Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, kinh tế đối ngoại phát triển thì vai trò,
trách nhiệm của phát triển vận tải như xuất nhập khẩu càng to lớn và nặng nề hơn.
Phát triển sàn giao dịch vận tải là 1 phần góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế của
đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nhỏ lẽ dễ dàng vận chuyển
những món hàng đi ra nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc. Giúp ích cho việc phát triển
kinh tế xã hội ngày càng đi lên. Sẽ có nhiều người định nghĩa khác và công dụng của
sàn giao dịch vận tải khác nhau, nhưng SGDVT ra đời có rất nhiều mục tiêu khác
nhau nhưng mục tiêu quan trọng nhất là góp phần giảm chi phí lưu thông của nền
kinh tế hay chúng ta thường gọi là chi phí logistics. Theo tài liệu của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), chi phí logistics của Việt Nam hiện chiếm trên 20% GDP, là
mức rất cao so với các nước. Như ở Đức chi phí này chỉ chiếm khoảng 6%. Ở một
số nước trong khối ASEAN, chi phí này cũng chỉ chiếm 10 – 15%. Mức chi phí
logistics của Việt Nam cao đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa kéo theo giảm
sức cạnh tranh chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc hình thành SGDVT nhằm
mục tiêu giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa khi chúng ta hội nhập.
Đầu năm 2016 đã đưa hai SGDVT ở Hà Nội và TP HCM vào hoạt động trước
và sau đó sẽ nhân rộng thêm tại một số thành phố lớn rồi phát triển ra các tỉnh, thành
phố khác để từ đó hình thành SGDVT trong toàn quốc.
96 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển sàn giao dịch vận tải: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ - LUẬT - LOGISTICS
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: PHÁT TRIỂN SÀN GIAO DỊCH
VẬN TẢI – Thực trạng và giải pháp
Trình độ đào tạo : đại học
Ngành : logistics – quản lí chuỗi cung ứng
Chuyên ngành: tổ quản lí cảng – xuất nhập
khẩu – giao nhận vận tải quốc tế
Khóa học : 2018-2022
GVHD: Th.S Đỗ Thanh Phong
Sinh viên thực hiện : Lã Anh Tuấn
MSSV: 18033873
Lớp: DH18QG
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 1 năm 2021
2
Mục lục
Danh mục hình ảnh: ...................................................................................................... 5
Danh mục từ viết tắt: .................................................................................................... 5
Phần mở đầu .................................................................................................................. 6
Lời nói đầu: ..................................................................................................................... 6
Lí do chọn đề tài: ............................................................................................................ 9
Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................... 11
Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................. 11
Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 11
Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 11
Mục tiêu khoa học: ....................................................................................................... 12
Về phương diện lý luận: ............................................................................................... 13
Về thực tiễn: .................................................................................................................. 13
Chương 1: Cơ sở lí luận: ............................................................................................ 14
1.1 Sàn giao dịch: .......................................................................................................... 14
1.2 Khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử: ...................................................... 16
1.3 Sàn Giao dịch vận tải và tính cần thiết: ............................................................... 17
1.4 Khi vận tải lên sàn: ................................................................................................. 18
1.5 Ý nghĩa của sàn giao dịch thương mại điện tử .................................................... 21
1.6 Quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử: ................................................... 23
1.7 Nguyên tắc hoạt động ............................................................................................. 25
1.8 Giới thiệu sàn giao dịch Vinatrucking : ............................................................... 26
3
1.9 Quy chế hoạt động sàn giao dịch vận tải điển hình ở Việt Nam
“Vinatrucking”: ........................................................................................................... 29
1.10 Hướng dẫn đăng ký thành viên Vinatrucking.vn – sanvantaiviet.vn: ............ 41
1.11 Giới thiệu về xuất thân sàn giao dịch STX ( Smartlog ): .................................. 42
Giới thiệu về Hệ thống quản lý vận tải – STM ......................................................... 47
Hệ thống quản lí kho bãi - SWM: .............................................................................. 49
1.12 Sử dụng sàn giao dịch STX một cách dễ dàng và thuận lợi: ............................ 56
