tăng lên như diện tích các loại cây rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày có hướng tăng nhẹ khoảng 2-4%/năm. Diện tích các cây lâu năm tăng gần 80 nghìn ha riêng trong năm 2009 do giá xuất khẩu một số nông sản này tăng. Những dịch chuyển này đã tạo ra sự hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là vùng sản xuất các loại cây rau, quả xuất khẩu như vải, bưởi, sầu riêng, na, xoài, thanh long,… cùng với sự hình thành các mô hình sản xuât hàng hóa nông sản lớn. Bên cạnh đó thì những cây trồng có định hướng phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chỉ tiêu dùng nội địa thể hiện sự khó khăn, không có năng lực phát triển như cây mía đường, bông, cây thức ăn gia súc. Một nét mới trong phát triển nông nghiệp là đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất kiểu mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Tính đến năm 2009, cả nước đã có 135.437 trang trại, trong đó có 39.769 trang trại trồng cây hàng năm, 23.880 trang trại trông cây lâu năm, 20.809 trang trại chăn nuôi và 35.489 trang trại nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp cũng là một nét mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Tình hình và thực trạng của PTNN BV ở nước ta
Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất, nước và khởi xuớng một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Thông tin về các mô hình canh tác tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp….
Trong điều kiện toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng lượng đã trở thành các vấn đề nghiêm trọng như hiện nay, khu vực nông nghiệp nông thôn nhất là tại các quốc gia có số dân sống dựa nhiều vào nông nghiệp như Việt Nam tiếp tục được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trước tình hình đó việc định hướng phát triển theo phương thức bền vững là rất cần thiết. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Đảng ta vẫn xác định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch…; Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ngày 25/4/2006).
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian qua nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa cho nền tảng công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo ổn định xã hội ở nước ta.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và ổn định. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi mới theo hướng hiệu quả hơn nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, gắn kết hơn với thị trường tiêu thụ nông sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trung bình 5,5% mỗi năm. Có được những điều này cũng một phần là do nông nghiệp Việt Nam đã có được nhiều điều kiện thuận lợi. Những thuận lợi đó có thể được phân theo các nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm các yếu tố bên trong như là điều kiên tự nhiên, con người…
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng vùng miền trên cả nước.
Môi trường sinh thái ở nông thôn hiện nay đã được đầu tư quan tâm bảo vệ, môi trường nông thôn từng bước được bảo vê, phục hồi và phát triển tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển một cách bền vững.
Lao động nông nghiệp nước ta dồi dào có khả năng học hỏi nhanh và sáng tạo ra những máy móc phục vụ sản xuất cùng với truyền thống và tập quán cần cù chịu khó của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt đông nông nghiệp.
Thứ hai là nhóm các yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài như là các chính sách của nhà nước hay khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất, phát triển nông nghiệp. Các yếu tố này bao gồm:
Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo đã được tăng cường, dân chủ cơ sở đã từng bước được phát huy, vị thế giai cấp nông dân đã được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã được giữ vững tạo điều kiên để nông dân yên tâm sản xuất . Nông nghiêp luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, thể hiện qua các chính sách và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần cải thiện cơ sở ở nông thôn,gần đây ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã cho Việt Nam vay 210 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và các chương phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng núi phía Bắc.
Trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp từng bước được cải thiện như là việc áp dụng rông rãi khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cơ khí hóa nông nghiệp có bước tiến bộ.Đến nay, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hóa cao như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước đạt 85%, tuốt lúa 83,6%, phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa.
Việc ứng dụng khoa học- công nghệ, thực hiện tốt công tác thủy lợi làm tiền đề để các giống lúa mới thích nghi phát triển, tạo ra đột phá thật sự to lớn về sản lượng nông sản cũng là một yếu tố quan trọng đẫn đến những kết quả khả quan cho nông nghiệp nước ta trong thời gian qua. Nhiều năm qua, chúng ta đã tạo ra được những bộ giống cây trồng phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất ở các vùng sinh thái, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thi trường trong nước và trên thế giới. Nhiều giống cây trồng đã bắt đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống, tính xã hội hóa của ngành giống cây trồng đã được phát huy tốt.
Thứ ba là nhóm các yếu tố về thị trường, các yếu tố này bao gồm:
Nước ta sau gia nhập vào WTO nông nghiệp Việt Nam có 3 cái được. Thứ nhất, thị trường nông sản mở rộng, hàng hóa nông sản có thể bán trong nước và cho các nước thành viên khác. Thứ hai, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp, nhờ vậy sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh lên. Thứ ba là bà con nông dân sẽ có dịp tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rông hơn.
Quy mô thị trường trong nước đã ngày một lớn hơn, thu nhập của người dân ngày càng gia tăng. Do đó thị trường nội địa có khả năng sẽ trở thành nơi tiêu thụ được một lượng lớn các sản phẩm mà ngành nông nghiệp sản xuất ra.
Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO các sản phẩm nông nghiệp có cơ hội được tiếp cận với các thị trường Mỹ, Nhật, EU một cách thuận lợi hơn vì trước đây nông sản Việt Nam khó vào được các thị trường này vì thuế cao và bị phân biệt đối xử. Đây chính là một thuận lợi để phát triển nông nghiệp nếu như chúng ta biết tận dụng tốt.
Khó khăn
Trong quá trình phát triển của mình bên cạnh những thuận lợi thì nông nghiệp nước ta vẫn luôn tồn tại các khó khăn riêng. Những khó khăn đó bao gồm:
Nhóm các yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên và con người
Thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề: bảo, lũ lụt, hạn hán,sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm đần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo nguy cơ ngập lụt ở những vùng thấp( như đồng bằng Sông Cửu Long).
Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất lúa ở nước ta vì hậu quả mà nó mang lại là rất nặng nề . Hiện nay theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích sản xuất lúa chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực và nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải nhập khẩu gạo. Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn nuôi cũng gặp không ít các khó khăn như bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên tục bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy mà nông n