1.13 Những lợi ích của sàn giao dịch vận tải đối với phát triển kinh tế cũng như
ngành Logistics ............................................................................................................. 59
Tóm tắt CHƯƠNG I ..................................................................................................... 61
Chương II: Thực trạng sàn giao dịch vận tải hiện nay: .......................................... 62
2.1.1 Thực trạng sàn giao dịch vận tải Vinatrucking sau 5 năm hoạt động: ......... 64
2.1.2 Thực trạng sàn giao dịch STX ( Smartlog ) ...................................................... 65
2.1 Tiền đề cho cạnh tranh lành mạnh của sàn giao dịch vận tải: ........................... 68
2.3 Sàn giao dịch vận tải ở Việt Nam hiện nay có mang lại hiệu quả: ..................... 68
2.4 Vì sao sàn giao dịch vận tải không phát triển được mạnh mẽ: .......................... 70
2.5 Vẫn còn nhiều rào cản để phát triển sàn giao dịch vận tải ................................. 73
2.6 Hiệu quả của sàn giao dịch vận tải Việt Nam: ..................................................... 75
2.7 Sàn giao dịch vận tải đường thủy Izifix: ............................................................... 76
2.8 Sàn giao dịch Logistics Quốc Tế Phaata: .............................................................. 84
Tóm tắt CHƯƠNG II ................................................................................................... 88
Chương III. Đề xuất giải pháp phát triển cho cả hai sàn giao dịch vận tải
Vinatrucking và STX: ................................................................................................. 89
4
3.1 Cần hiện rõ thông tin và giá cả trên sàn giao dịch: ........................................... 89
3.1 Bổ sung tính năng cho sàn giao dịch vận tải: ....................................................... 89
3.2. Doanh nghiệp cần chủ động trong tìm kiếm nguồn hàng: ................................ 90
3.3 Những giải pháp và kiến nghị mang tầm vĩ mô: ................................................. 91
3.5 Sàn giao dịch Vinatrucking nên có thêm những tính năng tối ưu: .................... 92
Tóm tắt CHƯƠNG III.................................................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 96
5
Danh mục hình ảnh:
Hình 1:Hiển thị nhập tìm kiếm thông tin chủ hàng và nhà vận chuyển.
Hình 2: Giao diện sàn giao dịch vận tải STX.
Hình 3 : Cách thức hoạt động của sàn giao dịch vận tải STX
Hình 4: Thông tin lựa chọn chuyến đi
Hình 5: Giao diện sàn IZIFIX
Hình 6: Nhiều sà lan nằm chờ hàng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu
Hình 7: Giao diện sàn giao dịch Phaata.com
Hình 8: Sàn giao dịch hiện giá và thông tin chuyến đi rõ ràng
Danh mục từ viết tắt:
CIEM : Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
SGDVT: Sàn giao dịch vận tải.
GTVT: Giao thông vận tải
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
STM: Hệ thống quản lý vận tải
STB: Smartlog Transport Bidding
6
Phần mở đầu
Lời nói đầu:
Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, kinh tế đối ngoại phát triển thì vai trò,
trách nhiệm của phát triển vận tải như xuất nhập khẩu càng to lớn và nặng nề hơn.
Phát triển sàn giao dịch vận tải là 1 phần góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế của
đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nhỏ lẽ dễ dàng vận chuyển
những món hàng đi ra nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc. Giúp ích cho việc phát triển
kinh tế xã hội ngày càng đi lên. Sẽ có nhiều người định nghĩa khác và công dụng của
sàn giao dịch vận tải khác nhau, nhưng SGDVT ra đời có rất nhiều mục tiêu khác
nhau nhưng mục tiêu quan trọng nhất là góp phần giảm chi phí lưu thông của nền
kinh tế hay chúng ta thường gọi là chi phí logistics. Theo tài liệu của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), chi phí logistics của Việt Nam hiện chiếm trên 20% GDP, là
mức rất cao so với các nước. Như ở Đức chi phí này chỉ chiếm khoảng 6%. Ở một
số nước trong khối ASEAN, chi phí này cũng chỉ chiếm 10 – 15%. Mức chi phí
logistics của Việt Nam cao đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa kéo theo giảm
sức cạnh tranh chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc hình thành SGDVT nhằm
mục tiêu giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa khi chúng ta hội nhập.
Đầu năm 2016 đã đưa hai SGDVT ở Hà Nội và TP HCM vào hoạt động trước
và sau đó sẽ nhân rộng thêm tại một số thành phố lớn rồi phát triển ra các tỉnh, thành
phố khác để từ đó hình thành SGDVT trong toàn quốc.
Khi đưa SGDVT vào hoạt động, để đạt được sự thành công như mục tiêu đề ra
rất cần sự phối hợp giữa các Bộ có liên quan như: Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ
Tài chính Sở dĩ nói như vậy vì SGDVT hoạt động dựa trên trên hành lang pháp lý
Nghị định số 52 của Chính phủ về thương mại điện tử. Bộ Công thương đã được
Chính phủ giao triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị định 52 nên sẽ là đơn vị trực
tiếp thực hiện việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát về hoạt động chuyên môn của SGDVT.
7
Bộ GTVT sẽ là cơ quan thực hiện chỉ đạo các nội dung về vận tải để đạt được mục
tiêu đề ra. Bộ Tài chính cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp SGDVT
đạt được mục tiêu nhanh hay không. Chẳng hạn như hiện nay có một khối lượng
hàng hóa rất lớn được vận chuyển bằng kinh phí Nhà nước. Vì thế, nên có quy định
tổ chức đấu thầu các khối lượng vận tải này trên SGDVT. Đã công bố chỉ số về giá
cước bình quân của một số mặt hàng chủ yếu theo từng quý và theo từng khu vực.
Vì thế, nên chăng, Bộ Tài chính có thể sử dụng thông tin, giá cước bình quân này để
làm căn cứ xem xét quyết toán về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp có khối
lượng hàng hóa lưu thông lớn, đảm bảo mục tiêu giảm chi phí hàng hoá, giảm chi
phí logistics của nền kinh tế
Những giai đoạn đầu đi vào hoạt động chắc chắn SGDVT đã có những khó khăn
nhất định. Nhưng tổng cục Đường bộ VN sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng
bá, trao đổi với các Sở GTVT và doanh nghiệp để tạo điều kiện kết nối với các chủ
hàng, đơn vị vận tải. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp hướng dẫn, tư vấn để SGDVT hoạt
động hiệu quả. Tổng cục cũng sẽ tiếp tục hướng dẫn để phát triển thêm các SGDVT,
dần hình thành hệ thống SGDVT kết nối với nhau để nâng cao hơn nữa hoạt động
của mô hình này. Đặc biệt, Tổng cục cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Bộ GTVT
và các Bộ ngành có liên quan ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy việc giao
dịch vận tải qua sàn nhằm thực hiện chủ trương công khai minh bạch, trong hoạt
động vận tải, thúc đẩy thị trường vận tải phát triển lành mạnh.
Từ trước đến nay tỷ lệ chạy “rỗng” chiều về của các doanh nghiệp luôn ở mức
60 – 70%. Thậm chí ở các tuyến ngắn dưới 300 km tỷ lệ này thường là 100%. Chi
phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ vận tải. Đối với doanh
nghiệp vận tải, khi chạy “rỗng” chiều về, chúng tôi thường áp giá tương đương với
khoảng 60 – 70% tổng mức giá cước. Nếu phải chạy chuyến hàng một chiều thì người
8
có nhu cầu vận chuyển sẽ phải chịu toàn bộ chi phí chiều “rỗng”. Tận dụng được
chạy hai chiều có hàng, tôi nghĩ chi phí cước vận tải sẽ giảm được 30 – 40%.
Chẳng hạn, nếu chạy một chuyến hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội mà bị “rỗng”
một chiều thì cước có thể là 200 nghìn đồng/tấn hàng nhưng nếu có cả hàng chiều đi
lẫn chiều về thì có khi chỉ còn 120 – 140 nghìn đồng/tấn hàng. Vì vậy, nếu sử dụng
tốt SGDVT sẽ giảm giá cước do hạn chế chiều chạy “rỗng”. Các đơn vị vận chuyển
sẽ phát huy những chuyến cước hai chiều thông qua việc tìm kiếm thông tin trên
SGDVT để tăng hiệu quả, có lợi cho cả người sử dụng vận tải lẫn doanh nghiệp vận
tải.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày tăng cao, nhiều sàn giao dịch
vận tải được lập ra để kết nối nhu cầu vận chuyển giữa chủ hàng và chủ xe nhằm
giảm lượng xe chạy rỗng một chiều, giúp giảm chi phí vận tải. Ý tưởng này tưởng
chừng sẽ hấp dẫn cả chủ hàng lẫn chủ phương tiện, nhưng đến nay các sàn giao dịch
vận tải lại không thành công, thậm chí phải dừng hoạt động. Là một trong những sàn
giao dịch đầu tiên được cấp phép hoạt động từ cuối năm 2015, sau năm năm hoạt
động, sàn giao dịch vận tải Vinatrucking chưa nhận được nhiều sự quan tâm của
doanh nghiệp.
Ông Tạ Công Thuận1, Tổng giám đốc sàn vận tải Vinatrucking cho biết, do số
lượng khách hàng giao dịch qua sàn không nhiều, kinh doanh không mang hiệu quả
nên đến năm 2017 doanh nghiệp đã ngưng sàn giao dịch vận tải hàng hóa này.
Tương tự, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa khác được cấp phép hoạt
động từ năm 2016 là sàn giao dịch sanvanchuyen.vn. Số liệu thống kê được đưa trên
trang web vào thời điểm ngày 28/9/2020, có trên 800 công ty vận tải đăng ký, số giao
dịch là trên 200 tuy nhiên số tiền giao dịch qua sàn chỉ vỏn vẹn là 500 triệu đồng.
1 Báo KinhtếSàigònOnline
9
Sau nhiêu năm hoạt động trên nhiều tỉnh thành nhưng thật sự sàn giao dịch vẫn chưa
thật sự mang lại hiệu quả cao, đề tài nghiên cứu về “ Phát triển sàn giao dịch vận
tải” là một đề tài nghiên cứu nhất thiết và sẽ có các nội dung sau:
(1) Hệ thống hóa các luận cứ về lý luận thủ tục trong sàn giao dịch vận tải,
làm nền tảng cho nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện Sàn giao dịch vận tải
ở Việt Nam từ năm 2015 đến này.
(3) Từ đó, xây dựng những nhóm giải pháp trọng yếu có vai trò then chốt
trong giải quyết vấn đề tồn tại để hoàn thiện Sàn giao dịch vận tải ở Việt Nam.
Do khuôn khổ nghiên cứu bị hạn chế về thời gian và nguồn lực nên đề tài khoa
học chưa thể bao quát và chuyên sâu hết tất cả các vấn đề về thủ tục hải quan theo
các chuẩn mực hải quan hiện đại nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia và
các thầy cô trong lĩnh vực Logistics nói chung và xuất khẩu nói riêng để có thể hoàn
thiện đề tài khoa học của mình tốt hơn. Lời cuối em xin được Trân trọng gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến các thầy cô giảng viên BVU trong cùng chuyên ngành suốt thời gian
qua đã không ngừng nhiệt tình, nỗ lực truyền đạt kiến thức và đặc biệt là thầy Đỗ
Thanh Phong – Giảng viên hướng dẫn đề tài đã tạo điều kiện đủ về mọi mặt để giúp
em có thể tham gia viết và hoàn thành bài nghiên cứu khoa học của mình Em xin
trân trọng cảm ơn và kính chào!
Lí do chọn đề tài:
Nền kinh tế chia sẻ hoạt động nhờ tận dụng những nguồn lực nhàn rỗi. Nổi tiếng
nhất có lẽ là dịch vụ taxi Uber với giá trị lên đến 62,5 tỉ USD trên toàn cầu. Tại Việt
Nam, dù theo sau, song mô hình kinh tế này cũng đã phát triển thành những hình thái
gần gũi hơn như “xe ôm”, giao hàng, vận tải hành khách....
10
Không đơn thuần chỉ tận dụng nguồn lực nhàn rỗi, nếu được hiện thực hóa thành
công, sàn giao dịch vận tải sẽ giải được không ít bài toán khó về thực trạng thị trường
logistics hiện tại. Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics (vận tải, lưu kho, làm
thủ tục hải quan) của Việt Nam chiếm từ 20-25% GDP. Con số này rất cao nếu so
với các nước trong cùng khu vực như Thái Lan 6%, Malaysia 12% và gấp 3 lần
Singapore. Theo ông Bùi Quốc Nghĩa, Viện trưởng Viện Logistics Việt Nam, chi phí
logistics cao là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng giá sản phẩm và
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường.
Đáng nói, tỉ lệ xe chạy rỗng chiếm tới 30-50% do công tác tổ chức, quản lý còn
yếu. Các chuyến xe chở hàng thường chỉ đầy chiều đi mà trống chiều về. Việt Nam
là nước có xe tải chở hàng chạy suốt 2.000 km từ Nam ra Bắc mà có tải trọng thấp,
lượng hàng ít. Trong khi các loại hình vận tải đường biển, đường sắt chưa phát triển
thì áp lực vận tải lên đường bộ càng nặng nề hơn.
Hiện trạng xe chạy rỗng không chỉ là bài toán khó với các đơn vị vận tải truyền
thống. Giaohangnhanh.vn, một đơn vị chiếm thị phần lớn trong ngành vận tải hàng
hóa của thương mại điện tử, cũng gặp phải tình trạng tương tự. Theo đại diện của
công ty này, chi phí cho một chuyến giao hàng sẽ tiết giảm được 30-40% nếu xe
không phải chạy rỗng ở chiều về.
Trong nhiều phương án được đưa ra để hiện đại hóa quản lý vận tải đường bộ,
thì giải pháp sàn giao dịch vận tải sớm thu hút được sự chú ý của nhiều doanh nghiệp
và nhà đầu tư. Sàn là nơi “chủ hàng” đăng tin về món hàng cần vận chuyển, còn các
“chủ xe” có phương tiện vận tải đăng ký nhu cầu tìm hàng để vận chuyển. Nếu thấy
đối tác phù hợp, thông qua sàn, hai bên sẽ liên hệ và đàm phán thực hiện hợp đồng.
Mô hình này được kỳ vọng sẽ giúp giảm lượng xe chạy rỗng, cước vận chuyển, giảm
lượng xe chạy trên đường, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.
11
Trên sàn, thông tin về các chủ hàng và chủ xe đều được mã hóa để đảm bảo tính
minh bạch và cạnh tranh. Đơn vị tổ chức sàn đóng vai trò trung gian tư vấn, kết nối
hợp đồng, tổ chức đấu thầu để hợp đồng vận tải được thực hiện với chi phí thấp nhất,
đồng thời giám sát quá trình vận tải (nếu có theo cam kết với khách hàng) để thu về
lợi nhuận. Trên sàn, đăng ký thành viên, đăng tin, mời thầu đang được miễn phí
trong giai đoạn thí điểm.
Hành lang pháp lý cho mô hình sàn giao dịch vận tải phát triển theo quy định
về thương mại điện tử vốn đang khá dễ thở cho các doanh nghiệp. Sau Quyết định
của Bộ Giao thông Vận tải về xã hội hóa 100% các sàn giao dịch vận tải, nhiều doanh
nghiệp đã đề xuất thành lập sàn như Tập đoàn Viettel, VNPT, Công ty Hanel.
Mục đích nghiên cứu:
Để phân tích, làm rõ được những thực trạng “ trên ” và góp phần đưa ra các giải
pháp để phục vụ cho các doanh nghiệp vận tải càng ngày càng lớn mạnh và không
uổng phí những sàn giao dịch hiện có.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài liên quan tới các hoạt động của sàn giao dịch,
các doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng sàn giao dịch, và tại sao sàn giao dịch lại
không hấp dẫn đến như vậy, và ngày càng chết yểu.
Phạm vi nghiên cứu:
Vì nội dung đề tài mang tính tổng quan cao và vì do sự ảnh hưởng bởi nhiều
vấn đề khách quan trong quá trình thực hiện đề tài nên em sẽ chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong hoạt động trong hoạt động của sàn giao dịch vận tải.
Về phạm vi không gian: Tùy theo điều kiện cho phép, em xin ưu tiên tổng quan
về các khu vực trong đất nước.
Phương pháp nghiên cứu:
12
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Vận dụng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến sàn giao dịch vận tải. Xem xét đối tượng và nội dung nghiên cứu theo
quan điểm toàn diện, phát triển và hệ thống.
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp cần thiết phục vụ cho đề tài được
thu thập từ nguồn: các trang mạng, và đặc biệt là sàn giao dịch vận tải vinatrucking
và sàn giao dịch khác trên cả nước.
Phương pháp tổng hợp và phân tích: Luận văn sử dụng hệ thống các phương
pháp thống kê kinh tế, tổng hợp và phân tích số liệu.
Tổng hợp số liệu: Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hoá các số liệu thu
thập được phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phân tích số liệu: Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê kinh tế, tổng
hợp và phân tích các số liệu thu thập được.
Mục tiêu khoa học:
Một doanh nghiệp vận tải nội địa, các doanh nghiệp logistics nước ngoài dù chỉ
chiếm 20% trong tổng số các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động lại đang xử lý hết
80% đơn hàng trong nước. Các công ty này cũng tìm cách đưa tình trạng hoạt động
của hệ thống lên “online”, vô hình chung lại là đối thủ của mô hình sàn. Vì vậy, khó
mà thuyết phục được các doanh nghiệp logistics đang nắm những miếng bánh lớn
lẫn các doanh nghiệp logistics quy mô vừa và nhỏ bước vào cuộc chơi chung mới
tạo được lợi thế cạnh tranh lâu dài cho sàn giao dịch vận tải.
Cũng chính công nghệ là nền tảng liên thông các chủ thể trong sàn giao dịch
vận tải để tình trạng xe và đơn hàng được cập nhật nhanh nhất, từ đó đơn hàng sẽ
được thực hiện tự động trong thời gian